Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 857/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2014 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC BẢO ĐẢM AN NINH HÀNG HẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;
Căn cứ Luật Phòng, Chống khủng bố năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 191/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt sửa đổi bổ sung năm 2002 một số chương của Công ước Quốc tế về An toàn sinh mệnh con người trên biển (SOLAS 74); Bộ luật an ninh tàu biển và cảng biển (Bộ luật ISPS);
Căn cứ Chỉ thị số 12/2006/CT-TTg ngày 29 tháng 03 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an ninh trong lĩnh vực giao thông vận tải;
Căn cứ Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới;
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 67/TTg-NC ngày 13/01/2014 về Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung sau:
1. Mục tiêu chung:
a) Nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải nhằm triển khai thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (Bộ luật ISPS);
b) Bảo đảm an ninh hàng hải nhằm thu hút đầu tư, phát triển thương mại hàng hải, kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ và hiệu quả với nhiệm vụ đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh, khai thác bền vững nguồn tài nguyên biển theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và thực hiện Quy hoạch phát triển cảng biển Quy hoạch phát triển vận tải biển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh tàu biển và cảng biển;
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý an ninh tàu biển, cảng biển;
- Nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ, thực hành của cán bộ quản lý an ninh, cán bộ an ninh tàu biển, cảng biển;
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho các Cảng vụ hàng hải tại các khu vực trọng điểm;
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan về an ninh tàu biển, cảng biển.
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác quản lý an ninh của các Cảng vụ hàng hải, các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Giao thông vận tải;
- Hoàn thiện chương trình đào tạo, huấn luyện, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo để đáp ứng yêu cầu đào tạo lại, đào tạo nâng cao và huấn luyện thực hành nghiệp vụ an ninh cho cán bộ an ninh tàu biển và cảng biển.
c) Giai đoạn sau năm 2020:
- Bảo đảm đầy đủ cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo đảm an ninh tàu biển và cảng biển;
- Bảo đảm thực hiện đầy đủ, toàn diện quy định của Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải hoạt động hiệu quả, góp phần duy trì kinh tế hàng hải phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam theo Nghị quyết Trung ương IV khóa X của Đảng.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về an ninh tàu biển, cảng biển
a) Bổ sung nội dung về an ninh tàu biển và cảng biển vào Dự thảo Luât sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
b) Xây dựng Quy chế phối hợp về bảo đảm an ninh tàu và cảng biển giữa các cơ quan, đơn vị liên quan;
c) Xây dựng Kế hoạch an ninh khu neo đậu tàu chờ làm hàng và đón trả hoa tiêu trong vùng nước cảng biển.
2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý an ninh hàng hải
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải.
3. Nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ, thực hành của cán bộ quản lý an ninh, cán bộ an ninh tàu biển, cảng biển
a) Xây dựng giáo trình đào tạo, huấn luyện thực hành cán bộ an ninh cảng biển; giáo trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ sỹ quan an ninh tàu biển, cán bộ an ninh cảng biển;
b) Nâng cấp cơ sở đào tạo trường Cao đẳng hàng hải I và trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh đủ điều kiện đào tạo nâng cao, đào tạo lại và huấn luyện thực hành nhân viên an ninh tàu biển và cảng biển. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy đối với các cơ sở đào tạo khác.
c) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng an ninh của các doanh nghiệp hàng hải
d) Tổ chức diễn tập định kỳ và đột xuất các tình huống bảo đảm an ninh, phòng chống khủng bố tại các khu vực cảng biển;
4. Hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm về bảo đảm an ninh, phòng chống khủng bố với nước ngoài
a) Cử giảng viên các cơ sở đào tạo, cán bộ quản lý đi đào tạo, tập huấn ở nước ngoài;
b) Mời các chuyên gia của IMO, APEC giảng dạy các khóa huấn luyện tại Việt Nam;
c) Nghiên cứu gia nhập và triển khai các điều ước quốc tế về an ninh hàng hải của IMO và các tổ chức quốc tế khác.
5. Đầu tư, nâng cấp phương tiện, thiết bị bảo đảm an ninh hàng hải
a) Bổ sung, nâng cấp trang, thiết bị phục vụ quản lý an ninh tại các Cảng vụ hàng hải;
b) Bổ sung, nâng cấp trang, thiết bị quản lý an ninh hàng hải tại Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam.
6. Chương trình, kế hoạch thực hiện đề án
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải xây dựng chương trình, dự án triển khai thực hiện Đề án bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế.
(Phụ lục Danh mục chương trình, dự án kèm theo).
1. Kinh phí thực hiện đề án được xác định đối với từng chương trình, dự án cụ thể theo quy định.
2. Nguồn kinh phí thực hiện:
a) Nguồn thu phí bảo đảm an toàn hàng hải, phí an ninh hàng hải, phí Cảng vụ hàng hải;
b) Nguồn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư, chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách trung ương, ngân sách địa phương);
c) Nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
1. Thời gian thực hiện đề án
a) Giai đoạn 1: Từ năm 2014 đến 2015;
b) Giai đoạn 2: Từ năm 2016 đến 2020;
c) Giai đoạn 3: Sau năm 2020.
2. Trách nhiệm thực hiện
a) Cục Hàng hải Việt Nam
- Chủ trì, tổ chức thực hiện đề án; hàng năm tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
- Hàng năm phối hợp với Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án bảo đảm an ninh hàng hải theo chức năng nhiệm vụ được giao;
- Chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải, các doanh nghiệp cảng biển, công ty tàu biển phối hợp với các cơ quan có liên quan của các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh hàng hải.
- Chủ trì, phối hợp với các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải căn cứ khả năng tài chính của doanh nghiệp, phối hợp với các lực lượng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng kế hoạch bảo vệ các công trình bảo đảm an toàn hàng hải hỗ trợ cảng biển trên Biển đông, hải đảo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền;
- Phối hợp với các lực lượng quân sự, công an địa phương xây dựng Quy chế phối hợp bảo đảm an ninh công trình bảo đảm an toàn hàng hải hỗ trợ cảng biển trên Biển đông, hải đảo.
b) Các Vụ, cơ quan tham mưu, giúp việc Bộ trưởng
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ, tham mưu Bộ trưởng trong việc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án đúng tiến độ và quy định của pháp luật;
- Phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng chương trình, dự án triển khai thực hiện đề án; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đề án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC BẢO ĐẢM AN NINH HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 857/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT)
TT | Tên nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Kinh phí thực hiện | Ghi chú |
1 | Bổ sung một số nội dung về an ninh tàu biển và cảng biển vào Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 | Bộ GTVT | Các Bộ, ngành có liên quan | Năm 2014-2015 | Theo quy định hiện hành |
|
2 | Xây dựng Nghị định của Chính phủ về An ninh hàng hải | Bộ GTVT | Các Bộ, ngành có liên quan | Năm 2015 | Theo quy định hiện hành |
|
3 | Sửa đổi, bổ sung Thông tư 47/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2011 của Bộ GTVT quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải | Bộ GTVT | Cục HHVN, Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải | Năm 2014 | Theo quy định hiện hành |
|
4 | Xây dựng Quy chế phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và địa phương về bảo đảm an ninh tàu và càng biển | Bộ GTVT, Cục HHVN, Cảng vụ hàng hải | Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan liên quan tại địa phương | Năm 2014-2015 | Theo quy định hiện hành |
|
5 | Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải | Bộ GTVT | Cục HHVN, các Cảng vụ hàng hải | Năm 2014-2015 | Theo quy định hiện hành |
|
6 | Xây dựng Kế hoạch an ninh khu neo đậu tàu chờ làm hàng và đón trả hoa tiêu trong vùng nước cảng biển | Bộ GTVT | Cục HHVN, Cảng vụ hàng hải, Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát đường thủy | Năm 2014-2015 | Theo quy định hiện hành |
|
7 | Xây dựng Giáo trình đào tạo nâng cao, huấn luyện thực hành nhân viên an ninh tàu và cảng biển | Bộ GTVT | Các cơ sở đào tạo | Năm 2014 | Theo quy định hiện hành |
|
8 | Nâng cấp cơ sở đào tạo trường Cao đẳng hàng hải I và trường Cao đẳng nghề TP. Hồ Chí Minh đủ điều kiện đào tạo nâng cao, đào tạo lại và huấn luyện thực hành nhân viên an ninh tàu và cảng biển | Bộ GTVT | Cục Hàng hải Việt Nam, Các trường Cao đẳng hàng hải I, Cao đẳng nghề TP. Hồ Chí Minh | Năm 2014-2015 | Theo quy định hiện hành | Bố trí từ nguồn chi sự nghiệp đào tạo hàng năm của Bộ GTVT. |
9 | Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng an ninh của các doanh nghiệp hàng hải | Bộ GTVT | Cục Hàng hải Việt Nam, các cơ sở đào tạo | Hàng năm | Theo quy định hiện hành | Bố trí từ nguồn chi sự nghiệp đào tạo hàng năm. Đối với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lực lượng an ninh của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tự đảm bảo kinh phí |
10 | Tổ chức diễn tập hàng năm các tình huống chống khủng bố tại các khu vực cảng biển | Bộ GTVT | Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Doanh nghiệp cảng biển, Công ty tàu biển... | Hàng năm | Theo quy định hiện hành |
|
11 | Cử giảng viên các cơ sở đào tạo, cán bộ quản lý đi đào tạo, tập huấn ở nước ngoài | Bộ GTVT | Cục HHVN, các cơ sở đào tạo, các Cảng vụ hàng hải | Hàng năm | Theo quy định hiện hành |
|
12 | Mời các chuyên gia của IMO, APEC giảng dạy các khóa huấn luyện tại Việt Nam | Bộ GTVT | Cục HHVN, các cơ sở đào tạo, các Cảng vụ hàng hải | Hàng năm | Theo quy định hiện hành |
|
13 | Nghiên cứu gia nhập và triển khai các Thông tri, Công ước quốc tế của IMO về an ninh hàng hải | Bộ GTVT | Cục HHVN, các Bộ, ngành liên quan | Hàng năm | Theo quy định hiện hành |
|
14 | Bổ sung, nâng cấp trang, thiết bị phục vụ quản lý an ninh tại các Cảng vụ hàng hải | Bộ GTVT | Cục HHVN, Các Cảng vụ hàng hải | Năm 2014-2015 | Theo quy định hiện hành |
|
15 | Bổ sung, nâng cấp trang, thiết bị giám sát an ninh hàng hải tại Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam | Bộ GTVT | Cục HH VN, Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải | Năm 2014-2015 | Theo quy định hiện hành |
|
- 1Công văn 2219/BGTVT-ATGT về tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 20/2015/TT-BGTVT Quy định về quản lý tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Nghị định 170/2016/NĐ-CP quy định về công bố, tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin an ninh hàng hải
- 1Bộ luật Hàng hải 2005
- 2Quyết định 191/2003/QĐ-TTg về phê duyệt sửa đổi năm 2002 một số chương của Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 47/2011/TT-BGTVT quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 2219/BGTVT-ATGT về tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 6Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
- 7Thông tư 20/2015/TT-BGTVT Quy định về quản lý tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Nghị định 170/2016/NĐ-CP quy định về công bố, tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin an ninh hàng hải
Quyết định 857/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 857/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/03/2014
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Nguyễn Văn Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra