- 1Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 2Nghị định 85/1999/NĐ-CP sửa đổi quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
- 3Nghị định 163/1999/NĐ-CP về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
- 4Quyết định 423/2000/QĐ-NHNN1 về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Thông tư 03/2003/TT-NHNN hướng dẫn về cho vay không bảo đảm bằng tài sản theo Nghị quyết 02/2003/NQ-CP do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Thông tư 74/2003/TT-BNN sửa đổi Mục III Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn chỉ tiêu để xác định kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2004/QĐ-UB | Thị xã Cao Lãnh, ngày 15 tháng 06 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 10/12/2003;
- Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại;
- Căn cứ Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê và Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4 tháng 7 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sửa đổi, bổ sung mục III của Thông tư 69/2000/BNN-TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2000 hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cấp giấy chứng nhận, thực hiện chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2004/QĐ-UB ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy định này áp dụng thực hiện chính sách nhằm khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trang trại; sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai; mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Đối tượng và ngành sản xuất được xác định là kinh tế trang trại
Hộ nông dân, hộ công nhân viên chức nhà nước và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, những hộ ở đô thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kết hợp các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.
Điều 3. Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại
Hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân một năm hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê và Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại.
1. Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm đạt từ 50 triệu đồng trở lên.
2. Quy mô sản xuất:
a. Đối với trang trại trồng trọt:
- Trang trại trồng cây hàng năm từ 03 ha trở lên.
- Trang trại trồng cây lâu năm từ 05 ha trở lên.
- Trang trại lâm nghiệp từ 10 ha trở lên.
b. Đối với trang trại chăn nuôi:
- Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò
+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa: có thường xuyên từ 10 con trở lên.
+ Chăn nuôi lấy thịt: có thường xuyên từ 50 con trở lên.
- Chăn nuôi gia súc: heo, dê.
+ Chăn nuôi sinh sản: có thường xuyên đối với heo 20 con, đối với dê 100 con trở lên.
+ Chăn nuôi heo thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể heo sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.
- Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
c. Trang trại nuôi trồng thủy sản:
Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 01 ha trở lên).
3. Đối với các loại sản phẩm nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản thì tiêu chí xác định về giá trị sản lượng hàng hóa phải đạt từ 50 triệu đồng/năm trở lên.
4. Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hóa của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ bình quân một năm.
1. Đối với trang trại trồng cây hàng năm:
- Trang trại phải áp dụng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo các phương thức luân canh như: 02 vụ lúa + 01 vụ màu; 01 hoặc 02 vụ lúa + 01 vụ nuôi thủy sản.
- Tùy theo điều kiện sản xuất thực tế của từng loại cây trồng trang trại phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới của ngành nông nghiệp như: Quy trình kỹ thuật giảm giá thành sản xuất lúa, đậu nành, bắp lai; quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); quy trình sản xuất rau an toàn; quy trình sản xuất giống nông hộ...
- Diện tích sản xuất trang trại phải tập trung cùng một địa phương (xã, phường, thị trấn).
2. Đối với trang trại trồng cây lâu năm (cây ăn trái):
- Trang trại biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của ngành nông nghiệp như: quy trình xử lý ra hoa và bao trái trên cây ăn trái; quy trình ghép cây để cải thiện giống cây ăn trái theo hướng nâng cao chất lượng...
- Đối với trang trại sản xuất giống cây ăn trái phải đảm bảo về cơ sở vật chất trang thiết bị sản xuất và phải công bố chất lượng giống cây theo quy định của ngành nông nghiệp.
3. Trang trại lâm nghiệp:
- Trang trại áp dụng các quy trình kỹ thuật về trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng theo chương trình khuyến lâm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp.
- Trang trại trồng rừng kết hợp với nuôi thủy sản để tăng thu nhập.
4. Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm:
- Cơ sở vật chất trang bị đảm bảo như: hệ thống chuồng trại, cống thoát, hệ thống xử lý chất thải để không gây ô nhiễm môi trường.
- Trang trại áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi ở các khâu theo quy trình chăn nuôi như: chọn giống, thức ăn, về an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm của ngành thú y.
- Đối với trang trại sản xuất giống gia súc gia cầm phải đảm bảo tiêu chuẩn giống cấp nhà nước và phải chấp hành các quy định về kiểm dịch giống khi xuất khỏi trại.
5. Trang trại nuôi trồng thủy sản:
- Trang trại phải biết ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản như: Sử dụng giống nhân tạo; áp dụng các quy trình nuôi thương phẩm đạt chất lượng cao, thực hiện các quy định về vệ sinh thú y thủy sản theo quy định của ngành thủy sản.
- Đối với trang trại chuyên sản xuất giống thủy sản phải được Chi cục BVNLTS chứng nhận kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản hàng năm và phải chấp hành các quy định về kiểm dịch giống thủy sản khi xuất khỏi trại.
Điều 5. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại được Nhà nước bảo hộ. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được bồi thường theo quy định tại thời điểm công bố quyết định thu hồi.
Điều 6. Điều kiện để được ưu đãi đầu tư
Các dự án đầu tư phát triển kinh tế trang trại thuộc các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt các tiêu chí định lượng và các đặc trưng chủ yếu tại Điều 3 và Điều 4 Chương I để làm cơ sở xét cấp giấy chứng nhận trang trại.
Điều 7. Chính sách chung của Nhà nước
1. Về đất đai: Khuyến khích các đối tượng nêu tại Điều 2 hội đủ điều kiện theo Điều 3, Điều 4 Quy định này đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; khai thác và sử dụng có hiệu quả các loại đất hoang hóa, bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
2. Về tín dụng:
- Chủ trang trại được vay vốn tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư phát triển theo quy định tại Quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 9 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại; Thông tư số 03/2003/TT-NHNN ngày 24 tháng 2 năm 2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo Nghị quyết 02/2003/NQ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ.
3. Về thuế sử dụng đất, tiền thuê đất,... được miễn, giảm theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Riêng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp chưa áp dụng thu đối với các trang trại.
1. Về chế biến và tiêu thụ sản phẩm trang trại:
- Thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi của tỉnh đối với các doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản, lương thực, chế biến trái cây, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm ở 2 khu công nghiệp thị xã Sa Đéc và Trần Quốc Toản (thị xã Cao Lãnh).
- Tạo điều kiện về xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức như: Nghiên cứu điều tra thị trường, tổ chức hội thảo với chủ trang trại, doanh nghiệp, nhằm trao đổi thông tin giúp chủ trang trại định hướng hoạt động phù hợp với thị trường; tổ chức và tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của địa phương; hỗ trợ cho các trang trại có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đồng thời xây dựng các chợ đầu mối của tỉnh như: chợ trái cây tại huyện Cao Lãnh, chợ nông sản tại Thanh Bình, chợ thủy sản tại Sa Đéc... để giúp cho các trang trại chủ động tìm hiểu thị trường, trao đổi và buôn bán vật tư, sản phẩm.
2. Chính sách khuyến nông, khuyến ngư:
Chủ trang trại ưu tiên hưởng các chính sách khuyến nông, khuyến ngư chung của Nhà nước và của Tỉnh; được cán bộ kỹ thuật khuyến nông, khuyến ngư hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; được tham gia hội thảo trao đổi kinh nghiệm và được tham quan các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả.
Điều 9. Nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách cụ thể của Tỉnh nêu tại Điều 8 thực hiện thông qua chương trình khuyến nông, khuyến ngư của Tỉnh và hỗ trợ đầu tư theo từng dự án cụ thể.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch và tổ chức triển khai, quản lý kinh phí khuyến nông, khuyến ngư về phát triển kinh tế trang trại.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã lập kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển trang trại trên địa bàn huyện, thị xã.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp kinh phí khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ đầu tư theo các dự án về phát triển trang trại (của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã) xem xét cân đối, bố trí kinh phí hàng năm từ ngân sách tỉnh trình Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG TRẠI
Điều 10. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận trang trại
1. Cơ quan tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ:
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã (nơi trang trại tổ chức sản xuất, kinh doanh) là đầu mối tiếp nhận và giao trả hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận trang trại của các hộ gia đình và cá nhân; Phòng Nông nghiệp - Địa chính cấp huyện, thị xã hướng dẫn các hộ gia đình và cá nhân về trình tự thủ tục xét cấp giấy chứng nhận trang trại theo Quy định này; đồng thời thẩm định hồ sơ, lập tờ trình, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Nếu xét thấy không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, phải trả lời bằng văn bản cho đối tượng đề nghị cấp.
2. Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy chứng nhận trang trại:
a. Đối với hộ gia đình, cá nhân đang trong quá trình đầu tư xây dựng trang trại hoặc trang trại đang sản xuất, kinh doanh đã có doanh thu từ sản phẩm chính, hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trang trại gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận trang trại (Mẫu số 1).
- Báo cáo tóm tắt kết quả đầu tư của trang trại và dự kiến giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân năm của trang trại (Mẫu số 2), hoặc báo cáo tóm tắt về tình hình sản xuất, kinh doanh của trang trại có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Mẫu số 3).
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có công chứng; hợp đồng thuê đất của trang trại hoặc quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền.
b. Đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp pháp toàn bộ trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận trang trại gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng trang trại có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Mẫu số 1).
- Giấy chứng nhận trang trại đã cấp cho chủ trang trại chuyển nhượng.
c. Đối với cá nhân được thừa kế hợp pháp toàn bộ trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận trang trại gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trang trại của người được hưởng thừa kế trang trại có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Mẫu số 1).
- Giấy chứng nhận trang trại đã cấp cho chủ trang trại để lại thừa kế.
- Các giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp (di chúc, quyết định của Tòa án...).
3. Giấy chứng nhận kinh tế trang trại: do Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã cấp theo mẫu thống nhất kèm theo Quy định này.
Điều 11. Thẩm quyền và thời hạn xét cấp giấy chứng nhận trang trại
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nêu tại Điều 3 Quy định này, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phải hoàn thành việc xem xét hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ra quyết định.
Điều 12: Thẩm quyền và thời hạn thu hồi giấy chứng nhận trang trại.
Phòng Nông nghiệp - Địa chính cấp huyện, thị xã có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các trang trại đã được cấp giấy chứng nhận; cập nhật tình hình biến động về quy mô sản xuất, kinh doanh; giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân hàng năm của các trang trại. Trên cơ sở đó, lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận trang trại trong các trường hợp sau:
- Trang trại chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Trang trại 03 năm liền không đạt các tiêu chí được quy định tại Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2000 và Thông tư số 74/TT-BNN ngày 04 tháng 7 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong điều kiện sản xuất bình thường.
Điều 13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp tình hình kinh tế trang trại báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã là cơ quan quản lý các trang trại trên địa bàn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động trang trại. Đồng thời thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ban ngành Tỉnh có liên quan thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Trung ương, của Tỉnh về phát triển kinh tế trang trại.
Điều 14. Các sở, ban ngành Tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tùy theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thi hành Quy định này.
- 1Nghị quyết 10/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 955/QĐ-UBND-HC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 03/2015/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre
- 1Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT-BNN-TCTK hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê cùng ban hành
- 2Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 3Nghị định 85/1999/NĐ-CP sửa đổi quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
- 4Nghị định 163/1999/NĐ-CP về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
- 5Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 423/2000/QĐ-NHNN1 về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 7Thông tư 03/2003/TT-NHNN hướng dẫn về cho vay không bảo đảm bằng tài sản theo Nghị quyết 02/2003/NQ-CP do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 8Thông tư 74/2003/TT-BNN sửa đổi Mục III Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn chỉ tiêu để xác định kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10Nghị quyết 10/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 11Quyết định 03/2015/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre
Quyết định 60/2004/QĐ-UB về quy định cấp giấy chứng nhận, thực hiện chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 60/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/06/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Trương Ngọc Hân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/06/2004
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực