Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 310/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2018 CỦA CỤC CÔNG TÁC PHÍA NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1684/QĐ-BTP ngày 05/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công tác phía Nam;

Căn cứ Quyết định số 1165/QĐ-BTP ngày 21/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 85/QĐ-BTP ngày 10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước năm 2018;

Căn cứ Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 02/01/2018 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác tư pháp năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2018;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Công tác phía Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác năm 2018 của Cục Công tác phía Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết, chỉ đạo);
- Lưu: VT, VP, Cục CTPN (10 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tiến Châu

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC NĂM 2018 CỦA CỤC CÔNG TÁC PHÍA NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 310/QĐ-BTP ngày 26 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ tư pháp)

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ, Ngành; Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2018 của Cục Công tác phía Nam (Cục CTPN) như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

a) Hoàn thành chất lượng và đúng tiến độ các nhiệm vụ công tác của Cục CTPN; thực hiện tốt vai trò tham mưu, tổng hợp giúp Lãnh đạo Bộ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các hoạt động của Bộ, Ngành.

b) Phát huy ý thức trách nhiệm và tinh thần chủ động, tự giác của cán bộ, công chức trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

2. Yêu cầu

a) Việc xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm tính toàn diện, hiệu quả, tiết kiệm và khả thi.

b) Bám sát các nhiệm vụ công tác trọng tâm của Ngành Tư pháp năm 2018, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

c) Thực hiện Kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời triển khai đầy đủ các nhiệm vụ thường xuyên; phấn đấu đạt và vượt Kế hoạch đề ra.

d) Phân công công việc hợp lý, cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện.

II. Nội dung Kế hoạch công tác năm 2018

A. Nhiệm vụ trọng tâm

1. Tham mưu, đề xuất kịp thời các giải pháp về những vấn đề phát sinh trong công tác tư pháp và Thi hành án dân sự khu vực phía Nam như việc giải quyết các vấn đề về hộ tịch, quốc tịch cho người di cư tự do từ Campuchia về nước; việc thành lập chi bộ Đảng trong Đoàn luật sư và việc thành lập các Hội công chứng; việc giao chỉ tiêu THADS...

2. Theo dõi địa phương trong việc triển khai các Luật, Bộ luật, nghị định, đề án mới được ban hành hoặc tiếp tục được thực hiện trong năm 2018; tập trung vào các lĩnh vực như: việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back, Luật ban hành VBQPPL năm 2015, Luật đấu giá tài sản, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật trợ giúp pháp lý; Công tác quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp, quản tài viên, thừa phát lại; công tác tổ chức cán bộ của các Cơ quan THADS trong Khu vực...

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, công tác phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và địa phương.

4. Sơ kết Quy chế phối hợp giữa Cục CTPN với các đơn vị thuộc Bộ để tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và hiệu quả trong hoạt động phối hợp.

5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và đội ngũ công chức, viên chức phù hợp với Nghị định số 96/2017/NĐ-CP, Đề án vị trí việc làm và Đề án tinh giản biên chế của Cục đã được phê duyệt; Quyết định của Lãnh đạo Bộ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục sau khi được ban hành.

6. Đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo tiêu chuẩn, quy định đối với từng vị trí việc làm; tập trung vào việc đào tạo các đồng chí thuộc đối tượng chuyên viên trẻ có trình độ chuyên môn sâu.

7. Sửa đổi, bổ sung các quy chế của Cục (Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế làm việc, Quy chế phân loại, đánh giá CBCC) theo quy định.

8. Xây dựng Đề án tự chủ của Trung tâm Thông tin, hỗ trợ pháp luật.

B. Nhiệm vụ cụ thể

1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại khu vực phía Nam (Khu vực) theo ủy quyền của Bộ trưởng

a) Thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp, thi hành án dân sự (THADS) và các lĩnh vực khác theo ủy quyền của Bộ trưởng.

b) Phối hợp, tham gia với các đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại Khu vực.

c) Thực hiện công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.

d) Tiếp tục thực hiện và đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện Quy chế phối hợp giữa Cục CTPN với Sở Tư pháp, Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (khu vực phía Nam).

đ) Tổ chức sơ kết và sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp giữa Cục CTPN với các đơn vị thuộc Bộ.

2. Công tác tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại Khu vực

a) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng các chủ trương, giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác tư pháp và THADS tại Khu vực và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

b) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình tổ chức, hoạt động và các đề xuất của cơ quan tư pháp, THADS trong Khu vực, trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Việc thực hiện Luật ban hành VBQPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành VBQPPL năm 2015, nâng cao hơn nữa chất lượng, bảo đảm tiến độ công tác góp ý, thẩm định VBQPPL, đặc biệt đối với quy trình phân tích, đánh giá tác động, thẩm định chính sách. Xác định những hạn chế, khó khăn qua thực tế thi hành Luật Ban hành VBQPPL của các địa phương, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững hơn.

- Công tác tuyên truyền PBGDPL, nhất là các bộ luật, luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back, từ đó có các đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc tại địa phương để phục vụ việc xây dựng Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back; tổ chức thực hiện “Đề án một số giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” sau khi được ban hành.

- Việc thực hiện công tác KSTTHC trong lĩnh vực tư pháp, đề xuất tham mưu lãnh đạo Cục, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong theo dõi việc thực hiện công tác KSTTHC trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

- Công tác bổ trợ tư pháp:

+ Công tác quản lý nhà nước tại địa phương về hoạt động bổ trợ tư pháp thông qua hoạt động kiểm tra, nắm tình hình; xây dựng và tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực luật sư, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản trên địa bàn.

+ Tình hình triển khai thực hiện Luật Luật sư (sửa đổi); Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư. Công tác quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động luật sư. Chú trọng trong công tác tham mưu của các Sở Tư pháp cho UBND tỉnh trong việc chỉ đạo Đoàn luật sư chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ, tiến tới Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ 3.

+ Việc thực hiện Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó chú trọng việc thành lập Hội công chứng viên, các hình thức giả mạo trong hoạt động công chứng tại các địa phương.

+ Việc thực hiện Luật Giám định tư pháp, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tăng cường các biện pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp của Bộ Tư pháp.

+ Thực hiện Luật đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, kịp thời tổng hợp các vướng mắc trong thi hành.

- Triển khai thực hiện Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý; tập trung nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý mà trọng tâm là chú trọng các vụ việc tham gia tố tụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự; thực hiện các vụ việc đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật tại trụ sở, tư vấn pháp luật tiền tố tụng bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý.

- Việc triển khai Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Chú trọng những địa phương chưa có quản tài viên và doanh nghiệp đăng ký hành nghề thanh lý, quản lý tài sản.

- Công tác hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước

+ Thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết.

+ Triển khai thực hiện Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; tiếp tục triển khai Tiểu đề án “Giải quyết các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác cho người di cư tự do từ Campuchia về nước”; thực hiện việc giải quyết vấn đề hộ tịch, quốc tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú tại các địa phương trong khu vực.

+ Tổ chức sơ kết việc triển khai thi hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP; tổng hợp những vấn đề vướng mắc trong thực tế để đề xuất hoàn thiện pháp luật về chứng thực. Tăng cường quản lý nhà nước công tác chứng thực, kịp thời phát hiện những thiếu sót và những khó khăn, vướng mắc để uốn nắn, giải quyết.

+ Triển khai thực hiện Luật lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đẩy mạnh việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại các địa phương.

+ Thực hiện Luật nuôi con nuôi và Công ước Lahay; công tác quản lý nuôi con nuôi và triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20/5/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.

+ Tổ chức triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017; tập trung giải quyết các vụ việc bồi thường tồn đọng, kéo dài và các vụ việc đã được thụ lý theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2009.

- Công tác Thi hành án dân sự

+ Kết quả thi hành án đối với các lĩnh vực như: (i) về việc và giá trị. Trong đó, chú trọng các đơn vị có tỷ lệ thi hành án thấp về việc, giá trị; (ii) Án tín dụng, ngân hàng; (iii) Các vụ án trọng điểm theo tiêu chí của Tổng cục THADS. (iv) các việc khiếu nại, tố cáo về THADS phức tạp, kéo dài.

+ Kết quả tổ chức cưỡng chế thi hành án.

+ Công tác chỉ đạo, điều hành của Cục THADS đối với các Chi cục trực thuộc. Trong đó, chú trọng các đơn vị xếp loại thấp (C, D) hoặc có xảy ra vi phạm về quản lý tài chính tại Chi cục trong năm 2017.

+ Công tác bồi thường nhà nước trong lĩnh vực THADS.

+ Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo tại các cơ quan THADS: (i) Việc ban hành Quy chế tiếp công dân. (ii) Tổng số thụ lý, kết quả giải quyết. Trong đó, chú trọng đến kết quả giải quyết.

+ Công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan THADS Khu vực bao gồm: Việc tuyển dụng biên chế; cơ cấu tổ chức; quy hoạch; đào tạo; bổ nhiệm và kỷ luật. Trong đó, tập trung vào việc bổ nhiệm đủ các chức danh lãnh đạo quản lý theo quy định và các đơn vị có Lãnh đạo Cục nghỉ hưu trong năm 2018.

+ Cơ sở vật chất: Công tác xây dựng cơ bản của Cục, Chi cục THADS về trụ sở làm việc, kho vật chứng theo “Danh mục các dự án đầu tư đưa vào trung hạn từ năm 2017-2020” và phương tiện hoạt động.

+ Công tác khác: Kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo THADS; phối hợp giữa các ban ngành trong quá trình tổ chức THADS của các địa phương.

- Theo dõi công tác tổ chức cán bộ của cơ quan tư pháp địa phương.

- Theo dõi công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin của địa phương; theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính theo Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020.

- Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của địa phương, tập trung vào các kế hoạch thi đua chuyên đề và phong trào thi đua thường xuyên do Bộ Tư pháp phát động.

3. Chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ và công tác quản trị nội bộ

- Chủ trì, phối hợp thực hiện các chuyến đi công tác địa phương, các hội nghị, hội thảo, tọa đàm theo kế hoạch điều phối do Văn phòng Bộ xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công tác chuyên môn và hoạt động của Cơ quan hàng tháng.

- Phục vụ các chuyến công tác của Lãnh đạo Bộ và các đơn vị thuộc Bộ vào công tác tại Khu vực.

- Quản lý việc sử dụng trụ sở 200C Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

- Sửa chữa trụ sở 200C Võ Văn Tần theo kinh phí đã được cấp.

4. Công tác xây dựng đơn vị

a) Công tác xây dựng thể chế nội bộ

- Xây dựng Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của các đơn vị thuộc Cục Công tác phía Nam.

- Sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế làm việc; Quy chế phân loại, đánh giá công chức của Cục CTPN;

- Ban hành Bảng tiêu chí chấm điểm thi đua, hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan theo quy định mới tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2015/NĐ-CP.

b) Công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng

- Tích cực kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và đội ngũ công chức, viên chức phù hợp với Nghị định số 96/2017/NĐ-CP, Đề án vị trí việc làm và Đề án tinh giản biên chế của Cục đã được phê duyệt

- Sửa đổi, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp Vụ, cấp Phòng của Cục; kiện toàn Lãnh đạo cấp Phòng.

- Tham mưu Lãnh đạo Cục xây dựng Kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của công chức Cục CTPN.

- Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2018.

- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát động thi đua năm 2018.

c) Công tác tài chính, văn thư, ứng dụng công nghệ thông tin

- Xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí được cấp hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm.

- Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, công tác thủ quỹ, chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động theo quy định, thường xuyên cập nhật văn bản và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định để đảm bảo đúng pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác.

- Thực hiện nghiêm túc Quy chế công tác Văn thư, lưu trữ của Bộ Tư pháp; kiểm soát hình thức văn bản đi của Cục CTPN.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành.

5. Thực hiện các hoạt động thông tin, hỗ trợ pháp luật

- Tổ chức 08-10 lớp tập huấn, bồi dưỡng tại khu vực phía Nam, miền Trung và phía Bắc về kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý, cán bộ pháp chế cho doanh nghiệp khu vực phía Nam theo nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp.

- Phối hợp với Chi hội Luật gia Cục CTPN liên hệ với Sở Tư pháp, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, Ban Quản lý các Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp ở các địa phương để thực hiện các chương trình trợ giúp pháp lý, báo cáo các chuyên đề pháp luật, phổ biến quy định pháp luật mới ban hành cần thiết với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động trong các doanh nghiệp; những vấn đề cần quan tâm cho cán bộ pháp chế của doanh nghiệp.

- Phối hợp VPĐD CLB pháp chế doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hội thảo, tọa đàm về các chuyên đề pháp luật kinh doanh nhằm trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khuyến cáo các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật và thu thập ý kiến góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh.

- Trao đổi các chuyên đề chuyên sâu, thiết thực cho doanh nghiệp phù hợp với thị trường doanh nghiệp phía Nam; phối hợp giải đáp, hướng dẫn thực tiễn, tư vấn để giúp cho các doanh nghiệp có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh được cụ thể và thuận lợi hơn; tạo điều kiện để các doanh nghiệp học tập kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ thông tin và ký kết hợp tác kinh doanh.

- Nghiên cứu, xây dựng tự chủ tài chính giai đoạn 2019 - 2020, tiến tới tự chủ hoàn toàn về tài chính.

III. Tổ chức thực hiện

1. Các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm phối hợp với Cục CTPN triển khai thực hiện Kế hoạch này.

2. Lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục CTPN xây dựng kế hoạch công tác chi tiết của đơn vị, phân công rõ nhiệm vụ cho từng cán bộ, công chức trong đơn vị thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.

3. Hàng quý, Cục CTPN tiến hành đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, những nhiệm vụ còn tồn đọng, phát sinh để có hướng giải quyết kịp thời, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, yêu cầu Kế hoạch đề ra.

4. Cán bộ, công chức Cục CTPN tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo, nỗ lực, nâng cao năng lực điều hành, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức để hoàn thành nhiệm vụ.

5. Chánh Văn phòng Cục CTPN có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai Kế hoạch công tác, hàng tháng tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Lãnh đạo Cục CTPN./.

(Kèm theo Phụ lục chi tiết nội dung Kế hoạch công tác năm 2018 của Cục CTPN)

 

PHỤ LỤC

CHI TIẾT NỘI DUNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2018 CỦA CỤC CÔNG TÁC PHÍA NAM
(Kèm theo Quyết định số 310/QĐ-BTP ngày 26 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

TT

Tên nhiệm vụ

Cơ quan, đơn vị, tham mưu tổ chức, chủ trì thực hiện

Cơ quan, đơn vị, tổ chức phối hợp thực hiện

Thời gian thực hiện

Sản phẩm chủ yếu

Nguồn kinh phí

Ghi chú

I

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại khu vực phía Nam (Khu vực) theo ủy quyền của Bộ trưởng

1.

Thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp, thi hành án dân sự (THADS) và các lĩnh vực khác theo ủy quyền của Bộ trưởng.

- Các phòng nghiệp vụ

- Văn phòng

Đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Khi được yêu cầu

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Kinh phí tự chủ

 

2.

Phối hợp, tham gia với các đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại Khu vực.

- Các phòng nghiệp vụ

- Văn phòng

Đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Khi được yêu cầu

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Kinh phí tự chủ

 

3.

Thực hiện công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.

- Các phòng nghiệp vụ

- Văn phòng

Đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Khi được yêu cầu

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Kinh phí tự chủ

 

4.

Tiếp tục thực hiện và đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện Quy chế phối hợp giữa Cục CTPN với STP, Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (khu vực phía Nam).

- Các phòng nghiệp vụ

- Văn phòng

- STP

- Cục THADS

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

5.

Tổ chức sơ kết và sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp giữa Cục CTPN với các đơn vị thuộc Bộ.

- Các phòng nghiệp vụ

- Văn phòng

Các đơn vị thuộc Bộ

Quý I-II/2018

Quy chế phối hợp giữa Cục CTPN với các đơn vị thuộc Bộ được sửa đổi, bổ sung

Kinh phí tự chủ

 

II

Công tác tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại Khu vực

6.

Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng các chủ trương, giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác tư pháp và THADS tại Khu vực và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

- Các phòng nghiệp vụ

- Văn phòng

- Các đơn vị thuộc Bộ

- STP

- Cục THADS

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

7.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình tổ chức, hoạt động và các đề xuất của cơ quan tư pháp, THADS trong Khu vực.

- Các phòng nghiệp vụ

- Văn phòng

- Các đơn vị thuộc Bộ

- STP

- Cục THADS

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

8.

Theo dõi việc thực hiện Luật ban hành VBQPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật ban hành VBQPPL năm 2015, nâng cao hơn nữa chất lượng, bảo đảm tiến độ công tác góp ý, thẩm định VBQPPL, đặc biệt đối với quy trình phân tích, đánh giá tác động, thẩm định chính sách. Xác định những hạn chế, khó khăn qua thực tế thi hành Luật Ban hành VBQPPL của các địa phương, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững hơn

Phòng CT TPK

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

9.

Theo dõi công tác PBGDPL, nhất là các bộ luật, luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 01/01/2018.

Phòng CT TPK

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

10.

Theo dõi công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực XLVPHC và TDTHPL; theo dõi việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật về XLVPHC; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về XLVPHC của các địa phương; Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc tại địa phương để phục vụ việc xây dựng Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back; tổ chức thực hiện “Đề án một số giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” (sau khi được ban hành)

Phòng CT TPK

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

11.

Theo dõi việc thực hiện công tác KSTTHC trong lĩnh vực tư pháp, đề xuất theo dõi việc thực hiện công tác KSTTHC trong lĩnh vực THADS

Phòng CT TPK

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

12.

Theo dõi việc duy trì, kiện toàn các tổ chức pháp chế theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; tình hình ban hành kế hoạch hoạt động năm 2018 của các bộ phận pháp chế ở các địa phương.

Phòng CT TPK

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

13.

Theo dõi việc thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay; công tác quản lý nuôi con nuôi và triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20/5/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.

Phòng CT HCTP&BTTP

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

14.

Theo dõi việc triển khai thi hành hiệu quả Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (TNBTCNN) năm 2017; tập trung giải quyết các vụ việc bồi thường tồn đọng, kéo dài và các vụ việc đã được thụ lý theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2009.

Phòng CT HCTP&BTTP

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

15.

Theo dõi việc sơ kết thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; tổng hợp những vấn đề vướng mắc trong thực tế để đề xuất hoàn thiện pháp luật về chứng thực.

Phòng CT HCTP&BTTP

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

16.

Theo dõi thực hiện Luật đấu giá tài sản; Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phòng CT HCTP&BTTP

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

17.

Theo dõi việc triển khai thực hiện Luật Quốc tịch, Việc thực hiện tiểu Đề án “Giải quyết các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác cho người di cư tự do từ Campuchia về nước” theo Quyết định số 1830/QĐ-BTP ngày 19/10/2015 của Bộ Tư pháp; thực hiện việc giải quyết vấn đề, hộ tịch, quốc tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú tại các địa phương trong khu vực.

Phòng CT HCTP&BTTP

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

18.

Theo dõi tình hình triển khai thực hiện Luật luật sư (sửa đổi); Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định một số Điều và biện pháp thi hành Luật luật sư. Công tác quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động luật sư. Chú trọng trong công tác tham mưu của các Sở Tư pháp cho UBND tỉnh trong việc chỉ đạo Đoàn luật sư chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ, tiến tới Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ 3.

Phòng CT HCTP&BTTP

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

19.

Theo dõi việc thực hiện Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó chú trọng việc thành lập Hội công chứng viên, các hình thức giả mạo trong hoạt động công chứng tại các địa phương.

Phòng CT HCTP&BTTP

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

20.

Theo dõi việc thực hiện Luật Giám định tư pháp, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tăng cường các biện pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp của Bộ Tư pháp.

Phòng CT HCTP&BTTP

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

21.

Theo dõi việc triển khai thực hiện Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý; tập trung nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý mà trọng tâm là chú trọng các vụ việc tham gia tố tụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự; thực hiện các vụ việc đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật tại trụ sở, tư vấn pháp luật tiền tố tụng bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý

Phòng CT TPK

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

22.

Theo dõi việc triển khai Nghị định số 22/2015/NĐ-CP 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, chú trọng những địa phương chưa có quản tài viên và doanh nghiệp đăng ký hành nghề thanh lý, quản lý tài sản.

Phòng CT HCTP&BTTP

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

23.

Theo dõi công tác tổ chức cán bộ của cơ quan tư pháp địa phương.

Văn phòng

STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

24.

Theo dõi công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin của địa phương; theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính theo Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020.

- Các phòng chuyên môn

- Văn phòng

- Đơn vị thuộc bộ có liên quan

- STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

25.

Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của địa phương, tập trung vào các kế hoạch thi đua chuyên đề và phong trào thi đua thường xuyên do Bộ Tư pháp phát động

- Các phòng chuyên môn

- Văn phòng

- Đơn vị thuộc bộ có liên quan

- STP

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

26.

Theo dõi việc xây dựng, triển khai và thực hiện các Kế hoạch, chỉ đạo của Bộ, Tổng cục THADS về công tác THADS tại địa phương. Trong đó chú trọng đến việc triển khai thực hiện Luật THADS sửa đổi năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phòng CT THADS

- Tổng cục THADS

- Cục THADS

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

27.

Theo dõi kết quả thi hành án về việc và giá trị. Trong đó, chú trọng các đơn vị có tỷ lệ thi hành án thấp về việc, giá trị; Án tín dụng, ngân hàng; các vụ án trọng điểm theo tiêu chí của Tổng cục THADS; các việc khiếu nại, tố cáo về THADS phức tạp, kéo dài.

Phòng CT THADS

- Tổng cục THADS

- Cục THADS

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

28.

Theo dõi công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan THADS Khu vực bao gồm: Việc tuyển dụng biên chế; cơ cấu tổ chức; đào tạo; bổ nhiệm; kỷ luật.

Phòng CT THADS

- Tổng cục THADS

- Cục THADS

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

29.

Theo dõi công tác chỉ đạo, điều hành của Cục THADS đối với các Chi cục trực thuộc. Trong đó, chú trọng các đơn vị xếp loại thấp (C, D) hoặc có xảy ra vi phạm về quản lý tài chính tại Chi cục trong năm 2017

Phòng CT THADS

- Tổng cục THADS

- Cục THADS

Quý IV/2018

Báo cáo

Kinh phí tự chủ

 

30.

Theo dõi công tác bồi thường nhà nước trong lĩnh vực THADS; công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo tại các cơ quan THADS.

Phòng CT THADS

- Tổng cục THADS

- Cục THADS

Quý IV/2018

Báo cáo

Kinh phí tự chủ

 

31.

Theo dõi kết quả hoạt động của các Văn phòng Thừa phát

Phòng CT THADS

- Cục Bổ trợ tư pháp

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

32.

Theo dõi kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo THADS; phối hợp giữa các ban ngành trong quá trình tổ chức THADS của các địa phương.

Phòng CT THADS

- Tổng cục THADS

- Cục THADS

- Cục Bổ trợ tư pháp

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

33.

Theo dõi công tác xây dựng cơ bản của Cục, Chi cục THADS về trụ sở làm việc, kho vật chứng theo “Danh mục các dự án đầu tư đưa vào trung hạn từ năm 2017-2020” và phương tiện hoạt động.

Phòng CT THADS

- Tổng cục THADS

- Cục THADS

- Cục Bổ trợ tư pháp

Cả năm

Báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu

Kinh phí tự chủ

 

34.

Tham gia làm Cộng tác viên kiểm tra văn bản của cục Kiểm tra văn bản thực hiện chức năng kiểm tra văn bản theo thẩm quyền đối với các địa phương.

Các đơn vị thuộc Cục

- Cục Kiểm tra văn bản

- STP

Cả năm

Báo cáo kết quả thực hiện

Kinh phí tự chủ

 

35.

Phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng của Ngành đối với các cá nhân, tập thể các Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự thuộc khu vực phía Nam.

Văn phòng

Các phòng nghiệp vụ

Quý IV/2018

Ý kiến chấm điểm thi đua

Kinh phí tự chủ

 

Ill

Chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ và công tác quản trị nội bộ

36.

Chủ trì, phối hợp thực hiện các chuyến đi công tác địa phương, các hội nghị, hội thảo, tọa đàm theo Kế hoạch chung của Bộ Tư pháp năm 2018

Văn phòng

- Đơn vị thuộc Bộ

- STP

- Các đơn vị thuộc Cục

Theo KH điều phối của Bộ

Báo cáo kết quả tổ chức Hội nghị

Kinh phí không tự chủ

 

37.

Tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu lực quản lý công tác tư pháp khu vực phía Nam”.

Các đơn vị thuộc Cục

- Vụ Hợp tác quốc tế

Quý I-II/2018

Báo cáo tổng hợp các đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác tư pháp khu vực phía Nam

Dự án GIG

 

38.

Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công tác chuyên môn và hoạt động của Cơ quan hàng tháng.

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Cục

Hàng tháng

Báo cáo chuyên đề và các tài liệu liên quan

Kinh phí tự chủ

 

39.

Phục vụ các chuyến công tác của Lãnh đạo Bộ và các đơn vị thuộc Bộ vào công tác tại Khu vực

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Bộ

Cả năm

Phục vụ an toàn, chu đáo

Kinh phí tự chủ

 

40.

Quản lý việc sử dụng trụ sở 200C Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

Văn phòng

Các đơn vị sử dụng chung trụ sở

Cả năm

Việc sử dụng đảm bảo theo quy định

Kinh phí không tự chủ

 

41.

Sửa chữa Trụ sở 200C Võ Văn Tần theo kinh phí được cấp

Văn phòng

Các đơn vị sử dụng chung trụ sở

Cả năm

Sửa chữa, thay mới các hạng mục đã bị hỏng hoặc xuống cấp

Kinh phí không tự chủ

 

IV

Công tác xây dựng đơn vị

 

4.1. Công tác xây dựng thể chế nội bộ

42.

Xây dựng Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của các đơn vị thuộc Cục Công tác phía Nam.

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Cục

Quý I/2018

Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của các đơn vị

Kinh phí tự chủ

 

43.

Sửa đổi Quy chế Chi tiêu nội bộ; Quy chế làm việc; Quy chế phân loại, đánh giá công chức của Cục CTPN;

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Cục

Quý II/2018

Các quy chế

Kinh phí tự chủ

 

44.

Ban hành Bảng tiêu chí chấm điểm thi đua, hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan theo quy định mới tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2015/NĐ-CP.

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Cục

Sau khi có Quy chế đánh giá cán bộ của Bộ Tư pháp

Dự thảo Bảng tiêu chí

Kinh phí tự chủ

 

 

4.2. Công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng

45.

Tích cực kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và đội ngũ công chức, viên chức phù hợp với Nghị định số 96/2017/NĐ-CP, Đề án vị trí việc làm và Đề án tinh giản biên chế của Cục đã được phê duyệt

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Cơ cấu lại tổ chức

Kinh phí tự chủ

 

46.

Sửa đổi, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp Vụ, cấp Phòng của Cục; kiện toàn Lãnh đạo cấp Phòng.

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Cục

Khi có văn bản yêu cầu

Danh sách sửa đổi, bổ sung quy hoạch

Kinh phí tự chủ

 

47.

Tham mưu Lãnh đạo Cục xây dựng Kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của công chức Cục CTPN.

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Cục

Sau khi có Quy chế luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của Bộ

Dự thảo Kế hoạch

Kinh phí tự chủ

 

48.

Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2018.

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Cục

Quý I/2018

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2018

Kinh phí tự chủ

 

49.

Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát động thi đua năm 2018.

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Kế hoạch phát động thi đua 2018

Kinh phí tự chủ

 

 

4.3. Công tác tài chính, văn thư, ứng dụng công nghệ thông tin

50.

Xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí được cấp hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm.

Văn phòng

 

Quý I/2018

Kế hoạch sử dụng kinh phí tháng, quý, năm

Kinh phí tự chủ

 

51.

Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, công tác thủ quỹ, chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động theo quy định, thường xuyên cập nhật văn bản và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định để đảm bảo đúng pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác.

Văn phòng

 

Cả năm

 

Kinh phí tự chủ

 

52.

Thực hiện nghiêm túc Quy chế công tác Văn thư, lưu trữ của Bộ Tư pháp. Kiểm soát hình thức văn bản đi của Cục CTPN.

Văn phòng

Các đơn vị thuộc Cục

Khi có yêu cầu

Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định

Kinh phí tự chủ

 

53.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Văn phòng

Các phòng chuyên môn

 

Cả năm

Sử dụng các phần mềm quản lý của Bộ

Kinh phí tự chủ

 

V

Thực hiện các hoạt động thông tin, hỗ trợ pháp luật

54.

Tổ chức 08 - 10 lớp tập huấn, bồi dưỡng tại khu vực phía Nam, miền Trung và phía Bắc về kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý, cán bộ pháp chế cho doanh nghiệp khu vực phía Nam theo nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp.

Trung tâm

Các đơn vị liên kết (nếu có)

Cả năm

Các lớp bồi dưỡng

Hoạt động có thu phí

 

55.

Thực hiện 01-02 đợt trợ giúp pháp lý, báo cáo chuyên đề, phổ biến quy định pháp luật mới ban hành cho các địa phương, doanh nghiệp.

Trung tâm

Công đoàn, Chi hội Luật gia, Văn phòng và các Phòng Nghiệp vụ thuộc Cục

Quý III, IV/2018

Nói chuyện chuyên đề, trợ giúp pháp lý

Hoạt động miễn phí

 

56.

Phối hợp với Chi hội Luật gia Cục CTPN liên hệ với STP, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, Ban Quản lý các Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp ở các địa phương để thực hiện các chương trình trợ giúp pháp lý, báo cáo các chuyên đề pháp luật, phổ biến quy định pháp luật mới ban hành cần thiết với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động trong các doanh nghiệp; những vấn đề cần quan tâm cho cán bộ pháp chế của doanh nghiệp.

Trung tâm

Văn phòng

Quý I/2018

Chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý

Nguồn thu phí của Trung tâm

 

57.

Phối hợp VPĐD CLB pháp chế doanh nghiệp tại TP.HCM tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hội thảo, tọa đàm về các chuyên đề pháp luật kinh doanh nhằm trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khuyến cáo các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật và thu thập ý kiến góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh.

Trung tâm

 

Quý III,IV/2018

Các lớp bồi dưỡng, hội nghị đối thoại

Kinh phí từ chương trình 585

 

58.

Trao đổi các chuyên đề chuyên sâu, thiết thực cho doanh nghiệp phù hợp với thị trường doanh nghiệp phía Nam; phối hợp giải đáp, hướng dẫn thực tiễn, tư vấn để giúp cho các doanh nghiệp có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh được cụ thể và thuận lợi hơn; tạo điều kiện để các doanh nghiệp học tập kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ thông tin và ký kết hợp tác kinh doanh.

Trung tâm

VPĐD

Quý IV/2018

Các lớp bồi dưỡng, tọa đàm, hội nghị đối thoại

Hoạt động miễn phí hoặc thu phí

 

59.

Nghiên cứu, xây dựng tự chủ tài chính giai đoạn 2019 - 2020, tiến tới tự chủ hoàn toàn về tài chính.

Trung tâm

 

Quý III, IV/2018

Đề án tự chủ tài chính giai đoạn 2019 - 2020

Kinh phí tự chủ

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 310/QĐ-BTP phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2018 của Cục Công tác phía Nam do Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 310/QĐ-BTP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/02/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Lê Tiến Châu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/02/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản