Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4663/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 10/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

Xét đề nghị của Liên Sở: Tài chính - Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 3 092/TTr-LS:TC-LĐTBXH ngày 23 tháng 5 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội, gồm 05 nhóm dịch vụ.

(Chi tiết theo biểu số 01, 02 đính kèm)

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ động tham mưu xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí đối với các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội.

- Báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công thuộc dịch vụ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập theo quy định tại mục 3, Điều 8, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

- Xây dựng, gửi Sở Tài chính thẩm tra, báo cáo UBND Thành phố xem xét, phê duyệt giá dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo khác (ngoài dịch vụ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập theo quy định tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ) của thành phố Hà Nội trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí được cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

- Quyết định lựa chọn đơn vị sự nghiệp công để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo phân cấp của Thành phố và các quy định hiện hành, sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp.

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục công lập và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội có hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

2. Sở Tài chính:

- Tổ chức thẩm định giá dịch vụ đối với các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội theo phương án đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Tham gia ý kiến về hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu lựa chọn đơn vị sự nghiệp công để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo phân cấp của Thành phố và các quy định hiện hành.

3. UBND quận, huyện, thị xã:

Quyết định lựa chọn đơn vị sự nghiệp công để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo phân cấp của Thành phố và các quy định hiện hành, sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp.

4. Trường hợp các văn bản của Trung ương có liên quan đến các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các quy định mới.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố: Ngô Văn Quý, Nguyễn Doãn Toản;
- VPUB: PCVP N.N.Kỳ, TV.Dũng, các phòng: KT, KGVX, TKBT;
- Lưu: VT, KT(Hạnh), KGVX(chiến)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Ngô Văn Quý

 

PHỤ BIỂU SỐ 01

DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG PHẠM VI DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 186/QĐ-TTG NGÀY 10/2/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 4663/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội)

Số TT

Tên dịch vụ sự nghiệp công

NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí thực hiện dịch vụ

NSNN bảo đảm phần chi phí thực hiện dịch vụ chưa tính vào giá theo lộ trình tính giá

Ghi chú

I

Nhóm dịch vụ giáo dục mầm non và phổ thông

 

 

 

1.

Dịch vụ giáo dục mầm non

 

 

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

 

- Các dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi

 

X

 

+ Dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn

 

X

 

+ Hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội ngày lễ

 

X

 

+ Hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường[1]

 

X

 

+ Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng

 

X

2

Dịch vụ giáo dục phổ thông

 

 

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

a)

Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp một đến lớp năm

 

 

 

 

- Hoạt động dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

X

 

 

 

- Hoạt động giáo dục trải nghiệm bao gồm: hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa; các hoạt động xã hội khác

 

X

 

b)

Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học

 

 

 

 

- Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

 

X

 

 

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm: các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh

 

X

 

c)

Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải hoàn thành chương trình trung học cơ sở

 

 

 

 

- Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

 

X

 

 

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh

 

X

 

d)

Giáo dục chuyên biệt

 

 

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

 

Hoạt động giáo dục trong trường phổ thông dân tộc nội trú

X

 

 

II

Nhóm dịch vụ giáo dục trung cấp sư phạm và cao đẳng sư phạm

 

 

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

1.

Đào tạo trình độ trung cấp sư phạm

 

 

 

 

- Hoạt động giảng dạy lý thuyết và thực hành ở trên lớp

X

 

 

 

- Tổ chức thực tập, thực tập, nghiên cứu khoa học

X

 

 

 

- Các hoạt động ngoại khóa bao gồm: tham quan học tập, sinh hoạt câu lạc bộ, tìm hiểu về chuyên ngành và các hoạt động khác

 

X

 

2.

Đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm

 

 

 

 

- Hoạt động Giảng dạy lý thuyết và thực hành ở trên lớp

X

 

 

 

- Tổ chức thực tập, thực tập, nghiên cứu khoa học

X

 

 

 

- Các hoạt động ngoại khóa bao gồm: tham quan học tập, sinh hoạt câu lạc bộ, tìm hiểu về chuyên ngành và các hoạt động khác

 

X

 

III

Nhóm dịch vụ giáo dục đại học

 

 

Luật Giáo dục đại học ngày 18/6/2012; Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ

 

- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 2,5 đến 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành; đào tạo văn bằng 2

 

X

 

 

- Đào tạo trình độ đại học đối với các ngành sư phạm, chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh, những ngành khó tuyển, ngành trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, ngành khoa học cơ bản

X

 

 

 

- Vừa làm vừa học và đào tạo từ xa (là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình đào tạo ở trình độ đại học)

 

X

 

 

Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học

 

X

 

 

Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ

 

X

 

 

Đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đội với các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần

X

 

 

IV.

Nhóm dịch vụ giáo dục thường xuyên

 

 

 

 

- Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

X

 

 

 

- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người đọc, cập nhận kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ

 

X

 

 

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm: Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương

 

X

 

 

- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương

X

 

 

 

- Chương trình dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập

 

X

 

V

Nhóm Dịch vụ khác

 

 

 

 

- Kiểm định chất lượng giáo dục

 

X

 

 

- Cấp phát các loại phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

X

 

 

- Công nhận văn bằng, chứng chỉ

 

X

 

 

- Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

 

X

 

 

- Hỗ trợ đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực thông qua việc nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội; điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực thông qua việc kết nối cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng lao động nhằm khai thác các nguồn lực cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực

 

X

 

 

- Tư vấn cho các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, tham gia bồi dưỡng phát triển các kỹ năng cần thiết cho học sinh, sinh viên

 

X

 

 

PHỤ BIỂU SỐ 02

DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGOÀI PHẠM VI DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 186/QĐ-TTg NGÀY 10/2/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 4663/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội)

Số TT

Tên dịch vụ sự nghiệp công

NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí thực hiện dịch vụ

NSNN đảm bảo phần chi phí thực hiện dịch vụ chưa tính vào giá theo lộ trình tính giá

Ghi chú

I

Nhóm dịch vụ giáo dục mầm non và phổ thông

 

 

 

1

Dịch vụ giáo dục phổ thông

 

 

 

1.1

Chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc tại trường THPT Chu Văn An

 

X

Công văn số 781/HD-BGD&ĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông báo số 201/TB-UBND ngày 22/3/2017 của tập thể UBND Thành phố thống nhất triển khai thực hiện thí điểm chương trình đào tạo song bằng tại Trường THPT Chu Văn An

1.2

Giáo dục chuyên biệt

 

 

 

 

Hoạt động giáo dục trong trường chuyên1

 

X

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 (Điều 62, 63) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

 

Hoạt động giáo dục trong trường, lớp dành cho người khuyết tật2

 

X

II

Nhóm dịch vụ giáo dục thường xuyên

 

 

 

 

Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông3

 

X

Quyết định số 01/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 5399/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của UBND TPHN

Riêng dịch vụ mầm non và phổ thông theo chương trình giáo dục chất lượng cao được ngân sách hỗ trợ kinh phí trong 3 năm (36 tháng) kể từ khi được công nhận theo quy định tại khoản 9, Điều 1, Nghị quyết số 14/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND Thành phố.



[1] Đối với hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong nhà trường: Tại các trường, lớp dành cho người khuyết tật học sinh thực hiện mức thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 01/8/2016 của HĐND Thành phố Hà Nội; Định mức phân bổ ngân sách cho khối trường khuyết tật là 15 triệu đồng/học sinh/năm (gồm Tiểu học Bình Minh, PTCS Nguyễn Đình Chiểu, PTCS Xã Đàn và học sinh khuyết tật học hòa nhập trong các trường thường (không phải trường chuyên biệt), học sinh khuyết tật học tại các trường do quận, huyện, thị xã quản lý là 14,5 triệu đồng/học sinh/năm.

1 Đối với các trường chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội: Học sinh thực hiện mức thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 01/8/2016 của HĐND thành phố Hà Nội; Định mức phân bổ ngân sách cho các trường THPT chuyên là 18 triệu đồng/học sinh/năm (gồm: THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ), các trường THPT chuyên còn lại là 12 triệu đồng/học sinh/năm (gồm THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây) theo quy định tại Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội.

2 Đối với các trường, lớp dành cho người khuyết tật: Học sinh thực hiện mức thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 01/8/2016 của HĐND Thành phố Hà Nội; Định mức phân bổ ngân sách cho khối trường khuyết tật là 15 triệu đồng/học sinh/năm (gồm Tiểu học Bình Minh, PTCS Nguyễn Đình Chiểu, PTCS Xã Đàn và học sinh khuyết tật học hòa nhập trong các trường thường (không phải trường chuyên biệt), học sinh khuyết tật học tại các trường do quận, huyện, thị xã quản lý là 14,5 triệu đồng/học sinh/năm.

3 Các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thực hiện mức thu học phí theo quy định tại mục 5 Điều 4, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ “Các cơ sở giáo dục thường xuyên được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của các trường phổ thông công lập trên địa bàn”; Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 01/8/2016 của HĐND Thành phố.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4663/QĐ-UBND năm 2017 Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 4663/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/07/2017
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Ngô Văn Quý
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/07/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản