Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3900/QĐ-UBND.VX

Nghệ An, ngày 22 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phòng chống ma tuý ngày 09/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03/6/2008;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006 và Nghị định số 108/2007/NĐ- CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật;

Căn cứ Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone"; Công văn số 554/BYT-AIDS ngày 27/01/2011 của Bộ y tế về việc triển khai chương trình Methadone tại tỉnh Nghệ An;

Căn cứ Thông báo kết luận số 228-TB/TU ngày 13/5/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chương trình cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015; Công văn số 148/HĐND.VHXH ngày 07/9/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về việc kế hoạch triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Nghệ An;

Xét Tờ trình số 1591/TTr-SYT.NVY ngày 12/9/2011 của Sở Y tế về việc đề nghị ban hành "Kế hoạch triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Nghệ An",

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình thay thế điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Nghệ An (Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đường

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3900/QĐ-UBND.VX ngày 22/9/2011 của UBND tỉnh Nghệ An)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỉnh Nghệ An thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có tổng diện tích tự nhiên 16.487 km2, dân số gần 3 triệu người; Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 419 km đường biên giới; Phía Đông có 82 km đường bờ biển. Toàn tỉnh gồm có 20 đơn vị hành chính (17 huyện, 2 thị xã và thành phố Vinh), với 479 xã/phường/thị trấn (sau đây gọi là xã). Kinh tế nói chung còn nghèo, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng.

Nghệ An là một tỉnh trọng điểm về ma túy, tình hình buôn bán, sử dụng ma túy hết sức phức tạp. Trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn, kiểm soát các tội phạm ma túy cũng như các tệ nạn về ma túy. Công tác cai nghiện cũng đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực như cai nghiện tại cộng đồng, cai nghiện tập trung tại các trung tâm Giáo dục lao động xã hội và giải quyết việc làm cho người nghiện sau cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, kết quả chưa được duy trì bền vững, số người tái nghiện còn cao.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH KẾ HOẠCH

1. Thực trạng

1.1. Tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn khác

Theo số liệu của Công an tỉnh Nghệ An, đến ngày 31/12/2010 toàn tỉnh có tổng số 5.596 người nghiện ma túy. Theo điều tra vẽ bản đồ điểm nóng tại 8 huyện, thành, thị thì số người nghiện còn nhiều hơn so với số đã có danh sách. Đường biên giới dài trên 419 km với nước bạn Lào với hàng trăm đường tiểu ngạch là điều kiện thuận lợi cho vận chuyển ma túy, làm cho việc ngăn chặn ma túy vào Việt Nam là rất khó khăn. Nghệ An là một trong các tỉnh trọng điểm có tệ nạn buôn bán ma túy từ Lào sang Việt Nam.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4.187 cơ sở làm nghề kinh doanh dịch vụ với 8.954 người phục vụ, trong đó cho nước ngoài thuê 24 cơ sở, các loại lưu trú khác 322 cơ sở, 286 khách sạn, 1 vũ trường, 67 cơ sở massage, 80 cơ sở cắt tóc, gội đầu và 170 cơ sở karaoke; 50 đối tượng là chủ chứa, 20 đối tượng môi giới mại dâm, 60 cơ sở và 317 đối tượng nghi có hoạt động mại dâm, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 90; 63/479 xã và 4 tụ điểm có tệ nạn mại dâm.

Tỉnh có 7 Trung tâm Giáo dục lao động xã hội đang hoạt động bao gồm: 2 Trung tâm cấp tỉnh và 5 trung tâm cấp huyện. Thành phố Vinh mỗi năm tổ chức cai nghiện tại cộng đồng và đưa người nghiện ma túy vào cai nghiện tại các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội cho khoảng 300 - 500 người nghiện ma túy. Toàn tỉnh tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng khoảng 1.500 người.

Tại thành phố Vinh nơi tập trung số người nghiện ma túy cao nhất tỉnh, là điểm dự kiến triển khai cơ sở đầu tiên điều trị Methadone. Theo số liệu của công an tỉnh tính đến tháng 12/2010 có 1.329 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Ước tính qua nắm bắt của các đồng đẳng viên, chuyên trách, cộng tác viên và cán bộ Y tế xã, phường và khảo sát điều tra IBBS năm 2010 của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cho thấy có 1.500 người nghiện ma tuý đang có mặt trên địa bàn thành phố Vinh (ước tính toàn tỉnh khoảng 10.400 người).

1.2. Chương trình can thiệp cho người sử dụng ma túy tại tỉnh Nghệ An

Hiện nay, công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong những chương trình được ưu tiên tại Việt Nam do số lượng người nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng và có nguy cơ lan rộng trong cộng đồng. Nghệ An đang là một trong 10 tỉnh thành có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất nước, trong đó lây truyền HIV do sử dụng chung bơm kim tiêm trong đối tượng NCMT chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 86%).

Tính đến 31/12/2010, toàn tỉnh đã có 5.667 người nhiễm HIV được phát hiện, trong đó số bệnh nhân AIDS là 2.989 người, tử vong do AIDS là 1.807 người. Tất cả 20/20 huyện, thành, thị và 379/479 xã, phường phát hiện có người nhiễm HIV, đặc biệt trong số người nhiễm HIV có trên 86% là do lây nhiễm qua tiêm chích ma túy. HIV/AIDS đã gây ra những tổn thất khủng khiếp cho xã hội và cũng là tấn bi kịch đối với gia đình người nhiễm, những người nghiện phải chịu đựng những tổn thất sâu sắc về mặt tình cảm, sự bần cùng hoá như một kết cục tất yếu của bệnh tật. Nhiễm HIV/AIDS chủ yếu ở những người trẻ tuổi (gần 90% trong độ tuổi từ 20 - 39), hậu quả là làm gia tăng số trẻ em mồ côi và trẻ em lây nhiễm HIV do từ mẹ truyền qua.

Nhận thức được vấn đề về HIV/AIDS, Chính phủ Việt Nam đã sớm thiết lập sự chỉ đạo quốc gia và những chính sách kịp thời, đúng đắn để huy động toàn bộ xã hội tham gia vào công việc phòng chống HIV/AIDS đem hiệu quả cao. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và Quyết định số 5146/QĐ-BYT ngày 27/12/2010 về việc Phê duyệt đề án sản xuất và sử dụng thuốc methadone tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015.

Năm 2008 chương trình điều trị Methadone đã được triển khai thí điểm tại thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và đã thu được kết quả tích cực, đến nay toàn quốc đã có 9 tỉnh/thành phố triển khai Chương trình với tổng số 31 điểm điều trị Methadone, tổng số bệnh nhân được điều trị là: 4.300 bệnh nhân (trong đó Hải Phòng trên 1.300 bệnh nhân; TP Hồ Chí Minh trên 1.000 bệnh nhân, Hà Nội trên 450 bệnh nhân và các tỉnh triển khai mới: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Dương, Điện Biên, Nam Định và Thanh Hóa có số bệnh nhân từ 150 đến 400 người).

2. Cơ sở pháp lý

- Luật Phòng chống ma túy; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng chống ma túy;

- Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006;

- Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

- Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 4/8/2008 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại phiên họp Uỷ ban Quốc gia Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm;

- Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone";

- Công văn số 554/BYT-AIDS ngày 27/01/2011 của Bộ Y tế gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai chương trình Methadone tại tỉnh Nghệ An;

- Thông báo số 228-TB/TU ngày 13/5/2011 của Tỉnh ủy Nghệ An về việc kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chương trình cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015;

- Công văn số 148/HĐND ngày 07/9/2011 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về việc kế hoạch triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Nghệ An.

3. Sự cần thiết ban hành Kế hoạch

Methadone ít gây nghiện hơn ma túy và người sử dụng không phải tăng liều. Methadone hấp thu qua đường uống nên giảm được nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu khác (do người nghiện không phải tiêm chích); tác dụng của thuốc kéo dài 24h nên những người được điều trị chỉ phải uống Methadone một lần/ngày, không gây phấn khích, ảo giác dẫn đến bạo lực như các loại ma túy khác, sau khi uống Methadone vẫn sinh hoạt, lao động bình thường, ổn định cuộc sống, hạn chế sa vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật (phụ lục 4). Vì vậy điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là giải pháp cần thiết trong giai đoạn hiện nay, và cần phải có kế hoạch cụ thể, được phê duyệt để triển khai thực hiện nhằm giảm sự lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng nghiện chích ma túy và giảm sự lây lan cộng đồng góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định trật tự xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các CDTP và từ nhóm nghiện các CDTP ra cộng đồng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện các CDTP.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng CDTP trong nhóm đối tượng tham gia điều trị sau 2 năm. Những người còn tiêm chích ma túy tham gia điều trị Methadone không còn tiêm chích chung.

- Tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tham gia điều trị đến năm 2012 giảm 6% và đến năm 2015 giảm 15% so với năm 2010. Đối với những bệnh nhân chưa nhiễm HIV không bị nhiễm HIV trong quá trình tham gia điều trị bằng Methadone.

- Cải thiện sức khỏe của nhóm tham gia điều trị.

- Giảm tỷ lệ tội phạm trong nhóm tham gia điều trị.

- Nâng tỷ lệ hiểu biết về lợi ích của chương trình điều trị Methadone của lãnh đạo các cấp tỉnh, thành phố, xã/phường và người dân tại thành phố Vinh (các cấp chính quyền đạt 95%, người dân từ khoảng 5% lên 20% vào năm 2012).

- 100% bệnh nhân tham gia chương trình điều trị Methadone được tư vấn hỗ trợ, điều trị theo đúng phác đồ, được đảm bảo an toàn về tính mạng.

- Tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị liên tục đạt 95%.

- 100% cán bộ tham gia điều trị được tập huấn, có các chứng chỉ theo yêu cầu của Bộ Y tế và Cục Phòng chống HIV/AIDS.

- Bảo đảm hoạt động của cơ sở điều trị được theo dõi, giám sát thường xuyên 1 lần/tháng và giám sát, kiểm tra đột xuất, báo cáo đúng thời gian quy định.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thiết lập cơ sở và tổ chức thí điểm điều trị Methadone

1.1 Tổ chức bộ máy: Mỗi cơ sở điều trị gồm 14 người, trong đó:

- Bác sỹ: 02 người;

- Dược sỹ: 02 người;

- Cán bộ tư vấn: 02 người;

- Điều dưỡng: 02 người;

- Xét nghiệm: 02 người;

- Hộ lý: 01 người;

- Bảo vệ: 03 người.

1.2. Cơ sở vật chất (Phụ lục 3)

- Diện tích khu điều trị tối thiểu 100m2, đảm bảo vệ sinh an ninh trật tự để thực hiện tốt các chức năng tư vấn, khám và điều trị. Bố trí khoa học, thuận tiện cho bệnh nhân tiếp cận sử dụng dịch vụ.

- Khu điều trị gồm khu vực chờ và 6 phòng cơ bản (phòng hành chính, phòng tư vấn, phòng khám, phòng xét nghiệm, phòng cấp phát thuốc và kho thuốc), nhà bảo vệ và khu vực vệ sinh.

- Kho bảo quản thuốc phải có cửa bằng thép tấm chắc chắn có khoá đảm bảo an toàn (theo quy định của Bộ Y tế).

1.3. Địa điểm

- Giai đoạn 2011 - 2012: Cơ sở điều trị Methadone đầu tiên đặt tại Trung tâm PC HIV/AIDS Nghệ An.;

- Giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo:

+ Duy trì và nâng cao chất lượng của cơ sở điều trị tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS

+ Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm giai đoạn 2011 - 2012 để xem xét mở rộng thêm các điểm điều trị mới tại địa bàn thành phố Vinh và các địa phương có nhiều người nghiện ma túy.

1.4. Trang thiết bị: (Phụ lục 2):

2. Mô hình thực hiện

2.1. Nguyên tắc thực hiện

- Việc tổ chức triển khai các hoạt động của Kế hoạch phải phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương; đồng thời phải có sự đồng thuận trong lãnh đạo chỉ đạo và cộng đồng dân cư.

- Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone chỉ được thực hiện trên cơ sở người bệnh tự nguyện tham gia và có cam kết tuân thủ điều trị.

- Việc điều trị thay thế bằng thuốc Methadone chỉ được triển khai tại các cơ sở y tế Nhà nước đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

- Điều trị và quản lý thuốc Methadone phải được thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Y tế.

- Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone phải được lồng ghép với hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS; phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các hoạt động tâm lý, xã hội để việc điều trị đạt hiệu quả.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: Y tế, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, các ban, ngành, đoàn thể khác có liên quan và Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc triển khai kế hoạch.

- Nghiêm cấm các hành vi ngăn cản hoặc lợi dụng các hoạt động điều trị để tiếp tay cho hoạt động mua bán và sử dụng ma túy.

- Cơ sở điều trị Methadone bố trí nhân sự và các điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động liên tục tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ và ngày lễ, tết.

2.2. Quy mô điều trị

- Cơ sở điều trị Methadone có con dấu riêng để giao dịch công tác;

- Tiếp nhận và điều trị tối đa 250 bệnh nhân/cơ sở điều trị.

2.3. Thời gian làm việc

- Cơ sở điều trị Methadone được bố trí đủ số lượng nhân viên và đủ thời gian làm việc để thực hiện việc điều trị liên tục cho bệnh nhân theo quy định của Bộ Y tế.

- Làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, ngày tết. Thời gian làm việc 8 giờ/ngày (theo giờ hành chính).

- Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức làm việc theo ca và bố trí trực ngoài giờ hành chính. Mỗi ca làm việc gồm có: Bác sĩ điều trị, tư vấn viên, điều dưỡng, dược sĩ, nhân viên hành chính và bảo vệ.

2.4. Hoạt động chuyên môn

2.4.1 Truyền thông, vận động chính sách.

- Tổ chức hội nghị vận động các cấp chính quyền tuyến tỉnh và huyện: Bao gồm đại diện các tổ chức chính trị, chính quyền, ban ngành, đoàn thể xã hội;

- Tuyên truyền hoạt động điều trị Methadone bằng nhiều hình thức và trên các hệ thống thông tin đại chúng.

2.4.2. Quy trình xét chọn người bệnh tham gia điều trị:

Việc xét chọn người bệnh tham gia điều trị đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tuân thủ các tiêu chí đề ra ở trên. Công tác xét chọn được tiến hành như sau:

- Thông báo rộng rãi chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone để các đối tượng nghiện ma túy đăng ký tham gia điều trị;

- Đối tượng gửi đơn tham gia đăng ký điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone đến UBND xã/phường nơi cư trú (đối tượng có thể trực tiếp đến cơ sở điều trị để được hướng dẫn làm thủ tục xin đăng ký tham gia điều trị).

- Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm của địa phương dựa vào tiêu chuẩn quy định tham mưu cho chính quyền địa phương giới thiệu bệnh nhân về ban xét chọn bệnh nhân.

- Đối với đối tượng không thuộc địa bàn thành phố Vinh (lân cận): UBND các xã, thị trấn nơi đối tượng cư trú gửi danh sách về BCĐ tỉnh (qua Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh); BCĐ tỉnh xem xét, chỉ đạo và giới thiệu về ban xét chọn thành phố).

- Ban xét chọn bệnh nhân dựa vào tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh, ý kiến của thành viên Ban xét chọn để quyết định chính thức người bệnh được tham gia điều trị và gửi danh sách bệnh nhân được lựa chọn tham gia điều trị đến cơ sở điều trị và chính quyền địa phương nơi người bệnh cư trú.

- UBND xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú thông báo cho người bệnh đến tham gia chương trình điều trị.

- Những trường hợp ngoại lệ, đối tượng đăng kí nhưng không đảm bảo các tiêu chuẩn đã quy định, ban xét chọn người bệnh trình Ban chỉ đạo tỉnh xem xét quyết định.

2.4.3. Tiếp nhận, bảo quản và phân phối thuốc Methadone (Phụ lục 5, 6):

Nhu cầu thuốc trung bình cho 1 bệnh nhân: 100mg/người/ngày

Quy trình tiếp nhận, bảo quản phân phối thuốc được thực hiện theo Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn các hoạt động liên quan đến chất gây nghiện và Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “thực hành bảo quản thuốc”.

2.4.4. Quy trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone:

Việc điều trị được thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 5076/QĐ- BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành “Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện”

2.4.5. Tiêu chuẩn và điều kiện xét chọn người tham gia điều trị Methadone:

- Từ 18 tuổi trở lên, nghiện các CDTP trong một thời gian dài và đã cai nghiện nhiều lần nhưng không thành công (Trường hợp từ 16 - 18 tuổi phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật).

- Không có hành vi phạm tội trong thời gian xét chọn vào chương trình điều trị.

- Phải có đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone theo mẫu của Bộ Y tế và cam kết tuân thủ điều trị.

- Không có chống chỉ định sử dụng thuốc Methadone.

- Người nghiện phải có hộ khẩu thường trú và nơi cư trú ổn định. Trường hợp không có hộ khẩu thường trú nhưng đang tạm trú dài hạn, phải có người cam kết hỗ trợ chỗ ở và tinh thần để đảm bảo việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở điều trị Methadone.

- Có giấy giới thiệu của UBND xã, phường, thị trấn.

* Đối tượng ưu tiên:

+ Người nghiện ma túy tích cực tham gia các hoạt động PC HIV/AIDS.

+ Người nghiện ma túy thuộc hộ nghèo.

+ Người nghiện ma tuý có cam kết hỗ trợ của gia đình.

+ Người nghiện các CDTP bằng đường tiêm chích.

2.5. Kế hoạch điều trị bệnh nhân

2.5.1. Hồ sơ bệnh án và chế độ báo cáo:

a) Hồ sơ bệnh án, sổ theo dõi và biểu mẫu báo cáo:

- Hồ sơ bệnh án và đơn xin điều trị của người bệnh thực hiện theo quy định tại “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện” do Bộ Y tế ban hành.

- Mỗi điểm điều trị phải có sổ theo dõi tổng số người bệnh tham gia điều trị và một số thông tin cơ bản liên quan đến việc điều trị thay thế bằng Methadone.

- Biểu mẫu báo cáo: Thực hiện theo biểu mẫu báo cáo do Bộ Y tế quy định. b) Chế độ báo cáo: Thực hiện báo cáo định kỳ (tháng/quý/năm) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

- Thời điểm khóa sổ báo cáo là ngày cuối cùng của tháng, quý, năm.

- Các cơ sở điều trị Methadone có nhiệm vụ thực hiện các báo cáo tuần, tháng, quý, năm. Báo cáo hàng tháng gồm:

+ Báo cáo số người bệnh tham gia điều trị thay thế bằng thuốc Methadone theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

+ Báo cáo số lượng thuốc Methadone đã sử dụng của Cơ sở điều trị Methadone; Báo cáo tình hình kho và dự trữ thuốc Methadone theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

- Cơ sở điều trị gửi báo cáo (tháng, quý, năm) về đơn vị đầu mối là Trung tâm phòng chống HIV/AIDS. Thời gian gửi báo cáo tháng: Trước ngày 05 tháng sau, báo cáo quý trước ngày 10 tháng đầu quý sau, báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.

- Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS có nhiệm vụ tổng hợp và xử lý báo cáo của các cơ sở điều trị (tháng, quý, năm) thành báo cáo chung của tỉnh và gửi báo cáo lên Ban chỉ đạo Kế hoạch tỉnh và Bộ Y tế (Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam). Bên cạnh đó gửi kèm báo cáo cho đơn vị liên quan tại tuyến tỉnh và Trung ương, hoặc nhà tài trợ nếu được yêu cầu. Thời hạn gửi báo cáo tháng trước ngày 10 tháng sau, báo cáo quý trước ngày 15 tháng đầu của quý sau, báo cáo năm trước ngày 20 tháng 01 năm sau.

c) Phần mềm quản lý người bệnh: Cơ sở điều trị triển khai áp dụng phần mềm quản lý bệnh nhân điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone do Bộ Y tế xây dựng.

2.5.2. Kiểm tra, giám sát hoạt động:

- Tổ chức giao ban hàng tuần tại các cơ sở điều trị Methadone để đánh giá kết quả điều trị trong tuần và triển khai công việc tuần tiếp theo.

- Tổ chức giao ban hàng tháng giữa Trung tâm PC HIV/AIDS với các Cơ sở điều trị Methadone và Ban xét chọn bệnh nhân bao gồm đại diện các ngành Công an, Lao động - TB &XH tỉnh để đánh giá tiến độ triển khai và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch tại địa phương.

- Tổ chức họp Ban Chỉ đạo tỉnh hàng quý hoặc tổ chức họp đột xuất theo đề nghị của bộ phận thường trực để đánh giá sự phối hợp liên ngành trong việc triển khai Kế hoạch, những khó khăn vướng mắc và cách giải quyết.

- Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết của Ban Chỉ đạo tỉnh để tăng cường chỉ đạo thực hiện Kế hoạch theo đúng các mục tiêu và tiến độ đề ra.

2.5.3. Đánh giá kết quả:

Ban Chỉ đạo hoạt động điều trị Methadone phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS tiến hành đánh giá trước, trong và sau khi kết thúc Kế hoạch. Lượng giá kết quả thí điểm Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone thông qua các chỉ số.

- Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị.

- Tình hình điều trị: liều điều trị, thời gian dò liều,...

- Theo dõi trong quá trình điều trị: Tỷ lệ bệnh nhân gặp các tác dụng phụ của thuốc, tỷ lệ bệnh nhân quá liều trong thời gian điều trị,...

- Tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm người bệnh tham gia chương trình.

- Tần suất sử dụng các chất ma túy dạng thuốc phiện của người bệnh tham gia chương trình trước, trong và sau khi điều trị thay thế bằng Methadone.

- Hành vi nguy cơ nhiễm HIV của người bệnh tham gia chương trình.

- Đối tượng tham gia chương trình có việc làm.

- Hành vi tội phạm hình sự của các đối tượng tham gia chương trình.

- Mối quan hệ của các đối tượng tham gia chương trình với gia đình.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình.

3. Thời gian thực hiện

3.1. Giai đoạn 2011 - 2012

3.1.1. Chuẩn bị bước 1: Từ ngày 05/2011 - 9/2011

- Khảo sát, lựa chọn điểm triển khai điều trị.

- Thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh.

- Thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật

- Xây dựng kế hoạch triển khai.

- Xin ý kiến góp ý Cục phòng chống HIV/AIDS, các chương trình dự án phòng chống HIV/AIDS, ý kiến của UBND và các Sở, ban, ngành cấp tỉnh.

3.1.2 Chuẩn bị bước 2: Từ tháng 9 - 12/2011:

- Chỉnh sửa và hoàn thiện kế hoạch trình Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, UBND tỉnh, nhà tài trợ (9/2011)

- Cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất (9 - 11/2011)

- Mua sắm trang thiết bị sau khi kế hoạch được phê duyệt (9 - 12/2011)

- Tuyển chọn và gửi cán bộ đi đào tạo (11 - 12/2011)

- Thành lập Ban chỉ đạo (dựa trên thành viên trong Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh, huyện, tuyến phường/xã), Ban xét duyệt (11/2011)

- Tuyên truyền, vận động chính sách tạo sự đồng thuận cho triển khai hoạt động tại tuyến huyện (thành phố, thị xã) và xã/phường (12/2011)

- Xét chọn chuẩn bị người bệnh tham gia chương trình điều trị Methadone.

- Phối hợp Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam - Bộ Y tế và Nhà tài trợ chuẩn bị thuốc Methadone cho cơ sở điều trị (12/2011).

3.1.3 Triển khai cơ sở điều trị Methadone (1 - 12/2012)

- Triển khai hoạt động cơ sở điều trị Methadone sau khi được Bộ Y tế thẩm định và đồng ý cho phép thực hiện.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở điều trị Methadone.

- Họp tổng kết, rút kinh nghiệm triển khai năm 2012 và triển khai kế hoạch giai đoạn năm 2013 - 2015.

3.1.4 Duy trì hoạt động và đánh giá kết quả thí điểm mô hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (2012):

3.2. Giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo

- Trên cơ sở kết quả thực hiện Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2011-2012, xem xét việc duy trì và nâng cao chất lượng của cơ sở điều trị tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS bằng nguồn ngân sách của trung ương, địa phương, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác và đề xuất mở rộng thêm các điểm điều trị mới tại TP Vinh và các địa phương có nhiều người nghiện ma tuý.

- Thực hiện các nội dung khác của chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone theo chỉ đạo của Chính phủ và quyết định của UBND tỉnh.

4. Kinh phí thực hiện kế hoạch (Phụ lục 1)

4.1. Giai đoạn 2011 - 2012

Tổng kinh phí thực hiện: 2.242.000.000đ (Hai tỷ, hai trăm bốn mươi hai triệu đồng). Trong đó:

- Kinh phí địa phương (Vốn đối ứng): Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất cơ sở điều trị: 500.000.000đ; (Năm trăm triệu đồng chẳn)

- Kinh phí dự án LIFE-GAP tài trợ (trang thiết bị, hoạt động chuyên môn, lương và phụ cấp cho cán bộ của cơ sở điều trị): 1.742.000.000đ;

- Thuốc Methadone: Do dự án LIFE-GAP cấp theo thực tế sử dụng.

4.2. Giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo

+ Kinh phí thực hiện (trang thiết bị, hoạt động chuyên môn, lương và phụ cấp cho cán bộ của cơ sở điều trị): 1.742.000.000đ/năm.

- Nguồn ngân sách tỉnh;

- Nguồn kinh phí hợp tác quốc tế;

- Nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.

+ Chi phí thuốc Methadone: Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

UBND tỉnh giao cho các Sở, ban ngành thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Thành lập Ban chỉ đạo, nhóm kỹ thuật

1.1 Ban chỉ đạo điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Nghệ An: 11 thành viên

a) Thành phần:

- Phó chủ tịch UBND tỉnh - Phụ trách khối. (Trưởng ban)

- Đại diện lãnh đạo Sở Y tế. (Phó trưởng ban)

- Đại diện lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

- Đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Đại diện lãnh đạo Đoàn Thanh niên CS HCM tỉnh.

- Đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh.

- Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính.

- Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư.

- Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ.

- Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS.

b) Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý thuốc Methadone, quy trình chuyên môn kỹ thuật, địa bàn triển khai, đối tượng tham gia điều trị, an toàn, hiệu quả và đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.

- Xây dựng và chỉ đạo cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành trong việc thông tin, tuyên truyền về nội dung Kế hoạch; quản lý đối tượng tham gia điều trị; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương và tại các cơ sở điều trị Methadone.

- Vận động chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch.

- Quản lý và triển khai điều trị tại cơ sở điều trị Methadone.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động của cơ sở điều trị.

- Huy động, quản lý và điều phối các nguồn kinh phí.

- Định kỳ giao ban rút kinh nghiệm và bổ khuyết nhiệm vụ kịp thời; sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

1.2. Thành lập Nhóm hỗ trợ kỹ thuật: 8 thành viên

a) Thành phần

- Đại diện lãnh đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS (Trưởng nhóm).

- Đại diện phòng chuyên môn Sở Y tế (Phòng Nghiệp vụ Y)

- Đại diện phòng quản lý dược - Sở Y tế

- Đại diện phòng chuyên môn Sở Lao động - TBXH (Phòng PCTNXH).

- Đại diện phòng chuyên môn Công an tỉnh (Phòng PC47).

- Đại diện Bệnh viện Tâm thần tỉnh

- Đại diện chuyên khoa hồi sức cấp cứu, chuyên khoa Lây (truyền nhiễm), Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An;

b) Nhiệm vụ

Nhóm hỗ trợ kỹ thuật có nhiệm vụ giúp Ban chỉ đạo tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động để triển khai cơ sở điều trị. Cụ thể như sau:

- Khảo sát, xây dựng kế hoạch triển khai điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone tại tỉnh và kế hoạch chi tiết.

- Phối hợp với Cục phòng, chống HIV/AIDS và các Tổ chức Quốc tế có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch tập huấn và tổ chức tập huấn cho cán bộ làm việc tại cơ sở điều trị Methadone.

- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Ban xét chọn người bệnh tham gia điều trị, nhiệm vụ của các cán bộ làm việc tại cơ sở điều trị Methadone.

- Xây dựng quy trình theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá bao gồm đánh giá đầu vào, đánh giá định kỳ và đánh giá đầu ra. Tham gia việc kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của chương trình và các cơ sở điều trị Methadone.

- Hỗ trợ kỹ thuật cho tỉnh và các cơ sở điều trị Methadone theo đúng quy trình trong “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện” do Bộ Y tế ban hành.

- Hỗ trợ địa phương và cơ sở điều trị Methadone tổ chức thông tin giáo dục truyền thông về hoạt động của chương trình điều trị thuốc Methadone tại tỉnh.

2. Nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, đoàn thể

2.1. Sở Y tế

a) Thành lập Ban chỉ đạo ngành Y tế để giúp Ban chỉ đạo chương trình tỉnh tổ chức triển khai tốt các hoạt động của cơ sở điều trị.

b) Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động của các cơ sở điều trị Methadone theo đúng quy định chuyên môn của Bộ Y tế.

c) Chỉ đạo việc phối kết hợp giữa các đơn vị y tế địa phương để hỗ trợ chuyên môn y tế cho cơ sở điều trị Methadone.

d) Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về điều trị cho người bệnh tại cơ sở điều trị Methadone.

e) Phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiếp nhận, bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc Methadone theo quy định của Bộ Y tế.

* Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh:

- Là đơn vị thường trực, làm đầu mối để triển khai các hoạt động của cơ sở điều trị theo đúng kế hoạch và lộ trình thực hiện.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn và đánh giá hiệu quả của Kế hoạch.

- Tham gia huy động, quản lý và điều phối các nguồn kinh phí cho Kế hoạch.

- Làm trưởng Nhóm, trực tiếp điều hành các hoạt động của Nhóm hỗ trợ kỹ thuật.

- Làm đầu mối tổng hợp và báo cáo kết quả hoạt động của Kế hoạch.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất của cơ sở điều trị Methadone theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo tỉnh.

- Tuyển chọn, bố trí nhân sự cho cơ sở điều trị Methadone và cử người tham dự các khóa tập huấn về điều trị Methadone.

- Thường xuyên chỉ đạo triển khai, giám sát và kiểm tra cơ sở điều trị Methadone.

2.2. Công an tỉnh

a) Phối hợp chỉ đạo chặt chẽ với ngành Y tế và các Sở, ban, ngành, đoàn thể khác trong việc triển khai các hoạt động của cơ sở điều trị.

b) Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên toàn tỉnh khi triển khai các hoạt động của kế hoạch, đặc biệt tại điểm điều trị Methadone.

c) Chỉ đạo Công an địa phương có cơ sở điều trị Methadone phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế và hỗ trợ lực lượng để bảo vệ cơ sở điều trị, bảo vệ kho thuốc, giữ gìn an ninh trật tự và quản lý người bệnh tham gia điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone.

2.3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Y tế và các ban ngành khác trong việc triển khai các hoạt động tại cơ sở điều trị Methadone như: Tham gia công tác quản lý người bệnh tại cộng đồng, hỗ trợ đào tạo dạy nghề và tạo công ăn việc làm để giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.

b) Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trong công tác thông tin giáo dục truyền thông về việc triển khai thí điểm điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone.

c) Không đưa những đối tượng đang điều trị bằng Methadone vào các trại cai nghiện ma túy tập trung.

2.4. Sở Thông tin và truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của việc triển khai điều trị Methadone tại địa phương góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân nơi triển khai cơ sở điều trị.

2.5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định đầu tư ngân sách sửa chữa cơ sở vật chất của cơ sở điều trị Methadone và phê duyệt kinh phí hàng năm cho các cơ sở điều trị. Đồng thời triển khai và hướng dẫn các đơn vị sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đúng luật ngân sách.

2.6. Sở Nội vụ

Sở Nội vụ căn cứ vào quy định hiện hành phối hợp với Sở Y tế xem xét, tham mưu cho UBND tỉnh quyết định định biên, mức lương, phụ cấp và một số chế độ chính sách có liên quan đến các cán bộ làm việc tại cơ sở điều trị.

2.7. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An

Chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên:

a) Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành liên quan trong công tác thông tin giáo dục truyền thông, tạo sự đồng thuận của xã hội về việc triển khai điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone.

b) Tham gia công tác quản lý, hỗ trợ người bệnh tham gia chương trình và tái hòa nhập cộng đồng.

2.8. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể khác

Các ban, ngành, đoàn thể khác có liên quan phối hợp để triển khai tốt Kế hoạch theo sự phân công của Ban Chỉ đạo tỉnh.

2.9. Ủy ban nhân dân huyện (thành phố, thị xã)

Chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện tốt các công việc sau đây:

a) Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động vận động chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai. Đặc biệt phải đẩy mạnh công tác truyền thông để cộng đồng dân cư hiểu và tích cực tham gia ủng hộ hoạt động điều trị Methadone.

b) Chỉ đạo các ban, ngành liên quan thuộc địa phương phối hợp triển khai hoạt động điều trị trên địa bàn, đặc biệt chú trọng đến sự tham gia phối hợp của Công an thành phố, thị xã và các huyện, xã/phường/thị trấn cho việc đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn đặt cơ sở điều trị Methadone, chú ý bảo vệ kho thuốc Methadone.

c) Hỗ trợ công tác theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động điểm điều trị.

d) Chỉ đạo các ban, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các xã/phường tổ chức quản lý, giám sát, hỗ trợ người bệnh tham gia chương trình.

e) Chỉ đạo tổ chức đào tạo, dạy nghề, tìm việc làm và hỗ trợ tâm lý, xã hội cho người bệnh.

f) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan y tế địa phương trong suốt quá trình triển khai các hoạt động phục vụ công tác điều trị tại địa phương.

2.10. Nhiệm vụ của Trung tâm Y tế huyện (thành phố, thị xã)

Trung tâm Y tế huyện (thành phố, thị xã) tham gia phải thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:

a) Bố trí nhân sự tham gia ban chỉ đạo và ban xét chọn bệnh nhân tuyến tỉnh/thành phố.

b) Chỉ đạo các trạm y tế xã, cộng tác viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng tuyên truyền, vận động người nghiện chích ma túy tham gia điều trị thuốc Methadone và hỗ trợ, động viên bệnh nhân tuân thủ điều trị.

c) Tạo điều kiện cho người bệnh được nhận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ khác.

d) Phối hợp chặt chẽ với công an xã (phường, thị trấn) để có phương án hỗ trợ về an ninh, trật tự tại cơ sở điều trị Methadone.

e) Phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để hỗ trợ về vấn đề đào tạo nghề và tạo việc làm.

f) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở huyện (thành phố, thị xã) và xã (phường, thị trấn) để đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về lợi ích của điều trị Methadone.

2.11. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)

Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi lựa chọn đối tượng tham gia điều trị Ban chỉ đạo xã (phường, thị trấn)

a) Thành phần: Như ban chỉ đạo phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm xã (phường, thị trấn)

b) Nhiệm vụ:

Ban Chỉ đạo giúp Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Thông tin, truyền thông tạo môi trường đồng thuận cho việc triển khai Kế hoạch

- Giới thiệu người nghiện tại địa phương, cư trú tại địa phương khi làm đơn tham gia chương trình

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và cơ sở điều trị Methadone.

- Quản lý, giáo dục và hỗ trợ người nghiện tham gia chương trình, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn thuốc Methadone./.

 

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kinh phí thực hiện giai đoạn 2011 - 2012

TT

Nội dung

Kinh phí
(triệu đồng)

Nguồn kinh phí

1

Kinh phí sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất

500

Địa phương (Đối ứng)

2

Trang thiết bị (Phụ lục 2)

400

Dự án LIFE- GAP

3

Kinh phí hoạt động cơ sở điều trị

1.342

Dự án LIFE- GAP

 

* Thông tin, truyền thông

200

 

 

* Lương và phụ cấp cho các cán bộ:

744

 

 

02 Bác sỹ

144

 

 

09 nhân viên

528

 

 

03 bảo vệ

72

 

 

* Mua sắm vật tư tiêu hao

150

 

 

* Theo dõi, giám sát đánh giá chương trình

148

 

 

* Chi phí khác

100

 

4

Thuốc

Được cấp

Dự án LIFE- GAP

 

Tổng số

2.242

 

Phụ lục 2. Danh mục trang thiết bị

TT

Tên vật tư, trang thiết bị

Số lượng trang thiết bị

Phòng chờ

Phòng hành chính

Phòng tư vấn

Phòng khám

Phòng lấy mẫu

Phòng cấp phát thuốc

Kho thuốc

Phòng họp

Tổng

Trang thiết bị văn phòng

1

Ghế đợi tại khu vực đón tiếp (băng)

4

 

 

 

 

 

 

 

4

2

Ghế đợi tại khu vực đón tiếp (cái)

20

 

 

 

 

 

 

 

20

3

Đồng hồ treo tường

1

1

1

1

 

1

 

1

6

4

Bộ bàn ghế làm việc (1 bàn, 3 ghế)

1

1

1

1

1

1

 

 

6

5

Bộ bàn ghế phòng họp

 

 

 

 

 

 

 

1

1

6

Bộ máy tính bàn

 

1

1

1

1

1

 

 

5

7

Máy ảnh

 

1

 

 

 

 

 

 

1

8

Máy ghi âm

 

1

1

 

 

 

 

 

2

9

Bộ video (tivi, đầu VCD/DVD)

1

 

 

 

 

 

 

1

2

10

Đầu đọc mã vạch

 

1

 

 

 

 

 

 

1

11

Điện thoại

 

1

 

 

 

1

 

1

3

12

Máy fax

 

1

 

 

 

 

 

 

1

13

Tủ đựng hồ sơ lưu

 

2

1

 

1

 

 

1

5

14

Tủ sắt đựng hồ sơ lưu

 

 

 

1

 

1

 

 

2

15

Quạt treo tường

2

1

1

1

1

2

 

2

10

16

Quạt thông gió

1

1

1

1

1

1

1

1

8

17

Điều hoà nhiệt độ

1

1

 

 

1

1

 

1

5

18

Camera

1

 

 

 

 

1

1

 

3

19

Bộ thu phát tín hiệu camera

1

 

 

 

 

 

 

 

1

20

Két sắt 2 khoá (≥ 30 lít)

 

 

 

 

 

 

1

 

1

21

Két đựng thuốc lẻ

 

 

 

 

 

1

 

 

1

22

Hệ thống báo động tự động

 

 

 

 

 

 

1

 

1

23

Giá để tài liệu truyền thông

1

 

1

 

 

 

 

 

2

24

Bộ bàn ghế (bảo vệ)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

25

Giường nằm (bảo vệ ca đêm)

 

 

 

 

 

 

 

 

3

26

Máy phát điện

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trang thiết bị y tế

1

Tủ đựng thuốc và trang thiết bị cấp cứu

 

 

1

 

 

 

 

 

1

2

Bộ trang thiết bị cấp cứu ban đầu

 

 

1

 

 

 

 

 

1

3

Cáng cứu thương

 

 

2

 

 

 

 

 

2

4

Máy đo huyết áp và ống nghe (bộ)

 

 

2

 

 

 

 

 

2

5

Cân sức khỏe (cân bàn, có thước đo)

 

 

1

 

 

 

 

 

1

6

Nhiệt kế thủy ngân

 

 

2

 

 

 

 

 

2

7

Giường bệnh

 

 

2

 

 

 

 

 

2

8

Xe đẩy (ghế)

 

 

2

 

 

 

 

 

2

9

Bàn lấy máu và 2 ghế inox (bộ)

 

 

 

1

 

 

 

 

1

10

Tủ lạnh trữ bệnh phẩm

 

 

 

1

 

 

 

 

1

11

Bình lạnh đựng mẫu máu (loại đựng vaxin)

 

 

 

1

 

 

 

 

1

12

Bơm thuốc Methadone

 

 

 

 

3

 

 

 

3

13

Tủ sắt đựng thuốc Methadone hàng ngày

 

 

 

 

1

 

 

 

1

14

Bộ khám ngũ quan

 

 

1

 

 

 

 

 

1

15

Bình oxy và các loại thuốc chống sốc, choáng

 

 

1

 

 

 

 

 

1

Phụ lục 3

CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE

Giai đoạn

Tên gọi cơ sở điều trị

2011 - 2012

Cơ sở điều trị Methadone - Trung tâm PC HIV/AIDS Nghệ An

2013 - 2015

- Duy trì và nâng cao chất lượng của cơ sở điều trị tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS bằng nguồn ngân sách của trung ương, địa phương, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác..

- Xem xét mở rộng thêm các điểm điều trị mới tại địa bàn có nhiều người nghiện ma tuý.

- Cơ sở điều trị Methadone có con dấu riêng để giao dịch công tác.

- Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS là cơ quan thường trực của Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật về điều trị thay thế Methadone trên địa bàn tỉnh.

Sơ đồ bố trí các phòng chức năng cho cơ sở điều trị Methadone:

Phòng khám bệnh

 

Phòng tư vấn

Phòng hành chính

Kho thuốc

Phòng họp, sinh hoạt chung

 

 

 

 

 

 

Phòng xét nghiệm

Phòng đợi

Phòng cấp phát thuốc

Phòng bảo vệ

Phụ lục 4:

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THUỐC METHADONE

1. Thông tin cơ bản về Methadone

Methadone là một chất đồng vận với các CDTP, tác động chủ yếu trên các thụ thể muy (µ) ở não. Tương tự như các CDTP khác, Methadone có tác dụng giảm đau, giảm ho, yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện, nhưng gây khoái cảm yếu.

Methadone được dùng bằng đường uống, tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 3 đến 4 giờ. Thời gian bán hủy trung bình của Methadone là 24 giờ. Thời gian đạt được nồng độ ổn định khoảng 3 đến 10 ngày.

Sau một thời gian điều trị bằng thuốc Methadone, có thể giảm liều và tiến tới ngừng sử dụng Methadone. Trong quá trình này, người bệnh vẫn xuất hiện hội chứng cai tuy nhiên nhẹ hơn rất nhiều so với việc ngừng sử dụng Heroin.

2. Lợi ích của việc điều trị thay thế bằng thuốc Methadone

Vì Methadone là chất đồng vận toàn phần, do vậy điều trị thay thế bằng thuốc Methadone có thể giúp người nghiện chất dạng thuốc phiện giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng chất dạng thuốc phiện, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giúp ổn định cuộc sống, có cơ hội tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

Các nghiên cứu quốc tế đã đưa ra những bằng chứng thống nhất là điều trị thay thế bằng thuốc Methadone giúp người nghiện các CDTP giảm tần suất sử dụng chúng, giảm các hành vi tội phạm và tử vong do quá liều, tăng hiệu quả của điều trị bằng ARV.

- Dự phòng lây nhiễm HIV: Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đường uống làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện các CDTP. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người NCMT không được điều trị có tỷ lệ huyết thanh dương tính với HIV tăng từ 21% tới trên 51% sau 5 năm theo dõi. Với nhóm người NCMT được điều trị bằng thuốc Methadone, tỷ lệ này chỉ tăng từ 13% lên 21%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

- Giảm sử dụng ma tuý bất hợp pháp: Các nghiên cứu về kết quả điều trị thay thế bằng thuốc Methadone tại Anh, Mỹ và Úc cho thấy việc giảm sử dụng Heroin trong nhóm người bệnh được điều trị. Trong một nghiên cứu tại Mỹ, người nghiện các CDTP không tham gia điều trị Methadone có tần suất sử dụng Heroin cao hơn 9,7 lần, tỷ lệ bị bắt giam cao gấp 5,3 lần so với những người được điều trị.

- Giảm tội phạm: Nghiên cứu đánh giá Quốc gia của Úc về trị liệu dược lý cho những người lệ thuộc Opioid cho thấy tỷ lệ tội phạm do sử dụng Heroin ở những người được điều trị giảm từ 20% xuống 13% trong nhóm tội phạm về trộm cắp tài sản và giảm từ 23% xuống 9% trong nhóm tội phạm liên quan đến buôn bán ma tuý. Theo đánh giá ban đầu của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tội phạm liên quan đến ma tuý tại cộng đồng giảm đáng kể từ khi có chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone.

- Giảm tỷ lệ tử vong: Tỷ lệ tử vong ở người nghiện Heroin tham gia điều trị thay thế bằng thuốc Methadone thấp hơn ở nhóm người không được điều trị Methadone từ 3 đến 4 lần tùy theo nghiên cứu.

- Hiệu quả chi phí: Theo nghiên cứu về hiệu quả điều trị quốc gia của Anh (NTORS-Study UK), ước tính cứ 1 đôla đầu tư vào chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone thì sẽ tiết kiệm được 3 đôla cho các chi phí pháp lý. Theo kinh nghiệm quốc tế, chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone sẽ giúp cộng đồng tiết kiệm được từ 7 đến 10 lần các chi phí liên quan đến luật pháp, hành pháp, y tế, xã hội, bảo hiểm, hải quan, v.v…

3. Một số hệ quả không mong muốn

Phương pháp điều trị bằng thuốc Methadone đã được thực hiện nhiều năm ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể sẽ xảy ra một số hệ quả không mong muốn sau:

- Hiện tượng quá liều: Có thể xảy ra ở một số người bệnh trong khoảng 1-2 tuần đầu điều trị (giai đoạn dò liều) do liều điều trị chưa được phù hợp với người bệnh, trong quá trình điều trị duy trì thì hiện tượng quá liều rất hiếm khi xảy ra.

- Tiếp tục sử dụng ma tuý: Trong thời gian đầu điều trị thay thế bằng Methadone, người bệnh có thể vẫn sử dụng ma tuý. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh mối liên quan giữa việc sử dụng CDTP với thời gian điều trị bằng thuốc Methadone và liều lượng Methadone người bệnh uống hàng ngày. Người bệnh được điều trị bằng thuốc Methadone càng lâu thì tỷ lệ sử dụng CDTP sẽ giảm đi đáng kể, người bệnh uống Methadone với liều thấp (dưới 40mg/ngày) có xu hướng sử dụng chất dạng thuốc phiện cao hơn gấp 5 lần so với những người được điều trị bằng Methadone liều cao hơn.

- Bỏ điều trị: Việc người bệnh bỏ điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong giai đoạn thí điểm điều trị bằng thuốc Methadone ở Trung Quốc (giai đoạn 2002-2005), tỷ lệ bỏ điều trị là 24% (487 trong số 2000 người bệnh), tỷ lệ này thay đổi tùy theo từng địa phương. Lý do bỏ điều trị của người bệnh do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do người bệnh bị đưa đi cai nghiện tập trung hoặc đưa vào trại giam do vi phạm pháp luật, người bệnh không tuân thủ điều trị nên không được phép tham gia điều trị.

Phụ lục 5

DỰ TRÙ SỐ LƯỢNG METHADONE SỬ DỤNG CHO CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ NĂM 2012

- Ước lượng số lượng người bệnh:

+ Số lượng người bệnh ước tính trong tháng thứ 1: 15 người bệnh.

+ Số lượng người bệnh ước tính trong tháng thứ 2: 50 người bệnh.

+ Sau tháng thứ 2, sẽ tăng dần 50 người bệnh/tháng và đạt 250 người bệnh vào tháng thứ 6 .

- Ước lượng liều Điều trị Methadone trung bình: 100mg/ngày/người bệnh.

- Ước lượng số ngày trung bình/tháng: 30,5 ngày/tháng.

Nếu tính mỗi tháng tổ chức xét duyệt hồ sơ và điều trị trong 2 ngày đầu tháng ta có lượng thuốc mỗi người nghiện cần dùng như sau:

TT

Ngày trong tháng

Số ngày

Loại liều thuốc

Số mg thuốc/người/ngày

Số mg thuốc/người/tháng

1

1 - 3

3

Khởi đầu

20

60

2

4 - 10

7

Điều chỉnh

40

280

3

11 - 31

21

Duy trì

60

2.100

 

Cộng

 

 

 

2.440

Các trường hợp điều trị sau 1 tháng, bắt đầu từ tháng thứ 2 trở đi dùng liều duy trì ước tính 100 mg/người/ngày. Căn cứ vào các thông tin trên ta có số lượng thuốc trong năm như sau:

Tháng

Số lượng người bệnh

Lượng thuốc (mg)

Lượng thuốc(ml)
(dung dịch 10mg/ml)

Lượng thuốc(lít)
(dung dịch 10mg/ml)

1

15

36.600

3.660

3,66

2

50

131.150

13.115

13,115

3

100

274.500

27.450

27,45

4

150

427.000

42.700

42,70

5

200

579.500

57.950

57,95

6

250

732.000

73.200

73,20

7

250

762.500

76.250

76,25

8

250

762.500

76.250

76,25

9

250

762.500

76.250

76,25

10

250

762.500

76.250

76,25

11

250

762.500

76.250

76,25

12

250

762.500

76.250

76,25

Cộng

250

6.755.750

675.575

675,575

Phụ lục 6:

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, BẢO QUẢN VÀ PHÂN PHỐI THUỐC METHADONE TẠI TỈNH

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, BẢO QUẢN, PHÂN PHỐI, CẤP PHÁT THUỐC THUỐC METHADONE

I. MỤC ĐÍCH

Mô tả các bước tiến hành và xác định trách nhiệm của từng đối tượng tham gia vào quá trình tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát thuốc Methadone để các hoạt động được tiến hành theo một trật tự nhất định nhằm cấp phát thuốc Methadone đến bệnh nhân đảm bảo chất lượng, an toàn, đúng kế hoạch, hạn chế tối đa các nguy cơ thất thoát.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình tiếp nhận, bảo quản, phân phối, cấp phát thuốc Methadone áp dụng trong phạm vi kế hoạch của tỉnh. Các đối tượng thực hiện kế hoạch có liên quan đến tiếp nhận, bảo quản, phân phối, cấp phát thuốc Methadone có trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện đúng các quy định tại Quy trình này.

III. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Phân phối thuốc Methadone

a) Dự trù, duyệt dự trù sử dụng thuốc Methadone

- Căn cứ nhu cầu sử dụng thực tế, Các cơ sở điều trị Methadone lập báo cáo và dự trù thuốc Methadone hàng tháng theo mẫu tại Phụ lục 9A của Kế hoạch. Dự trù lập thành 04 bản, gửi Sở Y tế 03 bản để phê duyệt (lưu Sở Y tế, gửi Công ty phân phối 01 bản, cơ sở điều trị lưu 01 bản), gửi Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 01 bản (để báo cáo, không cần gửi bản đã phê duyệt vì cơ sở đã lưu 01 bản).

- Khi có nhu cầu phát sinh, cơ sở điều trị Methadone có thể lập dự trù bổ sung, kèm theo giải trình lý do gửi Sở Y tế để được phê duyệt.

- Dược sỹ đại học chịu trách nhiệm về việc lập dự trù, báo cáo sử dụng thuốc Methadone định kỳ và các trường hợp đột xuất để phụ trách cơ sở điều trị ký duyệt.

b) Xuất kho, vận chuyển thuốc Methadone:

- Căn cứ kế hoạch sử dụng, dự trù của các cơ sở điều trị Methadone, Công ty nhập khẩu thông báo kế hoạch, số lượng giao nhận cho từng cơ sở. Đảm bảo giao mỗi tháng ít nhất một lần. Thời gian giao nhận, số lượng giao nhận phải được thống nhất giữa nhà nhập khẩu và cơ sở điều trị Methadone. Các cơ sở điều trị Methadone chỉ được nhận thuốc Methadone tối đa theo số lượng đã được duyệt trong dự trù.

- Công ty nhập khẩu chuẩn bị và chịu trách nhiệm giao thuốc Methadone đến từng cơ sở điều trị Methadone. Công ty nhập khẩu phải có quy trình giải quyết công việc cụ thể, đảm bảo:

+ Thủ kho và người chịu trách nhiệm vận chuyển thuốc Methadone cùng kiểm tra: Phiếu đóng gói, Nhãn (bao gồm tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dung tích); số lượng; số lô; hạn dùng.

+ Thuốc Methadone phải được đóng gói phù hợp để vận chuyển (trong hòm có khóa chắc chắn hoặc trong các thùng carton có dán niêm phong đặt trong xe có khóa);

- Người chịu trách nhiệm vận chuyển phải theo dõi lô hàng đến khi bàn giao cho cơ sở điều trị Methadone. Trong quá trình vận chuyển nếu có bất thường xảy ra thì phải có biện pháp khắc phục kịp thời, tuỳ mức độ phải có báo cáo để phối hợp giải quyết.

c) Giao, nhận thuốc Methadone

Công ty phân phối thuốc Methadone và các cơ sở điều trị Methadone phải có quy trình làm việc cụ thể để đảm bảo:

- Bên giao thuốc Methadone là dược sĩ được Công ty phân phối (Công ty nhập khẩu) phân công. Bên nhận thuốc Methadone gồm hai người, trong đó một người là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học do cơ sở điều trị phân công.

- Người giao thuốc Methadone phải kiểm tra tình trạng khoá, niêm phong của lô hàng, nếu phát hiện có sự bất thường (bật khoá, rách niêm phong, vỡ ...) phải lập biên bản, báo cáo.

- Hai bên phải mở đóng gói, kiểm tra các thông số về: Nhãn (bao gồm tên thuốc , nồng độ, hàm lượng, dung tích); số lượng; số lô; hạn dùng.

- Trường hợp có hư hỏng, vỡ hoặc rách, mất niêm phong phải lập biên bản mô tả đầy đủ hiện trạng, kèm theo hiện vật, gửi báo cáo cho Công ty nhập khẩu giải quyết.

- Biên bản giao nhận do Công ty phân phối quy định phải đảm bảo có các nội dung: Tên thuốc, nồng độ, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, tên cơ sở nhận, tình trạng thuốc, ngày xuất kho, ngày giao nhận, tên và chữ ký của thủ kho xuất, tên và chữ ký của người vận chuyển, tên và chữ ký của các bên giao nhận, chữ ký của lãnh đạo và dấu của 2 bên giao nhận.

- Hai bên phải ký nhận biên bản giao nhận (03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở điều trị, 02 bản lưu tại nhà nhập khẩu), ký sổ xuất nhập thuốc Methadone kèm theo nhập dữ liệu.

2. Bảo quản thuốc Methadone tại cơ sở điều trị

a) Nguyên tắc chung

- Thuốc Methadone phải được bảo quản trong tủ có khoá đặt trong phòng riêng có cửa và khoá chắc chắn, đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm như quy định, ít người qua lại. Tủ bảo quản thuốc Methadone của cơ sở điều trị gọi là tủ chính, tủ bảo quản thuốc Methadone cho ca làm việc trong ngày gọi là tủ lẻ. Tủ chính phải chắc chắn, có 02 khoá độc lập (chỉ mở được tủ khi mở hai khoá đồng thời), tủ lẻ phải có khoá chắc chắn, cả hai tủ phải cố định, đảm bảo không bị mất, thất thoát, đổ, vỡ.

- Người giữ chìa khoá thứ nhất của tủ chính phải là dược sĩ đại học (hoặc dược sĩ trung cấp được uỷ quyền) và người giữ chìa khoá thứ hai do phụ trách cơ sở điều trị giữ hoặc phân công người có trách nhiệm giữ.

- Người giữ chìa khoá tủ lẻ phải là dược sĩ (đại học hoặc trung học) trực tiếp phụ trách cấp phát thuốc cho bệnh nhân.

- Mỗi cơ sở phải có phân công nhiệm vụ cụ thể của từng người liên quan để đảm bảo:

+ Khi xuất nhập thuốc Methadone phải có mặt cả hai người giữ chìa khoá và mở đồng thời.

+ Dược sỹ đại học hoặc dược sỹ trung cấp được uỷ quyền giữ tủ thuốc Methadone là người chịu trách nhiệm về chế độ bảo quản thuốc Methadone, chế độ ghi chép sổ xuất nhập, xuất nhập tồn hàng ngày, hàng tháng, theo dõi hạn dùng, theo dõi chất lượng thuốc (đánh giá cảm quan, nếu có bất thường phải lập biên bản, gửi thông báo cho nhà phân phối);

+ Khi đổi ca làm việc hay hết giờ làm việc phải bàn giao chìa khoá, kiểm tra, đối chiếu số lượng tồn. Mỗi khoá chỉ có 01 chìa. Bộ chìa khoá dự trữ phải được niêm phong và do phụ trách cơ sở điều trị Methadone cất tại một nơi an toàn. Hết giờ làm việc, chìa khoá phải được niêm phong thành từng hộp riêng cho mỗi chìa, có niêm phong của người giữ, gửi bảo vệ. Khoá phải được niêm phong bởi người giữ chìa khoá. Khi bị mất chìa khoá hoặc có nghi ngờ chìa khoá bị sao chép thì phải báo cho Ban Chỉ đạo Kế hoạch thành phố để có biện pháp khắc phục ngay (thay khoá, thay tủ...).

b) Xuất thuốc Methadone cho bộ phận cấp phát lẻ

Dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học được uỷ quyền chuẩn bị số lượng phù hợp để xuất cho bộ phận cấp phát. Việc xuất thuốc Methadone phải được ghi chép đầy đủ vào sổ xuất nhập, có chữ ký của cả 2 người giữ chìa khoá tủ.

c) Nhập thuốc Methadone từ bộ phận cấp phát

Thuốc Methadone chưa sử dụng trong ngày được nhập lại tủ bảo quản Methadone của cơ sở để bảo quản theo quy định. Lượng thuốc Methadone nhận lại này phải được vào sổ cấp phát, sổ xuất nhập, có ký nhận.

3. Cấp phát thuốc Methadone cho bệnh nhân

- Cơ sở điều trị Methadone phải bố trí, trang bị khu vực cấp phát thuốc Methadone đảm bảo riêng biệt tránh nhầm lẫn, tránh bị đổ, vỡ, an toàn cho người cấp phát, thuận tiện cho bệnh nhân vào uống thuốc.

- Người chịu trách nhiệm cấp phát thuốc Methadone cho bệnh nhân là dược sỹ đại học hoặc dược sĩ trung học được uỷ quyền. Người chịu trách nhiệm cấp phát thuốc Methadone có một số người giúp việc theo phân công của phụ trách cơ sở điều trị Methadone. Những người tham gia cấp phát thuốc Methadone phải được tập huấn về điều trị thay thế bằng thuốc Methadone theo chương trình tập huấn của Kế hoạch.

- Người cấp phát chịu trách nhiệm cấp phát đúng thuốc, đúng liều, đúng phương pháp cho đúng người bệnh theo chỉ định của bác sỹ. Người cấp phát thuốc phải theo dõi để đảm bảo rằng người bệnh đã uống hết lượng thuốc Methadone được cấp phát và phải thực hiện ghi chép theo quy định.

- Trong thời gian tạm ngừng cấp phát thuốc Methadone (nghỉ giải lao, họp đột xuất, trao đổi chuyên môn, giải quyết tình huống đặc biệt...), lượng thuốc Methadone chưa cấp phát phải được bảo quản trong tủ lẻ có khoá. Ca làm việc chịu trách nhiệm bảo quản lượng Thuốc Methadone của ca đó.

- Cuối ngày làm việc, người cấp phát tính tổng lượng thuốc Methadone đã cấp cho người bệnh, kiểm tra lượng thuốc Methadone còn tồn, vào sổ và ký. Lượng thuốc Methadone tồn phải nhập lại vào tủ bảo quản thuốc Methadone của cơ sở điều trị để bảo quản.

4. Xử lý tình huống đặc biệt, thu hồi, vỡ hỏng, huỷ thuốc Methadone

- Dược sỹ đại học hoặc dược sỹ trung học được uỷ quyền chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ quá trình bảo quản, cấp phát thuốc Methadone, nếu có sự cố xảy ra như: đổ, vỡ bình đựng thuốc Methadone, phát hiện hao hụt, mất chìa khoá tủ đựng thuốc Methadone, nghi ngờ các trường hợp không tuân thủ quy định về điều trị, ngộ độc, phản ứng không mong muốn... phải có biện pháp xử lý kịp thời hoặc báo cáo lãnh đạo cơ sở điều trị Methadone có biện pháp xử lý. Tuỳ theo mức độ, nếu có dấu hiệu bất hợp pháp hoặc liên quan đến vấn đề an ninh, phụ trách cơ sở điều trị Methadone phải có biện pháp xử lý kịp thời và báo cáo ngay cho Ban Chỉ đạo Kế hoạch tỉnh.

- Dược sỹ đại học chịu trách nhiệm theo dõi chuyên môn chung, theo dõi chất lượng, hạn dùng, chế độ ghi chép và đề xuất với phụ trách cơ sở xử lý các tình huống đặc biệt.

- Hàng tháng, các trường hợp vỡ, hết hạn, có nghi ngờ về chất lượng được ghi chép và bàn giao lại cho Công ty phân phối (có biên bản bàn giao ghi rõ lý do kèm theo các bằng chứng, hiện vật) để Công ty phân phối tập hợp làm đầu mối xử lý chung.

- Công ty phân phối chịu trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo Kế hoạch tỉnh về việc huỷ thuốc Methadone, tình trạng hỏng vỡ, hư hao... làm các thủ tục huỷ thuốc theo quy định tại Quy chế Quản lý thuốc gây nghiện./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3900/QĐ-UBND.VX năm 2011 về Kế hoạch triển khai Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Nghệ An

  • Số hiệu: 3900/QĐ-UBND.VX
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/09/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Xuân Đường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/09/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản