Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/QĐ-TCDS | Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2012 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Căn cứ Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg ngày 29/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 2374/QĐ-BYT ngày 02/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định phân cấp quản lý đối với Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình;
Căn cứ kết luận tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình đạt chuẩn viên chức dân số thành lập theo Quyết định số 4855/QĐ-BYT ngày 22/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 18/02/2012;
Căn cứ ý kiến của Lãnh đạo Bộ Y tế “giao cho Tổng cục Dân số-kế hoạch hóa gia đình phê duyệt chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số” tại phiếu trình số 269/K2ĐT ngày 06/3/2012;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Chương trình này được ban hành để tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức dân số.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH ĐẠT CHUẨN VIÊN CHỨC DÂN SỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 86/QĐ-TCDS ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình)
Tên nghề: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ)
Thời gian đào tạo: 3 tháng
Chứng chỉ sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề DS-KHHGĐ
Đối tượng tham gia khóa học: Cán bộ có trình độ từ sơ cấp trở lên đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp DS- KHHGĐ các cấp, chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản về DS-KHHGĐ;
Cơ sở đào tạo: Các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế cho phép đào tạo ngành Dân số y tế.
Cơ sở làm việc: Người có Chứng chỉ sơ cấp nghề dân số đạt chuẩn viên chức dân số được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp DS- KHHGĐ và tuyến y tế cơ sở theo quy chế tuyển dụng viên chức và người lao động của Nhà nước.
I. Mục tiêu chung:
Đào tạo đội ngũ viên chức dân số có năng lực thực hành nghề DS-KHHGĐ; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, làm nhiệm vụ dân số, y tế và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; có khả năng tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn.
II. Mục tiêu cụ thể
1. Về kiến thức
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về Dân số học, Thống kê DS-KHHGĐ, Dân số và phát triển.
- Trình bày được kiến thức cơ bản về quản lý và tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ.
- Trình bày được kiến thức cơ bản về truyền thông, dịch vụ DS-KHHGĐ và an ninh các phương tiện tránh thai.
- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về y học: giải phẫu cơ quan sinh dục, sinh lý sinh dục, nội tiết, chuyển hóa, di truyền; một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ban đầu, một số bệnh thường gặp do vi sinh, ký sinh trùng; mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe; biện pháp nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật.
2. Về kỹ năng
- Tính toán được các thước đo cơ bản về qui mô, cơ cấu, phân bố dân số, mức sinh, mức chết, hôn nhân, di dân.
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện công tác truyền thông DS-KHHGĐ/SKSS.
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp dịch vụ KHHGĐ-SKSS và an ninh phương tiện tránh thai, tư vấn cho khách hàng về các phương tiện tránh thai.
- Phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp DS – KHHGĐ.
- Thu thập số liệu ban đầu, lập các báo cáo thống kê hàng tháng, quý, năm về công tác DS-KHHGĐ/SKSS.
- Có kỹ năng truyền thông, tư vấn và cung cấp một số loại dịch vụ DS-KHHGĐ.
- Có kỹ năng giám sát thực hiện kế hoạch và các hoạt động DS-KHHGĐ.
- Hướng dẫn, tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản và một số bệnh liên quan.
- Trợ giúp cán bộ y tế thực hiện được một số kỹ thuật sơ cứu ban đầu (bỏng, cầm máu, gẫy xương, say nắng, say nóng, đuối nước, rắn cắn, điện giật).
3. Về thái độ
- Trung thực, khách quan, khoa học trong nghề nghiệp.
- Có thái độ khoa học khi thực hiện công tác DS-KHHGĐ, vận động lãnh đạo quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ và tuyên truyền người dân thực hiện chính sách của nhà nước về DS-KHHGĐ.
- Tôn trọng, hợp tác với đồng nghiệp, khiêm tốn, có ý thức học tập vươn lên.
- Có trách nhiệm trong công tác DS-KHHGĐ, thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
II. PHÂN BỐ THỜI GIAN ĐÀO TẠO CỦA KHOÁ HỌC
1. Thời gian của khoá học:
- Thời gian khoá học bao gồm thời gian học tập và thời gian cho các hoạt động chung;
- Thời gian học tập bao gồm: Thời gian học lý thuyết và thực hành trên lớp, thời gian thực tập tại cơ sở, thời gian ôn, kiểm tra hết môn học và kiểm tra tốt nghiệp;
- Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: Thời gian khai giảng, bế giảng.
2. Đơn vị thời gian:
- Thời gian khoá học được tính theo tuần;
- Một giờ học thực hành, thực tập là 60 phút được tính bằng một giờ chuẩn; một giờ học lý thuyết là 45 phút được tính bằng một giờ chuẩn;
- Một ngày học thực hành, thực tập không quá 8 giờ chuẩn; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn;
- Một tuần học lý thuyết không quá 30 giờ chuẩn;
- Một tuần học thực hành không quá 40 giờ chuẩn.
3. Bảng phân bố thời gian toàn khoá học:
STT | Các hoạt động trong khoá học | Thời gian |
| Tổng thời gian học tập | 12 tuần |
1 | Thời gian thực học | 11 tuần |
1.1 | Thời gian học và thực hành tại trường | 5 tuần |
1.2 | Thời gian thực tập tại địa phương | 6 tuần |
2 | Ôn tập, kiểm tra kết thúc môn học, kiểm tra tốt nghiệp, khai giảng, bế giảng | 1 tuần |
| Tổng cộng | 12 tuần (3 tháng) |
4. Cấu trúc thời gian học tập:
4.1. Tổng số thời gian thực học: 11 tuần
+ 5 tuần học lý thuyết và thực hành tại trường:
Học 6 giờ chuẩn/ngày x 5 ngày/tuần x 5 tuần = 150 giờ chuẩn
+ 6 tuần thực tập tại các cơ sở dân số, y tế:
Thực tập 8 giờ/ ngày x 5 ngày/tuần x 6 tuần = 240 giờ chuẩn
4.2. Tổng số thời gian ôn, kiểm tra môn học và kiểm tra tốt nghiệp: 1 tuần
+ 40 giờ/tuần x 1 tuần = 40 giờ chuẩn
5. Quỹ thời gian của khoá học:
- Học và thực hành tại trường: 150 giờ (89 giờ lý thuyết và 61 giờ thực hành)
- Thực tập tại các cơ sở dân số, y tế: 240 giờ
- Ôn tập, kiểm tra, tốt nghiệp: 40 giờ
- Tổng cộng: 430 giờ
CÁC MÔN HỌC VÀ THỜI LƯỢNG
TT | Tên môn học | Thời lượng (Giờ học chuẩn) | ||
TS | LT | TH | ||
1. | Dân số học | 24 | 15 | 9 |
2. | Thống kê DS-KHHGĐ | 22 | 12 | 10 |
3. | Dân số và phát triển | 16 | 8 | 8 |
4. | Kiến thức y học cơ bản | 24 | 18 | 6 |
5. | Truyền thông DS-KHHGĐ | 14 | 10 | 4 |
6. | Dịch vụ DS-KHHGĐ | 12 | 8 | 4 |
7. | Quản lý và tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ | 38 | 18 | 20 |
| Tổng thời gian trên lớp | 150 | 89 | 61 |
8. | Thực tập lập báo cáo thống kê dân số tại Trung tâm DS-KHHGĐ quận/ huyện, trạm y tế xã. | 60 |
| 60 |
9. | Thực tập chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Sức khỏe sinh sản- kế hoạch gia đình, vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng tại cộng đồng. | 60 |
| 60 |
10. | Thực tập quản lý chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình (tại Trung tâm DS-KHHGĐ quận/ huyện, trạm y tế xã) | 60 |
| 60 |
11. | Thực tập tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng. | 60 |
| 60 |
| Tổng thời gian thực tập | 240 |
| 240 |
12. | Thời gian ôn tập và thi tốt nghiệp | 40 |
| 40 |
| Tổng cộng: | 430 | 89 | 341 |
III. KIỂM TRA VÀ THI TỐT NGHIỆP
1. Kiểm tra lý thuyết:
Những kiến thức của các môn học trong chương trình.
2. Đánh giá thực hành nghề nghiệp:
Học viên được đánh giá kết quả thực tập theo chỉ tiêu tay nghề của mỗi môn thực tập đã được phê duyệt trong chương trình (theo hướng dẫn của giáo viên).
3. Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp:
Tổ chức bảo vệ kết quả thực tập: chấm điểm báo cáo viết của 04 nội dung thực tập; bảo vệ kết quả thực tập (có thể chọn một trong 4 nội dung đã viết thu hoạch để bảo vệ trước hội đồng chấm tốt nghiệp). Chấm theo thang điểm 10 hệ số 2. Điểm cuối cùng lấy theo điểm bình quân của báo cáo viết và bảo vệ trước hội đồng.
4. Cấp chứng chỉ tốt nghiệp nghề:
Học viên được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề DS-KHHGĐ.
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC
Thời gian của môn học: 24 giờ
(15 giờ lý thuyết và 9 giờ thực hành)
Mục tiêu môn học :
1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về: Dân số, dân cư, qui mô, cơ cấu, phân bố chất lượng dân số, mức sinh, mức chết, di dân.
2. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến qui mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số, mức sinh, mức chết, di dân.
3. Tính toán toán được các thước đo cơ bản về dân số (Mức sinh, mức chết, di dân, phương trình cân bằng dân số); Xây dựng được tháp tuổi dân số.
Nội dung môn học :
Số TT | Tên bài học | Số giờ học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Nhập môn Dân số học | 2 | 2 | 0 |
2 | Quy mô, cơ cấu, phân bố | 9 | 4 | 5 |
3 | Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng | 3 | 2 | 1 |
4 | Mức chết và các yếu tố ảnh hưởng | 3 | 2 | 1 |
5 | Di dân, đô thị hóa và các yếu tố ảnh hưởng | 3 | 2 | 1 |
6 | Chất lượng dân số và các yếu tố ảnh hưởng | 4 | 3 | 1 |
| Tổng cộng | 24 | 15 | 9 |
Hướng dẫn thực hiện: iảng dạy:
- Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
- Thực hành: Làm bài tập, thảo luận nhóm nhỏ. Trong các giờ thực hành học viên được rèn luyện kỹ năng sau:
+ Kỹ năng tính toán các thước đo cơ bản sử dụng trong dân số học. Ví dụ như: Các thước đo về quy mô, cơ cấu và phân bố dân số, các thước đo mức sinh, mức chết, di dân.
+ Kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng thuyết trình một vấn đề nổi bật về Dân số thông qua việc kết hợp kiến thức đã học và công việc tại cơ quan để phân tích các vấn đề về dân số tại địa phương.
Đánh giá:
- Bài kiểm tra cuối môn học (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học:
- Giáo trình Dân số học. Nhà xuất bản Thống kê, năm 1997.
- Giáo trình Dân số học. Viện Dân số và các vấn đề xã hội, năm 2008.
- Tài liệu Dân số học. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011.
- Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho cán bộ dân số cấp xã. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2009.
- Giáo trình Dân số học cơ bản (dành cho đào tạo trung cấp Dân số Y tế). Bộ Y tế, năm 2012.
Thời gian của môn học: 22 giờ
(12 giờ lý thuyết và 10 giờ thực hành)
Mục tiêu môn học :
1. Trình bày được các khái niệm cơ bản thường dùng trong thống kê.
2. Trình bày được các phương pháp và hình thức tổ chức thu thập thông tin trong DS- KHHGĐ: quy trình và các bước thực hiện thống kê thường xuyên dân số; Tính toán được số bình quân, lượng tăng tuyệt đối, tốc độ tăng và tốc độ phát triển.
3. Xây dựng được báo cáo thống kê thường xuyên về DS-KHHGĐ.
Nội dung môn học:
Số TT | Tên bài học | Số giờ học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Những vấn đề chung về thống kê | 2 | 2 |
|
2 | Các nguồn số liệu về thống kê dân số | 9 | 5 | 4 |
2.1 | Thống kê thường xuyên DS-KHHGĐ (quy trình tổ chức thực hiện thống kê thường xuyên: ghi chép ban đầu, báo cáo và hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê dân số, thẩm định và đánh giá chất lượng của số liệu) | 7 | 3 | 4 |
2.2 | Thống kê không thường xuyên về DS-KHHGĐ (Tổng điều tra dân số, điều tra mẫu- chỉ giới thiệu). | 2 | 2 | 0 |
3 | Các phương pháp mô tả dữ liệu thống kê (Số tuyệt đối đối, số tương đối, số bình quân) | 3 | 2 | 1 |
4 | Phương pháp phân tổ thống kê (theo giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, dân tộc….) | 3 | 2 | 1 |
5 | Xây dựng bảng thống kê | 3 | 1 | 2 |
6 | Xây dựng đồ thị thống kê (tháp tuổi, độ thị hình cột, hình tròn, đường gấp khúc) | 2 | 1 | 1 |
Tổng cộng | 22 | 12 | 10 |
Hướng dẫn thực hiện:
Giảng dạy:
- Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, bài tập tình huống.
- Thực hành: Làm bài tập thực hành. Học viên được rèn luyện các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng thu thập số liệu thống kê theo hệ thống biểu mẫu ban hành của Tổng cục DS-KHHGĐ;
+ Kỹ năng tính toán các chỉ tiêu thống kê như: Số tương đối, Số bình quân;
+ Kỹ năng lập bảng thống kê, kỹ năng vẽ đồ thị;
+ Kỹ năng kiểm tra và đọc số liệu thống kê.
Đánh giá:
- Bài kiểm tra cuối môn học (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học:
- Giáo trình phương pháp nghiên cứu thống kê trong DS-KHHGĐ. Viện Dân số và các vấn đề xã hội, năm 2008.
- Quyết định số 379/2002/QĐ – BYT ngày 08/02/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành Quy chế thống kê y tế.
- Quyết định số 2554/2002/QĐ – BYT ngày 04//7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu sổ sách và mẫu báo cáo thống kê y tế.
- Quyết định số 437/QĐ-TCDS ngày 16/11/2011 của Tổng cục DS-KHHGĐ về việc ban hành quy định tạm thời mẫu sổ hộ ghi chép ban đầu.
- Thống kê DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011.
- Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số-kế hoạch hóa gia đình cho cán bộ dân số cấp xã. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2009.
- Giáo trình thống kê Dân số Y tế (dành cho đào tạo trung cấp Dân số Y tế). Bộ Y tế, năm 2012.
Môn học 3: Dân số và phát triển
Thời gian của môn học: 16 giờ
(8 giờ lý thuyết và 8 giờ thực hành)
Mục tiêu môn học:
1. Trình bày được một số khái niệm, nội dung liên quan đến dân số và phát triển, phát triển bền vững.
2. Phân tích được mối liên quan giữa dân số và phát triển.
3. Vận dụng phân tích tình hình thực tiễn về dân số và phát triển tại địa phương.
Nội dung môn học :
Số TT | Tên bài học | Số giờ học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Các khái niệm về Dân số và Phát triển | 1 | 1 |
|
2 | Dân số và kinh tế | 3 | 2 | 1 |
3 | Dân số và các vấn đề xã hội (giáo dục, y tế, bình đẳng giới, an sinh xã hội, chất lượng cuộc sống) | 6 | 3 | 3 |
4 | Dân số và môi trường | 2 | 1 | 1 |
5 | Lồng ghép biến dân số vào quá trình kế hoạch hóa phát triển | 4 | 2 | 4 |
Tổng cộng | 16 | 8 | 8 |
Hướng dẫn thực hiện:
Giảng dạy:
- Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
- Thực hành: thảo luận nhóm nhỏ. Học viên được trang bị các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng phân tích mối quan hệ qua lại, nhân quả giữa dân số và phát triển thông qua việc kết hợp kiến thức đã học để phân tích các vấn đề tại địa phương nơi đang công tác.
+ Kỹ năng thuyết trình một vấn đề nổi bật về mối quan hệ giữa Dân số và phát triển tại địa phương nơi đang công tác .
Đánh giá:
- Bài kiểm tra cuối môn học (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học:
- Giáo trình Dân số và phát triển. Viện Dân số và các vấn đề xã hội, năm 2008.
- Giáo trình Dân số và Phát triển. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007.
- Tài liệu Dân số và Phát triển. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011.
- Giáo trình Dân số và phát triển (dành cho đào tạo trung cấp Dân số Y tế). Bộ Y tế, năm 2012.
Môn học thứ 4: Kiến thức y học cơ bản
Thời gian của môn học: 24 giờ
(18 giờ lý thuyết và 6 giờ thực hành)
Mục tiêu môn học:
1. Trình bày được một số kiến thức cơ bản về giải phẫu và sinh lý sinh dục, nội tiết, chuyển hóa, di truyền, vi sinh, ký sinh trùng gây một số bệnh thường gặp.
2. Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản, sự phát triển thể chất trẻ em qua các thời kỳ và dinh dưỡng trẻ em.
3. Trình bày được mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe; biện pháp nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật.
4. Thực hiện được một số kỹ thuật sơ cứu ban đầu (bỏng, cầm máu, gẫy xương, say nắng, say nóng, đuối nước, rắn cắn, điện giật).
Nội dung môn học:
Số TT | Tên bài học | Số giờ học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh dục, sinh lý sinh dục, nội tiết, chuyển hóa, di truyền | 4 | 4 |
|
2 | Phòng một số bệnh thông thường do vi sinh và ký sinh trùng gây ra | 4 | 4 |
|
3 | Chăm sóc sức khỏe ban đầu | 4 | 2 | 2 |
4 | Dinh dưỡng | 2 | 2 |
|
5 | Vệ sinh phòng bệnh | 2 | 2 |
|
6 | Các loại sơ cấp cứu (bỏng, gãy xương, rắn cắn, đuối nước, điện giật, say nắng, say nóng, cầm máu) | 4 |
| 4 |
7 | Chăm sóc bà mẹ và trẻ em | 4 | 4 |
|
Tổng cộng | 24 | 18 | 6 |
Hướng dẫn thực hiện:
Giảng dạy:
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
- Thực hành: bài tập tình huống về chăm sóc sức khỏe ban đầu, dinh dưỡng, các kỹ thuật sơ, cấp cứu ban đầu. Học viên cần được rèn luyện kỹ năng sau:
+ Kỹ năng chăm sóc sức khỏe ban đầu
+ Kỹ năng lập kế hoạch dinh dưỡng
+ Kỹ năng sơ cấp cứu
Đánh giá:
- Bài kiểm tra cuối môn học (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học:
- Tài liệu trung cấp Dân số Y tế, năm 2012.
- Giải phẫu sinh lý: Tài liệu giảng dạy trong các trường trung học y tế
- Các giáo trình môn học của trường trung học y tế
Môn học thứ 5: Truyền thông DS-KHHGĐ
Thời gian của môn học: 14 giờ
(10 giờ lý thuyết và 4 giờ thực hành)
Mục tiêu môn học :
1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về truyền thông vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi, truyền thông huy động cộng đồng.
2. Trình bày được mục tiêu đối tượng của vận động, chuyển đổi hành vi và huy động cộng đồng.
3. Thực hiện được công tác vận động, tư vấn về DS-KHHGĐ và huy động cộng đồng.
Nội dung môn học:
Số TT | Tên bài học | Số giờ học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Một số nội dung cơ bản về truyền thông | 2 | 2 |
|
2 | Một số nội dung cơ bản về vận động trong lĩnh vực DS-KHHGĐ | 2 | 2 |
|
3 | Một số nội dung cơ bản về truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ | 7 | 3 | 4 |
4 | Một số nội dung cơ bản về huy động cộng đồng | 2 | 2 |
|
5 | So sánh truyền thông vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi và truyền thông huy động cộng đồng | 1 | 1 |
|
Tổng cộng | 14 | 10 | 4 |
Hướng dẫn thực hiện:
Giảng dạy:
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
- Thực hành: Thực tập đóng vai theo bài tập tình huống, sử dụng qui trình kỹ thuật để dạy thực hành, xem video, slide. Học viên được rèn luyện các kỹ năng:
+ Kỹ năng tư vấn, truyền thông vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi và truyền thông huy động cộng đồng
+ Kỹ năng tuyên truyền vận động
Đánh giá:
- Bài kiểm tra cuối môn học (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học:
- Tài liệu nâng cao kiến thức dân số tập 1 & 2. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Hà Nội 2002.
- Tài liệu tập huấn truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số kế hoạch hóa gia đình. Tổng cục DS – KHHGĐ, năm 2008.
- Giáo trình truyền thông chuyển đổi hành vi. Viện Dân số và các vấn đề xã hội, năm 2008.
- Tài liệu Truyền thông DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011.
- Giáo trình Tuyên truyền vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-SKSS/KHHGĐ (dành cho đào tạo trung cấp Dân số Y tế). Bộ Y tế, năm 2012.
Môn học thứ 6: Dịch vụ DS-KHHGĐ
Thời gian của môn học: 12 giờ
(8 giờ lý thuyết và 4 giờ thực hành)
Mục tiêu môn học :
1. Trình bày được các kiến thức cơ bản về KHHGĐ/SKSS, dịch vụ, tổ chức hệ thống dịch vụ và quản lý dịch vụ DS-KHHGĐ.
2. Trình bày được các loại phương tiện tránh thai: cơ chế tránh thai, ưu, nhược điểm, cách sử dụng, chỉ định, chống chỉ định.
Nội dung môn học:
Số TT | Tên bài học | Số giờ học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Những kiến thức cơ bản về kế hoạch hóa gia đình (khái niệm, các biện pháp tránh thai) | 6 | 4 | 2 |
2 | Những kiến thức cơ bản vế sức khỏe sinh sản (khái niệm, nội dung) | 3 | 2 | 1 |
3 | Những kiến thức cơ bản về dịch vụ DS-KHHGĐ (phân loại, mạng lưới và chất lượng dịch vụ) | 3 | 2 | 1 |
Tổng cộng | 12 | 8 | 4 |
Hướng dẫn thực hiện: Giảng dạy:
- Lý thuyết: áp dụng phương pháp dạy - học tích cực.
- Thực hành: trong các tiết thực hành học viên cần rèn luyện kỹ năng sau:
+ Phân tích ưu nhược điểm của các biện pháp tránh thai
+ Xác định đối tượng phù hợp với từng biện pháp tránh thai để tư vấn lựa chọn
+ Phân loại các loại hình dịch vụ và áp dụng phù hợp với thực tế của địa phương
Đánh giá:
- Bài kiểm tra cuối môn học (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học:
- Tài liệu bồi dưỡng cán bộ cơ sở về công tác Dân số, Gia đình và trẻ em. Nhà xuất bản bản đồ Hà Nội, năm 2005.
- Giáo trình quản lý dịch vụ DS - KHHGĐ. Viện Dân số và các vấn đề xã hội, năm 2008.
- Tài liệu Dịch vụ DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011.
- Giáo trình Chăm sóc SKSS-KHHGĐ (dành cho đào tạo trung cấp Dân sốY tế). Bộ Y tế, năm 2011.
Môn học thứ 7: Quản lý và tổ chức thực hiện công tác DS – KHHGĐ
Thời gian của môn học: 38 giờ
(18 giờ lý thuyết và 20 giờ thực hành)
Mục tiêu môn học:
1. Trình bày được các khái niệm, chức năng cơ bản của quản lý công tác DS-KHHGĐ tại cơ sở.
2. Trình bày được hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ; một số chính sách, văn bản quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ.
3. Xây dựng được một bản kế hoạch, biết tổ chức và phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch, và giám sát thực hiện kế hoạch về DS-KHHGĐ (trong đó bao gồm cả dự toán và quản lý kinh phí).
Nội dung môn học:
Số TT | Tên bài học | Số giờ học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Những vấn đề cơ bản về quản lý công tác DS_KHHGĐ | 2 | 2 |
|
2 | Một số văn bản chính sách về DS-KHHGĐ | 2 | 2 |
|
3 | Lập kế hoạch (năm, quý, tháng) | 6 | 4 | 2 |
4 | Lập kế hoạch cho các hoạt động đặc thù (chiến dịch, hoạt động cao điểm, dự án, truyền thông, cung cấp dịch vụ, an ninh phương tiện tránh thai và tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai) | 10 | 4 | 6 |
5 | Lập dự toán tài chính trong công tác DS-KHHGĐ | 3 | 1 | 2 |
6 | Tổ chức thực hiện kế hoạch trong công tác DS-KHHGĐ | 6 | 3 | 3 |
7 | Quản lý đổi tượng và hoạt động DS-KHHGĐ | 3 | 2 | 1 |
8 | Kiểm tra, giám sát công tác DS-KHHGĐ | 6 | 2 | 4 |
Tổng cộng | 38 | 18 | 20 |
Hướng dẫn thực hiện:
Giảng dạy:
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
- Thực hành: bài tập tình huống về lập kế hoạch, giám sát, kiểm tra tổ chức thực hiện kế hoạch, học viên được rèn luyện các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng lập kế hoạch (tháng, quý, năm và các kế hoạch đặc thù)
+ Kỹ năng lập dự toán
+ Tổ chức và phối hợp tổ chức thực hiện
+ Kỹ năng kiểm tra giám sát các hoạt động DS-KHHGĐ tại cơ sở.
+ Kỹ năng quản lý đối tượng và cộng tác viên
Đánh giá:
- Bài kiểm tra cuối môn học (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học:
- Pháp lệnh Dân số - Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Nhà xuất bản Lao động – xã hội, năm 2003.
- Hệ thống hóa chính sách, phát luật hiện hành về dân số, Vụ pháp chế, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Nhà xuất bản Lao động, năm 2006.
- Giáo trình môn quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ. Viện Dân số và các vấn đề xã hội, năm 2008.
- Tài liệu Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011.
- Giáo trình Chính sách Dân số (dành cho đào tạo trung cấp Dân số Y tế). Bộ Y tế, năm 2012.
Môn học 08 TT: Thực tập lập báo cáo thống kê dân số tại Trung tâm DS-KHHGĐ quận/huyện, trạm y tế xã.
Thời gian của môn học: 60 giờ
Mục tiêu môn học:
1. Tính được các chỉ tiêu phản ánh qui mô, cơ cấu, mức sinh, mức chết, di dân, một số chỉ tiêu cơ bản về chất lượng dân số.
2. Thu thập được số liệu để xây dựng biểu mẫu thống kê thường xuyên, cách khắc phục các khó khăn gặp phải khi làm báo cáo thống kê thường xuyên.
3. Xây dựng được các biểu mẫu báo cáo thường xuyên và báo cáo về công tác DS-KHHGĐ; Xây dựng tháp tuổi dân số, một số đồ thị phản ánh số liệu về DS-KHHGĐ.
4. Thực hiện được chế độ báo cáo thống kê qua mạng điện tử
Nội dung môn học:
1. Thực hành kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp để thu thập cơ sở dữ liệu ban đầu để lập các báo cáo thống kê DS-KHHGĐ.
2. Thực hiện các chỉ tiêu tay nghề ghi trong bảng dưới đây:
TT | Nội dung thực tập | Chỉ tiêu tay nghề |
1 | Tiếp cận với trạm y tế để tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của trạm y tế cơ sở và chức trách nhiệm vụ của nhân viên trạm y tế. | Làm 01 bản báo cáo về chức năng, nhiệm vụ của trạm và chức trách của nhân viên y tế trạm. |
2 | Thu thập thông tin ban đầu về DS- KHHGĐ (ghi chép phiếu thu thập thông tin ban đầu về DS- KHHGĐ). | 01 báo cáo (mỗi người) |
3 | Xây dựng biểu mẫu báo cáo thống kê DS-KHHGĐ theo quy định bằng giấy. | 01 biểu mẫu (mỗi người) |
4 | Xây dựng biểu mẫu báo cáo thống kê DS- KHHGĐ theo quy định qua mạng điện tử và gửi cho các bên liên quan theo yêu cầu | 01 biểu mẫu (mỗi người) và tiến hành gửi biểu mẫu qua mạng điện tử theo yêu cầu |
3 | Làm một bản báo cáo về công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình của quận/huyện/xã (tháng, quý, năm). | 01 bản (mỗi người ) |
Hướng dẫn thực hiện:
Giảng dạy:
- Địa điểm: Học viên thực tập tại các đơn vị sự nghiệp DS-KHHGĐ, các đơn vị y tế cơ sở, cộng đồng dân cư được nhà trường chọn làm cơ sở thực tập.
- Phương pháp giảng dạy: Học viên thực tập tại cộng đồng dưới sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của giáo viên và cán bộ DS-KHHGĐ có kinh nghiệm tại cơ sở thực tập.
Đánh giá:
- Kiểm tra hết môn học: Mỗi học viên nộp bản báo cáo kết quả thực tập theo mẫu của nhà trường.
- Giáo viên hướng dẫn chấm điểm kết quả thực tập môn học căn cứ theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu thực hành và kiểm tra sổ thực tập của học viên.
Thời gian của môn học: 60 giờ
Mục tiêu môn học:
1. Thực hành chăm sóc sức khỏe ban đầu tại gia đình.
2. Thực hành các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu.
3. Thực hiện kỹ năng giao tiếp, truyền thông, tư vấn về dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh thực phẩm, Thực hành kiểm tra vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm.
Nội dung môn học:
1. Thực hành kỹ năng làm độc lập, quản lý và làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp để tham gia thực hiện một số chương trình y tế tại địa phương.
2. Thực hiện các chỉ tiêu tay nghề ghi trong bảng dưới đây:
TT | Nội dung thực tập | Chỉ tiêu tay nghề |
1 | Thu thập thông tin, lựa chọn những vấn đề sức khoẻ cần giải quyết. Tìm hiểu phong tục tập quán của cộng đồng. | Mỗi học viên làm 01 bản báo cáo về những vấn đề sức khoẻ nói chung và sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, đề xuất những vấn đề cần giải quyết. |
2 | Tham gia một số chương trình y tế tại địa phương (dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, tiêm chủng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em tại nhà). | 02 lần (mỗi người) |
3 | Thực hành sơ cấp cứu (bỏng, say nắng, say nóng, điện giật; cầm máu….). | 01 lần (mỗi người) |
4 | Tham gia tư vấn hướng dẫn người dân cách kiểm soát thực phẩm, vệ sinh môi trường. | 02 lần (mỗi người) |
Hướng dẫn thực hiện:
Giảng dạy:
- Địa điểm: Học viên thực tập tại các đơn vị sự nghiệp DS-KHHGĐ, các đơn vị y tế cơ sở, cộng đồng dân cư được nhà trường chọn làm cơ sở thực tập.
- Phương pháp giảng dạy: Học viên thực tập tại cộng đồng dưới sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của giáo viên và cán bộ DS-KHHGĐ có kinh nghiệm tại cơ sở thực tập.
Đánh giá:
- Kiểm tra hết môn học: Mỗi học viên nộp bản báo cáo kết quả thực tập theo mẫu của nhà trường.
- Giáo viên hướng dẫn chấm điểm kết quả thực tập môn học căn cứ theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu thực hành và kiểm tra sổ thực tập của học viên.
Thời gian của môn học: 60 giờ
Mục tiêu môn học:
1. Lập được một bản kế hoạch (tháng, quý, năm).
2. Tham gia tổ chức thực hiện kế hoạch về DS-KHHGĐ ở địa phương.
3. Lập được một bản kế hoạch kiểm tra, giám sát hoat động của cộng tác viên.
Nội dung môn học:
1. Thực hành kỹ năng làm độc lập, quản lý và làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp để tham gia tổ chức thực hiện kế hoạch về DS-KHHGĐ tại địa phương.
2. Thực hiện các chỉ tiêu tay nghề ghi trong bảng dưới đây:
TT | Nội dung thực tập | Chỉ tiêu tay nghề |
1 | Lập kế hoạch về DS-KHHGĐ (tháng, quý năm). | 01 bản (mỗi người) |
2 | Nghiên cứu và lập bản dự trù, quản lý và phân phối các phương tiện kế hoạch hoá gia đình của Trung tâm DS-KHHGĐ và trạm y tế xã. | 01 bản (mỗi người) |
3 | Làm một bản báo cáo về công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình của quận/huyện/xã (tháng, quý, năm). | 01 bản (mỗi người ) |
4 | Lập kế hoạch tổ chức thực hiện một chiến dịch chăm sóc SKSS tại địa phương. | 01 bản (mỗi người) |
5 | Lập kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông về DS-KHHGĐ. | 01 bản (mỗi người) |
6 | Lập kế hoạch tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ. | 01 bản (mỗi người) |
7 | Lập kế hoạch giám sát về công tác DS-KHHGĐ | 01 bản (mỗi người) |
8 | Tham gia tổ chức thực hiện kê hoạch về DS-KHHGĐ | 02 hoạt động (mỗi người) |
Hướng dẫn thực hiện:
Giảng dạy:
- Địa điểm: Học viên thực tập tại các đơn vị sự nghiệp DS-KHHGĐ, các đơn vị y tế cơ sở, cộng đồng dân cư được nhà trường chọn làm cơ sở thực tập.
- Phương pháp giảng dạy: Học viên thực tập tại cộng đồng dưới sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của giáo viên và cán bộ DS-KHHGĐ có kinh nghiệm tại cơ sở thực tập.
Đánh giá:
- Kiểm tra hết môn học: Mỗi học viên nộp bản báo cáo kết quả thực tập theo mẫu của nhà trường.
- Giáo viên hướng dẫn chấm điểm kết quả thực tập môn học căn cứ theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu thực hành và kiểm tra sổ thực tập của học viên.
Thời gian của môn học: 60 giờ
Mục tiêu môn học:
1. Vận dụng những kiến thức, kỹ năng về tuyên truyền vận động vào thực tế công tác DS - KHHGĐ tại cộng đồng.
2. Tham gia và thực hiện các kỹ năng giao tiếp truyền thông vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi, truyền thông huy động cộng đồng về DS- KHHGĐ/SKSS tại cộng đồng dân cư.
Nội dung môn học:
1. Thực hành các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế công tác tuyên truyền, vận động về DS-KHHGĐ tại cộng đồng.
2. Thực hiện các quy trình kỹ thuật với các chỉ tiêu tay nghề ghi trong bảng dưới đây:
TT | Nội dung thực tập | Chỉ tiêu tay nghề |
1 | Tìm hiểu cộng đồng để thu thập thông tin, lựa chọn vấn đề về dân số, sức khoẻ cần tuyên truyền, vận động để giải quyết | Mỗi học sinh hoặc nhóm hoặc sinh có 01 bản báo cáo về thông tin cộng đồng, đề xuất các vấn đề dân số cần giải quyết theo mẫu của giáo viên hướng dẫn. |
2 | Xây dựng thông điệp chuẩn cho cộng đồng về một vấn đề DS-KHHGĐ cụ thể tại địa phương | 01 bản (mỗi người) |
3 | Thực hiện vận động về dân số sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng dân cư. | 01 lần (mỗi người ) |
4 | Thực hiện tư vấn về sức khoẻ sinh sản-KHHGĐ tại cơ sở thực tập. | 02 lần (mỗi người) |
5 | Tổ chức một cuộc truyền thông tại cộng đồng | 01 lần (mỗi người) |
Hướng dẫn thực hiện:
Giảng dạy:
- Địa điểm: Học viên thực tập tại các đơn vị sự nghiệp DS-KHHGĐ, các đơn vị y tế cơ sở, cộng đồng dân cư được nhà trường chọn làm cơ sở thực tập.
- Phương pháp giảng dạy: Học viên thực tập tại cộng đồng dưới sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của giáo viên và cán bộ DS-KHHGĐ có kinh nghiệm tại cơ sở thực tập.
Đánh giá:
- Kiểm tra hết môn học: Mỗi học viên nộp bản báo cáo kết quả thực tập theo mẫu của nhà trường.
- Giáo viên hướng dẫn chấm điểm kết quả thực tập môn học căn cứ theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu thực hành và kiểm tra sổ thực tập của học viên.
GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số thể hiện mục tiêu, quy định cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng của các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập của khóa học 3 tháng được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian theo quy định của Luật Dạy nghề. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số dành cho hình thức đào tạo vừa học vừa làm.
Để thực hiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số được ban hành, Hiệu trưởng các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp y tế, Giám đốc các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế được Bộ Y tế cho phép mở ngành học dân số - y tế (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) cần nghiên cứu những quy định của chương trình để thực hiện đào tạo trong trường mình.
1. Thông tin về chương trình:
Phần này cung cấp những thông tin chung về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số:
- Giới thiệu nghề đào tạo;
- Mục tiêu đào tạo;
- Phân bổ thời gian của khoá đào tạo.
Khi tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số, các trường cần nghiên cứu đầy đủ nội dung thông tin về chương trình để chuẩn bị và triển khai thực hiện theo đúng những quy định của chương trình, đồng thời cần tổ chức giới thiệu thông tin về chương trình cho các cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên tham gia giảng dạy và hướng dẫn, phổ biến cho học viên và những cơ quan, đơn vị và cơ sở y tế sẽ sử dụng người có chứng chỉ sơ cấp nghề DS-KHHGĐ.
2. Nội dung khoá đào tạo:
Nội dung khoá bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số bao gồm 11 môn học, được đánh số từ 1 đến 11:
- Các môn học từ 1 đến 7 được tổ chức dạy học và thực hành tại trường.
- Các môn học từ 8 đến 11 là các môn học thực tập tại các đơn vị sự nghiệp DS-KHHGĐ, cộng đồng dân cư.
3. Tổ chức dạy và học:
3.1- Dạy và học lý thuyết:
Dạy và học lý thuyết chung cho các môn học được thực hiện tại các lớp học của nhà trường, để đảm bảo chất lượng dạy và học, các cơ sở đào tạo cần cung cấp đầy đủ giáo trình môn học cho học viên, các phương tiện, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học viên, các giáo viên giảng dạy môn học cần áp dụng phương pháp dạy học tích cực, thực hiện đánh giá thường xuyên cho từng môn học.
3.2- Thực hành tại nhà trường:
Với các môn học có phần thực hành tại trường thì cần tổ chức để học viên thực hành đúng khối lượng thời gian và nội dung đã quy định; có thể phân thành các nhóm nhỏ để học viên thực hiện các nội dung thực hành thuận lợi hơn, đảm bảo chất lượng thực hành, áp dụng phương pháp hướng dẫn theo bảng kiểm, cầm tay chỉ việc, thực hiện lượng giá kết quả thực tập của học viên sau từng bài học và môn học.
3.3- Thực tập tại các đơn vị sự nghiệp DS-KHHGĐ, các đơn vị y tế cơ sở:
Phần thực tập này rất quan trọng trong chương trình bồi dưỡng nhằm hình thành kỹ năng tay nghề cho viên chức dân số.
Căn cứ vào khối lượng nội dung thực tập, quy định thời gian thực tập tại mỗi cơ sở, giảng viên hướng dẫn để học viên có thể thực tập nhằm hoàn thiện năng lực nghề nghiệp toàn diện của bản thân, mỗi đợt thực tập cơ sở đào tạo quy định chỉ tiêu thực hành tay nghề cho học viên phải thực hiện.
Học viên đi thực tập tại các cơ sở phải có giáo viên nhà trường hoặc cán bộ DS-KHHGĐ có kinh nghiệm tại cơ sở trực tiếp hướng dẫn.
Việc kiểm tra, đánh giá tốt nghiệp, công nhận tốt nhiệp và cấp chứng chỉ được thực hiện theo Quyết định số 14/2007/BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về việc ban hành “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”.
4. Kiểm tra:
Kiểm tra trong Chương trình này bao gồm các kiểm tra kết thúc môn học trên lớp.
Kết quả kiểm tra kết thúc của môn học trên lớp đạt từ 5 điểm trở lên thì học viên được cấp chứng chỉ hoàn thành của môn học.
Điểm kiểm tra môn học trên lớp được tính theo thang điểm 10, có hệ số 1.
5. Đánh giá thực tập:
Giáo viên chấm điểm 4 báo cáo kết quả thực tập theo thang điểm 10, hệ số 2.
Kết quả của môn thực tập đạt từ 5 điểm trở lên thì học viên được cấp chứng chỉ hoàn thành của môn thực tập.
6. Đánh giá tốt nghiệp
Tổ chức bảo vệ kết quả thực tập: Học viên có thể chọn một trong 4 nội dung đã viết thu hoạch để bảo vệ trước hội đồng chấm tốt nghiệp. Điểm bảo vệ kết quả thực tập được tính theo thang điểm 10, hệ số 2.
Điểm đánh giá tốt nghiệp là điểm bình quân của tổng số các điểm, bao gồm 7 môn trên lớp (tính hệ số 1), 4 môn thực tập (tính hệ số 2) và điểm bảo vệ kết quả thực tập trước hội đồng (tính hệ số 2).
7. Công nhận tốt nghiệp và cấp Chứng chỉ :
Học viên học chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số được công nhận tốt nghiệp khi có đầy đủ chứng chỉ các môn học và điểm tổng kết khoá học từ 5,0 trở lên.
Học viên tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số được xếp loại theo 5 mức: Loại xuất sắc, loại giỏi, loại khá, loại trung bình khá và loại trung bình. Mức xếp loại tốt nghiệp được ghi vào Chứng chỉ và bảng tổng hợp kết quả học tập của học viên.
Người được công nhận tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số.
- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Quyết định 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 18/2008/QĐ-TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2374/QĐ-BYT năm 2009 về phân cấp quản lý đối với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 437/QĐ-TCDS năm 2011 về Quy định tạm thời mẫu sổ ghi chép ban đầu, mẫu phiếu thu thập thông tin của cộng tác viên dân số và mẫu biểu báo cáo thống kê của kho dữ liệu điện tử phục vụ quản lý và điều hành chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình do Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành
Quyết định 86/QĐ-TCDS năm 2012 về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số- Kế hoạch hóa gia đình đạt chuẩn viên chức dân số do Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình ban hành
- Số hiệu: 86/QĐ-TCDS
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/04/2012
- Nơi ban hành: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
- Người ký: Dương Quốc Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra