Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4357a/QĐ-BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và Chánh Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có Phụ lục kèm theo).
Thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này được ban hành theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2021.
Sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính có số thứ tự A.3, A.6, B.1 tại Mục 2 Phần I (Danh mục thủ tục hành chính) và Mục II.1, II.6 Phần A (Thủ tục hành chính cấp trung ương), Mục I.1 Phần B (Thủ tục hành chính cấp tỉnh) tại Phần II (Nội dung cụ thể của từng TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành kèm theo Quyết định số 818/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Cơ quan, Thủ trưởng các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4357a/QĐ-BNN-TCLN ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||||
1 | 1.004819 | Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES | Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp | Lâm nghiệp | Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam |
2 | 1.003578 | Cấp giấy phép CITES nhập khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES | Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp | Lâm nghiệp | Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh | |||||
1 | 1.004815 | Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II và III CITES | Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp | Lâm nghiệp | - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II và các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục II, III CITES không phải loài thủy sản. - Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES. |
MỤC LỤC
TT | Tên TTHC |
1 | Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES |
2 | Cấp giấy phép CITES nhập khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES |
3 | Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II và III CITES |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương
1.1. Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số cho cơ sở. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.
Đối với các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở:
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.
- Đối với cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Phụ lục I CITES phải đăng ký với Ban Thư ký CITES, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc gửi Ban Thư ký CITES, nhưng thời hạn cấp không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo từ Ban Thư ký.
- Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
1.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua bưu điện; Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
- Bản chính Phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ (đối với động vật).
- Bản chính Phương án trồng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ (đối với thực vật).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời gian giải quyết:
- Thời gian cấp mã số: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng, không quá 30 ngày.
- Thời gian Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hoàn thiện hồ sơ gửi Ban Thư ký CITES: 15 ngày làm việc; Thời gian cấp mã số: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo từ Ban Thư ký.
- Đối với các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở:
+ Thời gian Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
+ Thời gian Cơ quan khoa học CITES Việt Nam trả lời bằng văn bản: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
- Thời gian đăng tải mã số đã cấp lên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam: 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số cơ sở nuôi, trồng hoặc văn bản từ chối cấp mã số cơ sở nuôi, trồng.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: có.
- Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
- Phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ (đối với động vật).
- Phương án trồng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ (đối với thực vật).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
1.10.1. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại
- Có phương án nuôi, trồng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; Mẫu số 05 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
- Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác.
- Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.
1.10.2. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại
a) Đối với động vật:
- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác;
- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;
- Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên;
- Có phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
b) Đối với thực vật:
- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng hợp pháp khác;
- Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài;
- Có phương án trồng theo Mẫu số 05, Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
c) Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.
1.11. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Mẫu số 03: Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ CƠ SỞ NUÔI, TRỒNG CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM; ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC CITES
Kính gửi: …………………………………………………………………………………..
1. Tên và địa chỉ:
Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị: ………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………………….. Fax (nếu có): …………………………………
2. Địa chỉ cơ sở nuôi, trồng: ………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp đăng ký: Cấp mới □; Cấp bổ sung □
4. Mục đích nuôi, trồng:
Phi thương mại □; Thương mại trong nước □; Xuất khẩu thương mại □
5. Các loài nuôi, trồng:
STT | Tên loài | Số lượng (cá thể) | Nguồn gốc | Ghi chú | |
Tên thông thường | Tên khoa học | ||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
6. Các tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc;
- ……………………
| Địa điểm ..., ngày.... tháng ... năm ... |
PHỤ LỤC IV
MẪU PHƯƠNG ÁN NUÔI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp)
I. PHƯƠNG ÁN NUÔI ÁP DỤNG VỚI LOÀI NUÔI SINH SẢN1
Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES
1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ………………………………………………………………………
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: ………………………………………………………
Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân/:.... Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: ……………
3. Ngày thành lập cơ sở: ………………………………………………………………………….
4. Loài nuôi (tên khoa học, tên thông thường): …………………………………………………
5. Mục đích nuôi: □ Vì mục đích thương mại □ Không vì mục đích thương mại
6. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định.
7. Hiện trạng tổng đàn gồm: đàn bố mẹ, đàn giống hậu bị đang nuôi và đàn con (số lượng cá thể, giới tính và độ tuổi).
Bố mẹ | Hậu bị | Con non trưởng thành (không bao gồm cá thể bố mẹ và hậu bị) | Con non chưa trưởng thành | Tổng đàn | Ghi chú | ||||
Đực | Cái | Đực | Cái | Đực | Cái | Không xác định | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9=1+2+3+4+5+6+7+5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Nếu cơ sở mới sản xuất được thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh cơ sở được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà một cơ sở khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ F2.
9. Thông tin về năng lực sản xuất (sản lượng) hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới, gồm:
9.1. Số lượng cá thể con sinh sản hàng năm
a) Đối với loài đẻ trứng (loài đẻ con không phải điền thông tin vào mục này)
Năm | Bố mẹ | Giai đoạn trứng (nếu có) và con non | Con non đã trưởng thành | ||||||||
Đực | Cái | Tỷ lệ cá thể mẹ sinh sản | Số ổ trứng bình quân/ổ trứng | Tổng số trứng | Tỷ lệ trứng hỏng (%) | Số trứng nở | Con non chưa trưởng thành | Tỷ lệ chết con non (%) | Con trưởng thành | Tỷ lệ chết con trưởng thành | |
Quá khứ2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiện tại3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự kiến4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đối với loài đẻ con (loài đẻ trứng không phải điền thông tin vào mục này)
Năm | Bố mẹ | Giai đoạn con non chưa trưởng thành | Con non đã trưởng thành | |||||
Đực | Cái | Số con non trung bình được sinh sản/01 cá thể mẹ | Tỷ lệ cá thể mẹ sinh sản (%) | Tỷ lệ con non bị chết (%) | Tổng con non hiện có | Tỷ lệ chết (%) | Tổng con trưởng thành | |
Quá khứ5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiện tại6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự kiến7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
9.2. Những biến động bất thường trong sinh sản hàng năm (nếu có), giải thích nguyên nhân những biến động bất thường.
10. Đánh giá nhu cầu dự kiến và nguồn cung cấp con giống bổ sung cho đàn giống sinh sản của cơ sở nhằm tránh sinh sản đồng huyết, cận huyết.
11. Loại sản phẩm chính (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác) (Chỉ áp dụng cho các cơ sở nuôi thương mại).
12. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chip điện tử, cắt tai, cắt vây) nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu.
13. Mô tả cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi hiện tại và dự kiến trong tương lai:
- Kích thước chuồng nuôi chính và chuồng nuôi cách ly (nếu có): diện tích chuồng nuôi (chiều rộng, chiều dài) và chiều cao của chuồng.
- Mật độ nuôi.
- Các mô tả khác.
14. Mô tả các biện pháp chăm sóc
- Thức ăn.
- Nước uống.
- Mô tả khác.
15. Điều kiện thú y và phòng chống dịch bệnh cho động vật hoang dã (Mô tả các điều kiện về thú y và phòng chống bệnh cho động vật).
16. Vệ sinh môi trường
- Các biện pháp xử lý môi trường (nếu có).
- Nếu cơ sở đã thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt thì nêu số văn bản, cơ quan phê duyệt và ngày phê duyệt.
17. Cách thức ghi chép thông tin: thông tin về quần thể động vật hoang dã gây nuôi được ghi chép và lưu trữ như thế nào.
18. Thuyết minh về hoạt động được cơ sở nuôi sử dụng và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài.
19. Mô tả các rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro:
- Các rủi ro đối với môi trường tự nhiên (nếu có) và các biện pháp phòng, chống rủi ro.
- Các rủi ro đối với an toàn của con người và vật nuôi khác (nếu có) và các biện pháp phòng chống rủi ro.
- Các rủi ro về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Các rủi ro khi động vật thoát khỏi chuồng/cơ sở nuôi hoặc bị đánh cắp; mô tả các biện pháp phòng, chống động vật thoát ra ngoài môi trường tự nhiên đối với loài được nuôi tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài.
20. Mô tả các biện pháp đảm bảo động vật nuôi được đối xử nhân đạo ở mọi khâu (nuôi, giết mổ, vận chuyển....)./.
| Địa điểm ..., ngày.... tháng... năm ... |
II. PHƯƠNG ÁN NUÔI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI LOÀI NUÔI SINH TRƯỞNG8
Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES
1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ………………………………………………………………………
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: ………………………………………………………
Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân/:………….. Ngày cấp:.... Nơi cấp:…………………
3. Ngày thành lập cơ sở: ………………………………………………………………………….
4. Loài nuôi (tên khoa học, tên thông thường): …………………………………………………
5. Mục đích nuôi: □ Vì mục đích thương mại □ Không vì mục đích thương mại
6. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định pháp luật: ……………………………………………………………………………………
7. Hiện trạng tổng đàn gồm:
Cá thể trưởng thành | Cá thể chưa trưởng thành (không bao gồm cá thể bố mẹ và hậu bị) | Tổng đàn | Ghi chú | ||
Đực | Cái | Không xác định | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5=1+2+3+4 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Thông tin về năng lực sản xuất (sản lượng) hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.
9. Loại sản phẩm chính (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác) (Chỉ áp dụng cho các cơ sở nuôi thương mại).
10. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật.
11. Mô tả cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi hiện tại và dự kiến trong tương lai.
Kích thước chuồng nuôi chính và chuồng nuôi cách ly (nếu có): diện tích chuồng nuôi (chiều rộng, chiều dài) và chiều cao của chuồng.
12. Mô tả các biện pháp chăm sóc
- Thức ăn: mô tả thức ăn, lượng thức ăn trung bình cho 1 cá thể/ngày, tần suất cho ăn (số lần ăn/ngày).
- Thức ăn.
- Nước uống.
- Mô tả khác.
13. Điều kiện thú y và phòng chống dịch bệnh cho động vật hoang dã (Mô tả các điều kiện về thú y và phòng chống bệnh cho động vật).
14. Vệ sinh môi trường
- Các biện pháp xử lý môi trường (nếu có).
- Nếu cơ sở đã thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt thì nêu số văn bản, cơ quan phê duyệt và ngày phê duyệt.
15. Cách thức ghi chép thông tin: thông tin về quần thể động vật hoang dã gây nuôi được ghi chép và lưu trữ như thế nào.
16. Mô tả thủ tục kiểm tra và giám sát được sử dụng để nhận dạng động vật nuôi hợp pháp (gồm bố mẹ, đàn hậu bị và các con) và phát hiện các cá thể có nguồn gốc bất hợp pháp được đưa vào cơ sở nuôi.
17. Thuyết minh về hoạt động được cơ sở nuôi sử dụng và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài:
- Số lượng cá thể đực, cái thuần chủng, độ tuổi của động vật tái thả lại khu vực phân bố tự nhiên của loài hoặc trao đổi với các cơ sở nuôi không vì mục đích thương mại.
- Thời điểm tái thả lại môi trường tự nhiên.
- Tần suất tái thả (nếu có).
- Các biện pháp khác.
18. Mô tả các rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro:
- Các rủi ro đối với môi trường tự nhiên (nếu có) và các biện pháp phòng, chống rủi ro.
- Các rủi ro đối với an toàn của con người và vật nuôi khác (nếu có) và các biện pháp phòng chống rủi ro.
- Các rủi ro về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Các rủi ro khi động vật thoát khỏi chuồng/cơ sở nuôi hoặc bị đánh cắp; mô tả các biện pháp phòng, chống động vật thoát ra ngoài môi trường tự nhiên đối với loài được nuôi tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài.
19. Mô tả các biện pháp đảm bảo động vật nuôi được đối xử nhân đạo ở mọi khâu (nuôi, giết mổ, vận chuyển....)./.
| Địa điểm ..., ngày.... tháng... năm ... |
1 Mỗi loài sẽ có một phương án nuôi riêng.
2 Chỉ ghi thông tin nếu động vật đã sinh sản tại cơ sở và cung cấp số liệu từ 1 đến 5 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
3 Là năm đăng ký cơ sở nuôi.
4 Dự kiến khả năng sinh sản của động vật từ 1 đến 3 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
5 Chỉ ghi thông tin nếu động vật đã sinh sản tại cơ sở và cung cấp số liệu từ 1 đến 5 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
6 Là năm đăng ký cơ sở nuôi.
7 Dự kiến khả năng sinh sản của động vật từ 1 đến 3 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
8 Mỗi loài phải lập một phương án nuôi riêng.
Mẫu số 05: Phương án trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp)
PHƯƠNG ÁN TRỒNG CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM NHÓM IA; THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC I CITES
1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ………………………………………………………………………
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: ………………………………………………………
Số CMND/căn cước công dân/Hộ chiếu:…………… Ngày cấp:…………. Nơi cấp:…………
3. Thời điểm thành lập cơ sở trồng: ………………………………………………………………
4. Loài hoặc phân loài đăng ký trồng (tên khoa học, tên thông thường):.
5. Số lượng loài thực vật đăng ký trồng: …………………………………………………………
6. Mô tả về cơ sở trồng, đặc biệt là mô tả thông tin về loài hoặc nhóm loài thực vật đã được trồng trong quá khứ …………………………………………………………………..
7. Tài liệu chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành của nguồn giống của loài đăng ký trồng: …………………………………………………………
8. Mô tả phương pháp trồng: ………………………………………………………………………
9. Mô tả điều kiện hạ tầng cơ sở: …………………………………………………………………
10. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:
11. Mô tả các biện pháp phòng, chống sự phát tán của thực vật ra môi trường tự nhiên đối với loài được trồng tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài …………………….
12. Các thông tin khác theo yêu cầu của CITES đối với những loài thực vật quy định tại Phụ lục I CITES: ……………………………………………………………………………………………………..
13. Thuyết minh và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài (chỉ áp dụng cho hoạt động trồng phi thương mại):
- Số lượng thực vật thuần chủng và độ tuổi của thực vật tái trồng lại khu vực phân bố tự nhiên của loài hoặc trao đổi với các cơ sở trồng không vì mục đích thương mại.
- Thời điểm/tần suất tái trồng lại khu vực phân bố tự nhiên của loài: …………….
| Địa điểm ..., ngày.... tháng ... năm ... |
2.1. Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
- Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước xuất khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 22 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân biết.
- Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện việc trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị đồng thời đăng tải kết quả giải quyết lên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
2.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua bưu điện; Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
+ Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
+ Bản sao Giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.
- Trường hợp nhập khẩu không vì mục đích thương mại phục vụ nghiên cứu khoa học, ngoại giao và tham gia triển lãm, biểu diễn xiếc:
+ Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
+ Một trong các giấy tờ tương ứng sau: Bản sao văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp nghiên cứu khoa học; hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phục vụ ngoại giao; hoặc bản sao giấy mời tham gia triển lãm, biểu diễn xiếc của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp phục vụ triển lãm không vì mục đích thương mại, biểu diễn xiếc.
- Trường hợp nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước, mẫu vật săn bắn:
+ Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
+ Bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ của Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật tiền Công ước; hoặc bản sao Giấy phép CITES xuất khẩu, giấy chứng nhận mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật săn bắn.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước xuất khẩu, thời hạn cấp không quá 22 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép CITES hoặc văn bản từ chối cấp Giấy phép CITES.
2.8. Phí, lệ phí (nếu có): không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: có.
Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trường hợp nhập khẩu mẫu vật sống của các loài động vật hoang dã để nuôi, giữ, phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
2.11. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Mẫu số 12: Đề nghị cấp giấy phép
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP CITES/ SAMPLE REQUEST FOR CITES PERMIT
Kính gửi: ………………………………………………
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép/Name of requesting organization, individual:
- Tổ chức: Tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có)/Organization: Fullname of the organization in Vietnamese and transaction name in English (if any): …………………………………………………………
- Cá nhân: Họ, tên ghi trong CMND/căn cước công dân/Hộ chiếu/Individual: Fullname as appeared in ID/Passport: …………………………………………………………………………………
- Số CMND/căn cước công dân/ Hộ chiếu/ ID/Passport:…………. Ngày cấp/Date: ………………..Nơi cấp/Place: …………………………………………………………..
2. Địa chỉ, điện thoại/Address, cellphone/telephone number:
- Tổ chức: Địa chỉ trụ sở, số, ngày đăng ký kinh doanh, số điện thoại liên hệ/ Organization: Address of head office, Business registration number, date of issue and cellphone/telephone number: ………………………………………………………………………………………………….
- Cá nhân: Địa chỉ thường trú, điện thoại/ Individual: Permanent Address, cellphone/telephone number: …………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị/Request: ……………………………………………………………………
4. Tên loài/(Name of species)
- Tên khoa học (tên La tinh)/ Scientific name (Latin name): …………………………………
- Tên thông thường (tiếng Anh, tiếng Việt)/ Common name (English, Vietnamese): ………………………………………………………………………………………………………
- Số lượng (bằng chữ: ...)/ Quantity (in words:…… ): …………………………………………
- Đơn vị (con, kg, mảnh, chiếc ...)/ Unit (individual, kg, piece ...): ……………………………
- Mục đích của việc đề nghị cấp giấy phép, Chứng chỉ CITES:/ Purpose of requesting for CITES permit: …………………………………………………………………………..
5. Nguồn gốc mẫu vật/Origin of specimens: ……………………………………………………
6. Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm...)/Detailed description (size, status, type of products ...): ……………………………………………………….…………..
7. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có)/Name and address of exporting and importing organization, individual in Vietnamese and in English (if any): ……………………………………………………………….
8. Thời gian dự kiến xuất, nhập khẩu/Expected exporting, importing time:
9. Cửa khẩu xuất, nhập khẩu (nêu rõ tên cửa khẩu, nước)/Export, import border gate (specify border gate’s name and country): ……………………………………………………
10. Chứng từ gửi kèm/Attached documents: ……………………………………………………
| Địa điểm/place ... Ngày/date ... tháng/month ... năm/year ... |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan cấp mã số (Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II và các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục II, III CITES, trừ loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES; Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES).
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp mã số có trách nhiệm cấp mã số. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng, Cơ quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp mã số thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.
Đối với các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở;
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.
- Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, Cơ quan cấp mã số gửi thông tin về Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
1.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua bưu điện; Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
- Bản chính Phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ (đối với động vật).
- Bản chính phương án trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ (đối với thực vật).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời gian giải quyết:
- Thời gian cấp mã số: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng, không quá 30 ngày.
- Đối với các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở:
+ Thời gian Cơ quan cấp mã số gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
+ Thời gian Cơ quan khoa học CITES Việt Nam trả lời bằng văn bản: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số.
- Thời gian cơ quan cấp mã số gửi thông tin về Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để đăng tải mã số đã cấp lên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam: 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II; các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục II, III CITES, trừ các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES.
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: mã số cơ sở nuôi, trồng hoặc văn bản từ chối cấp mã số cơ sở nuôi, trồng.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: có
- Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
- Phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ (đối với động vật).
- Phương án trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ (đối với thực vật).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1.10.1. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại
- Có phương án nuôi, trồng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; Mẫu số 05 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
- Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác.
- Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.
1.10.2. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại
a) Đối với động vật:
- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác;
- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;
- Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên;
- Có phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
b) Đối với thực vật:
- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng hợp pháp khác;
- Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài;
- Có phương án trồng theo Mẫu số 05, Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
c) Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.
1.11. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Mẫu số 03: Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ CƠ SỞ NUÔI, TRỒNG CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM; ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC CITES
Kính gửi: ………………………………………………………..
1. Tên và địa chỉ:
Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị: ………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………………………. Fax (nếu có): ……………………………
2. Địa chỉ cơ sở nuôi, trồng: ………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp đăng ký: Cấp mới □; Cấp bổ sung □
4. Mục đích nuôi, trồng:
Phi thương mại □; Thương mại trong nước □; Xuất khẩu thương mại □
5. Các loài nuôi, trồng:
STT | Tên loài | Số lượng (cá thể) | Nguồn gốc | Ghi chú | |
Tên thông thường | Tên khoa học | ||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
6. Các tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc;
- ……………………
| Địa điểm ..., ngày.... tháng ... năm ... |
PHỤ LỤC IV
MẪU PHƯƠNG ÁN NUÔI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp)
I. PHƯƠNG ÁN NUÔI ÁP DỤNG VỚI LOÀI NUÔI SINH SẢN1
Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES
1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ……………………………………………………………………
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: ……………………………………………………
Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân/:.... Ngày cấp:……………… Nơi cấp: ……………
3. Ngày thành lập cơ sở: …………………………………………………………………………
4. Loài nuôi (tên khoa học, tên thông thường): ………………………………………………..
5. Mục đích nuôi: □ Vì mục đích thương mại □ Không vì mục đích thương mại
6. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định.
7. Hiện trạng tổng đàn gồm: đàn bố mẹ, đàn giống hậu bị đang nuôi và đàn con (số lượng cá thể, giới tính và độ tuổi).
Bố mẹ | Hậu bị | Con non trưởng thành (không bao gồm cá thể bố mẹ và hậu bị) | Con non chưa trưởng thành | Tổng đàn | Ghi chú | ||||
Đực | Cái | Đực | Cái | Đực | Cái | Không xác định | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9=1+2+3+4+5+6+7+5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Nếu cơ sở mới sản xuất được thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh cơ sở được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà một cơ sở khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ F2.
9. Thông tin về năng lực sản xuất (sản lượng) hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới, gồm:
9.1. Số lượng cá thể con sinh sản hàng năm
a) Đối với loài đẻ trứng (loài đẻ con không phải điền thông tin vào mục này)
Năm | Bố mẹ | Giai đoạn trứng (nếu có) và con non | Con non đã trưởng thành | ||||||||
Đực | Cái | Tỷ lệ cá thể mẹ sinh sản | Số ổ trứng bình quân/ổ trứng | Tổng số trứng | Tỷ lệ trứng hỏng (%) | Số trứng nở | Con non chưa trưởng thành | Tỷ lệ chết con non (%) | Con trưởng thành | Tỷ lệ chết con trưởng thành | |
Quá khứ2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiện tại3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự kiến4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đối với loài đẻ con (loài đẻ trứng không phải điền thông tin vào mục này)
Năm | Bố mẹ | Giai đoạn con non chưa trưởng thành | Con non đã trưởng thành | |||||
Đực | Cái | Số con non trung bình được sinh sản/01 cá thể mẹ | Tỷ lệ cá thể mẹ sinh sản (%) | Tỷ lệ con non bị chết (%) | Tổng con non hiện có | Tỷ lệ chết (%) | Tổng con trưởng thành | |
Quá khứ5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiện tại6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự kiến7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
9.2. Những biến động bất thường trong sinh sản hàng năm (nếu có), giải thích nguyên nhân những biến động bất thường.
10. Đánh giá nhu cầu dự kiến và nguồn cung cấp con giống bổ sung cho đàn giống sinh sản của cơ sở nhằm tránh sinh sản đồng huyết, cận huyết.
11. Loại sản phẩm chính (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác) (Chỉ áp dụng cho các cơ sở nuôi thương mại).
12. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chip điện tử, cắt tai, cắt vây) nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu.
13. Mô tả cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi hiện tại và dự kiến trong tương lai:
- Kích thước chuồng nuôi chính và chuồng nuôi cách ly (nếu có): diện tích chuồng nuôi (chiều rộng, chiều dài) và chiều cao của chuồng.
- Mật độ nuôi.
- Các mô tả khác.
14. Mô tả các biện pháp chăm sóc
- Thức ăn.
- Nước uống.
- Mô tả khác.
15. Điều kiện thú y và phòng chống dịch bệnh cho động vật hoang dã (Mô tả các điều kiện về thú y và phòng chống bệnh cho động vật).
16. Vệ sinh môi trường
- Các biện pháp xử lý môi trường (nếu có).
- Nếu cơ sở đã thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt thì nêu số văn bản, cơ quan phê duyệt và ngày phê duyệt.
17. Cách thức ghi chép thông tin: thông tin về quần thể động vật hoang dã gây nuôi được ghi chép và lưu trữ như thế nào.
18. Thuyết minh về hoạt động được cơ sở nuôi sử dụng và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài.
19. Mô tả các rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro:
- Các rủi ro đối với môi trường tự nhiên (nếu có) và các biện pháp phòng, chống rủi ro.
- Các rủi ro đối với an toàn của con người và vật nuôi khác (nếu có) và các biện pháp phòng chống rủi ro.
- Các rủi ro về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Các rủi ro khi động vật thoát khỏi chuồng/cơ sở nuôi hoặc bị đánh cắp; mô tả các biện pháp phòng, chống động vật thoát ra ngoài môi trường tự nhiên đối với loài được nuôi tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài.
20. Mô tả các biện pháp đảm bảo động vật nuôi được đối xử nhân đạo ở mọi khâu (nuôi, giết mổ, vận chuyển....)./.
| Địa điểm ..., ngày.... tháng... năm ... |
II. PHƯƠNG ÁN NUÔI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI LOÀI NUÔI SINH TRƯỞNG8
Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES
1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ……………………………………………………………………
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: ……………………………………………………
Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân/:………….. Ngày cấp:.... Nơi cấp:………………
3. Ngày thành lập cơ sở: ………………………………………………………………………
4. Loài nuôi (tên khoa học, tên thông thường): ………………………………………………
5. Mục đích nuôi: □ Vì mục đích thương mại □ Không vì mục đích thương mại
6. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định pháp luật: ……………………………………………………………………………………………………
7. Hiện trạng tổng đàn gồm:
Cá thể trưởng thành | Cá thể chưa trưởng thành (không bao gồm cá thể bố mẹ và hậu bị) | Tổng đàn | Ghi chú | ||
Đực | Cái | Không xác định | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5=1+2+3+4 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Thông tin về năng lực sản xuất (sản lượng) hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.
9. Loại sản phẩm chính (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác) (Chỉ áp dụng cho các cơ sở nuôi thương mại).
10. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật.
11. Mô tả cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi hiện tại và dự kiến trong tương lai.
Kích thước chuồng nuôi chính và chuồng nuôi cách ly (nếu có): diện tích chuồng nuôi (chiều rộng, chiều dài) và chiều cao của chuồng.
12. Mô tả các biện pháp chăm sóc
- Thức ăn: mô tả thức ăn, lượng thức ăn trung bình cho 1 cá thể/ngày, tần suất cho ăn (số lần ăn/ngày).
- Thức ăn.
- Nước uống.
- Mô tả khác.
13. Điều kiện thú y và phòng chống dịch bệnh cho động vật hoang dã (Mô tả các điều kiện về thú y và phòng chống bệnh cho động vật).
14. Vệ sinh môi trường
- Các biện pháp xử lý môi trường (nếu có).
- Nếu cơ sở đã thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt thì nêu số văn bản, cơ quan phê duyệt và ngày phê duyệt.
15. Cách thức ghi chép thông tin: thông tin về quần thể động vật hoang dã gây nuôi được ghi chép và lưu trữ như thế nào.
16. Mô tả thủ tục kiểm tra và giám sát được sử dụng để nhận dạng động vật nuôi hợp pháp (gồm bố mẹ, đàn hậu bị và các con) và phát hiện các cá thể có nguồn gốc bất hợp pháp được đưa vào cơ sở nuôi.
17. Thuyết minh về hoạt động được cơ sở nuôi sử dụng và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài:
- Số lượng cá thể đực, cái thuần chủng, độ tuổi của động vật tái thả lại khu vực phân bố tự nhiên của loài hoặc trao đổi với các cơ sở nuôi không vì mục đích thương mại.
- Thời điểm tái thả lại môi trường tự nhiên.
- Tần suất tái thả (nếu có).
- Các biện pháp khác.
18. Mô tả các rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro:
- Các rủi ro đối với môi trường tự nhiên (nếu có) và các biện pháp phòng, chống rủi ro.
- Các rủi ro đối với an toàn của con người và vật nuôi khác (nếu có) và các biện pháp phòng chống rủi ro.
- Các rủi ro về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Các rủi ro khi động vật thoát khỏi chuồng/cơ sở nuôi hoặc bị đánh cắp; mô tả các biện pháp phòng, chống động vật thoát ra ngoài môi trường tự nhiên đối với loài được nuôi tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài.
19. Mô tả các biện pháp đảm bảo động vật nuôi được đối xử nhân đạo ở mọi khâu (nuôi, giết mổ, vận chuyển....)./.
| Địa điểm ..., ngày.... tháng... năm ... |
______________________________
1 Mỗi loài sẽ có một phương án nuôi riêng.
2 Chỉ ghi thông tin nếu động vật đã sinh sản tại cơ sở và cung cấp số liệu từ 1 đến 5 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
3 Là năm đăng ký cơ sở nuôi.
4 Dự kiến khả năng sinh sản của động vật từ 1 đến 3 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
5 Chỉ ghi thông tin nếu động vật đã sinh sản tại cơ sở và cung cấp số liệu từ 1 đến 5 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
6 Là năm đăng ký cơ sở nuôi.
7 Dự kiến khả năng sinh sản của động vật từ 1 đến 3 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
8 Mỗi loài phải lập một phương án nuôi riêng.
Mẫu số 07: Phương án trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp)
PHƯƠNG ÁN TRỒNG THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM NHÓM IIA; CÁC LOÀI THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC II, III CITES
1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ………………………………………………………………………
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: ………………………………………………………
Số CMND/căn cước công dân/Hộ chiếu:……………….Ngày cấp:……….. Nơi cấp: ………
3. Loài đăng ký trồng (tên khoa học và tên thông thường): ……………………………………
4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên: ……………………………
5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức trồng: ……………………………………………
6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:
7. Tài liệu chứng minh nguồn gốc giống hợp pháp theo của loài đăng ký trồng.
8. Thuyết minh và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài đối với trường hợp trồng không vì mục đích thương mại:
- Số lượng thực vật thuần chủng và độ tuổi của thực vật tái trồng lại khu vực phân bố tự nhiên của loài hoặc trao đổi với các cơ sở trồng không vì mục đích thương mại.
- Đóng góp khác cho bảo tồn (giáo dục thiên nhiên, tài trợ cho các dự án bảo tồn...).
9. Mô tả các biện pháp phòng, chống sự phát tán của thực vật ra môi trường tự nhiên đối với loài được trồng tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài./.
| Địa điểm ..., ngày.... tháng... năm ... |
- 1Quyết định 4868/QĐ-BNN-TCLN năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Quyết định 2762/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 công bố thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 4044/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Quyết định 5245/QĐ-BNN-TCLN năm 2021 phê duyệt quy trình nội bộ mới; quy trình nội bộ sửa đổi, bổ sung giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Quyết định 1303/QĐ-BNN-TCLN năm 2022 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Quyết định 2832/QĐ-BNN-TCLN năm 2022 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Quyết định 374/QĐ-BNN-TCLN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 4868/QĐ-BNN-TCLN năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Quyết định 2762/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 công bố thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Quyết định 4044/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 9Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- 10Quyết định 5245/QĐ-BNN-TCLN năm 2021 phê duyệt quy trình nội bộ mới; quy trình nội bộ sửa đổi, bổ sung giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 11Quyết định 1303/QĐ-BNN-TCLN năm 2022 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 12Quyết định 2832/QĐ-BNN-TCLN năm 2022 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 13Quyết định 374/QĐ-BNN-TCLN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định 4357a/QĐ-BNN-TCLN năm 2021 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Số hiệu: 4357a/QĐ-BNN-TCLN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/11/2021
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Quốc Doanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra