Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2700/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 28 tháng 9 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 01/7/2021;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 3311/SNN-CCTL ngày 12/9/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông bờ biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 (đính kèm).
Điều 2. Phân công thực hiện
1. Các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung Kế hoạch.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. QUAN ĐIỂM
1. Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển (bao gồm bờ sông, suối, kênh, rạch và bờ biển) nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, ổn định dân sinh là nhiệm vụ của các cấp, ngành, đặc biệt là của chính quyền địa phương, là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân.
2. Phải chủ động phòng ngừa sạt lở; khi xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, đặc biệt là xây dựng các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng ven sông, ven biển phải đề phòng nguy cơ sạt lở và không làm tăng nguy cơ sạt lở. Khi xảy ra sạt lở phải tập trung ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả giảm thiểu thiệt hại.
3. Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển cần được thực hiện đồng bộ; xử lý cấp bách trước mắt, đồng thời có giải pháp căn cơ lâu dài; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, không làm tăng nguy cơ sạt lở, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, phòng hộ ven biển và tạo sinh kế cho người dân.
4. Phòng, chống sạt lở phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng, chống suy thoái rừng phòng hộ ven biển tại những khu vực xói lở nghiêm trọng không thể phục hồi.
5. Đề cao sự tham gia của cộng đồng đối với công tác quản lý bờ, lòng sông, vùng ven biển; tăng cường huy động nguồn lực ngoài ngân sách, nhất là của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được hưởng lợi trong phòng, chống sạt lở.
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường, dễ thi công, có thể sử dụng nhiều lần, giá thành phù hợp, kết hợp với giải pháp truyền thống. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, quản lý hiệu quả nguồn nước, giảm thiểu các yếu tố tác động gây sạt lở bờ sông, bờ biển.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven sông, ven biển, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở bờ sông, bờ biển. Phấn đấu đến năm 2023 cơ bản hoàn thành bản đồ về hiện trạng sạt lở, công trình phòng chống sạt lở trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát sạt lở và quản lý bờ sông, lòng sông, bờ biển, giảm thiểu tác động làm gia tăng nguy cơ sạt lở; phấn đấu đến năm 2023 các khu dân cư ven sông, ven biển ở vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đều được cảnh báo kịp thời và được hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi xảy ra sạt lở.
- Quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa tại khu vực ven sông, ven biển. Chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 100% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.
- Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều (nhất là các tuyến đê đã được phân cấp), cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông, ven biển.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về phòng, chống sạt lở nhằm giảm nguy cơ sạt lở, rủi ro do sạt lở.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động ven sông, ven biển ảnh hưởng đến sạt lở (khai thác cát sỏi, xây dựng công trình, nhà cửa, hoạt động giao thông thủy, hoạt động khai thác nước ngầm).
- Hiện đại hóa công tác quan trắc, dự báo, kịp thời cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực để phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Xây dựng công trình tại các khu vực trọng điểm để phòng, chống sạt lở, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công trình hạ tầng thiết yếu.
2. Giải pháp
a) Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển:
- Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời dân cư khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở gắn với sinh kế, ổn định đời sống của người dân.
- Xây dựng quy chế tổ chức, quản lý và khai thác vận hành công trình công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị sông phục vụ công tác phòng, chống thiên tai thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết kế quy hoạch:
- Điều tra cơ bản về sạt lở, dân cư và công trình hạ tầng ven sông, ven biển trên cơ sở đó xây dựng cơ sở dữ liệu về sạt lở, dân cư và công trình phòng, chống sạt lở, trong đó ưu tiên thực hiện tại những khu vực đang có diễn biến sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở trên các hệ thống sông chính.
- Điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát, sỏi và các yếu tố thủy, hải văn có tác động đến sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Nghiên cứu xây dựng phương án tổng thể chỉnh trị và phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển để cập nhật vào quy hoạch của tỉnh.
c) Triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách trước mắt và giải pháp lâu dài để phòng, chống sạt lở:
- Giải pháp cấp bách:
Tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông và vùng ven biển, khắc phục tình trạng mất cân bằng bùn cát để hạn chế nguy cơ sạt lở; ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác cát sỏi trái phép.
Tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực bờ sông, bờ biển bị sạt lở, bố trí tái định cư theo các hình thức tái định cư xen ghép hoặc xây dựng khu tái định cư tập trung phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng ven sông, ven biển và rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn bảo vệ trực tiếp đê biển.
Kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, ven biển tránh bị ảnh hưởng do sạt lở và làm gia tăng nguy cơ sạt lở.
Quản lý, kiểm soát hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy (tốc độ phương tiện, trọng tải phù hợp) nhằm giảm thiểu tác động gây sạt lở.
- Giải pháp lâu dài:
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
Quy hoạch sắp xếp lại dân cư, chủ động di dời các hộ dân tại khu vực có nguy cơ sạt lở, trước hết là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.
Xây dựng hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát diễn biến sạt lở, lòng dẫn.
Xây dựng các công trình chỉnh trị sông nhằm giữ ổn định tỷ lệ phân lưu, ổn định dòng chảy, hình thái sông, bờ sông, bờ biển tại các khu vực trọng điểm, vùng cửa sông, ven biển có diễn biến bồi, xói phức tạp.
Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Triển khai thực hiện các dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ, nhất là rừng ngập mặn ven biển, trồng cây chắn sóng để phòng chống sạt lở; đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư, quản lý, khai thác phù hợp gắn với trách nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển.
d) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phòng, chống sạt lở:
- Nghiên cứu vật liệu mới thay thế cát sử dụng trong xây dựng, đề xuất các giải pháp thay thế cát san lấp, tiến tới không sử dụng cát để san lấp.
- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm, suy giảm bùn cát đến sạt lở bờ sông, bờ biển,
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư.
- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi chế độ dòng chảy, bùn cát, sụt lún đất đến sạt lở bờ sông, bờ biển trên các hệ thống sông chính.
đ) Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chia sẻ thông tin dữ liệu, kinh nghiệm trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác phòng, chống sạt lở.
e) Huy động nguồn lực: Chủ động bố trí ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn lực từ khối tư nhân, doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
1. Nguồn vốn thực hiện kế hoạch bao gồm: Ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương); Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì theo Phụ lục đính kèm Quyết định này có trách nhiệm triển khai Kế hoạch nhằm đảm bảo mục tiêu phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đối với từng địa phương, đơn vị.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành là các cơ quan trực tiếp tham gia thực hiện Kế hoạch tổng thể phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các địa phương, đơn vị liên quan:
- Dựa trên chức năng, nhiệm vụ được giao, lập dự toán chi ngân sách hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện; đồng thời, lồng ghép vào kế hoạch hoạt động của ngành, địa phương. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện 06 tháng đầu năm (trước ngày 15/6) và hàng năm (trước ngày 15/12) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh)
- Là đầu mối, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng thể phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030; đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ căn cứ vào tình hình thực tế triển khai Kế hoạch, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của các địa phương, đơn vị kịp thời tham mưu UBND tỉnh xử lý; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng dân cư, sạt lở, công trình phòng, chống sạt lở và công trình hạ tầng ven sông, ven biển để phân loại và sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp và lập kế hoạch ưu tiên đầu tư, tránh dàn trải.
- Tổ chức, hướng dẫn địa phương thực hiện việc quan trắc, giám sát diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển (xây dựng hệ thống quan trắc, tổ chức quan trắc, giám sát) để đánh giá mức độ sạt lở và có giải pháp phù hợp. Tiến hành cắm biển cảnh báo sạt lở nguy hiểm trên địa bàn tỉnh, phối hợp tuyên truyền đến người dân được biết và chủ động phòng, tránh.
- Tổng hợp nhu cầu từ các địa phương; tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp thích hợp xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp tái định cư, ổn định đời sống cho người dân.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tổ chức điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát, sỏi và các yếu tố thủy, hải văn có tác động đến sạt lở bờ sông, bờ biển; hướng dẫn kiểm soát các hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông, xử lý triệt để các hành vi vi phạm giảm thiểu nguy cơ sạt lở.
4. Sở Giao thông vận tải
Thực hiện rà soát các công trình hạ tầng giao thông trên sông, ven sông, ven biển, có biện pháp đảm bảo an toàn và giảm tác động gây sạt lở; tăng cường quản lý quy hoạch, xây dựng mới công trình giao thông, nạo vét luồng lạch và hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy nội địa tránh làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển.
5. Sở Xây dựng
- Chỉ đạo, hướng dẫn quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn để chủ động phòng, chống sạt lở, giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng do bờ sông, bờ biển.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu vật liệu mới thay thế nhằm giảm sử dụng cát trong xây dựng và san lấp.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị, địa phương có liên quan cân đối bố trí quỹ nhà tái định cư để chủ động di dời các hộ dân tại khu vực có nguy cơ sạt lở kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân; quản lý chặt chẽ vùng đất ven sông, ven biển không để lấn chiếm, xây dựng công trình làm tăng nguy cơ sạt lở.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan nghiên cứu vật liệu mới thay thế cát sử dụng trong xây dựng, đề xuất các giải pháp thay thế cát san lấp, tiến tới không sử dụng cát để san lấp. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố liên quan rà soát, tổng hợp đề xuất, ưu tiên cân đối nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu đề xuất huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác để triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, hướng dẫn thủ tục đầu tư theo quy định.
8. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán do các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng, Sở Tài chính tổng hợp, cân đối theo ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) và các đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao, lồng ghép vào chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương, đặc biệt là kế hoạch và phương án phòng chống thiên tai hàng năm.
- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị kiểm tra, khảo sát các khu vực ven sông, kênh, rạch, bờ biển có nguy cơ sạt lở để lập kế hoạch ứng phó, xử lý. Thông báo thường xuyên và liên tục các vị trí bờ sông, kênh, rạch, bờ biển có nguy cơ sạt lở để người dân biết, chủ động di dời, vận động, hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn.
- Tổ chức sơ tán khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm.
- Chủ động thông báo, khoanh vùng ngăn không cho người và phương tiện vào khu vực sạt lở; bố trí cán bộ thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở. Xây dựng và triển khai phương án ứng phó và xử lý cấp bách khu vực sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.
- Thường xuyên kiểm tra các trường hợp xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, bờ biển; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, chủ dự án thực hiện xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, bờ biển đúng tiến độ.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện dự án trồng cây chống xói lở bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, bờ biển, nhất là các vị trí dễ xảy ra sạt lở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát lòng sông trên địa bàn tỉnh trái phép, không phép theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.
10. Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến bờ sông, bờ biển
- Ngay khi phát hiện khu vực ven sông, biển có nguy cơ sạt lở nằm trong phạm vi quản lý của các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến bờ sông, bờ biển phải có trách nhiệm báo cáo cho chính quyền địa phương để tổ chức các biện pháp xử lý. Đồng thời, tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng sạt lở phải chủ động di dời an toàn người và tài sản ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở.
- Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân xâm phạm đến hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ biển hoặc có các hoạt động gây nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển.
PHỤ LỤC I
CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
TT | Nội dung | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Xây dựng quy chế tổ chức, quản lý và khai thác vận hành công trình công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị sông phục vụ công tác phòng, chống thiên tai thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh) | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2023 |
2 | Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời dân cư khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở gắn với sinh kế, ổn định đời sống của người dân. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2025 |
3 | Điều tra cơ bản về sạt lở, dân cư và công trình hạ tầng ven sông, ven biển trên cơ sở đó xây dựng cơ sở dữ liệu về sạt lở, dân cư và công trình phòng, chống sạt lở, trong đó ưu tiên thực hiện tại những khu vực đang có diễn biến sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở trên các hệ thống sông chính. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh) | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2025 |
4 | Triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát biến động đường bờ | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh) | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2025 |
5 | Đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình phòng chống sạt lở bờ sông bờ biển bảo vệ khu dân cư, trong đó tiếp tục tập trung xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng ven sông, ven biển và rừng phòng hộ ven biển (Tại Phụ lục I, II) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh) | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2025 |
6 | Cân đối bố trí quỹ nhà tái định cư để chủ động di dời các hộ dân tại khu vực có nguy cơ sạt lở, trước hết là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân | Sở Xây dựng | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2025 |
7 | Tổ chức nghiên cứu phương án chỉnh trị sông phục vụ mục tiêu phát triển mạng lưới giao thông thủy trên địa bàn tỉnh | Sở Giao thông vận tải | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2025 |
8 | Điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát, sỏi và các yếu tố thủy, hải văn có tác động đến sạt lở bờ sông, bờ biển. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2025 |
9 | Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc và hệ thống cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở; Tổ chức giám sát diễn biến lòng dẫn, sạt lở bờ sông, bờ biển theo thời gian thực; Tiến hành cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh) | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2025 |
10 | Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư, quản lý, khai thác phù hợp gắn với trách nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, ổn định sinh kế cho người dân. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm) | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2025 |
11 | Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm, suy giảm bùn cát gây sạt lở bờ sông, bờ biển. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2030 |
12 | Nghiên cứu vật liệu mới thay thế cát sử dụng trong xây dựng, đề xuất các giải pháp thay thế cát san lấp, tiến tới không sử dụng cát để san lấp; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư. | Sở Khoa học và Công nghệ | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2030 |
13 | Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông và vùng ven biển, khắc phục tình trạng mất cân bằng bùn cát để hạn chế nguy cơ sạt lở; ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác cát sỏi trái phép. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2030 |
14 | Quản lý chặt chẽ vùng đất ven sông, ven biển không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép làm tăng nguy cơ sạt lở. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2030 |
15 | Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy nhằm giảm thiểu tác động gây sạt lở. | Sở Giao thông vận tải | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2030 |
16 | Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành có liên quan | Năm 2022-2030 |
17 | Tổ chức di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm. | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các sở, ban, ngành có liên quan | Năm 2022-2030 |
18 | Nghiên cứu xây dựng các công trình chỉnh trị sông nhằm giữ ổn định tỷ lệ phân lưu, ổn định dòng chảy, hình thái sông, bờ sông, bờ biển tại các khu vực trọng điểm, vùng cửa sông, ven biển có diễn biến bồi, xói phức tạp | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2030 |
19 | Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chia sẻ thông tin dữ liệu, kinh nghiệm trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác phòng, chống sạt lở. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Năm 2022-2030 |
PHỤ LỤC II
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 (ĐÃ ĐƯỢC BỐ TRÍ VỐN)
(Kèm theo Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
STT | Tên công trình | Địa điểm | Dự kiến thời gian khởi công - hoàn thành | Tổng mức đầu tư (triệu đồng) | Tổng mức các dự án chuyển tiếp (triệu đồng) |
I | Vạn Ninh |
|
| 499.447 | 128.094 |
1 | Kè bờ biển thị trấn Vạn Giã (giai đoạn 1) | Vạn Ninh | 2016-2020 |
| 128.094 |
2 | Sửa chữa kè biển xóm Đầm Trên, thôn Đầm Môn | Vạn Ninh | 2020-2021 | 11.994 |
|
3 | Kè, đường từ đường sắt đến cầu huyện | Vạn Ninh | 2019-2021 | 25.477 |
|
4 | Kè bảo vệ khu dân cư thôn Suối Luồng | Vạn Ninh | 2021 | 1.000 |
|
5 | Sửa chữa Kè đoạn từ nhà ông An đến nhà ông Tèo thôn Ninh Đào | Vạn Ninh | 2021 | 1.000 |
|
6 | Kè chắn sóng bờ biển bảo vệ khu dân cư Phú Hội 2 | Vạn Ninh | 2021-2022 | 80.745 |
|
7 | Kè chống xói lở đoạn từ phía Nam cầu Trần Hưng Đạo đến trung tâm y tế huyện Vạn Ninh | Vạn Ninh | 2021-2022 | 96.000 |
|
8 | Kè hạ lưu sông Hiền Lương thị trấn Vạn Giã - Vạn Lương | Vạn Ninh | 2021-2023 | 25.231 |
|
9 | Kè bờ tả, hữu sông Tô Giang, đoạn từ Quốc lộ 1A đến đập Hải Triều, xã Vạn Phước | Vạn Ninh | 2021-2023 | 58.000 |
|
10 | Kè bờ biển thị trấn Vạn Giã (giai đoạn 2) | Vạn Ninh | 2021-2025 | 200.000 |
|
II | Ninh Hòa |
|
| 125.190 | 208.000 |
1 | Kè, đập ngăn mặn sông Đá Hàn | Ninh Hòa | 2020-2022 |
| 120.000 |
2 | Kè bờ biển phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa | Ninh Hòa | 2020-2022 |
| 88.000 |
3 | Kè chắn bầu Thanh Mỹ, đoạn từ cầu Chợ Mới đến cầu Nhà Trẻ | Ninh Hòa | 2020-2021 | 4.532 |
|
4 | Đê kè chống xói lở hai bờ sông, lạch Cầu Treo và khơi thông dòng chảy (đoạn từ cầu Bá Hà đến cầu Treo) | Ninh Hòa | 2022-2025 | 100.000 |
|
5 | Kè chống xói lở thượng lưu cầu Bến Gành GĐ2 | Ninh Hòa | 2021 | 1.049 |
|
6 | Kè cầu Đồng Bương thôn Tân Lâm | Ninh Hòa | 2021 | 1.044 |
|
7 | Kè cầu suối thôn Tiên Du đoạn nhà ông Hoan | Ninh Hòa | 2021 | 1.078 |
|
8 | Khắc phục sửa chữa kè sông Dinh đoạn qua xã Ninh Phú | Ninh Hòa | 2021 | 1.300 |
|
9 | Khắc phục sửa chữa kè sông Dinh khu vực quẹo Bà Rọ | Ninh Hòa | 2021 | 4.500 |
|
10 | Khắc phục sạt lở thượng lưu cầu Bến Gành | Ninh Hòa | 2021 | 1.200 |
|
11 | Kè chống sạt lở thôn Đá Bàn đoạn từ đập tràn đến đất bà Phan Thị Hường | Ninh Hòa | 2021 | 1.210 |
|
12 | Kè thôn Quan Đông đoạn nhà bà Lộc đến nhà ông Có | Ninh Hòa | 2021 | 1.260 |
|
13 | Kè thôn Phú Nghĩa đoạn từ nhà ông Chín Cáp đến nhà ông Chánh | Ninh Hòa | 2021 | 1.235 |
|
14 | Kè thôn Phú Nghĩa đoạn từ Bến Đình nhà nhà bà Hiệp | Ninh Hòa | 2021 | 1.200 |
|
15 | Đê kè chống xói lở suối Tiên Du | Ninh Hòa | 2021 | 1.200 |
|
16 | Kè chống xói lở suối Bà Dấu thôn 1, xã Ninh Thượng | Ninh Hòa | 2021-2022 | 1.062 |
|
17 | Đoạn kè suối Nhom từ rẫy ông Hậu đến đất ông Công | Ninh Hòa | 2022-2023 | 1.050 |
|
18 | Kè chống sạt lở đoạn từ cầu tràn Suối Tre thôn 1 đến đất ông Học | Ninh Hòa | 2021-2022 | 1.050 |
|
19 | Kè chống sạt lở sông Đá Bàn đoạn từ đập tràn đến đất ông Thảo | Ninh Hòa | 2021 | 1.220 |
|
III | Nha Trang |
|
| 206.853 | 591.349 |
1 | Kè bờ phường Vĩnh Nguyên | Nha Trang | 2021-2023 |
| 201.082 |
2 | Đầu tư cơ sở hạ tầng chống ngập lụt, xói lở Khu dân cư Mỹ Thanh, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, kè bờ hữu sông Cái và kè bờ sông Cái qua xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang | Cam Ranh - Nha Trang | 2021-2023 |
| 299.662 |
3 | Tiêu thoát lũ các xã Diên Sơn - Diên Điền - Diên Phú | Diên Khánh - Nha Trang | 2021-2023 |
| 90.605 |
4 | Kè sông Cái (đoạn còn lại qua các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương) | Nha Trang | 2023-2025 | 206.853 |
|
IV | Diên Khánh |
|
| 435.300 | 638.646 |
1 | Kè chống sạt lở bờ sông Chò, đoạn qua trường mẫu giáo xã Diên Xuân | Diên Khánh | 2020-2021 |
| 14.898 |
2 | Kè và đường dọc bờ nam sông Cái, đoạn qua xã Diên An | Diên Khánh | 2022-2025 | 330.000 |
|
3 | Kè và đường dọc sông nhánh nối sông Cái và sông Đồng Đen giai đoạn 2) | Diên Khánh | 2021-2025 | 100.000 |
|
4 | Kè chống xói lở suối Cây Sung nhà ông Cao Văn Hải | Diên Khánh | 2021 | 1.000 |
|
5 | Kè bầu Sấu xóm cầu Bà Hụ | Diên Khánh |
| 1.050 |
|
6 | Kè và tuyến đường số 1, sông Cái và sông Suối Dầu | Diên Khánh | 2013-2021 |
| 271.386 |
7 | Kè chống sạt lở bờ Bắc thị trấn Diên Khánh | Diên Khánh | 2014-2021 |
| 272.245 |
8 | Kè và đường dọc sông nhánh nối sông Cái Nha Trang và sông Đồng Đen huyện Diên Khánh | Diên Khánh | 2018-2021 |
| 80.117 |
9 | Kè chống sạt lở suối Đồng Tròn | Diên Khánh | 2021 | 1.150 |
|
10 | Kè khắc phục sạt lở suối Bầu Sáu thôn Bình Khánh | Diên Khánh | 2021 | 1.000 |
|
11 | Kè khắc phục sạt lở bờ suối Con | Diên Khánh | 2021 | 1.100 |
|
V | Cam Lâm |
|
| 50.531 | 160.000 |
1 | Kè chống sạt lở hạ lưu Cầu Sắt tại thôn Triệu Hải và Cửa Tùng, xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm | Cam Lâm | 2021-2025 | 44.100 |
|
2 | Kè thôn Triệu Hải | Cam Lâm | 2021 | 1.131 |
|
3 | Kè và đường ven Đầm Thủy Triều (đoạn từ đường Lê Lợi đến đường Yersin) | Cam Lâm | 2020-2023 |
| 160.000 |
4 | Kè mương rút thôn Bàu Sen | Cam Lâm | 2021-2022 | 1.100 |
|
5 | Tuyến kè đập bà Phủ (giai đoạn 2) | Cam Lâm | 2021-2022 | 1.000 |
|
6 | Bờ kè suối thôn Tân Lập (đoạn từ nhà ông Nguyễn Khắc Hiếu đến nhà bà Trương Thị Hải) | Cam Lâm | 2021-2022 | 1.100 |
|
7 | Bờ kè suối thôn Tân Lập (đoạn từ nhà ông Trần Đây đến nhà ông Lê Đức Dĩnh) | Cam Lâm | 2021-2022 | 1.100 |
|
8 | Kè chống xói lở cống băng phía hạ lưu đường Nguyễn Trãi | Cam Lâm | 2021-2022 | 1.000 |
|
VI | Cam Ranh |
|
| 2.400 | 80.000 |
1 | Kè chống sạt lở sông Lạch Cầu 2 và Lạch Cầu 3 | Cam Ranh | 2021-2025 |
| 80.000 |
2 | Kè biển và mương thoát nước tại Khu dân cư Hòa Do 5A | Cam Ranh | 2021 | 1.200 |
|
3 | Kè mương thoát nước đoạn từ nhà ông Đông đến nhà ông Thanh thuộc TDP Phúc Sơn, phường Cam Phúc Nam | Cam Ranh | 2021 | 1.200 |
|
VII | Khánh Sơn |
|
| 40.991 | 81.550 |
1 | Kè chống sạt lở thôn Tha Mang, xã Ba Cụm Bắc | Khánh Sơn | 2020-2021 | 4.500 |
|
2 | Kè bảo vệ thượng lưu cầu Tha Mang | Khánh Sơn | 2021 | 11.000 |
|
3 | Kè bảo vệ bờ sông Tô Hạp đoạn qua thị trấn Tô Hạp và xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn | Khánh Sơn | 2018-2021 |
| 81.550 |
4 | Kè bảo vệ khu dân cư thôn Dốc Gạo giai đoạn 2 | Khánh Sơn | 2021 | 2.999 |
|
5 | Kè thoát lũ và chống sạt lở đất sản xuất khu dân cư thôn Tà Lương TDP Hạp Thịnh | Khánh Sơn | 2021 | 997 |
|
6 | Kè khu vực thôn Dốc Trầu, xã Ba Cụm Bắc | Khánh Sơn | 2021 | 1.000 |
|
7 | Kè khu vực thôn Suối Đá (đoạn nhà ông Mấu Phượng xóm đến cầu Tha Mang) | Khánh Sơn | 2021 | 4.000 |
|
8 | Kè thôn Ma O xã Sơn Trung | Khánh Sơn | 2021 | 1.000 |
|
9 | Kè sạt lở thôn Cam Khánh, xã Sơn Lâm | Khánh Sơn | 2021 | 1.000 |
|
10 | Kè sạt lở thôn Ha Nít, xã Sơn Lâm | Khánh Sơn | 2021 | 1.000 |
|
11 | Kè Suối Tà Lương đoạn từ cầu tràn Tà Lương đến khu dân cư tập đoàn 8 A, thị trấn Tô Hạp | Khánh Sơn | 2021 | 4.500 |
|
12 | Kè sông Tô Hạp, đoạn từ Cầu Lò Gạch đến cầu treo Tô Hạp, thị trấn Tô Hạp | Khánh Sơn | 2021 | 3.995 |
|
13 | Kè bảo vệ Khu dân cư thôn Dốc Gạo giai đoạn 3 | Khánh Sơn | 2021-2022 | 4.000 |
|
14 | Kè bảo vệ khu dân cư xóm 8, xã Sơn Trung | Khánh Sơn | 2021-2022 | 1.000 |
|
VIII | Khánh Vĩnh |
|
| 61.016 |
|
1 | Kè bờ tả sông Khế, thị trấn Khánh Vĩnh | Khánh Vĩnh | 2021-2022 | 14.870 |
|
2 | Kè chống sạt lở khu dân cư xã Cầu Bà | Khánh Vĩnh | 2021-2025 | 35.000 |
|
3 | Kè bờ tả phía Tây bờ sông Khế (GĐ2) | Khánh Vĩnh | 2021 | 999 |
|
4 | Nối tiếp kè bảo vệ cầu Yang bay khu vực thượng lưu | Khánh Vĩnh | 2021 | 1.149 |
|
5 | Kè chống sạt lở khu vực chân cầu sông Cầu (đường tỉnh lộ 2) | Khánh Vĩnh | 2021 | 998 |
|
6 | Nối tiếp kè chống sạt lở khu vực tổ 2, thôn Cà Thêu | Khánh Vĩnh | 2021 | 1.000 |
|
7 | Kè bảo vệ từ nhà ông Pi Năng Đỏ đến Nhà ông Cao Gợi thôn Tà Gục | Khánh Vĩnh | 2021 | 1.000 |
|
8 | Kè bảo vệ từ nhà ông Pi Năng Thị Bê đến ngã ba Suối Bà Xé giáp sông Trang thôn Đa Râm | Khánh Vĩnh | 2021 | 1.000 |
|
9 | Kè từ cầu treo về hạ lưu đến nhà ông Cao Hà Ny | Khánh Vĩnh | 2021 | 1.000 |
|
10 | Kè chống sạt lở sông Trang (GĐ2) | Khánh Vĩnh | 2021 | 1.000 |
|
11 | Kè nhánh sông Trang xã Giang Ly (đoạn chân cầu tràn Giang Ly - Sơn Thái) | Khánh Vĩnh | 2021 | 1.000 |
|
12 | Kè phía Đông sông Khế | Khánh Vĩnh | 2021 | 1.000 |
|
13 | Kè chống sạt lở nhà ông Đông đến nhà ông Bảo | Khánh Vĩnh | 2021 | 1.000 |
|
14 | Kè chống sạt lở bờ hữu sông Cái (xã Cầu Bà - Liên Sang) |
| 2022-2025 | 80.000 |
|
Tổng cộng |
|
| 1.421.728 | 1.887.639 |
PHỤ LỤC III
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN DỰ KIẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2022-2025 ĐẾN 2030 (CHƯA ĐƯỢC BỐ TRÍ VỐN)
(Kèm theo Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
STT | Tên công trình | Địa điểm | Dự kiến thời gian khởi công - hoàn thành | Tổng mức đầu tư (triệu đồng) |
I | Vạn Ninh |
|
| 660.000 |
1 | Kè bảo vệ hai bên sông Bà Bường (đoạn từ Quốc lộ 1A đến đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Vạn Giã) | Vạn Ninh | 2022-2025 | 120.000 |
2 | Kè chống xói lở đoạn từ phía Nam cầu Trần Hưng Đạo đến trung tâm y tế huyện Vạn Ninh (giai đoạn 2) | Vạn Ninh | 2022-2025 | 160.000 |
3 | Kè chống sạt lở khu dân cư thôn Hải Triều, xã Vạn Long | Vạn Ninh | 2022-2025 | 80.000 |
4 | Kè bờ tả, hữu sông Tô Giang, đoạn từ Quốc lộ 1A đến đập Hải Triều, xã Vạn Phước (giai đoạn 2) | Vạn Ninh | 2025-2030 | 200.000 |
5 | Kè sông Đồng Điền, đoạn thượng lưu đập Phú Hội | Vạn Ninh | 2025-2030 | 100.000 |
II | Ninh Hòa |
|
| 260.000 |
1 | Kè chống sạt lở bờ tả sông Lốt, đoạn qua xã Ninh Đông | Ninh Hòa | 2022-2025 | 100.000 |
2 | Kè Sông Cái thuộc thôn Xuân Hòa 1 (Đoạn từ nhà ông Nguyễn Khọt đến nhà ông Trần Ngọ) | Ninh Hòa | 2022-2025 | 6.000 |
3 | Kè từ đập Bến Bắp đến nhà ông Lê Moi | Ninh Hòa | 2022-2025 | 6.000 |
4 | Kè chống xói lở bờ hữu sông Cái thôn Bình Thành đoạn dưới quán bà Thảo đến cầu sắt (giai đoạn 1) | Ninh Hòa | 2022-2025 | 12.000 |
5 | Kè bờ tả Sông Dinh đoạn từ nhà ông Trần Tấn Vịnh đến ngã ba sông Đá Hàn | Ninh Hòa | 2025-2030 | 20.000 |
6 | Kè chống sạt lở bờ hữu sông Dinh (đoạn từ nhà ông Nguyễn Trị đến cồn Bà An) | Ninh Hòa | 2025-2030 | 60.000 |
7 | Bờ kè suối Nhơn từ đất bà Loan đến tràn tuyến 1000 | Ninh Hòa | 2025-2030 | 56.000 |
III | Nha Trang |
|
| 200.000 |
1 | Kè chống sạt lở bờ hữu sông Cái qua xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh thành phố Nha Trang (Đoạn từ cầu Ông Bộ đến cầu Vĩnh Phương) | Nha Trang | 2022-2025 | 200.000 |
IV | Diên Khánh |
|
| 329.000 |
1 | Kè và đường dọc sông Cái Nha Trang đoạn qua thị trấn Diên Khánh và xã Diên Phú | Diên Khánh | 2022-2025 | 300.000 |
2 | Kè mái chống sạt lở bờ hữu sông Chò (đoạn tiếp giáp cầu sông Chò) xã Diên Xuân | Diên Khánh | 2022-2025 | 14.000 |
3 | Kè chống sạt lở bờ sông Suối Dầu, đoạn từ cầu Suối Dầu đến cầu Hà Dừa | Diên Khánh | 2022-2025 | 15.000 |
V | Cam Lâm |
|
| 30.000 |
1 | Kè bảo vệ hạ lưu cầu tràn Vĩnh Thái | Cam Lâm | 2022-2025 | 30.000 |
VI | Cam Ranh |
|
| 37.000 |
1 | Kè chống sạt lở TDP Nghĩa An, Nghĩa Phú, Nghĩa Quý, phường Cam Nghĩa | Cam Ranh | 2022-2025 | 25.000 |
2 | Kè chống sạt lở TDP Nghĩa Cam, phường Cam Nghĩa | Cam Ranh | 2022-2025 | 7.000 |
3 | Kè chống sạt lở khu vực Bãi Biển trước khu dân cư Bình Hưng, đoạn từ trước nhà ông Đào Văn Xin đến trước nhà ông Trương Văn Nghĩa, xã Cam Bình | Cam Ranh | 2022-2025 | 5.000 |
VII | Khánh Sơn |
|
| 63.000 |
1 | Kè chống sạt lở bờ hữu sông Tô Hạp đoạn qua thôn Suối Đá xã Ba Cụm Bắc | Khánh Sơn | 2022-2025 | 10.000 |
2 | Kè chống sạt lở hai bờ sông Tô Hạp đoạn qua Sơn Hiệp - xã Sơn Bình | Khánh Sơn | 2022-2025 | 27.000 |
3 | Kè bờ tả sông Tô Hạp đoạn qua thôn Liên Hiệp xã Sơn Hiệp | Khánh Sơn | 2022-2025 | 8.000 |
4 | Kè bờ tả sông Tô Hạp đoạn qua thôn Xà Bói xã Sơn Hiệp | Khánh Sơn | 2022-2025 | 8.000 |
5 | Kè bờ tả, hữu sông Tô Hạp đoạn qua thôn KoLak - Liên Bình xã Sơn Bình | Khánh Sơn | 2022-2025 | 10.000 |
VIII | Khánh Vĩnh |
|
| 78.473 |
1 | Kè bảo vệ khu dân cư dọc sông Cầu xã Sông Cầu huyện Khánh Vĩnh | Khánh Vĩnh | 2022-2025 | 42.473 |
2 | Bờ tả Thị trấn Khánh Vĩnh (đoạn từ Cầu Sông Khế, Tỉnh lộ 2 đến cầu Hoàng Quốc Việt) | Khánh Vĩnh | 2022-2025 | 36.000 |
IX | Gia cố khắc phục các vị trí sạt lở cục bộ, phát sinh mới tại các tuyến sông, suối, các tuyến kênh, lạch thoát lũ hạ lưu hồ chứa và khu dân cư | tại các địa phương | 2022-2030 |
|
TỔNG | 1.657.473 |
PHỤ LỤC IV
DANH SÁCH CÁC VỊ TRÍ SẠT LỞ DO ĐỊA PHƯƠNG ĐỀ XUẤT
(Kèm theo Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
STT | Tên công trình | Địa điểm |
I | Huyện Vạn Ninh |
|
1 | Kè bờ hữu sông Hiền Lương, đoạn từ cầu xe lửa đến Quốc lộ 1A | Vạn Ninh |
2 | Kè bờ hữu sông Chà Là, đoạn từ cầu huyện đến biển | Vạn Ninh |
3 | Kè bờ tả sông Chà Là, đoạn từ đường sắt đến biển | Vạn Ninh |
4 | Kè chống sạt lở khu dân cư thôn Hải Triều, xã Vạn Long | Vạn Ninh |
5 | Kè sông Tô Giang, đoạn từ Hồ Hoa Sơn đến Quốc lộ 1A | Vạn Ninh |
6 | Kè bờ sông Chà Là, đoạn từ Cầu Ngòi xã Vạn Phú đến đường sắt | Vạn Ninh |
7 | Đoạn bờ hữu hạ lưu đập Phú Hội | Vạn Ninh |
8 | Đoạn bờ tả hạ lưu đập Phú Hội | Vạn Ninh |
9 | Bờ hữu đoạn từ Quốc lộ 1 trở lên thượng lưu, thuộc xã Đại Lãnh | Vạn Ninh |
10 | Kè bờ biển bảo vệ khu dân cư thôn Ninh Thọ | Vạn Ninh |
11 | Kè bờ biển xã Vạn Lương, đoạn từ nhà ông Trí đến vùng đìa K18 | Vạn Ninh |
12 | Kè bờ biển bảo vệ Khu dân cư thôn Tân Phước Đông | Vạn Ninh |
13 | Kè bờ biển bảo vệ Khu dân cư thôn Ninh Thọ | Vạn Ninh |
14 | Kè bờ biển bảo vệ khu dân cư các thôn Xuân Tự 1, Xuân Tự 2 | Vạn Ninh |
15 | Kè bờ biển bảo vệ khu dân cư các thôn Xuân Vinh, Hà Già | Vạn Ninh |
II | Thị xã Ninh Hòa |
|
1 | Kè chống xói lở khu vực Đình thôn Bình Thành | Ninh Hòa |
2 | Kè hạ lưu cầu Bến Sầm | Ninh Hòa |
3 | Kè Suối Đá, thôn Phước Mỹ | Ninh Hòa |
4 | Kè bến Cây Da | Ninh Hòa |
5 | Bờ tràn bến Gò Nổ | Ninh Hòa |
6 | Kè Bầu Thạch Thành giai đoạn 2 | Ninh Hòa |
7 | Kè Suối Cầu Từ Thôn Phú Hòa | Ninh Hòa |
8 | Kè suối Cầu Ông Quế Tân Quang | Ninh Hòa |
9 | Kè suối Cầu Bến Lội Vạn Hữu | Ninh Hòa |
10 | Kè suối Cầu Máng Vạn Hữu | Ninh Hòa |
11 | Bờ kè sông Đình, đoạn từ cầu đình đến cống ngăn mặn | Ninh Hòa |
12 | Bờ kè lòng hồ sông Bến Củ | Ninh Hòa |
13 | Hai bờ thôn Phước Lâm và Ngũ Mỹ, xã Ninh Xuân | Ninh Hòa |
14 | Bờ hữu sông Cái đoạn qua thôn Tuân Thừa, xã Ninh Bình | Ninh Hòa |
15 | Kè Sông Cái thuộc thôn Xuân Hòa 1 và Xuân Hòa 2 (Đoạn từ nhà ông Trần Ngọ đến khu đất Soi Muồn) | Ninh Hòa |
16 | Kè chống xói lở bờ hữu sông Cái thôn Bình Thành đoạn dưới quán bà Thảo đến cầu sắt (giai đoạn 2) | Ninh Hòa |
17 | Bờ tả thôn Mông Phú, xã Ninh Trung | Ninh Hòa |
18 | Kè bờ hữu sông Tân Lâm đoạn qua thôn Đại Mỹ | Ninh Hòa |
19 | Kè bờ tả sông Tân Lâm đoạn qua thôn Đại Tập | Ninh Hòa |
20 | Bờ hữu sông Lốt đoạn qua thôn Điềm Tịnh | Ninh Hòa |
21 | Bờ hữu sông Lốt đoạn qua thôn Phú Bình | Ninh Hòa |
22 | Kè bờ tả sông Nhà Chay đoạn qua thôn Tân Hưng từ cầu Nhà Chay đến Bầu Đình | Ninh Hòa |
23 | Kè thượng lưu cầu Bến Sầm | Ninh Hòa |
24 | Kè chống sạt lở sông Rọ Tượng | Ninh Hòa |
25 | Kè Biển thôn Lệ Cam | Ninh Hòa |
26 | Kè đê nuôi trồng thủy sản (thuộc dự án 773) | Ninh Hòa |
27 | Kè chống xói lở cầu suối thôn Tiên Du 1 | Ninh Hòa |
28 | Bờ kè suối Nhơn từ đất ông Chiến đến đất bà Loan | Ninh Hòa |
29 | Sạt lở bờ sông thôn Tân Tứ ( đoạn từ cầu thôn 3 đến trại ông 10 Trâm) | Ninh Hòa |
30 | Sạt lở bờ sông Tân lâm ( đoạn cầu Cây Sao) | Ninh Hòa |
31 | Kè sông Lốt đoạn qua thôn Phú Sơn | Ninh I lòa |
32 | Kè sông Lốt đoạn qua thôn Phú Văn | Ninh Hòa |
33 | Kè Bầu Cầu Lá Thạch Thành | Ninh Hòa |
34 | Kè Cầu Sáu đến Cầu Dong Thạnh Mỹ | Ninh Hòa |
35 | Kè Bầu Nổi thôn Thuận Mỹ | Ninh Hòa |
36 | Bờ kè sông Cầu lắm, đoạn từ Mom núi đến đìa Cây me | Ninh Hòa |
37 | Bờ kè mặt tiếp giáp biển khu vực Cồn Ngao | Ninh Hòa |
III | Thành phố Nha Trang |
|
1 | Kè sông Cái Nha Trang (bờ tả) đoạn từ thượng lưu cầu Vĩnh Phương | Nha Trang |
2 | Kè sông Cái Nha Trang (bờ hữu) đoạn cầu đường sắt Bắc Nam đến khu du lịch làng tre Vĩnh Ngọc | Nha Trang |
3 | Kè sông Cái Nha Trang (bờ tả) đoạn cầu đường sắt Bắc Nam đến giáp kè hạ lưu cầu Vĩnh Phương | Nha Trang |
4 | Kè sông Cái Nha Trang (bờ tả) đoạn từ Nhà máy đóng tàu Sơn Thủy đến cầu đường sắt Bắc Nam | Nha Trang |
5 | Kè bờ quanh Cồn Nhất Trí | Nha Trang |
6 | Kè bờ sông quán Trường (bờ tả) đoạn từ cảng du lịch Vĩnh Trường đến cầu Bình Tân | Nha Trang |
IV | Huyện Diên Khánh |
|
1 | Bờ hữu thôn Phước Tuy, xã Diên Phước | Diên Khánh |
2 | Kè chống sạt lở sông Suối Dầu, đoạn qua xã Bình Lộc, Suối Hiệp, Suối Tiên, Diên Thạnh | Diên Khánh |
3 | Kè chống sạt lở sông Cái, đoạn qua xã Diên Lạc | Diên Khánh |
4 | Kè chống sạt lở bờ bắc sông Cái đoạn từ cầu Sông Cái giáp xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang | Diên Khánh |
V | Huyện Cam Lâm |
|
1 | Đoạn từ cầu Bà Triển đến cầu Làng, xã Cam Hòa | Cam Lâm |
2 | Đoạn từ cầu Làng đến biển, xã Cam Hòa | Cam Lâm |
3 | Bờ tả thôn suối Lâu, xã Suối Cát | Cam Lâm |
4 | Bờ tả thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát | Cam Lâm |
5 | Bờ tả thôn Tân Sương 2, xã Suối Cát | Cam Lâm |
6 | Bờ tả khu 3-2, xã Cam Phước Tây | Cam Lâm |
VI | Thành phố Cam Ranh |
|
1 | Bờ hữu thôn Hòa An, xã Cam Phước Đông | Cam Ranh |
2 | Kè hai bờ suối Sông Cạn thôn Hiệp Thanh, Mỹ Thanh, Hiệp Mỹ xã Cam Thịnh Đông | Cam Ranh |
3 | Hai bờ mương thoát nước tiêu lũ đoạn cuối tuyến thoát nước số 5 (từ đường Nguyễn Trọng Kỷ đến giáp biển), phường Cam Lợi | Cam Ranh |
4 | Nạo vét mương thoát nước đoạn từ đường Hùng Vương đến giáp biển (TDP Lợi Phú), phường Cam Lợi | Cam Ranh |
5 | Mương thoát nước Cống Huy Nhật giai đoạn 3, phường Cam Phúc Nam | Cam Ranh |
6 | Mương thoát nước dọc đường Hai Bà Trưng, phường Cam Phúc Nam | Cam Ranh |
7 | Mương thoát lũ đoạn đầu cây số 4 TDP Phú Lộc, phường Cam Phú | Cam Ranh |
8 | Mương thoát lũ đoạn cuối cây số 4 TDP Phú Lộc, phường Cam Phú | Cam Ranh |
9 | Làm mới kè Suối Cạn (đoạn từ Cầu Chợ đến Cầu ông Đến), thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam | Cam Ranh |
10 | Làm mới kè hai bên Suối Cạn (đoạn từ Cầu Nghĩa Phú đến Cầu cống đường số 4), thôn Quảng Phúc, xã Cam Thành Nam | Cam Ranh |
11 | Kè hai bờ Sông Bầu Soi từ vị trí Đập ngăn Đèo Quýt đến Trạm bơm Đèo Quýt thôn Mỹ Thanh, Hiệp Mỹ xã Cam Thịnh Đông | Cam Ranh |
12 | Kè chống sạt lở thôn Hòa Do 7, xã Cam Thành Nam (vị trí 1) | Cam Ranh |
13 | Kè chống sạt lở TDP Phúc Sơn, phường Cam Phúc Nam | Cam Ranh |
14 | Kè chống sạt lở thôn Hòa Do 7, xã Cam Thành Nam (vị trí 2) | Cam Ranh |
15 | Kè tuyến số 2 Thôn Thịnh Sơn, xã Cam Thịnh Tây | Cam Ranh |
16 | Đập tràn giữ nước, chống xói lở TDP Phúc Sơn, phường Cam Phúc Nam | Cam Ranh |
VII | Huyện Khánh Sơn |
|
1 | Kè chống sạt lở 2 bên bờ Suối Tà Lương đoạn từ tập đoàn 8A - tập đoàn 8B | Khánh Sơn |
2 | Kè Bờ tả sông Tô Hạp đoạn qua xã Ba Cụm Bắc (từ khu sản xuất Chà Là đến sau lưng trường mầm non Sao Mai xã Ba Cụm Bắc | Khánh Sơn |
3 | Kè chống sạt lở 2 bên bờ Suối Coroa xã Sơn Lâm | Khánh Sơn |
4 | Kè chống sạt lở 2 bên bờ Suối Chi Chay xã Sơn Trung | Khánh Sơn |
5 | Kè chống sạt lở 2 bên bờ Suối Tà Gụ xã Sơn Hiệp | Khánh Sơn |
6 | Kè chống sạt lở 2 bên bờ Suối Caranoa xã Sơn Bình | Khánh Sơn |
7 | Kè chống sạt lở 2 bên bờ Suối Chó xã Thành Sơn | Khánh Sơn |
VIII | Huyện Khánh Vĩnh |
|
1 | Bờ hữu thôn Giang Biên, xã Sơn Thái | Khánh Vĩnh |
2 | Bờ hữu thôn Đá Trắng, xã Cầu Bà | Khánh Vĩnh |
3 | Bờ hữu thị trấn Khánh Vĩnh | Khánh Vĩnh |
4 | Bờ hữu thôn Tây Nam, xã Sông Cầu | Khánh Vĩnh |
5 | Bờ hữu thôn Sơn Thành, xã Khánh Phú | Khánh Vĩnh |
6 | Bờ tả thôn Bắc sông Giang, xã Khánh Trung | Khánh Vĩnh |
7 | Bờ tả thôn Cả Hon, xã Khánh Bình | Khánh Vĩnh |
8 | Bờ hữu thôn Suối Thơm, xã Khánh Đông | Khánh Vĩnh |
9 | Bờ hữu Sông Cái thôn Tây Nam, xã Sông Cầu | Khánh Vĩnh |
- 1Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Kế hoạch 1051/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Quyết định 1245/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4Công văn 7121/UBND-KT năm 2016 về xử lý cấp bách, khắc phục tình hình sạt lở bờ sông giai đoạn 2016 - 2018 và nhiệm vụ đến năm 2020 trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 5Báo cáo 763/BC-SGTVT năm 2012 kết quả về rà soát, phân loại và sắp xếp các vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố do Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7Kế hoạch 3729/KH-UBND năm 2020 triển khai Quyết định 957/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Công văn 3310/BNN-ĐĐ năm 2023 về kết quả thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 957/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 1Quyết định 01/2011/QĐ-TTg Ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 957/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 9Kế hoạch 1051/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 10Quyết định 1245/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 11Công văn 7121/UBND-KT năm 2016 về xử lý cấp bách, khắc phục tình hình sạt lở bờ sông giai đoạn 2016 - 2018 và nhiệm vụ đến năm 2020 trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 12Báo cáo 763/BC-SGTVT năm 2012 kết quả về rà soát, phân loại và sắp xếp các vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố do Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 14Kế hoạch 3729/KH-UBND năm 2020 triển khai Quyết định 957/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 15Công văn 3310/BNN-ĐĐ năm 2023 về kết quả thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 957/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
Quyết định 2700/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030
- Số hiệu: 2700/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Đinh Văn Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra