Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 707/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 17 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức, lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020; Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016 - 2015, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:
1. Phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân để xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được tiếp cận hệ thống giáo dục, được học tập thường xuyên và học suốt đời. Thực hiện công bằng trong giáo dục và đào tạo, ưu tiên phát triển giáo dục những địa bàn khó khăn, tạo cơ hội để các nhóm dân cư nghèo, nhóm dân cư yếu thế được đi học. Nhà nước giữ vai trò định hướng trong phát triển giáo dục phổ cập để nâng cao dân trí và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển giáo dục và đào tạo; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong xã hội và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn một cách có hiệu quả; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục mầm non và đào tạo nghề.
2. Phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng vào mục tiêu phát triển toàn diện con người, tạo lập đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có thể lực và đạo đức nghề nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập khu vực, quốc tế; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thường xuyên, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng nhân tài; đáp ứng nhu cầu không ngừng học hỏi, trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao của nhân dân.
3. Phát triển giáo dục và đào tạo có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh: Giáo dục phổ thông là nền tảng; đào tạo nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức là khâu cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế, xã hội của tỉnh. Mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, để đổi mới phương pháp dạy học học tập, kiểm tra đánh giá, công cụ dạy và học, đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo.
4. Phát triển giáo dục và đào tạo trên cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các cấp học, ngành học.
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
5. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo, trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả của các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện có và đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với phân bố dân cư và kinh tế trong tỉnh để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận các cơ sở giáo dục và đào tạo. Kết hợp với tăng cường, mở rộng hợp tác, liên kết trong nước, trong khu vực và quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là các mô hình giáo dục và đào tạo có trình độ và chất lượng cao. Liên kết chặt chẽ Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh với Quy hoạch mạng lưới giáo dục và đào tạo chung của các tỉnh miền núi phía Bắc và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh.
1. Mục tiêu chung
a) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
b) Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh, phù hợp với quy luật phát triển khách quan. Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu tính liên thông hiện nay sang hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, đảm bảo liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức đào tạo, tạo điều kiện cho người dân học tập suốt đời, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
c) Phát triển mạng lưới, quy mô trường, lớp, khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục và đào tạo nhất là ngoài công lập; quan tâm đến vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Sắp xếp lại hệ thống các trường nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo. Hình thành từng bước các trường, lớp trọng điểm có chất lượng cao.
d) Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học: Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, các trường chuyên biệt, trường nội trú, bán trú. Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
e) Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho trẻ em, học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước.
f) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; chuẩn bị sẵn sàng một nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể tận dụng các cơ hội mà cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Tập trung đào tạo, nâng cao tỷ lệ, chất lượng lao động qua đào tạo; tăng cường đào tạo nghề, chú trọng đào tạo lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn. Quan tâm đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi, cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số. Chú trọng nâng cao tác phong, kỹ năng làm việc cho người lao động.
g) Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý giáo dục; bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong giảng dạy và quản lý giáo dục.
h) Tăng cường, mở rộng hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo. Tăng cường hợp tác đào tạo với các tỉnh phía Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các tỉnh phía Bắc Vương quốc Thái Lan để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giáo dục mầm non
Nâng tỷ lệ huy động trẻ em từ 03 tháng đến 36 tháng tuổi được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non từ 19,2% năm 2015 lên 50% năm 2020, đến năm 2025 là 55% và năm 2030 là 60%; tỷ lệ trẻ em 3-5 tuổi được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non từ 96% năm 2015 lên 98% năm 2020, đến năm 2025 là 99,5% và năm 2030 là 99,8%.
Nâng tỷ lệ trẻ em khuyết tật ra lớp học hòa nhập 34,6% năm 2015 lên 47,7% năm 2020, đến năm 2025 là 50% và năm 2030 là 55,2%.
b) Giáo dục phổ thông
Nâng tỷ lệ huy động dân số 6 tuổi vào học lớp 1 từ 99,63% năm 2015 lên 99,8% năm 2020, đến năm 2025 là 99,9% và năm 2030 là 99,9%; tỷ lệ dân số 6-10 tuổi học tiểu học từ 99,2% năm 2015 lên 99,5% năm 2020, đến năm 2025 là 99,7% và năm 2030 là 99,8%.
Nâng tỷ lệ huy động dân số 11 tuổi vào lớp 6 từ 92,3% năm 2015 lên 96,5% năm 2020, đến năm 2025 là 97% và năm 2030 là 97,5%; tỷ lệ dân số 11-14 tuổi học THCS tăng từ 90,2% năm 2015 lên 95% vào năm 2020, đến năm 2025 là 96% và năm 2030 là 96,5%.
Nâng tỷ lệ huy động dân số 15 tuổi vào học lớp 10 từ 54,2% năm 2015 lên 55,8% năm 2020, đến năm 2025 là 65% và năm 2030 là 72%; tỷ lệ dân số 15-18 tuổi học trung học phổ thông và tương đương tăng từ 55,2% năm 2015 lên 70% năm 2020, đến năm 2025 là 74% và năm 2030 là 80%.
Nâng tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú từ 4,9% năm 2015 lên 10% sau năm 2025. Tỷ lệ học sinh phổ thông diện bán trú được ở nội trú trong trường so với tổng số học sinh phổ thông diện bán trú tăng từ 30% năm 2015 lên 37% năm 2020 và đến năm 2025 là 45%, đến năm 2030 là 55%. Tỷ lệ học sinh học sinh tiểu học và THCS được học tiếng Thái và tiếng Mông tăng từ 7,8% năm 2015 lên 12,2% năm 2020 và đến năm 2025 là 12,7%, đến năm 2030 là 13,4%.
Nâng tỷ lệ trẻ em khuyết tật ra lớp học hòa nhập 39,4% năm 2015 lên 44,8% năm 2020, đến năm 2025 là 50,1% và năm 2030 là 52,5%.
d) Giáo dục thường xuyên
Phấn đấu mỗi năm huy động khoảng 1.200 học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn đáp ứng yêu cầu người học và các quy định của cơ quan quản lý các cấp.
Nâng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 từ 93,05% năm 2015 lên 94% năm 2020, đến năm 2025 là 96% và năm 2030 là 98%.
e) Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục đại học
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong tỉnh, ngoài tỉnh, trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường mở các lớp đào tạo, thực hiện liên kết, phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Đảm bảo đạt được các chỉ tiêu sau:
- Đến năm 2020, duy trì đến năm 2025 và 2030 có 100% cán bộ, công chức của tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn trở lên theo yêu cầu vị trí việc làm; 100% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, chức vụ lãnh đạo, quản lý. Hàng năm có ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ;
- Đến năm 2020, duy trì đến năm 2025 và 2030 có 100% cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm. Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm;
- Đến năm 2020 có ít nhất 60%, đến năm 2025 và duy trì đến năm 2030 có 100% viên chức được đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Đến năm 2020 có 70% và đến năm 2025 và duy trì đến năm 2030 có 100% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi được bổ nhiệm. Hàng năm có trên 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành;
- Đến năm 2020 có trên 60% giảng viên các trường cao đẳng trong tỉnh có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên. Đến năm 2025 có trên 70% giảng viên các trường cao đẳng trong tỉnh có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên. Đến 2030 có trên 75% giảng viên các trường cao đẳng trong tỉnh có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên;
- Phấn đấu thành lập trường Đại học Điện Biên trên cơ sở sáp nhập trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên và Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên trước năm 2020. Trường hợp chưa thể thành lập, tiếp tục thực hiện mục tiêu này giai đoạn 2021-2025;
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp;
- Đến năm 2020 có 3,74% dân số trong độ tuổi lao động được học nghề ngắn hạn; 0,72% có trình độ trung cấp nghề; 0,26% có trình độ cao đẳng nghề; 11,6% có trình độ trung cấp chuyên nghiệp; 5,13% có trình độ cao đẳng; 14,62% có trình độ đại học và trên đại học. Chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được tăng theo các năm. Riêng số học sinh, sinh viên các trường cao đẳng của tỉnh được đào tạo trình độ từ sơ cấp trở lên hàng năm tăng từ 7.102 người năm 2015 lên 9.300 người năm 2020 và năm 2025 là 9.500 người, năm 2030 là 10.000 người.
Dự báo đội ngũ giáo viên, giảng viên của trường Đại học Điện Biên đến năm 2020 dự kiến có khoảng 285 giảng viên, trong đó: Tiến sĩ 22 người, Thạc sĩ 154 người; đến năm 2025 có khoảng 300 giảng viên, trong đó: Tiến sĩ 32 người, Thạc sĩ 195 người; đến năm 2030 có khoảng 330 giảng viên, trong đó: Tiến sĩ 48 người, Thạc sĩ 231 người đảm bảo điều kiện mỗi ngành đào tạo có tối thiểu 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký theo Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
f) Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Đội ngũ giáo viên:
+ Giáo dục mầm non: Đến năm 2020, toàn tỉnh có 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó 80% trên chuẩn; 100% giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, chuyên môn; tăng định mức giáo viên mầm non/lớp theo quy định.
+ Giáo dục phổ thông: Nâng cao trình độ chuyên môn của nhà giáo theo chuẩn đào tạo, đến năm 2020 có 80% giáo viên tiểu học, 75% giáo viên trung học cơ sở và 15% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; 100% giáo viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ theo yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa; 100% giáo viên tiếng Anh tiểu học, trung học cơ sở và trên 90% giáo viên tiếng Anh ở trung học phổ thông đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu và đạt 100% vào năm 2030 trong tất cả các cấp học. Bố trí đủ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn vào làm việc, đảm bảo định mức số người làm việc theo vị trí việc làm, phù hợp cơ cấu môn học trong các cấp học.
+ Giáo dục thường xuyên: Hoàn thành việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng. Đến năm 2020 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đảm bảo đủ số lượng giáo viên, hướng dẫn viên theo quy định; đảm bảo 60% số cán bộ, hội viên Hội khuyến học các cấp được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.
- Đội ngũ cán bộ quản lý:
+ Bổ sung đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp học về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và và quản lý nhà nước đảm bảo có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vị trí công tác.
+ Đến năm 2020 có 40% đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 100% được bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục, 30% được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên trở lên; đến năm 2030 có 100% đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 60% được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên trở lên.
- Đội ngũ nhân viên: Rà soát, đánh giá, sắp xếp, bố trí đội ngũ nhân viên trường học trong các cơ sở giáo dục đảm bảo đủ định mức, phù hợp với điều kiện của đơn vị và vị trí việc làm, đảm bảo hiệu quả công việc tương ứng với nguồn lực đầu tư.
g) Phổ cập giáo dục - xóa mù chữ
Đến năm 2020, toàn tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, duy trì và nâng cao tiêu chí chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; trong đó 60% đơn vị hành chính cấp xã và 03 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3. Năm 2025, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Năm 2030, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Duy trì và nâng cao các chỉ số về chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ ba tuổi, bốn tuổi theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ ba tuổi, bốn tuổi và năm 2025 là 100%.
h) Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, ngành học
Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường học thể nhẹ cân từ 4,7% năm 2015 còn 4,0% vào năm 2020, 3,7% vào năm 2025 và 3,5% vào năm 2030. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi trong trường học từ 5,5% năm 2015 còn 4,4% vào năm 2020, 4,0% vào năm 2025 và 3,8% vào năm 2030. Tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu theo các lĩnh vực phát triển đạt trên 90% vào năm 2020; 92% vào năm 2025 và 94% vào năm 2030.
Nâng tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học từ 98,6% năm 2015 lên 99,2% vào năm 2020, đến năm 2025 là 99,5% và năm 2030 là 99,7%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS từ 99,85% năm 2015 lên 99,9% năm 2020, 2025 và 2030; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT từ 92,6% năm 2015 lên 97,2% năm 2020, lên 98% năm 2025 và 99% năm 2030.
Nâng tỷ lệ học sinh học tiểu học 2 buổi/ngày từ 96,5% năm 2015 lên 98,5% vào năm 2020, đến năm 2025 và 2030 là 99,5%; tỷ lệ học sinh THCS học 2 buổi/ngày tăng từ 56,3% năm 2015 lên 60% năm 2020, đến năm 2025 đạt 65% và năm 2030 đạt 70%.
Nâng tỷ lệ trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia từ 52,34% năm 2015 lên 60% năm 2020, đến năm 2025 là 65% và năm 2030 là 70%. Đến năm 2025 mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường THCS chất lượng cao, tỉnh có ít nhất 01 trường THPT chất lượng cao.
Đến năm 2020 có 100% số trường mầm non và phổ thông thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất; 100% số trường phổ thông duy trì thể dục buổi sáng, giữa giờ với ít nhất 50% số trường dạy bơi cho học sinh; 50% số trường mầm non, 70% số trường phổ thông tổ chức dạy hoặc phổ biến các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam và tăng phù hợp các tỷ lệ này trong các năm tiếp theo.
i) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi
Nâng tỷ lệ phòng học, phòng nội trú và phòng công vụ được xây dựng kiên cố từ 58,2% năm 2015 lên 65% năm 2020, đến năm 2025 là 75% và năm 2030 là 85%. Đến năm 2020, các trường đảm bảo đủ thiết bị tối thiểu phục vụ dạy và học theo yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Cơ sở vật chất của trường đại học Điện Biên: Giai đoạn 2016-2020, tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình đầu tư xây dựng theo kế hoạch đã được phê duyệt; hoàn thiện quy hoạch xây dựng, san tạo mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và một số hạng mục bổ sung tại khu đất đã quy hoạch đáp ứng nhu cầu học tập cho 4.500 sinh viên. Giai đoạn 2021-2025, đầu tư xây dựng các hạng mục chính và xây dựng bổ sung các hạng mục công trình theo tiêu chuẩn của một trường Đại học có quy mô đào tạo khoảng 7.000 học sinh, sinh viên vào năm 2025.
j) Quy mô giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập
Đến năm 2020, toàn tỉnh có ít nhất 1,0% số trẻ mầm non và học sinh phổ thông học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập; đến năm 2025, tỷ lệ này là 1,5% và năm 2030 là 2,0%. Đến năm 2020, trên 30% học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tham gia đào tạo ngoài ngân sách nhà nước, đến năm 2025 tỷ lệ này là 40% và năm 2030 là 50%.
III. Định hướng, nhiệm vụ phát triển
1. Phát triển mạng lưới trường, lớp, học sinh
Rà soát, hoàn thiện mạng lưới trường học từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Nâng tổng số trường học trong toàn tỉnh từ 507 trường năm 2015 lên 532 trường vào năm 2020, đến năm 2025 là 558 trường và năm 2030 là 560 trường (không bao gồm trường phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh, trường thực hành sư phạm và trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tỉnh).
a) Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
Thành lập trường mới tại các xã mới chia tách, trung tâm cụm xã, tách các trường có quy mô học sinh quá lớn; thành lập, mở rộng và nâng quy mô các trường phổ thông DTNT cấp huyện và tỉnh. Tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường đạt chuẩn chất lượng, trường chất lượng cao và hệ thống các trường chuyên biệt. Cụ thể:
- Tăng số trường mầm non và phổ thông từ 491 năm 2015 lên 515 trường năm 2020, đến năm 2025 là 541 trường và năm 2030 là 543 trường. Trong đó, tăng theo thứ tự: Mầm non từ 171 trường lên 180 trường, 188 trường và 189 trường; tiểu học từ 175 trường lên 180 trường lên 183 trường; THCS từ 113 trường lên 122 trường, 130 trường và 131 trường; THPT từ 32 trường lên 33 trường, 40 trường;
- Thành lập trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao, trường thực hành sư phạm Điện Biên, trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh và một số trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tại các huyện khi có điều kiện;
- Thành lập, mở rộng và nâng quy mô các trường phổ thông DTNT cấp huyện và tỉnh theo lộ trình nhằm thực hiện mục tiêu ít nhất 10% học sinh trung học người dân tộc thiểu số được học trong các trường phổ thông DTNT theo Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12/8/2013 của Thủ tướng Chính về việc phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2020;
- Sáp nhập 07 trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện với trung tâm Dạy nghề cấp huyện để thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Quy mô học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT mỗi năm khoảng 1.200 người. Duy trì và tiếp tục phát triển các trung tâm KTTH-HN, trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và các trung tâm học tập cộng đồng;
- Nâng số trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia từ 257 trường năm 2015 lên 321 trường năm 2020, đến năm 2025 là 353 trường và năm 2030 là 382 trường. Trong đó, tăng theo thứ tự: mầm non từ 76 trường lên 110 trường, 122 trường và 132 trường; tiểu học từ 93 trường lên 109 trường, lên 119 trường và 129 trường; THCS từ 73 trường lên 81 trường, 86 trường và 91 trường; THPT từ 15 trường lên 21 trường, 26 trường và 30 trường;
- Nâng tổng số trường mầm non và phổ thông ngoài công lập từ 05 trường năm 2015 lên 07 trường năm 2020, 09 trường năm 2025 và 12 trường năm 2030.
Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học tại các cơ sở giáo dục thành lập mới theo lộ trình. Giai đoạn 2016-2020, đầu tư cho các cơ sở giáo dục nằm trong danh mục đầu tư công giai đoạn 2016-2020 của tỉnh; các cơ sở giáo dục có khả năng cân đối từ các nguồn vốn khác. Từ năm 2021-2030, đưa danh mục các trường cần đầu tư vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 5 năm 2021-2025 và 2026-2030 của tỉnh.
b) Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
- Giáo dục nghề nghiệp:
+ Trên cơ sở mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện có, tổ chức rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sáp nhập các trung tâm Dạy nghề cấp huyện với trung tâm GDTX cấp huyện để thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Đảm bảo hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hợp lý về quy mô và cơ cấu ngành nghề với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.
+ Tổ chức đào tạo, liên kết với các cơ sở giáo dục đại học mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo và loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh. Nghiên cứu, đổi tên trung tâm Dạy nghề - Hỗ trợ nông dân thuộc Hội nông dân tỉnh thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Hội nông dân, đổi tên trường Cao đẳng nghề phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp.
+ Tùy theo điều kiện thực tế, đến năm 2030 nâng cấp một số trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đủ điều kiện thành trường trung cấp. Tỉnh có cơ chế khuyến khích đơn vị ngoài công lập, doanh nghiệp liên kết, thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
- Giáo dục đại học:
+ Phấn đấu thành lập trường Đại học Điện Biên trên cơ sở sáp nhập trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên và Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên trước năm 2020. Trường hợp chưa thể thành lập, tiếp tục thực hiện mục tiêu này giai đoạn 2021-2025. Quy mô đào tạo đến năm 2020 khoảng 4.500 học sinh, sinh viên; đến năm 2025 quy mô ổn định khoảng 7.000 học sinh, sinh viên với 04 nhóm ngành đào tạo trình độ đại học, gồm: Nhóm ngành Sư phạm; nhóm ngành Kinh tế - Tài chính; nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ và nhóm ngành Văn hóa - Xã hội. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình và hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, như: Đào tạo liên thông chính quy, vừa làm vừa học từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học; đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học, đại học văn bằng 2.
+ Thực hiện chính sách cử cán bộ, học sinh đi đào tạo tại các trường đại học, học viện ngoài tỉnh theo hình thức thi tuyển, cử tuyển, chính quy theo địa chỉ sử dụng. Thực hiện các đề án đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Vân Nam Trung Quốc, các tỉnh Bắc Thái Lan.
2. Đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
a) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
- Giáo dục mầm non:
+ Phát triển giáo dục mầm non đảm bảo yêu cầu và xu thế phát triển chung của cả nước; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện của địa phương, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Từng bước giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tăng tỷ lệ trẻ phát triển bình thường trong các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số, tăng cường cho trẻ làm quen với máy vi tính và tiếng Anh.
+ Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, hướng tới thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-4 tuổi. Khuyến khích phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập.
- Giáo dục phổ thông:
+ Giáo dục tiểu học: Nâng cao chất lượng toàn diện và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016; duy trì và đảm bảo đạt tỷ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày; thực hiện lộ trình dạy học tiếng Anh bắt buộc; khuyến khích việc học Tin học tại các trường có đủ điều kiện.
+ Giáo dục trung học: Triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng tỷ lệ học sinh xếp loại “Đạt“ về phẩm chất, năng lực hoặc đạt học lực khá, giỏi hàng năm gắn với dạy thực chất, hoạt động học thực chất; chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, ngoại ngữ, tin học, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức thực tế vào thực tiễn; giáo dục pháp luật, an toàn giao thông; giáo dục thể chất, quốc phòng; giáo dục lịch sử truyền thống; định hướng nghề nghiệp cho học sinh, thực hiện có hiệu quả công tác phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Tiếp tục dạy tiếng Thái và tiếng Mông cho học sinh tiểu học và học sinh THCS.
+ Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về kiểm định chất lượng giáo dục. Nâng số cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài và đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục từ 186 cơ sở giáo dục năm 2015 lên 300 cơ sở giáo dục năm 2020, đến năm 2025 là 486 cơ sở giáo dục và năm 2030 là 100% cơ sở giáo dục. Xây dựng một số trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông theo mô hình trường chất lượng cao phù hợp với hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học, đảm bảo 100% giáo viên hiểu và biết kỹ thuật đánh giá năng lực học sinh. Xây dựng đội ngũ chuyên gia về đánh giá năng lực học sinh phổ thông.
- Giáo dục thường xuyên: Phát triển giáo dục thường xuyên theo hướng tạo cơ hội cho mọi người được tham gia học tập thường xuyên, ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, người bị thiệt thòi được học tập ở mọi lúc, mọi nơi, mọi trình độ nhằm nâng cao dân trí, trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi nghề nghiệp đối với người lao động. Tiếp tục liên kết với các trường Đại học, Học viện tổ chức đào tạo trình độ đại học hệ vừa làm vừa học, liên thông và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học tiếng dân tộc đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ của cán bộ và nhân dân trong tỉnh.
b) Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
- Giáo dục nghề nghiệp:
+ Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, kỷ luật lao động; đào tạo nghề theo hướng ứng dụng, thực hành, đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động của tỉnh, toàn quốc và xuất khẩu lao động. Nâng cao tỷ lệ, chất lượng lao động qua đào tạo; tăng cường đào tạo nghề, chú trọng đào tạo lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn; nâng cao kỹ năng, tác phong kỷ luật làm việc cho người lao động.
+ Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo với các trường đại học, học viện; chú trọng đào tạo chính quy, liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, chú trọng các ngành phát huy thế mạnh và ngành còn thiếu nhân lực.
- Giáo dục đại học:
+ Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ, có chất lượng cao cho tỉnh; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thúc đẩy, tạo động lực và ảnh hưởng tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh và các tỉnh trong khu vực. Mở rộng giao lưu, hợp tác đào tạo quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Bắc Thái Lan và tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học ở các lĩnh vực đảm bảo cơ cấu các chuyên ngành; chú trọng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật là người dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ, năng lực phẩm chất tốt, tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức cấp xã, dự nguồn cấp xã.
+ Quy hoạch đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số từ xã đến huyện và tỉnh về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu về cán bộ khoa học kỹ thuật của các ban, ngành và cấp ủy, chính quyền các cấp. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
3. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Chú trọng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tạo chuyển biến mới về chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế; khuyến khích nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tự học, tự nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ưu tiên phát triển đội ngũ ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các trường chuyên biệt.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có cơ chế đặc thù để tuyển chọn và trọng dụng nhân tài, có chính sách thu hút, đãi ngộ nhân lực trình độ cao, năng lực tốt, nghiệp vụ giỏi.
Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục có uy tín trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, giáo viên có năng lực và trình độ cao trong việc đào tạo mũi nhọn, bồi dưỡng giáo viên, thực hiện các dự án phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Tập trung sát hạch kiểm tra năng lực, bồi dưỡng giáo viên. Tiến hành đánh giá, phân loại cán bộ quản lý, giáo viên làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển công tác, bố trí công việc; thực hiện tinh giảm biên chế theo lộ trình; tiếp tục tuyển dụng giáo viên theo quy mô phát triển đảm bảo đủ định mức theo quy định.
4. Cơ sở vật chất, thiết bị, ngân sách cho giáo dục và đào tạo
a) Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Tăng cường các nguồn vốn đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ từng bước hiện đại. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng cao tầng để tiết kiệm diện tích đất trong trường học. Tập trung đầu tư xây dựng kiên cố phòng học, nhà công vụ, nhà nội trú, nhà điều hành, các phòng học chức năng. Ưu tiên đầu tư cho các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, các xã, huyện chia tách và thành lập mới.
Thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt, đầu tư phòng học mầm non theo đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015; đầu tư cơ sở vật chất từ dự án Phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2, dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2, Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả; đầu tư thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo.
Giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, tiếp tục đầu tư xây dựng đủ phòng học, phòng nội trú, nhà công vụ theo quy mô phát triển; đầu tư hệ thống phòng học chức năng, nhà điều hành, nhà đa năng và các hạng mục phụ trợ khác; đầu tư bổ sung thiết bị dạy học theo yêu cầu.
b) Ngân sách đầu tư cho giáo dục
Ngân sách đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học từ các nguồn: Cân đối ngân sách địa phương hàng năm; các Chương trình mục tiêu quốc gia; Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; các Chương trình, dự án ODA; ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo; nguồn vốn huy động từ cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Ngân sách đầu tư thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nguồn xã hội hóa và từ các chương trình, dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
Ngoài ra ngân sách nhà nước cấp hàng năm đảm bảo đủ chi cho con người, chi phụ cấp, chi chế độ chính sách của học sinh và các khoản chi phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội vào việc xây dựng và phát triển giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục phát triển lành mạnh; tạo điều kiện cho mọi người, mọi tổ chức được đóng góp cho giáo dục.
Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động sự đóng góp của toàn xã hội đối với giáo dục và đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở cấp học mầm non, phổ thông và đào tạo nghề, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, trung tâm ngoại ngữ - tin học trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng, huyện Tuần Giáo đáp ứng nhu cầu xã hội. Tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng, môi trường thân thiện nhằm thúc đẩy các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề công lập và ngoài công lập phát triển cả quy mô và chất lượng.
Tăng cường vận động huy động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm và nhân dân địa phương hỗ trợ đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, xây dựng và tôn tạo cảnh quan môi trường trong trường học. Tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư nhà nội trú, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh bán trú theo tiêu chí “Ba cứng” với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Phát huy vai trò tích cực của Hội cha mẹ học sinh, Hội đồng giáo dục, Hội Khuyến học các cấp thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo; xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội tạo sự chuyển biến phát triển về chất lượng giáo dục... Mở rộng tổ chức các Quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân và tổ chức đóng góp vào sự phát triển giáo dục, đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh.
IV. Phân kỳ đầu tư, nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư
1. Phân kỳ đầu tư
- Giai đoạn 2016-2020: Kinh phí ước tính khoảng 1.400.000 triệu đồng, trung bình mỗi năm khoảng 280.000 triệu đồng;
- Giai đoạn 2021-2025: Kinh phí ước tính khoảng 4.800.000 triệu đồng, trung bình mỗi năm khoảng 960.000 triệu đồng;
- Giai đoạn 2026-2030: Kinh phí ước tính khoảng 6.750.000 triệu đồng, trung bình mỗi năm khoảng 1.350.000 triệu đồng.
2. Nhu cầu vốn và nguồn vốn
a) Chi đầu tư
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư trong 15 năm ước tính 12.950.000 triệu đồng. Trong đó: Giai đoạn 5 năm 2016-2020 là 1.400.000 triệu đồng (riêng các nguồn vốn NSNN, TPCP trong kế hoạch đầu tư công là 1.250.000 triệu đồng); giai đoạn 2021-2025 là 4.800.000 triệu đồng; giai đoạn 2026-2030 là 6.750.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Vốn từ các Chương trình, dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý; Vốn Trái phiếu Chính phủ hỗ trợ đầu tư phòng học cho trường mầm non thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình Xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; Vốn Chương trình mục tiêu hỗ trợ giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; Vốn từ Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp-việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020; Vốn Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả; Vốn cân đối từ ngân sách địa phương: Nguồn thu sử dụng đất, nguồn xổ số kiến thiết, nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề; Vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng; Vốn sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề hàng năm; Vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Chi sự nghiệp
- Tổng số vốn chi cho sự nghiệp trong 15 năm ước tính tối thiểu 45.000.000 triệu đồng, trong đó: Giai đoạn 5 năm 2016-2020 là 11.800.000 triệu đồng; giai đoạn 5 năm 2021-2025 là 14.900.000 triệu đồng; giai đoạn 5 năm 2026-2030 là 18.300.000 triệu đồng;
- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề hàng năm do ngân sách trung ương cấp.
V. Các giải pháp thực hiện
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Ðảng, sự quản lý của các cấp chính quyền đối với đổi mới giáo dục và đào tạo.
2. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo.
3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
4. Tổ chức thực hiện đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác.
5. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập.
6. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng.
7. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
8. Thực hiện nghiêm việc đổi mới cơ chế, chính sách, tăng cường nguồn lực xã hội hóa; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo.
9. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ.
10. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
11. Tiếp tục triển khai thực hiện các đề án phát triển giáo dục và đào tạo.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm và giai đoạn để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Quy hoạch.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch 5 năm để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
- Tổ chức sơ kết giai đoạn 5 năm, tổng kết 15 năm triển khai thực hiện quy hoạch; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp có thẩm quyền kết quả thực hiện quy hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương đưa quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh và huyện, thị xã, thành phố.
- Tổng hợp lồng ghép, cân đối, phân bổ các nguồn vốn thực hiện quy hoạch; xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh cân đối và phân bổ kinh phí chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh cơ chế chính sách xã hội hóa đối với hoạt động giáo dục và đào tạo.
- Hướng dẫn chế độ tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quản lý biên chế ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Tham mưu xây dựng quy trình, thủ tục thành lập các trường mầm non và phổ thông công lập trên cơ sở các quy định hiện hành.
- Hướng dẫn thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đề bạt cán bộ quản lý giáo dục; tuyển dụng, sử dụng giáo viên. Hướng dẫn chế độ tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nội dung quy hoạch hệ thống đào tạo nghề có liên quan, xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút thanh niên đã tốt nghiệp THCS và THPT tham gia học nghề, góp phần phân luồng học sinh sau THCS và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm quỹ đất để phát triển cơ sở giáo dục và đào tạo theo quy hoạch; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát tình hình sử dụng đất trường học và các cơ sở đào tạo, quy hoạch bổ sung đất đảm bảo các trường có đủ diện tích đất theo quy định; triển khai các thủ tục, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở trên.
7. Sở Xây dựng
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, cho ý kiến về vị trí địa điểm, sự phù hợp về quy hoạch nằm trong đô thị đối với những trường học cần mở rộng hoặc xây dựng mới.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu ban hành một số thiết kế mẫu nhà Ban Giám hiệu, nhà nội trú cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên, nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà ăn phù hợp với quy định của Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, loại hình trường, phong tục tập quán và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp triển khai Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngoại khóa trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và Hội khỏe Phù đổng các cấp.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đẩy mạnh nghiên cứu khoa và công nghệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, nhất là các cơ sở đào tạo, dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Thực hiện chuyển giao cho Ngành Giáo dục và Đào tạo các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng, phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Tham mưu UBND tỉnh có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan, các huyện, thành, thị lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chỉ đạo vào việc thực hiện Quy hoạch.
11. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát việc triển khai tổ chức thực hiện công tác y tế học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế học sinh.
12. Ban Dân tộc tỉnh
- Phối hợp thực hiện các chế độ chính sách nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
- Tham mưu lồng ghép các chương trình, dự án thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục miền núi, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền trong tỉnh.
13. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyên truyền về quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của ngành Giáo dục và Đào tạo được tham gia các lớp tập huấn về công nghệ thông tin, tư vấn và cung cấp các phần mềm sử dụng trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học.
14. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan tham mưu cho Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương và quy định của pháp luật.
15. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
- Thực hiện tốt chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành liên quan để có đầy đủ thông tin, tham mưu chế độ chính sách thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo.
16. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong tỉnh trong tham gia thực hiện tốt quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Quyết định 2153/QĐ-UBND năm 2016 về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm học 2016-2017 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Nghị quyết 40/NQ-HĐND năm 2016 điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025
- 4Quyết định 2799/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND về sửa đổi Nghị quyết 70/2012/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012-2020
- 6Quyết định 1530/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, năm học 2020-2021 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 5Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 6Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 1379/QĐ-TTg năm 2013 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Quyết định 1008/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 1076/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 2153/QĐ-UBND năm 2016 về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm học 2016-2017 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 14Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020
- 15Nghị quyết 40/NQ-HĐND năm 2016 điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 16Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025
- 17Nghị quyết 70/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030
- 18Quyết định 2799/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 19Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND về sửa đổi Nghị quyết 70/2012/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012-2020
- 20Quyết định 1530/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, năm học 2020-2021 do tỉnh Nghệ An ban hành
Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 707/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Mùa A Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra