- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3121/QĐ-BNN-VP | Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/CĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Chánh Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có Phụ lục kèm theo).
Thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này được ban hành theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/8/2021.
Bãi bỏ các thủ tục hành chính tại số thứ tự 10, 11, 12, 13, 14, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 27, 28, 29, 30 tại mục A phần I Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và nội dung cụ thể của các thủ tục hành chính này tương ứng tại phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 4413/QĐ-BNN-TT ngày 28/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực trồng trọt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Cục trưởng Cục Trồng trọt, cơ quan và Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số ………./QĐ-BNN-TT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính thay thế, bãi bỏ lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phần I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính bị thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TT | Số hồ sơ TTHC | Tên TTHC được thay thế | Tên TTHC thay thế | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
1 | 1.000503 | Cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Đăng ký bảo hộ giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Trồng trọt | Cục Trồng trọt |
Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng | ||||||
2 | 1.003973 | Chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng | Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng | |||
3 | 1.000108 | Cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng | Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng | |||
4 | 1.000297 | Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng | ||||
5 | 2.000193 | Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ | ||||
6 | 1.000370 | Phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng | Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng |
2. Danh mục thủ tục hành chính được bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên TTHC | Căn cứ pháp lý | Cơ quan thực hiện | Ghi chú |
1 | 1.004010 | Xử lý ý kiến phản đối của người thứ ba về việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
2 | 1.003973 | Chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
3 | 1.003652 | Chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
4 | 1.003641 | Ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
5 | 1.000787 | Ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
6 | 1.000571 | Khảo nghiệm DUS giống cây trồng do người nộp đơn tự thực hiện | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
7 | 1.000549 | Chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng được bảo hộ | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
8 | 1.000457 | Chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
9 | 1.000391 | Chỉ định tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm DUS giống cây trồng bảo hộ | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
10 | 1.000370 | Phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
11 | 1.000304 | Hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
12 | 1.000297 | Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
13 | 1.000108 | Cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
14 | 1.000503 | Cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
15 | 2.000193 | Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
16 | 1.000378 | Đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng | Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng | Cục Trồng trọt |
|
MỤC LỤC
STT | Tên TTHC | Trang |
1 | Đăng ký bảo hộ giống cây trồng |
|
2 | Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng |
|
3 | Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng |
|
4 | Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng |
|
5 | Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng |
|
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương
1. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký bảo hộ giống cây trồng
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ và trả kết quả cho người đăng ký, đồng thời đăng tải thông báo trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT và cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT;
- Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS). Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng mẫu tờ khai kỹ thuật trong các tài liệu trên; trường hợp giống đăng ký không thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng mẫu tờ khai kỹ thuật tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT;
- Giấy ủy quyền theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
- Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng, tài liệu chứng minh người đăng ký là đại diện hợp pháp của chủ sở hữu giống đăng ký);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, phí, lệ phí (nếu có).
Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận, tổ chức, cá nhân đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS phải nộp bổ sung các tài liệu: Bản kê khai chi tiết điều kiện được tự khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT, phù hợp với yêu cầu cụ thể tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với từng loài cây trồng; Kế hoạch khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành;
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
b) Số lượng: 01 bộ hồ sơ
1.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông báo về việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Có
Phí thẩm định đơn: 2.000.000 đ/lần
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT;
- Tờ khai kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT. Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng mẫu tờ khai kỹ thuật trong các tài liệu trên.
- Giấy ủy quyền theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT;
- Bản kê khai chi tiết điều kiện được tự khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT;
- Kế hoạch khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT.
- Mẫu Thông báo về việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thực hiện theo khoản 18 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ:
- Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng;
- Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm 1 khoản 18 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng”.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 174, Điều 175, Điều 176, Điều 177 Luật Sở hữu trí tuệ 50/2005/QH11; khoản 18 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 17 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;
- Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, Phí, lệ phí (nếu có) trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp;
- Khoản 3, khoản 6, khoản 7, khoản 9 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Phụ lục IV
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng | DẤU NHẬN ĐƠN VÀ SỐ ĐƠN |
1. Tên loài cây trồng (Viết bằng tiếng Việt và tên La tinh): ...........................................
2. Tên giống cây trồng:...................................................................................................
3. Người đăng ký:
3.1 Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng :
Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):
.....................................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..................................
Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................
Quốc tịch: ....................................................................................................................
Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................
Fax: ...........................................
3.2 Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký:
Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):
.....................................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..................................
Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................
Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................
Fax: ...........................................
4. Tác giả giống đăng ký bảo hộ:
a. Tác giả chính:................................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Quốc tịch: ....................................................................................................................
Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................
Fax: ...........................................
b. Đồng tác giả (Lập danh sách: họ và tên, địa chỉ, quốc tịch, điện thoại, fax, email)
6. Địa điểm chọn tạo hoặc phát hiện, phát triển giống đăng ký bảo hộ (ghi rõ tên cơ quan, địa chỉ hoặc địa điểm): ...............................................................................................................
..........................................................................................................................................
7. Trường hợp giống đăng ký bảo hộ được chuyển nhượng cho chủ sở hữu, đề nghị lựa chọn hình thức chuyển nhượng sau:
[ ] Hợp đồng chuyển nhượng
[ ] Thừa kế, kế thừa
[ ] Hình thức khác (ghi rõ thông tin):...................................................................
8. Các đơn đã nộp liên quan đến quyền đối với giống đăng ký bảo hộ (trường hợp đơn đăng ký đã được nộp ở các quốc gia khác)
Hình thức bảo hộ | Nơi nộp đơn (quốc gia/vùng lãnh thổ) | Số đơn | Tình trạng đơn | Tên giống ghi trong đơn |
- Bảo hộ theo UPOV |
|
|
|
|
- Sáng chế (Patent) |
|
|
|
|
- Khác |
|
|
|
|
9. Giống đăng ký bảo hộ có tên trong danh mục giống được phép sản xuất, kinh doanh hay không
Không [ ]
Có [ ]
(Tại Quyết định số….. ngày…. tháng …. năm ….. với tên giống là.........................;
Hoặc hồ sơ tự công bố lưu hành được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt ngày….. tháng …. năm …… với tên giống là .............................................. )
10. Trường hợp đơn đăng ký có đề nghị hưởng quyền ưu tiên
Quốc gia nộp đơn trước đó: ........................................................................................
Ngày nộp: .................................... với tên giống là: .....................................................
11. Tính mới về thương mại
a) Giống đã được kinh doanh trên thị trường Việt Nam
Chưa bán [ ];
Bán lần đầu tiên [ ] vào ngày….. tháng …. năm ….. với tên giống là ......................
b) Giống đã được kinh doanh ở nước ngoài
Chưa bán [ ];
Bán lần đầu tiên [ ] vào ngày….. tháng …. năm ….. với tên giống là ......................
11. Khảo nghiệm kỹ thuật (khảo nghiệm DUS)
a. Đã thực hiện:.............................................................................................................. ..
- Tổ chức, cá nhân thực hiện:
- Thời gian thực hiện: vụ/năm:..........................................................................................
- Địa điểm thực hiện:........................................................................................................
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS:...............................................................................
- Đề nghị:...........................................................................................................................
b. Đang thực hiện:.......................................................................................................... ..
- Tổ chức, cá nhân thực hiện:............................................................................................
- Thời gian thực hiện:........................................................................................................
- Địa điểm thực hiện:.........................................................................................................
- Đề nghị: ..........................................................................................................................
c. Chưa thực hiện:.............................................................................................................
- Đề nghị hình thức khảo nghiệm DUS:
12. Vật liệu nhân của giống đăng ký bảo hộ
a. Chúng tôi cam đoan các vật liệu nhân giống được cung cấp cùng với đơn này là đại diện cho giống và phù hợp với nội dung của đơn.
b. Chúng tôi đồng ý để Văn phòng bảo hộ giống cây trồng sử dụng các thông tin cần thiết và vật liệu nhân giống trao đổi với các cơ quan liên quan có thẩm quyền của các nước thành viên UPOV, với điều kiện là quyền của chúng tôi được bảo đảm.
13. Các tài liệu có trong đơn
Phần xác nhận của người đăng ký | Kiểm tra danh mục tài liệu | |||
a | Tờ khai đăng ký BHGCT gồm: trang x bản | □ |
| □ |
b | Tờ khai kỹ thuật gồm trang x bản | □ |
| □ |
c | Ảnh mô tả giống gồm: ảnh | □ |
| □ |
d | Tài liệu chứng minh quyền đăng ký | □ |
| □ |
đ | Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên | □ |
| □ |
e | Giấy ủy quyền | □ |
| □ |
f | Bản sao chứng từ nộp phí nộp đơn | □ |
| □ |
g | Chứng từ nộp phí xin hưởng quyền ưu tiên | □ |
| □ |
h | Tài liệu khác (nếu có) gồm: trang x bản | □ |
| □ |
14. Cam kết của tổ chức/cá nhân đăng ký: Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| Khai tại:……….ngày…… tháng……năm…… |
Phụ lục V
TỜ KHAI KỸ THUẬT
(Dành cho các loài chưa có tài liệu hướng dẫn)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Tên loài cây trồng (Viết bằng tiếng Việt và tên La tinh): ...........................................
2. Tên giống cây trồng:...................................................................................................
3. Người đăng ký
3.1 Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng:
Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):
.....................................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..................................
Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp ..............................................................
Quốc tịch: ....................................................................................................................
Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................
Fax: ...........................................
3.2 Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký:
Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):
.....................................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..................................
Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp ..............................................................
Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................
Fax: ...........................................
4. Thông tin về quá trình chọn tạo và nhân giống của giống đăng ký
4.1. Quá trình chọn tạo
4.1.1. Lai
a. Lai có chủ đích (đề nghị nêu rõ tên bố mẹ) [ ]
Tên dòng mẹ (………………………..) x Tên dòng bố (……………………………………..)
b. Lai có một phần đã biết (đề nghị nêu rõ phần đã biết) [ ]
Tên dòng mẹ (…………………….……..) x Tên dòng bố (……………………..………..)
c. Lai không biết trước [ ]
4.1.2. Đột biến (chỉ rõ giống gốc) [ ]
4.1.3. Phát hiện và phát triển (chỉ rõ nơi và thời gian đã phát hiện và cách phát triển)
........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4.1.4. Khác (đề nghị cung cấp thông tin chi tiết)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4.2. Phương pháp nhân giống
4.2.1. Giống nhân bằng hạt
a. Tự thụ [ ]
b. Giống sinh sản vô tính [ ]
c. Giao phấn [ ]
- Quần thể [ ]
- Do người thụ phấn [ ]
d. Ưu thế lai
- Lai đơn [ ]
- Lai ba [ ]
- Lai kép [ ]
- Giống lai bất dục đực [ ]
- Giống lai hữu dục đực [ ]
đ. Dòng thuần [ ]
- Dòng bất dục đực [ ]
- Dòng hữu dục đực [ ]
e. Khác (đề nghị cung cấp chi tiết) [ ]
4.2.2. Nhân giống vô tính
a. Củ [ ]
b. Cành cắt [ ]
c. Nhân Invitro [ ]
d. Nhân chồi hoặc ghép [ ]
đ. Tách [ ]
e. Rễ [ ]
g. Khác (chỉ rõ phương pháp) [ ]
4.2.3. Khác (đề nghị cung cấp chi tiết)
Trường hợp đối với sơ đồ lai tạo các giống ưu thế lai được cung cấp trong một trang riêng biệt. Trang đó cần phải cung cấp chi tiết tất cả các dòng bố mẹ cần cho quá trình nhân giống lai này, chẳng hạn:
- Lai đơn: Tên dòng mẹ (………………..) x Tên dòng bố (………………..)
- Lai ba:
Tên dòng mẹ (………………..) x Tên dòng bố (………………..)
Lai đơn được sử dụng như dòng mẹ (…..) x Tên dòng bố (……..)
Và phải xác định cụ thể:
a. Dòng bất dục đực nào
b. Hệ thống duy trì dòng bất dục đực
5. Tính trạng đặc trưng (khai chi tiết theo bảng)
Tên tính trạng | Giống điển hình | Mức độ biểu hiện | Mã số |
1. …. |
|
|
|
2. ….. |
|
|
|
…. |
|
|
|
6. Giống tương tự và sự khác biệt của giống tương tự và giống đăng ký
Tên giống tương tự nhất với giống đăng ký (nếu có) | Những tính trạng khác biệt giữa giống đăng ký và giống tương tự | Biểu hiện tính trạng của giống tương tự | Biểu hiện tính trạng của giống đăng ký |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến:
7. Thông tin bổ sung có thể giúp thẩm định giống
7.1. Ngoài thông tin đã cung cấp ở mục 5 và 6, có thông tin nào có thể bổ sung để đánh giá tính khác biệt của giống đăng ký
Có [ ] Không [ ]
(Nếu có đề nghị cung cấp chi tiết)
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
7.2. Những điều kiện đặc biệt để lưu giữ giống hoặc để tiến hành thẩm định giống đăng ký
Có [ ] Không [ ]
(Nếu có đề nghị cung cấp chi tiết)
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
7.3. Thông tin khác
8. Giấy phép sản xuất
a. Giống có cần phải cấp giấy phép liên quan đến bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động vật trước khi đưa ra sản xuất không?
Có [ ] Không [ ]
b. Đã có giấy phép nào được cấp chưa?
Có [ ] Không [ ]
(Nếu có, đề nghị gửi kèm giấy phép)
9. Thông tin về vật liệu được thẩm định hoặc nộp để thẩm định
Tính trạng của giống đăng ký có thể bị ảnh hưởng của các yếu tố như: sâu bệnh, hóa chất (chất kích thích sinh trưởng, thuốc BVTV), nuôi cấy mô, chồi sinh trưởng được lấy từ các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây…..
Không xử lý giống, làm ảnh hưởng tới sự biểu hiện các tính trạng của giống nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc yêu cầu xử lý. Nếu giống đã được xử lý, đề nghị cung cấp thông tin chi tiết về quá trình đó và chỉ rõ phương pháp theo sự hiểu biết:
a. Vi sinh vật (virus, nấm, chất kích thích sinh trưởng) Có [ ] Không [ ]
b. Hóa chất xử lý (chất kìm hãm sinh trưởng, thuốc BVTV Có [ ] Không [ ]
c. Nuôi cấy mô Có [ ] Không [ ]
d. Phương pháp khác Có [ ] Không [ ]
Đề nghị cung cấp thông tin chi tiết đối với trường hợp “có”
Vật liệu giống cây trồng để thẩm định đã được kiểm tra nấm bệnh hoặc virus chưa?
Có [ ] (Đề nghị cung cấp chi tiết cơ quan thẩm quyền đã kiểm tra)
Không [ ]
10. Tôi xin cam đoan thông tin cung cấp trong Tờ khai này là chính xác và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| ngày tháng năm |
Phụ lục I
GIẤY ỦY QUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
GIẤY ỦY QUYỀN
1. Bên ủy quyền (chủ sở hữu giống cây trồng)
Tên (tổ chức, cá nhân):
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)
Ngày cấp: Nơi cấp:
2. Bên được ủy quyền (đại diện của chủ sở hữu)
Tên (tổ chức, cá nhân):
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)
Ngày cấp: Nơi cấp:
3. Nội dung ủy quyền (Phạm vi, khối lượng công việc được ủy quyền)
4. Thời hạn ủy quyền
Chúng tôi cam đoan mọi thông tin trong giấy ủy quyền là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Đại diện bên ủy quyền | Đại diện bên được ủy quyền |
Phụ lục VIII
BẢN KÊ KHAI CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TỰ KHẢO NGHIỆM DUS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
……., ngày tháng năm
BẢN KÊ KHAI CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC TỰ KHẢO NGHIỆM DUS
1. Tổ chức, cá nhân lập kế hoạch: ..............................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..............................................................................................
Ngày cấp: ..........................................Nơi cấp............................................................
Điện thoại: ......................................... Email : ............................................................
Fax: ...........................................
2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm:
3. Tên loài:
4. Điều kiện thực hiện khảo nghiệm:
4.1. Đất đai
- Địa điểm.
- Diện tích (m2)
- Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê..)
- Địa hình (dốc đồi núi, đồng bằng, ven biển... )
- Loại đất, thành phần cơ giới (đất ruộng, đất bãi, đất đồi.. )
- Nhà lưới, nhà kính (diện tích, trang thiết bị ...):
- Tưới tiêu (tự chảy, phun mưa, nhỏ giọt... )
4.2.Trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu khảo nghiệm:
a) Trường hợp tự phân tích:
TT | Tên thiết bị | Số lượng | Tình trạng hoạt động | Chỉ tiêu phân tích |
|
|
|
|
|
b) Trường hợp hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác (Hợp đồng số ngày tháng năm )
4.3. Nhân viên kỹ thuật
TT | Họ và tên | Thời gian công tác | Chuyên môn | Chứng chỉ đào tạo |
|
|
|
|
|
4.4. Các giống tương tự với giống đăng ký khảo nghiệm:
TT | Tên giống | Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu | Các tính trạng khác biệt với giống đăng ký bảo hộ | Ghi chú |
|
|
|
|
|
4.5. Các tài liệu khác (nếu có)
5. Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| Đại diện Tổ chức/cá nhân đăng ký |
Phụ lục IX
KẾ HOẠCH KHẢO NGHIỆM DUS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
……., ngày tháng năm
KẾ HOẠCH KHẢO NGHIỆM DUS
1. Tổ chức, cá nhân lập kế hoạch: ..............................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..............................................................................................
Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................
Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................
Fax: ...........................................
2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm:
3. Tên loài:
4. Kế hoạch khảo nghiệm:
4.1 Địa điểm:
4.2 Giống đối chứng:
- Số giống:
- Tên từng giống:
4.3 Thời gian thực hiện: Nêu chi tiết thời điểm trồng, giai đoạn từ trồng đến thu hoạch...
4.4 Kế hoạch theo dõi, đánh giá các tính trạng:
4.5 Bố trí thí nghiệm: Diện tích ô thí nghiệm, sơ đồ bố trí thí nghiệm
5. Tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV:
6. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc:
7. Cán bộ khảo nghiệm (họ và tên):
8. Thông tin khác (nếu có):
| Tổ chức/cá nhân đăng ký |
Phụ lục VI
THÔNG BÁO CHẤP NHẬN ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-TT-VPBH | Hà Nội, ngày tháng năm |
THÔNG BÁO
Về việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Kính gửi: ................................................................................
Căn cứ Quyết định số .......... của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ Điều ......... Luật Sở hữu trí tuệ;Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ;
Căn cứ kết quả thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
Theo đề nghị của Chánh văn phòng Bảo hộ giống cây trồng.
Cục Trồng trọt thông báo:
1. Chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng sau:
Tên giống:
Tên loài:
Số đơn:
Ngày nộp:
Chủ sở hữu giống cây trồng, địa chỉ:
Tác giả chính giống cây trồng, địa chỉ:
Đại diện của chủ sở hữu (trường hợp nộp đơn qua đại diện), địa chỉ:
2. Đơn nói trên được chấp nhận là đơn hợp lệ từ ngày:
3. Ghi nhận tạm thời với tên giống đăng ký bảo hộ là:
4. Được hưởng quyền ưu tiên theo đơn đầu tiên số: .......... Nộp tại: .......... Ngày .......
5. Hình thức khảo nghiệm kỹ thuật
6. Thông báo này được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và website của Cục Trồng trọt./.
| CỤC TRƯỞNG |
2. Tên thủ tục hành chính: Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ đến Cục Trồng trọt.
b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo chấp nhận sửa đổi, bổ sung, trả kết quả cho người đăng ký và đăng tải thông báo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT;
- Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển nhượng (trường hợp chuyển nhượng đơn đăng ký); hoặc căn cứ pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng;
- Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa (có xác nhận của chủ sở hữu đăng ký); Tài liệu chứng minh quyền nhân thân giữa chủ sở hữu đăng ký và người nhận thừa kế; Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của chủ sở hữu đăng ký (nếu có);
- Giấy ủy quyền theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT đối với trường hợp thay đổi đại diện.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành;
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
b) Số lượng: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông báo về việc chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT.
- Giấy ủy quyền theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT đối với trường hợp thay đổi đại diện.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 179 Luật Sở hữu trí tuệ 50/2005/QH11;
- Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Phụ lục VII
TỜ KHAI YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAI Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng | DẤU NHẬN ĐƠN | |||||
NGƯỜI ĐĂNG KÝ 1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số thuế hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: 2. Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số thuế hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: | ||||||
ĐƠN YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG Tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ: |
Số đơn: | |||||
Nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung □ Tên tổ chức, cá nhân đăng ký/tác giả giống □ Địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký/tác giả giống □ Tên giống □ Nội dung khác: | Đề nghị sửa lại thành: □ Tên tổ chức, cá nhân đăng ký/tác giả giống □ Địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký/tác giả giống □ Tên giống □ Nội dung khác: | |||||
Lý do yêu cầu sửa đổi, bổ sung:
| ||||||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
□ Hợp đồng chuyển nhượng □ Giấy ủy quyền □ Tài liệu chứng minh quyền thừa kế, kế thừa, cụ thể:
□ Tài liệu khác, cụ thể:
| KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU □ □ □ □ □ | |||||
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| ||||||
Phụ lục I
GIẤY ỦY QUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
GIẤY ỦY QUYỀN
1. Bên ủy quyền (chủ sở hữu giống cây trồng)
Tên (tổ chức, cá nhân):
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)
Ngày cấp: Nơi cấp:
2. Bên được ủy quyền (đại diện của chủ sở hữu)
Tên (tổ chức, cá nhân):
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)
Ngày cấp: Nơi cấp:
3. Nội dung ủy quyền (Phạm vi, khối lượng công việc được ủy quyền)
4. Thời hạn ủy quyền
Chúng tôi cam đoan mọi thông tin trong giấy ủy quyền là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Đại diện bên ủy quyền | Đại diện bên được ủy quyền |
3. Tên thủ tục hành chính: Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
3.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả
Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký bảo hộ gồm: tính mới, tên giống, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày ký, Quyết định cấp bằng bảo hộ phải công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo dự định từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và gửi cho người đăng ký có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng thì xử lý theo quy định tại Điều 184 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS của giống cây trồng đăng ký bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành;
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
b) Số lượng: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS.
- Công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ký Quyết định cấp bằng bảo hộ.
- Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng: Sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xử lý theo quy định tại Điều 184 của Luật Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Bằng bảo hộ giống cây trồng.
3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT.
- Bằng bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng đảm bảo tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 168, Điều 169, Điều 173, Điều 178, Điều 181, Điều 182, Điều 183, Điều 184 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11; Khoản 19, khoản 20 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ;
- Điều 20 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;
- Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Phụ lục XI
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DUS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Tổ chức, cá nhân khảo nghiệm) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | , ngày tháng năm |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DUS
1. Tên loài:
2. Tên giống đăng ký bảo hộ:
3. Số đơn:
4. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
5. Thời gian khảo nghiệm:
Ghi chi tiết thời điểm trồng, thu hoạch
6. Tổ chức/cá nhân thực hiện khảo nghiệm:
Ghi thông tin: Địa chỉ, điện thoại, fax, email.
7. Tài liệu kèm theo:
- Danh sách giống đối chứng:
- Bảng mô tả giống: Giống đăng ký, giống tương tự.
- Ảnh về các tính trạng khác biệt:
- Các tài liệu khác:
8. Quy trình khảo nghiệm:
a) Điều kiện thí nghiệm (đồng ruộng/nhà lưới)
b) Kích thước ô và số cây thí nghiệm
- Kích thước ô thí nghiệm:
- Số cây/ô:
c) Phân bón:
- Lượng bón (kg/ha):
- Cách bón: (Bón lót, bón thúc…)
d) Phòng trừ sâu bệnh:
- Số lần dùng thuốc BVTV:
- Loại thuốc đã sử dụng:
9. Nhận xét về điều kiện thời tiết trong quá trình làm thí nghiệm
10. Phương pháp theo dõi, đánh giá các tính trạng thực hiện theo tài liệu hướng dẫn/quy phạm khảo nghiệm/QCVN/TCVN về khảo nghiệm DUS sau:
11. Giống tương tự:
12. Kết quả đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định:
a) Tính khác biệt:
- Giống đăng ký khác biệt rõ ràng và chắc chắn với các giống được biết đến rộng rãi. Sự khác biệt với giống tương tự nhất thể hiện như sau:
So với với giống tương tự (tên giống)……
Tính trạng | Vụ/năm | Giống đăng ký | Giống tương tự | Khoảng cách tối thiểu/LSD0.05 | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Tính đồng nhất:
c) Tính ổn định:
Cán bộ khảo nghiệm |
|
Người kiểm tra |
|
| Tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm |
| Xác nhận của Tổ chức khảo nghiệm được công nhận |
Phụ lục XII
BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
4. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
4.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.
Trường hợp có ý kiến phản đối quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng của người thứ ba, việc xử lý ý kiến thực hiện theo các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp lại sau 30 ngày kể từ ngày đăng tải quyết định cấp lại trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
4.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT;
- Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ;
- Bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp bằng bị mất);
- Giấy ủy quyền đối với trường hợp nộp đơn qua đại diện theo mẫu tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành;
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
b) Số lượng: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết:
- Quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
- Công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ký Quyết định cấp lại bằng bảo hộ.
- Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng: sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cấp lại bằng bảo hộ được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xử lý theo quy định tại Điều 184 của Luật Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Bằng bảo hộ giống cây trồng.
4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT;
- Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn qua đại diện) tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 168, Điều 169, Điều 172, Điều 173, Điều 181, Điều 182, Điều 183, Điều 184 Luật Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11; Khoản 19, khoản 20 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ:
- Điều 20 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;
- Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Phụ lục XIII
TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP LẠI BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAI Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng | DẤU NHẬN ĐƠN | |||
NGƯỜI ĐĂNG KÝ 1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: 2. Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: | ||||
BẰNG BẢO HỘ ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI Tên giống: Số bằng: | ||||
LÝ DO CẤP LẠI
| ||||
THÔNG TIN CẦN THAY ĐỔI (NẾU CÓ)
| ||||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
□ Hợp đồng chuyển nhượng □ Tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ của chủ bằng bảo hộ □ Giấy ủy quyền □ Bản chính bằng bảo hộ giống đăng ký | KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU □ □ □
□ | |||
CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| ||||
Phụ lục I
GIẤY ỦY QUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phụ lục I
GIẤY ỦY QUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
GIẤY ỦY QUYỀN
1. Bên ủy quyền (chủ sở hữu giống cây trồng)
Tên (tổ chức, cá nhân):
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)
Ngày cấp: Nơi cấp:
2. Bên được ủy quyền (đại diện của chủ sở hữu)
Tên (tổ chức, cá nhân):
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)
Ngày cấp: Nơi cấp:
3. Nội dung ủy quyền (Phạm vi, khối lượng công việc được ủy quyền)
4. Thời hạn ủy quyền
Chúng tôi cam đoan mọi thông tin trong giấy ủy quyền là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Đại diện bên ủy quyền | Đại diện bên được ủy quyền |
5. Tên thủ tục hành chính: Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
5.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng, trả kết quả cho người đăng ký và đăng tải quyết định phục hồi hiệu lực bằng trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.
5.2. Cách thức thực hiện: Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng;
- Chứng cứ chứng minh đã khắc phục lý do bị đình chỉ;
- Biên lai nộp phí phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành;
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
b) Số lượng: 01 bộ
5.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
5.8. Phí, lệ phí (nếu có): Có
Phí thẩm định: 1.200.000 đ/đơn.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11;
- Điều 21 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;
- Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, Phí, lệ phí (nếu có) trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp;
- Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
- 1Quyết định 918/QĐ-BNN-TT năm 2019 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Quyết định 3524/QĐ-BNN-TT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 2481/QĐ-BNN-VP năm 2021 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Nông nghiệp, Quản lý xây dựng công trình, Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Quyết định 3321/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Quyết định 346/QĐ-BNN-TT năm 2022 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Quyết định 4413/QĐ-BNN-TT năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực trồng trọt
- 2Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 918/QĐ-BNN-TT năm 2019 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Quyết định 3524/QĐ-BNN-TT năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Quyết định 2481/QĐ-BNN-VP năm 2021 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Nông nghiệp, Quản lý xây dựng công trình, Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 9Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 3321/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 11Quyết định 346/QĐ-BNN-TT năm 2022 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định 3121/QĐ-BNN-VP năm 2021 công bố thủ tục hành chính thay thế, bãi bỏ lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Số hiệu: 3121/QĐ-BNN-VP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/07/2021
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Quốc Doanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực