Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 535/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRỒNG TRỌT TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ - CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ - TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 6 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 347/2013/QĐ-UBND ngày 17/9/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 331/2013/QĐ-CT ngày 30/3/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kết luận số 190-KL/TU ngày 19/12/2014 Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kỳ thứ 52.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2844/TTr-SNN ngày 22/12/2014 về việc xin phê duyệt quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm quy hoạch

1.1. Quy hoạch phát triển sản xuất trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng thâm canh, chuyên canh cao, tiến tới ứng dụng công nghệ cao; phát triển bền vững gắn sản xuất với chế biến, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.2. Quy hoạch phát triển các loại cây trồng trên cơ sở khai thác lợi thế của từng vùng sinh thái nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa có chất lượng, giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

1.3. Quy hoạch phát triển trồng trọt của tỉnh đi đôi với việc đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích tích tụ ruộng đất để có điều kiện đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô phù hợp, bảo đảm đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài tỉnh.

1.4. Từng bước đưa vào thử nghiệm và chuyển đổi cơ cấu sản xuất đối với giống cây trồng áp dụng công nghệ biến đổi gen.

2. Mục tiêu quy hoạch

- Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 4,5%/năm giai đoạn 2014-2015 và 4,2%/năm giai đoạn 2016-2020 (cả giai đoạn 2014-2020 đạt 4,3%/năm).

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 56% giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 và chiếm 55% vào năm 2020.

- Đến năm 2020: Diện tích gieo trồng lúa 42.150 ha, sản lượng trên 25 vạn tấn; cây ngô diện tích 15.000 ha; sản lượng 7,5 vạn tấn; sản lượng lương thực trên 33 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người trên 371 kg/người/năm; diện tích rau thực phẩm: 8.000 ha, sản lượng 96 nghìn tấn; diện tích mía nguyên liệu 18.500 ha, sản lượng trên 1.480 nghìn tấn; diện tích chè nguyên liệu 9.000 ha, sản lượng 74,7 nghìn tấn; diện tích đậu tương 1.000 ha, sản lượng 2,2 nghìn tấn; diện tích lạc 4.200 ha, sản lượng 13,4 nghìn tấn; diện tích cam sành 8.500-9.000 ha (diện tích cho sản phẩm 7.500 ha), sản lượng 112,5 nghìn tấn.

- Giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 80 triệu đồng/ha vào năm 2020.

3. Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

Các cây trồng chính:

- Cây lúa: Diện tích 42.150 ha; năng suất 60,5 tạ/ha; sản lượng 255.163 tấn.

- Cây ngô: Diện tích 15.000 ha; năng suất 50 tạ/ha; sản lượng 75.000 tấn.

- Cây lạc: Diện tích 4.200 ha; năng suất 32 tạ/ha; sản lượng 13.440 tấn.

- Cây rau: Diện tích 8.000 ha; năng suất 120 tạ/ha; sản lượng 96.000 tấn.

- Cây mía: Diện tích 18.500 ha; năng suất 80 tạ/ha; sản lượng 1.480.000 tấn.

- Cây chè: Diện tích 9.000 ha; năng suất 90 tạ/ha; sản lượng 74.700 tấn.

- Cây cam: Diện tích 8.500 ha; năng suất 150 tạ/ha; sản lượng 112.500 tấn.

- Cây chuối: Diện tích 2.050 ha; năng suất 79 tạ/ha; sản lượng 16.200 tấn.

- Cây bưởi: Diện tích 400 ha; năng suất 75 tạ/ha; sản lượng 2.850 tấn.

(Chi tiết có Phụ lục số 01 kèm theo)

4. Quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

- Vùng sản xuất lúa: Diện tích 3.230 ha.

- Vùng sản xuất rau: Diện tích 773 ha.

- Vùng sản xuất mía: Diện tích 14.870 ha.

- Vùng sản xuất lạc: Diện tích 2.500 ha.

- Vùng sản xuất đỗ xanh: Diện tích 150 ha.

- Vùng sản xuất chè: Diện tích 5.656 ha.

- Vùng sản xuất cam: Diện tích 5.255 ha.

- Vùng sản xuất chuối: Diện tích 834 ha.

- Vùng sản xuất bưởi: Diện tích 375 ha.

(Chi tiết có Phụ lục số 02 kèm theo)

5. Quy hoạch các vùng sản xuất VietGAP

- Vùng sản xuất rau an toàn: Diện tích 286,6 ha.

- Vùng sản xuất chè an toàn: Diện tích 2.391 ha.

- Vùng sản xuất cam an toàn: Diện tích 700 ha.

- Vùng sản xuất bưởi an toàn: Diện tích 60 ha.

(Chi tiết có Phụ lục số 03 kèm theo)

6. Quy hoạch vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao

- Vùng lúa: Xã Hoàng Khai, xã Kim Phú, xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn); xã Minh Hương, xã Bằng Cốc (huyện Hàm Yên); xã Đại Phú (huyện Sơn Dương); xã Yên Nguyên (huyện Chiêm Hóa); xã Lăng Can (huyện Lâm Bình).

- Vùng rau: Xã Đội Cấn, xã An Khang (thành phố Tuyên Quang); xã Vĩnh Lợi, xã Sơn Nam (huyện Sơn Dương); xã Thái Hòa (huyện Hàm Yên); xã Hoàng Khai (huyện Yên Sơn); xã Hòa Phú, xã Hòa An (huyện Chiêm Hóa).

- Vùng lạc: Xã Minh Quang, xã Phúc Sơn, xã Tân Mỹ - huyện Chiêm Hóa.

- Vùng mía: Xã Phúc Ứng (huyện Sơn Dương); xã Vinh Quang, xã Phúc Sơn (huyện Chiêm Hóa).

- Vùng chè: xã Tân Trào, xã Tú Thịnh (huyện Sơn Dương); xã An Tường, xã Đội Cấn (thành phố Tuyên Quang); xã Phú Lâm, xã Lăng Quán (huyện Yên Sơn).

- Vùng cam: Xã Tân Thành, xã Phù Lưu, xã Yên Lâm - huyện Hàm Yên.

- Thực hiện một số chương trình phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao:

+ Nghiên cứu tạo giống Cam Sành không hạt hoặc ít hạt bằng xử lý chiếu xạ tia gamma trên mầm ngủ.

+ Ứng dụng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng trong sản xuất giống cây cam sành sạch bệnh phục vụ trồng mới, trồng lại cam sành trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

+ Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất rau, quả an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

7. Quy hoạch vùng sản xuất giống cây trồng

7.1. Vùng sản xuất giống lúa, ngô lai F1

Xây dựng vùng sản xuất giống lúa lai, ngô lai F1, lúa thuần nguyên chủng, giống xác nhận tại trại giống cây trồng Đồng Thắm. Với tổng diện tích 25 ha canh tác (sản xuất 2 vụ/năm).

7.2. Vùng sản xuất giống lúa nhân dân

Xây dựng vùng sản xuất sản xuất lúa thuần: Quy mô 80 ha/năm trên địa bàn các xã: Hoàng Khai (huyện Yên Sơn); Yên Nguyên (huyện Chiêm Hóa); An Tường (thành phố Tuyên Quang).

7.3. Đối với giống ngô biến đổi gen

Thực hiện xây dựng mô hình thử nghiệm giống ngô biến đổi gen trước khi đưa ra sản xuất đại trà.

7.4. Đối với giống chè

Xây dựng 5 vườn ươm với quy mô sản xuất đạt 250.000 bầu/năm trên địa bàn các huyện: Yên Sơn (xã Phú Lâm, Tứ Quận); Sơn Dương (xã Tân Trào); Hàm Yên (xã Tân Thành, Thái Hòa). Tiến hành tuyển chọn 100 cây chè Shan tuyết đầu dòng, 01 vườn đầu dòng, 03 vườn ươm giâm hom.

7.5. Đối với giống cam

Xây dựng 03 vườn ươm, diện tích 1-1,5 ha, công suất 130-140 nghìn cây cam giống/năm đảm bảo cung cấp cho trồng mới khoảng 250-260 ha vào năm 2020.

7.6. Đối với giống mía

Xây dựng vùng chuyên sản xuất giống với diện tích khoảng 40 ha tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương; căn cứ nhu cầu sản xuất bố trí diện tích mía giống phù hợp tại các huyện: Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Yên Sơn đảm bảo cung cấp cho vùng nguyên liệu mía của tỉnh khoảng 25.000 - 30.000 tấn mía giống.

7.7. Đối với giống lạc

Xây dựng vùng sản xuất lạc giống 300 ha/năm trên địa bàn 3 xã: Minh Quang, Phúc Sơn, Tân Mỹ - huyện Chiêm Hóa. Hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 750 tấn lạc giống.

8. Xây dựng một số chuỗi giá trị và thương hiệu sản phẩm trồng trọt chủ lực

8.1. Chuỗi giá trị sản phẩm

Xây dựng một số chuỗi giá trị từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ đối với một số sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh như lúa an toàn, rau an toàn, cam an toàn và chè an toàn.

8.2. Xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực

- Xây dựng thương hiệu chè Shan đặc sản, chè an toàn: Chè Vĩnh Tân, huyện Sơn Dương; Chè Làng Bát, huyện Hàm Yên; chè Shan đặc sản, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình.

- Xây dựng thương hiệu gạo đặc sản (gạo Dự) xã Kim Phú, huyện Yên Sơn; gạo đặc sản xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; gạo Minh Hương xã Minh Hương, huyện Hàm Yên.

- Xây dựng thương hiệu vùng sản xuất lạc tập trung ở các xã phía Tây huyện Chiêm Hóa.

- Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm hồng không hạt Tuyên Quang.

9. Giải pháp thực hiện

9.1. Hoàn thiện hệ thống giống cây trồng

- Hoàn thiện hệ thống giống cây trồng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở sản xuất, cơ sở nhân giống đảm bảo cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô phù hợp như vùng sản xuất chè, mía, cam, chuối, bưởi,...

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống mới có năng suất, chất lượng đảm bảo phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của người dân trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch chọn tạo, công nhận một số giống cây đầu dòng, giống gốc (đối với cây ăn quả) nhằm bảo tồn nguồn gen, nhân nhanh giống cây có chất lượng đưa vào sản xuất đạt trà.

- Xây dựng mô hình, thử nghiệm, khảo nghiệm các giống cây trồng biến đổi gen trước khi tiến hành sản xuất đại trà ở những vùng sản xuất tập trung.

9.2. Phát triển cơ sở hạ tầng

- Hệ thống thủy lợi: Sửa chữa, nâng cấp và kiên cố mới các tuyến kênh mương các công trình đầu mối; xây dựng các công trình chống lũ, hệ thống đê bảo vệ, kè sông, suối…

- Hệ thống giao thông: Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có; đầu tư mới những công trình trọng điểm để nâng cao năng lực, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy.

- Xây dựng mạng lưới dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp: Đầu tư nâng cao năng lực hoạt động của các Chi cục, Trung tâm, các Trạm Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông để các đơn vị đủ năng lực phục vụ sản xuất.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy chế biến công nghiệp hiện nay cải tiến thiết bị công nghệ nhằm phát huy tối đa công suất, hiệu quả của các nhà máy chế biến công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xây dựng mới các nhà máy chế biến sản phẩm trồng trọt tại các vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhằm đạt được các mục tiêu xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt: Tiếp tục thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Triển khai thực hiện Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

9.3. Giải pháp về đất đai

- Quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất tập trung: Tiến hành rà soát một số diện tích đất rừng sản xuất có tiềm năng, điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn cây lâm nghiệp (cam, chuối, mía nguyên liệu, chè,...)

- Tăng cường công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung với khối lượng sản phẩm đủ lớn phục vụ chế biến, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh.

9.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông dân và nông thôn của trung ương và địa phương như: Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Tiếp tục xây dựng, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể.

9.5. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất trồng trọt, sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh, có giá trị cao và phù hợp với điều kiện của Tuyên Quang.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giống cây trồng như công nghệ “Vi ghép đỉnh sinh trưởng”, phương pháp nuôi cấy mô để sản xuất giống cây ăn quả; từng bước đưa các giống cây trồng biến đổi gen, có năng suất, chất lượng tốt, sức chống chịu cao vào sản xuất thử nghiệm trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng mô hình mẫu và tổ chức chỉ đạo nhân ra diện rộng những mô hình tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để đẩy nhanh tiến trình sản xuất hàng hoá và tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp, như mô hình sản xuất lúa chất lượng cao hàng hoá; mô hình trồng cây ăn quả đặc sản an toàn theo hướng VietGAP (cam sành, bưởi,...); mô hình sản xuất chuối hàng hóa; mô hình thâm canh đậu tương; lạc giống mới; mô hình sản xuất rau an toàn; mô hình sản xuất chè an toàn, chè sạch; mô hình trồng mía nguyên liệu có tưới cho vùng đồi,...

- Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn; biện pháp canh tác trên đất dốc theo phương thức nông - lâm kết hợp; gieo thẳng, mật độ đảm bảo và biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong thâm canh cây lúa;

- Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, sử dụng chế phẩm vi sinh vật, chế phẩm sinh học để bảo quản nông sản sau thu hoạch.

9.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng chợ đầu mối nông sản ở các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, các vùng sản xuất cây đặc sản để tổ chức thu mua tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển sản xuất ổn định.

- Xây dựng các kênh thị trường thông qua các phương thức hội chợ, tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại, liên doanh và hợp đồng cung cấp nguyên liệu đối với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Nhất là liên kết với các hệ thống siêu thị bán lẻ (BigC, FiviMart,...) trong và ngoài tỉnh thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nhằm chủ động trong tiêu thụ, đồng thời nâng cao giá trị các sản phẩm trồng trọt hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

- Có chính sách khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm và tham gia vào việc tiêu thụ nông sản nói chung, sản phẩm trồng trọt nói riêng.

- Thực hiện chính sách phát triển, hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn giữa các cơ sở chế biến, các doanh nghiệp với các hộ nông dân.

9.7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.

- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà khoa học, các kỹ thuật viên và những người có trình độ, có tay nghề cao về làm việc tại tỉnh để nâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật của tỉnh.

- Có chính sách hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản lý các HTX dịch vụ nông nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý kinh tế đảm bảo yêu cầu phát triển trong thời gian tới.

- Thường xuyên tập huấn, đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt như: khuyến nông; bảo vệ thực vật….

9.8. Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất trồng trọt.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, nhất là về giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, dự tính, dự báo sâu bệnh hại cây trồng...

- Mở rộng phương thức sản xuất theo “cánh đồng mẫu lớn” và đối tác công tư PPP, trong đó tập trung vào cây lúa, mía, chè và một số cây trồng có thị trường, sản xuất tập trung hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

9.9. Giải pháp về huy động vốn đầu tư.

- Tổng nhu cầu vốn đến năm 2020: 5.054 tỷ đồng, trong đó:

+ Hỗ trợ các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung: 49,65 tỷ đồng.

+ Vùng sản xuất rau hàng hóa, rau an toàn tập trung: 137,75 tỷ đồng.

+ Vùng sản xuất mía nguyên liệu: 4.250,5 tỷ đồng.

+ Vùng sản xuất cam: 154,99 tỷ đồng.

+ Vùng sản xuất chè (chè Shan đặc sản, chè chế biến công nghiệp): 459,18 tỷ đồng.

- Phân nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách: 213,98 tỷ đồng, chiếm 4,23%.

+ Vốn dân tự có: 2.523,6 tỷ đồng, chiếm 49,85%.

+ Vốn khác (doanh nghiệp, tín dụng, khác,...): 2.324,27 tỷ đồng, chiếm 45,92%.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố công bố công khai quy hoạch; tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để thực hiện việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu vốn phát triển sản xuất và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trồng trọt, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sản xuất an toàn, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; theo dõi, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch triển khai, thực hiện nội dung của Quy hoạch trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất cân đối, bố trí vốn ngân sách và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng Tin học Công báo;
- Trưởng phòng KTCNLN;
- Lưu: VT, CVNLN. .

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Quang

 

Phụ lục 01: Quy hoạch phát triển một số cây trồng chính tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

STT

Hạng mục

Quy hoạch đến năm 2020

DT (ha)

NS (tạ/ha)

SL (tấn)

I

Nhóm cây trồng có vị trí, vai trò quan trọng

 

 

 

1

Cây lúa

42.150

60,5

255.163

 

TP TQ

1.847

59,8

11.036

 

H. Na Hang

1.883

58,0

10.923

 

H. Chiêm Hóa

9.132

60,0

54.770

 

H. Hàm Yên

6.634

61,5

40.820

 

H. Yên Sơn

9.380

61,3

57.470

 

H. Sơn Dương

10.969

60,7

66.600

 

H. Lâm Bình

2.305

58,8

13.544

2

Cây ngô

15.000

50,0

75.000

 

TP TQ

750

52,0

3.900

 

H. Na Hang

1.540

44,3

6.820

 

H. Chiêm Hóa

3.060

50,0

15.300

 

H. Hàm Yên

2.460

51,7

12.720

 

H. Yên Sơn

2.800

50,4

14.100

 

H. Sơn Dương

3.500

52,2

18.280

 

H. Lâm Bình

890

43,6

3.880

3

Cây lạc

4.200

32,0

13.440

 

TP TQ

50

28,6

143

 

H. Na Hang

85

29,0

247

 

H. Chiêm Hóa

2.660

33,0

8.778

 

H. Hàm Yên

330

32,0

1.056

 

H. Yên Sơn

250

29,5

738

 

H. Sơn Dương

450

30,0

1.350

 

H. Lâm Bình

375

30,1

1.128

4

Cây rau

8.000

120,0

96.000

 

TP TQ

300

140,0

4.200

 

H. Na Hang

600

95,0

5.700

 

H. Chiêm Hóa

1.800

120,0

21.600

 

H. Hàm Yên

1.000

120,0

12.000

 

H. Yên Sơn

2.000

127,5

25.500

 

H. Sơn Dương

2.000

120,0

24.000

 

H. Lâm Bình

300

100,0

3.000

II

Nhóm cây chủ lực, sản xuất gắn với chế biến

DT (ha)

NS (tạ/ha)

SL (tấn)

1

Cây mía

18.500

80

1.480.000

 

TP TQ

600

800

47.976

 

H. Na Hang

174

650

11.278

 

H. Chiêm Hóa

5.307

815

432.521

 

H. Hàm Yên

2.808

815

228.860

 

H. Yên Sơn

3.920

810

317.520

 

H. Sơn Dương

5.455

780

425.521

 

H. Lâm Bình

236

680

16.325

2

Cây chè

9.000

90

74.700

 

TP TQ

380

98

3.750

 

H. Na Hang

1.800

75

11.250

 

H. Chiêm Hóa

20

75

113

 

H. Hàm Yên

1.970

90

17.100

 

H. Yên Sơn

2.750

95

25.650

 

H. Sơn Dương

1.550

97

14.550

 

H. Lâm Bình

530

75

2.288

III

Nhóm cây đặc trưng, đặc sản

 

 

 

1

Cam

8.500

150,0

112.500

 

TP TQ

0

0,0

0

 

H. Na Hang

10

80,0

80

 

H. Chiêm Hóa

700

137,9

9.100

 

H. Hàm Yên

7.710

152,1

102.645

 

H. Yên Sơn

70

87,1

610

 

H. Sơn Dương

0

0,0

0

 

H. Lâm Bình

10

10,0

65

2

Chuối

2.050

79,0

16.200

 

TP TQ

10

90,0

90

 

H. Na Hang

50

90,0

315

 

H. Chiêm Hóa

750

90,0

6.120

 

H. Hàm Yên

150

90,0

1.080

 

H. Yên Sơn

780

90,0

6.570

 

H. Sơn Dương

110

90,0

720

 

H. Lâm Bình

200

90,0

1.305

3

Bưởi

400

75,0

2.850

 

TP TQ

15

70,0

105

 

H. Na Hang

5

70,0

35

 

H. Chiêm Hóa

5

60,0

30

 

H. Hàm Yên

20

70,0

140

 

H. Yên Sơn

320

78,0

2.320

 

H. Sơn Dương

30

65,0

190

 

H. Lâm Bình

5

65,0

30

 

Phụ lục 02: Quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

TT

Hạng mục

Diện tích quy hoạch (ha)

Phân kỳ thực hiện

2014-2015

2016-2020

I

Vùng lúa

3.230

1.252

1.983

1

TP Tuyên Quang

120

120

 

2

H. Na Hang

20

20

 

3

H. Chiêm Hóa

430

280

150

4

H. Hàm Yên

970

130

845

5

H. Yên Sơn

550

232

318

6

H. Sơn Dương

970

420

550

7

H. Lâm Bình

170

50

120

II

Vùng rau

773

136

637

1

TP Tuyên Quang

79

16

63

2

H. Na Hang

80

10

70

3

H. Chiêm Hóa

185

35

150

4

H. Hàm Yên

69

15

54

5

H. Yên Sơn

135

15

120

6

H. Sơn Dương

178

40

138

7

H. Lâm Bình

46

5

41

III

Vùng mía

14.870

10.652

4.218

1

TP Tuyên Quang

450

450

 

2

H. Chiêm Hóa

5.180

1.372

3.808

3

H. Hàm Yên

2.600

2.190

410

4

H. Yên Sơn

3.030

3.030

 

5

H. Sơn Dương

3.610

3.610

 

IV

Vùng lạc

2.500

300

2.200

1

H. Chiêm Hóa

2.500

300

2.200

V

Vùng đỗ xanh

150

50

100

1

H. Na Hang

150

50

100

VI

Vùng chè

5.656

3.752

1.904

 

Chè trong dân

4.440

2.536

1.904

1

TP Tuyên Quang

280

280

 

2

H. Na Hang

1.440

450

990

3

H. Hàm Yên

770

540

230

4

H. Yên Sơn

1.200

716

484

5

H. Sơn Dương

550

350

200

6

H. Lâm Bình

200

200

 

 

Chè doanh nghiệp

1.216

1.216

 

VII

Vùng cam

5.255

4.249

727

1

H. Chiêm Hóa

468

396

72

2

H. Hàm Yên

4.787

3.853

655

VIII

Vùng chuối

834

342

492

1

H. Na Hang

40

 

40

2

H. Chiêm Hóa

300

80

220

3

H. Yên Sơn

474

262

212

4

H. Sơn Dương

20

 

20

IX

Vùng bưởi

375

235

140

1

H. Hàm Yên

30

30

-

2

H. Yên Sơn

345

205

140

 

Phụ lục 03: Quy hoạch Quy hoạch các vùng sản xuất VietGAP tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

STT

Hạng mục

Diện tích quy hoạch (ha)

Phân kỳ thực hiện

2014-2015

2016-2020

I

Rau an toàn

286,6

76

210,6

1

TP Tuyên Quang

36

10

26

2

H. Chiêm Hóa

48,6

13

35,6

3

H. Hàm Yên

50

5

45

4

H. Yên Sơn

36

15

21

5

H. Sơn Dương

90

28

62

6

H. Lâm Bình

26

5

21

II

Chè an toàn

2.391

611

1.770

II.1

Chè trong dân

1.175

395

770

1

TP Tuyên Quang

30

20

 

2

H. Na Hang

250

 

250

3

H. Hàm Yên

200

60

140

4

H. Yên Sơn

355

130

225

5

H. Sơn Dương

290

185

105

6

H. Lâm Bình

50

 

50

II.1

Chè doanh nghiệp

1.216

216

1.000

III

Cam an toàn

700

250

450

1

H. Hàm Yên

700

250

450

IV

Bưởi an toàn

60

25

35

1

H. Yên Sơn

60

25

35

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 535/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Nguyễn Đình Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản