Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 634/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Lưu: VT, Cục BTNN.

BỘ TRƯỞNG




Hà Hùng Cường

 

BỘ TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 634/QĐ-BTP  ngày 22 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu ban hành Bộ Tiêu chí

Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây viết tắt là Bộ Tiêu chí) quy định về các tiêu chí, phương pháp và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây viết tắt là Luật TNBTCNN), đánh giá sự chuyển biến chất lượng hoạt động công vụ của cán bộ, công chức.

Điều 2. Áp dụng Bộ Tiêu chí

Bộ Tiêu chí này áp dụng đối với hoạt động đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN theo Kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có thẩm quyền ở Trung ương và các địa phương.

Điều 3. Nguyên tắc đánh giá

1. Tuân thủ Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN.

2. Phản ánh trung thực, khách quan hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN.

3. Bảo đảm sự phù hợp của các phương pháp, công cụ đánh giá đối với đối tượng, phạm vi đánh giá.

4. Bảo đảm sự rõ ràng, đầy đủ và thống nhất của thông tin thu nhận được từ hoạt động đánh giá.

Điều 4. Các chỉ số đánh giá

1. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ liên quan về công tác bồi thường nhà nước của người thi hành công vụ và các cơ quan nhà nước.

2. Chất lượng hoàn thành công việc liên quan đến công tác giải quyết bồi thường.

3. Hiệu quả tác động thực tế của việc triển khai thi hành Luật TNBTCNN đối với việc nâng cao ý thức, trách nhiệm thi hành công vụ của cán bộ, công chức.

4. Đánh giá của người dân đối với việc triển khai thi hành Luật TNBTCNN và chất lượng của hoạt động giải quyết bồi thường.

Chương 2.

BỘ TIÊU CHÍ

Điều 5. Tiêu chí về tổ chức triển khai thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

1. Triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

a) Tính kịp thời trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;

b) Hình thức, phương pháp triển khai;

c) Phạm vi, đối tượng thụ hưởng thông tin pháp luật thông qua việc phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của cá nhân, tổ chức

a) Tính đa dạng về nội dung, hình thức tiếp cận của nguồn thông tin;

b) Khả năng đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật cho tổ chức, công dân của cơ quan Nhà nước.

3. Các điều kiện bảo đảm thi hành pháp luật

a) Biên chế, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện công tác bồi thường nhà nước;

b) Hình thành thiết chế theo dõi, thanh tra, kiểm tra và bảo đảm thi hành Luật TNBTCNN.

4. Xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành

a) Yêu cầu về số lượng các văn bản cần ban hành;

b) Tính kịp thời trong việc xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 6. Tiêu chí về chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải quyết bồi thường

1. Chất lượng của hoạt động giải quyết bồi thường

a) Sự tuân thủ pháp luật về trình tự, thủ tục trong giải quyết bồi thường;

b) Sự phù hợp của việc áp dụng pháp luật giải quyết bồi thường để xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường; thiệt hại được bồi thường;

c) Kết quả giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

d) Kết quả giải quyết bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự tại Toà án;

đ) Thực hiện báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi giải quyết bồi thường.

2. Tính kịp thời trong hoạt động giải quyết bồi thường và chi trả tiền bồi thường

a) Tuân thủ thời hạn, thời hiệu giải quyết bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN;

b) Thực hiện chi trả tiền bồi thường đúng quy định pháp luật.

3. Tính kịp thời trong thực hiện trách nhiệm hoàn trả

a) Tổ chức xem xét trách nhiệm hoàn trả kịp thời, đúng quy định;

b) Ban hành và thực hiện quyết định hoàn trả đúng quy định.

Điều 7. Tiêu chí về hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường

1. Triển khai tập huấn, bồi dưỡng các văn bản pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

a) Kịp thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các văn bản pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

b) Nội dung, hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

c) Chất lượng, hiệu quả của hoạt động tập huấn, bồi dưỡng.

2. Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường

a) Tính kịp thời, đúng pháp luật trong hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường;

b) Năng lực, chuyên môn của cán bộ, công chức thực hiện công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường.

3. Hiệu quả trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường

a) Tính kịp thời, đúng pháp luật trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

b) Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

4. Hiệu quả hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường thuộc thẩm quyền

a) Nguồn thông tin phục vụ hoạt động theo dõi, đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường;

b) Tính kịp thời trong công tác theo dõi, đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường;

c) Tính kịp thời trong công tác kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường;

d) Hiệu quả của các biện pháp xử lý sau kiểm tra.

5. Nắm bắt tình hình công tác bồi thường nhà nước

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch nắm bắt tình hình công tác bồi thường trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Bảo đảm tình hình, số liệu về công tác bồi thường nhà nước được nắm bắt kịp thời, đầy đủ.

6. Hiệu quả giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

a) Biện pháp, hình thức giúp người dân tiếp cận cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường dễ dàng, thuận lợi;

b) Tính kịp thời, đúng nội dung, thời hạn trong việc giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 8. Tiêu chí về hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước

1. Chuyển biến về nhận thức, ý thức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức do tác động của Luật TNBTCNN

a) Chuyển biến về nhận thức;

b) Chuyển biến về chất lượng hoạt động công vụ, nhiệm vụ được giao.

2. Chuyển biến về chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước do tác động của Luật TNBTCNN

a) Giảm các vụ việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động của cơ quan, đơn vị do tác động của việc triển khai thi hành Luật TNBTCNN;

b) Hiệu quả hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước.

Chương 3.

PHƯƠNG PHÁP

Điều 9. Áp dụng phương pháp đánh giá

1. Tuân thủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá.

2. Tùy từng đối tượng và nội dung đánh giá sử dụng phương pháp định tính, định lượng cho phù hợp.

Điều 10. Phương pháp định tính

Phương pháp định tính được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

1. Tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn, nghe ý kiến phản hồi của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước và của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp;

2.  Thảo luận, phân tích số liệu thu thập được.

Điều 11. Phương pháp định lượng

Phương pháp định lượng thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

1. Xem xét bảng số liệu tổng kết thông qua báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền;

2. Xem xét số liệu về các vụ việc yêu cầu bồi thường (đã thụ lý, đang giải quyết và đã giải quyết xong; số tiền bồi thường);

3. Tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra, thực hiện điều tra xã hội học.

Chương 4.

QUY TRÌNH

Điều 12. Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi đánh giá

Cơ quan đánh giá căn cứ vào mục tiêu đánh giá để xác định đối tượng, phạm vi đánh giá.

Điều 13. Xây dựng Bộ công cụ đánh giá

1. Bộ công cụ bao gồm: phiếu điều tra, khảo sát; nội dung phỏng vấn; hệ thống biểu mẫu thống kê số liệu.

2. Bộ công cụ do các cơ quan đánh giá xây dựng trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Chương II của Bộ Tiêu chí này và phù hợp với mục tiêu, đối tượng, phạm vi đánh giá quy định tại Điều 12 của Bộ Tiêu chí này.

3. Thang điểm đánh giá được xác định tại Phụ lục về Thang điểm.

Điều 14. Thực hiện hoạt động đánh giá

1. Cơ quan đánh giá tổ chức khảo sát, thu thập số liệu, tọa đàm, tham vấn ý kiến để thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá.

2. Xử lý thông tin thu thập được và tiến hành chấm điểm.

Điều 15. Xây dựng báo cáo đánh giá

Trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả chấm điểm, cơ quan đánh giá xây dựng Báo cáo đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN theo mẫu tại Phụ lục về Báo cáo.

Điều 16. Tổ chức thực hiện

Căn cứ vào Kế hoạch đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN đã được cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có thẩm quyền quyết định, cơ quan đánh giá bố trí kinh phí và lập Kế hoạch tổ chức thực hiện.

 

(Phụ lục về Báo cáo kèm theo Quyết định số 634/QĐ-BTP ngày 22 tháng 3 năm 2013 về việc ban hành Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)

TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

…………, ngày … tháng … năm ……

 

BÁO CÁO

Đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

(từ ngày …tháng… năm … đến ngày… tháng … năm…)

(Tên cơ quan xây dựng Báo cáo) báo cáo kết quả đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước như sau:

Phần thứ nhất

CÔNG TÁC TRIỂN KHAI

I. Công tác xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện

- Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi đánh giá;

- Xây dựng Bộ công cụ để đánh giá (phiếu điều tra, khảo sát; nội dung phỏng vấn; biểu mẫu thống kê số liệu)1.

II. Các hoạt động đã thực hiện

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện2;

- Tổ chức khảo sát, tọa đàm tham vấn chuyên gia, tổng hợp số liệu.

Phần thứ hai

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

I. Kết quả thu thập số liệu

1. Công tác thu thập số liệu

1.1. Hoạt động khảo sát: số lượng phiếu khảo sát, đối tượng khảo sát, nội dung khảo sát (Báo cáo khảo sát đính kèm)

1.2. Tổ chức Tọa đàm tham vấn: số lượng Tọa đàm, nội dung Tọa đàm

1.3. Tổ chức phỏng vấn

2. Công tác tổng hợp số liệu

2.1. Phương thức tổng hợp số liệu

2.2. Kết quả tổng hợp số liệu

3. Đánh giá về công tác thu thập số liệu

- Đánh giá về hiệu quả công tác thu thập số liệu;

- Tính xác thực của số liệu thu thập được.

II. Công tác chấm điểm

1. Công tác thực hiện chấm điểm và kết quả

2. Đánh giá điểm số và tình hình triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

III. Hiệu quả, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân và kiến nghị

1. Về hiệu quả đưa Luật TNBTCNN vào cuộc sống

2. Bài học kinh nghiệm trong quá trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN

3. Những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân

- Về thể chế;

- Quá trình thực hiện, phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao.

4.  Đề xuất, kiến nghị

 

 

Nơi nhận:
- Cơ quan quản lý nhà nước
về công tác bồi thường (để báo cáo);
- ...
- Lưu: VT, ...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chữ ký, dấu)

____________

1 Kèm theo các nội dung đã được xây dựng

2 Kèm theo Kế hoạch đã phê duyệt

 

(Phụ lục về Thang điểm kèm theo Quyết định số 634/QĐ-BTP ngày 22 tháng 3 năm 2013 về việc ban hành Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)

THANG ĐIỂM

(Đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)

Mã Số

Tiêu chí

Cơ số điểm

I. TC 1

Tiêu chí về tổ chức triển khai thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Điều 5)

100

- Tiêu chí 1 (khoản 1 Điều 5)

36

+ Điểm a khoản 1 Điều 5

12

+ Điểm b khoản 1 Điều 5

12

+ Điểm c khoản 1 Điều 5

12

- Tiêu chí 2 (khoản 2 Điều 5)

24

+ Điểm a khoản 2 Điều 5

12

+ Điểm b khoản 2 Điều 5

12

- Tiêu chí 3 (khoản 3 Điều 5)

20

+ Điểm a khoản 3 Điều 5

10

+ Điểm b khoản 3 Điều 5

10

- Tiêu chí 4 (khoản 4 Điều 5)

20

+ Điểm a khoản 4 Điều 5

10

+ Điểm b khoản 4 Điều 5

10  

II. TC 2

Tiêu chí về chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải quyết bồi thường (Điều 6)

100

- Tiêu chí 1 (khoản 1 Điều 6)

55

+ Điểm a khoản 1 Điều 6

11

+ Điểm b khoản 1 Điều 6

11

+ Điểm c khoản 1 Điều 6

11

+ Điểm d khoản 1 Điều 6

11

+ Điểm đ khoản 1 Điều 6

11

- Tiêu chí 2 (khoản 2 Điều 6)

23

+ Điểm a khoản 2 Điều 6

11

+ Điểm b khoản 2 Điều 6

12

- Tiêu chí 3 (khoản 3 Điều 6)

22

+ Điểm a khoản 3 Điều 6

11

+ Điểm b khoản 3 Điều 6

11

III. TC 3

Tiêu chí về hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường (Điều 7)

100

- Tiêu chí 1 (khoản 1 Điều 7)

18

+ Điểm a khoản 1 Điều 7

6

+ Điểm b khoản 1 Điều 7

6

+ Điểm c khoản 1 Điều 7

6

- Tiêu chí 2 (khoản 2 Điều 7)

13

+ Điểm a khoản 2 Điều 7

7

+ Điểm b khoản 2 Điều 7

6

- Tiêu chí 3 (khoản 3 Điều 7)

18

+ Điểm a khoản 3 Điều 7

9

+ Điểm b khoản 3 Điều 7

9

- Tiêu chí 4 (khoản 4 Điều 7)

27

+ Điểm a khoản 4 Điều 7

6

+ Điểm b khoản 4 Điều 7

7

+ Điểm c khoản 4 Điều 7

7

+ Điểm d khoản 4 Điều 7

7

- Tiêu chí 5 (khoản 5 Điều 7)

12

+ Điểm a khoản 5 Điều 7

6

+ Điểm b khoản 5 Điều 7

6

- Tiêu chí 6 (khoản 6 Điều 7)

12

+ Điểm a khoản 6 Điều 7

6

+ Điểm b khoản 6 Điều 7

6

IV. TC 4

Tiêu chí về hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước (Điều 8)

100

- Tiêu chí 1 (khoản 1 Điều 8)

50

+ Điểm a khoản 1 Điều 8

25

+ Điểm b khoản 1 Điều 8

25

- Tiêu chí 2 (khoản 2 Điều 8)

50

+ Điểm a khoản 2 Điều 8

25

+ Điểm b khoản 2 Điều 8

25

Tổng số = I + II + III + IV

400

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 634/QĐ-BTP năm 2013 về Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 634/QĐ-BTP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/03/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Hà Hùng Cường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/03/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 11/12/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản