- 1Quyết định 34/2007/QĐ-TTg về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3Quyết định 1743/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Ủy ban Quốc gia chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN QUỐC GIA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/QĐ-UBQG2020 | Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN QUỐC GIA ASEAN 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN QUỐC GIA ASEAN 2020
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Căn cứ Quyết định số 1743/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020;
Xét đề nghị của Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 tại Công văn số 02/UBQG-TTK ngày 11 tháng 02 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các thành viên Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 và các Tiểu ban, Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN QUỐC GIA ASEAN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/QĐ-UBQG2020 ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc và phối hợp công tác của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 (sau đây gọi tắt là Ủy ban Quốc gia);
1. Ủy ban Quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 1743/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban Quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các thành viên thảo luận, đóng góp ý kiến, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia kết luận.
3. Các thành viên Ủy ban Quốc gia, các Tiểu ban và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 thuộc Ủy ban Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao và có nhiệm vụ, quyền hạn: Chỉ đạo và quyết định chủ trương liên quan đến toàn bộ công tác chuẩn bị, nội dung và tổ chức các hội nghị, hoạt động liên quan trong thời gian Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020; bổ sung, điều chỉnh thành viên Ủy ban Quốc gia là lãnh đạo các cơ quan, địa phương liên quan trên cơ sở yêu cầu thực tế và tính chất công việc; phê duyệt các chương trình, kế hoạch tổng thể về chuẩn bị và tổ chức hoạt động của năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020; phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí tổ chức hoạt động của năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020 để báo cáo Lãnh đạo Cấp cao; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ủy ban Quốc gia; chỉ đạo trực tiếp các nội dung liên quan đến trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN.
Điều 4. Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia
Các Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ): giúp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chỉ đạo các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, hậu cần, an ninh, y tế.
2. Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia (Bộ trưởng Bộ Công Thương): giúp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về các nội dung liên quan đến trụ cột Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
3. Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia (Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội): giúp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về các nội dung liên quan đến trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
Điều 5. Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia
Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ được giao và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia điều phối chung công tác chuẩn bị và tổ chức phục vụ nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia điều hành và xử lý những công việc thường xuyên của Ủy ban Quốc gia; chuẩn bị báo cáo định kỳ của Ủy ban Quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tại các cuộc họp tới các cơ quan, đầu mối liên quan.
4. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020, đôn đốc các Tiểu ban thực hiện đầy đủ kế hoạch theo lộ trình, điều phối hoạt động giữa các Tiểu ban và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020.
5. Chỉ định Phó Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 thực hiện các nhiệm vụ theo phân công.
Điều 6. Ủy viên Ủy ban Quốc gia
Các Ủy viên Ủy ban Quốc gia đại diện cho cơ quan mình tham gia các hoạt động của Ủy ban Quốc gia; thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia liên quan lĩnh vực cơ quan mình phụ trách và các nhiệm vụ được Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phân công; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Quốc gia và Thủ trưởng cơ quan mình về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Các Trưởng Tiểu ban chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về các nhiệm vụ được giao; tổ chức, chỉ đạo, điều phối công việc của Tiểu ban được phân công phụ trách; phối hợp công việc với Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020, các Tiểu ban khác và các cơ quan, địa phương liên quan; quyết định các vấn đề, nội dung công việc thuộc trách nhiệm của Tiểu ban được phân công phụ trách, phù hợp với quy định của pháp luật; triệu tập họp Tiểu ban khi cần thiết.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC TIỂU BAN VÀ BAN THƯ KÝ ASEAN QUỐC GIA 2020
Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 gồm 05 Tiểu ban và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020. Các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì các Tiểu ban và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Tiểu ban và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020. Các trưởng Tiểu ban và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 sẽ quyết định thành viên và Quy chế làm việc trên cơ sở các nhiệm vụ cụ thể sau:
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn bộ công tác về nội dung phục vụ nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam; đôn đốc và phối hợp hoạt động của tất cả các Bộ, cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng nội dung, chương trình nghị sự, báo cáo, văn kiện, thư ngoại giao và các tài liệu khác có liên quan của các hội nghị, sự kiện của năm Chủ tịch ASEAN 2020, cụ thể:
1. Tham gia nghiên cứu, đề xuất chủ đề, các nội dung ưu tiên, sáng kiến năm Chủ tịch ASEAN 2020, phối hợp xây dựng lịch hoạt động năm, chương trình nghị sự, chương trình làm việc, văn kiện, thư mời và tài liệu liên quan đến nội dung của năm Chủ tịch ASEAN 2020.
2. Tham gia xây dựng kịch bản điều hành và phát biểu của Lãnh đạo tại các Hội nghị cấp cao trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.
3. Phối hợp cung cấp các nội dung liên quan đến năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền.
4. Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về kết quả thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề phát sinh có liên quan.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia.
Chịu trách nhiệm về công tác lễ tân trong quá trình tổ chức các hội nghị, sự kiện lớn mà Việt Nam chủ trì trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, cụ thể:
1. Phối hợp với các Tiểu ban thuộc Ủy ban Quốc gia và các Bộ, cơ quan liên quan về công tác lễ tân trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020.
2. Tiền trạm, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 việc chọn địa điểm tổ chức các Hội nghị cấp cao ASEAN; phối hợp xây dựng lịch hoạt động năm; xây dựng và tổ chức thực hiện các kịch bản lễ tân (bao gồm nghi thức đón, tiễn, các cuộc họp, tiếp xúc và chiêu đãi, chương trình hoạt động của các Trưởng đoàn, phu nhân/phu quân Trưởng đoàn), đào tạo sỹ quan liên lạc và tình nguyện viên; phối hợp với Tiểu ban Vật chất - Hậu cần xây dựng phương án xe ô tô cho các đoàn và tặng phẩm cho các đại biểu.
3. Phối hợp với các Tiểu ban đăng ký đại biểu, sắp xếp chỗ ở cho các đoàn và chuẩn bị mọi tài liệu liên quan đến công tác lễ tân cho các đại biểu.
4. Phối hợp với các Tiểu ban xây dựng, in ấn và cung cấp các tài liệu liên quan đến công tác lễ tân hậu cần (chương trình nghị sự, chương trình hoạt động, thông tin hậu cần, giấy mời, sổ tay đại biểu,...).
5. Phối hợp với các Tiểu ban tổ chức triển khai các chương trình văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền phục vụ các hoạt động của năm ASEAN 2020.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia.
Điều 10. Tiểu ban Vật chất - Hậu cần
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, điều phối và bảo đảm vật chất, hậu cần để tổ chức các hội nghị, sự kiện trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, cụ thể:
1. Chủ trì, phối hợp với Tiểu ban Lễ tân, Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 xây dựng chế độ đài thọ của Chính phủ Việt Nam cho các đoàn đại biểu dự Hội nghị; bảo đảm cơ sở vật chất hậu cần (địa điểm tổ chức, chỗ ở cho đại biểu, phương tiện đi lại, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị làm việc, trang trí địa điểm diễn ra sự kiện, tổ chức các bữa tiệc, chiêu đãi, ăn uống cho các đại biểu và Ban Tổ chức,...) phục vụ các Hội nghị cấp cao theo thông lệ ASEAN.
2. Phối hợp với các Tiểu ban và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 tiền trạm, lựa chọn địa điểm tổ chức các Hội nghị cấp cao.
3. Vận động các cá nhân, tổ chức trong, ngoài nước tài trợ cho các hội nghị, sự kiện của năm Chủ tịch ASEAN 2020.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia.
Điều 11. Tiểu ban Tuyên truyền - Văn hóa
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo việc đưa tin, tuyên truyền và quảng bá phục vụ các hội nghị, hoạt động liên quan trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, cụ thể:
1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá, cổ động, văn hóa, nghệ thuật, trang hoàng sân bay, đường phố phục vụ năm Chủ tịch ASEAN 2020.
2. Tham gia quản lý và điều hành hoạt động của các Trung tâm Báo chí phục vụ năm Chủ tịch ASEAN 2020.
3. Tham gia đón tiếp, hướng dẫn và quản lý hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài đưa tin các hoạt động, sự kiện của năm Chủ tịch ASEAN 2020.
4. Tham gia công tác phát ngôn, cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động, sự kiện của năm Chủ tịch ASEAN 2020.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia.
Điều 12. Tiểu ban An ninh - Y tế
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến bảo đảm an ninh, y tế trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, cụ thể:
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công việc nhằm bảo đảm an ninh, y tế cho các hoạt động trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
2. Bảo đảm an ninh, an toàn cho các đại biểu, đặc biệt là lãnh đạo các nước và phu nhân/phu quân kể từ khi nhập cảnh cho đến khi xuất cảnh ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Xử lý, giải quyết các công việc liên quan đến công tác nhập cảnh, xuất cảnh, quản lý và giám sát chặt chẽ việc ra vào tại tất cả các cửa khẩu đường hàng không, đường bộ, đường biển trước và trong thời gian diễn ra các hội nghị, bảo vệ các sân bay, an toàn các nhà ga, chuyên cơ và các tổ lái, có biện pháp phòng ngừa từ xa, từ sớm.
4. Bảo đảm y tế dự phòng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, chăm sóc y tế phục vụ quá trình chuẩn bị, tổ chức và cho đến khi kết thúc các hội nghị.
5. Chuẩn bị các phương án phòng, chống biểu tình, bạo loạn, gây rối, phá hoại, khủng bố, bảo đảm an toàn và an ninh mạng, các tình huống cháy nổ, ùn tắc giao thông,...
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia.
Điều 13. Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020
Là cơ quan thường trực giúp việc cho Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 điều hành mọi hoạt động liên quan đến việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020; theo dõi, phối hợp, điều phối hoạt động của các Tiểu ban, giữa các Tiểu ban và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan trong việc chuẩn bị và tổ chức các hội nghị, hoạt động diễn ra trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, cụ thể:
1. Tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, đôn đốc thực hiện các công việc liên quan trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
2. Xây dựng các Báo cáo tổng hợp hoặc Đề án/Tờ trình trình Lãnh đạo Cấp cao về nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
3. Phối hợp với các Tiểu ban và các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị cho các Hội nghị cấp cao trong năm 2020.
4. Phối hợp với các Bộ và cơ quan đầu mối tổ chức các hội nghị chuyên ngành và các hoạt động liên quan.
5. Phối hợp với các cơ quan liên quan vận động Lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN và đối tác tham dự hội nghị và thu xếp thăm song phương.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
Điều 14. Chế độ làm việc của Ủy ban Quốc gia
1. Các thành viên Ủy ban Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, phụ trách các công việc theo phân công.
2. Ủy ban Quốc gia làm việc theo chế độ họp định kỳ ba tháng một lần, tùy theo yêu cầu công việc có thể tổ chức họp bất thường. Trường hợp không tham dự cuộc họp, thành viên Ủy ban Quốc gia phải cử người có thẩm quyền tham dự hoặc có ý kiến bằng văn bản. Kết luận của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tại các cuộc họp sẽ được Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 tổng hợp, chuyển tới các Ủy viên, các Tiểu ban, các cơ quan và địa phương liên quan bằng văn bản để thực hiện/năm thông tin.
Điều 15. Phân công chủ trì tổ chức các sự kiện
1. Ủy ban Quốc gia trực tiếp chỉ đạo tổ chức các Hội nghị cấp cao và cho ý kiến chỉ đạo về công tác tổ chức các Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN, các Hội đồng Cộng đồng ASEAN, các Hội nghị cấp Bộ trưởng của ASEAN trên các lĩnh vực.
2. Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức các Hội nghị và hoạt động trong khuôn khổ Hội đồng Điều phối ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các Hội nghị cấp Quan chức cao cấp, cấp làm việc thuộc kênh ngoại giao.
3. Bộ Công Thương chủ trì tổ chức Hội nghị và hoạt động trong khuôn khổ Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hội nghị cấp Quan chức cao cấp Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng và các Hội nghị cấp Quan chức cao cấp, cấp làm việc trên các lĩnh vực chuyên ngành do Bộ phụ trách; Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị cấp Trưởng đoàn đàm phán của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) (nếu có).
4. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì tổ chức Hội nghị và hoạt động trong khuôn khổ Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, Hội nghị cấp Quan chức cao cấp Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, Hội nghị cấp Bộ trưởng, cấp Quan chức cao cấp và cấp làm việc trên các lĩnh vực chuyên ngành do Bộ phụ trách.
5. Các Bộ, ngành, cơ quan chuyên môn chủ trì tổ chức các Hội nghị cấp Bộ trưởng, cấp Quan chức cao cấp, các cuộc họp cấp làm việc và các hoạt động liên quan trên lĩnh vực mình phụ trách.
Điều 16. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Ủy ban Quốc gia có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai các công việc, Đề án tổ chức, Báo cáo kết quả các Hội nghị Cấp cao, Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Chủ tịch trong năm ASEAN 2020 và các công việc phát sinh.
2. Các Tiểu ban báo cáo Ủy ban Quốc gia định kỳ ba tháng một lần về công việc triển khai theo phân công. Đối với những vấn đề phát sinh cần xử lý gấp, các Tiểu ban chủ động báo cáo Ủy ban Quốc gia. Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 tổng hợp, dự thảo Báo cáo của Ủy ban Quốc gia gửi Thủ tướng Chính phủ.
3. Sau khi thành lập, các Tiểu ban xây dựng Kế hoạch hoạt động, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia, đồng gửi Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 để phối hợp.
4. Các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Đề án/Kế hoạch tổ chức, thúc đẩy các sáng kiến/ý tưởng/văn kiện thuộc lĩnh vực phụ trách báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, đồng gửi Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 và Cơ quan chủ trì điều phối trụ cột Cộng đồng trực thuộc.
5. Đối với các vấn đề nội dung, cơ chế phối hợp như sau:
a) Các Bộ, cơ quan báo cáo Ủy ban Quốc gia (đầu mối là Tiểu ban Nội dung) các nội dung/văn kiện trình Lãnh đạo cấp cao hoặc các vấn đề chung liên quan đến nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020.
b) Các Bộ, cơ quan báo cáo/tham vấn Cơ quan chủ trì trụ cột Cộng đồng liên quan (Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) các nội dung/văn kiện trình Hội đồng Điều phối ASEAN và các Hội đồng Cộng đồng hoặc các vấn đề liên lĩnh vực, liên trụ cột.
c) Các Bộ, cơ quan chuyên ngành xử lý các nội dung/văn kiện sẽ trình các Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị Quan chức cao cấp trong các lĩnh vực phụ trách.
d) Tất cả các vấn đề liên quan đến nội dung trong khuôn khổ năm Chủ tịch ASEAN 2020 cần được thông tin tới Tiểu ban Nội dung và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020.
Điều 17. Công tác văn thư, hành chính
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và các ủy viên Ủy ban Quốc gia, Trưởng Tiểu ban sử dụng con dấu của cơ quan mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 1743/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ được giao tại Quy chế này.
Điều 18. Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất
1. Kinh phí cho các hoạt động trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 được bảo đảm từ nguồn ngân sách Nhà nước, huy động tối đa các nguồn tài trợ và các nguồn khác.
2. Các cơ quan, địa phương chủ trì đăng cai các hội nghị, hoạt động của ASEAN năm 2020 chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và xây dựng dự toán để tổ chức hoạt động. Trên cơ sở các đề án, dự toán của các cơ quan, địa phương, Tiểu ban Vật chất - Hậu cần tổng hợp, gửi Bộ Tài chính thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Các cơ quan, địa phương liên quan chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn chế độ chi tiêu và bố trí kinh phí phục vụ công tác chuẩn bị và tổ chức các hội nghị, hoạt động của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN tại Việt Nam năm 2020; là cơ quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao kinh phí thực hiện cho các cơ quan, địa phương liên quan./.
- 1Thông báo 330/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại phiên họp lần thứ hai của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 50/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ ba Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 08/QĐ-UBQG2020 năm 2019 về Ủy viên Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 và Trưởng các Tiểu ban, Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 do Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020
- 4Quyết định 24/QĐ-UBQGCĐS năm 2022 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
- 1Quyết định 34/2007/QĐ-TTg về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3Thông báo 330/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại phiên họp lần thứ hai của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 50/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ ba Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1743/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Ủy ban Quốc gia chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 08/QĐ-UBQG2020 năm 2019 về Ủy viên Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 và Trưởng các Tiểu ban, Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 do Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020
- 7Quyết định 24/QĐ-UBQGCĐS năm 2022 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
Quyết định 33/QĐ-UBQG2020 năm 2019 về Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020
- Số hiệu: 33/QĐ-UBQG2020
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/03/2019
- Nơi ban hành: Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020
- Người ký: Phạm Bình Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực