Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2699/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 28 tháng 9 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TRÊN CÁC CHUYẾN BAY NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH QUA CỬA KHẨU CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CAM RANH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Công văn số 1294/SDL-TTra ngày 18 tháng 7 năm 2022 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 2125/SNV-TCBC-CCVC ngày 29 tháng 7 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế trên các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.
Điều 2. Giám đốc Sở Du lịch có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc triển khai thực hiện Quy chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2178/QĐ-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế trên các chuyến bay thuê bao đến Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc sở: Nội vụ, Du lịch, Giao thông vận tải, Công Thương; Thủ trưởng các cơ quan: Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Cục Hải Quan tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, Đại diện Cảng vụ hàng không tại Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh, Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TRÊN CÁC CHUYẾN BAY NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH QUA CỬA KHẨU CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CAM RANH
(Kèm theo Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về trách nhiệm quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong việc đảm bảo các điều kiện hoạt động kinh doanh lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế trên các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh với mục đích tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với:
a) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ quan ngành dọc và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với hoạt động lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế trên các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.
b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế trên các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Các thuật ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:
1. Các thuật ngữ chương trình du lịch, kinh doanh dịch vụ lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, hướng dẫn viên du lịch được hiểu theo giải thích tại Điều 3 Luật Du lịch.
2. Các thuật ngữ khác được hiểu theo giải thích tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 3. Mục tiêu thực hiện
1. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa trên các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.
2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ trong quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, các dịch vụ phục vụ khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa trên các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện
1. Trên cơ sở cụ thể hóa một số nội dung quy định pháp luật về trách nhiệm, điều kiện tổ chức các dịch vụ phục vụ khách du lịch quốc tế, các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh phải nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát để xử lý, chấn chỉnh sai phạm.
2. Thực hiện cơ chế phối hợp với trách nhiệm rõ ràng, nâng cao tính chủ động của cơ quan chủ trì trong triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Mục 1, Chương V của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật khác liên quan. Trong đó, lưu ý một số vấn đề sau:
1. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Du lịch.
2. Nghiêm túc thực hiện việc xây dựng và tổ chức thực hiện đúng nội dung chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế. Chương trình du lịch xây dựng thành văn bản, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; nội dung chương trình xác định cụ thể lịch trình, các dịch vụ, các điểm tham quan, mua sắm và giá bán chương trình du lịch được định trước cho chuyến đi của khách du lịch trong thời gian tham quan lưu trú tại Khánh Hòa.
3. Có nội dung thuyết minh lịch trình, các điểm tham quan trong chương trình du lịch bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
4. Quản lý khách theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch, từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh; có biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho khách trong quá trình tham quan du lịch. Tổ chức đón, phục vụ khách du lịch đúng theo các chương trình du lịch đã ký kết; khi có sự thay đổi phải được sự đồng ý của đại diện đoàn khách và được thể hiện bằng văn bản.
5. Lựa chọn, sử dụng các phương tiện, dịch vụ cung cấp phục vụ khách du lịch đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
a) Cơ sở lưu trú du lịch phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch; ưu tiên lựa chọn những cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Du lịch;
b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
đ) Cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
g) Phương tiện vận tải khách du lịch, các phương tiện thủy nội địa, xe ô tô vận tải khách du lịch đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn và được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định tại Điều 45, Điều 46 của Luật Du lịch.
6. Cung cấp, phục vụ các sản phẩm dịch vụ theo đúng thỏa thuận, hợp đồng giữa các doanh nghiệp và khách du lịch. Hợp đồng lữ hành với doanh nghiệp lữ hành nước ngoài, với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch phải được lập thành văn bản. Nội dung hợp đồng, ngoài những quy định về dân sự phải mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch; giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán; điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng; điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.
7. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
8. Sử dụng người có thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng.
9. Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch.
10. Có nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của nhà nước về quản lý thuế.
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, vận tải khách du lịch, dịch vụ du lịch khác
1. Đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng phương tiện, dịch vụ cung cấp phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật:
a) Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đảm bảo các điều kiện về đăng ký kinh doanh; đáp ứng về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch; duy trì chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch đúng theo loại, hạng đã thỏa thuận, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế;
b) Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác phải đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định tại Chương III Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trong quá trình kinh doanh phải duy trì những điều kiện, tiêu chuẩn đúng theo nội dung đã thỏa thuận, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế;
c) Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch có phương tiện vận tải khách du lịch phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Du lịch, có phương tiện vận tải khách du lịch phải đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn và được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định tại Điều 45, Điều 46 của Luật Du lịch.
2. Không ký kết hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp không đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Quy chế này.
3. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, các quy định của nhà nước về quản lý ngoại hối.
Điều 7. Trách nhiệm của hướng dẫn viên du lịch
Có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định tại Chương VI của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong đó, lưu ý một số vấn đề sau:
1. Hành nghề hướng dẫn cho khách du lịch phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Du lịch.
2. Phải thông báo, hướng dẫn cho khách du lịch về các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.
3. Phải thông báo cho khách du lịch lịch trình, tên và tiêu chuẩn chất lượng của khách sạn, nhà hàng, điểm mua sắm, các điểm tham quan và giá bán đã được ghi trong chương trình du lịch của đoàn khách.
4. Trong quá trình thực hiện dẫn đoàn, hướng dẫn viên phải đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch; phải mang theo chương trình du lịch, giấy tờ liên quan đến phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; có trách nhiệm hướng dẫn, thuyết minh đúng nội dung giới thiệu tại khu du lịch, điểm tham quan du lịch.
5. Có trách nhiệm trợ giúp cho khách du lịch thực hiện thủ tục báo cáo các nội dung liên quan đến tính mạng, tài sản của khách du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Không trực tiếp hoặc tham gia việc nhận và chi, trả ngoại tệ cho khách du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Kịp thời báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch, phiên dịch viên trong thời gian tham gia chương trình du lịch.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Sở Du lịch
1. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc triển khai, thực hiện và đôn đốc thực hiện hiệu quả Quy chế này.
2. Là đầu mối phối hợp với các ngành chức năng tổ chức triển khai, quán triệt Quy chế này đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có liên quan; chủ trì giải quyết, xử lý các sự việc xảy ra liên quan đến hoạt động phục vụ khách du lịch quốc tế trên các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh qua Cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch, hướng dẫn du lịch thực hiện quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Quy chế này.
4. Công bố danh sách các cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch, danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, phương tiện vận chuyển đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, dịch vụ du lịch và hướng dẫn du lịch đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 9. Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Quy chế này.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch đối với các tổ chức, cá nhân, phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 10. Sở Công Thương
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh hàng hóa phục vụ khách du lịch đối với các doanh nghiệp và thương nhân kinh doanh hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 11. Cục Thuế tỉnh
1. Tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Luật Quản lý thuế.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
3. Phối hợp cung cấp thông tin hợp đồng kinh tế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch ký hợp đồng kinh tế trực tiếp với các đối tác nước ngoài cho Sở Du lịch để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Điều 12. Công an tỉnh
1. Có kế hoạch chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch khách đến; đảm bảo an toàn cho khách du lịch; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an ninh trật tự; xuất cảnh, nhập cảnh; đăng ký tạm trú, tạm vắng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và người nước ngoài.
3. Phối hợp với Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh đảm bảo an ninh trật tự tại Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh, thống kê, theo dõi số lượng khách du lịch nhập cảnh, xuất cảnh đến Khánh Hòa; hỗ trợ xác minh thông tin những người nước ngoài được các doanh nghiệp du lịch bảo lãnh cấp thị thực “DN1” vào Khánh Hòa cho Sở Du lịch khi tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra.
Điều 13. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về niêm yết giá....đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Cục Hải quan tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Đại diện Cảng vụ hàng không tại Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh; Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh, Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh và các cơ quan liên quan giải quyết thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh nhanh chóng, thuận tiện; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan ở địa bàn hoạt động của hải quan tại Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh; Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch mang theo hàng hóa, hành lý nhanh chóng hoàn thành thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh cho khách du lịch.
Điều 15. Đại diện Cảng vụ hàng không tại Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hoạt động tại Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng không tại Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.
Điều 16. Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật tại khu vực thuộc chức năng, thẩm quyền quản lý; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch hoàn tất thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh.
Điều 17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Khánh Hòa
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến mua, bán, thu, đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo các phòng, ban, địa phương trực thuộc tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch khách đến; đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này trên địa bàn.
Điều 19. Các Hiệp hội, các tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực du lịch
1. Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc đưa, đón khách du lịch.
2. Nâng cao vai trò đại diện cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tạo sự đồng thuận giữa các doanh nghiệp để góp phần vào việc cải thiện hình ảnh, môi trường, chất lượng kinh doanh du lịch của tỉnh Khánh Hòa.
Chương IV
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Điều 20. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hàng tháng, trước ngày 05 tháng sau các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, các Văn phòng đại diện, chi nhánh Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa báo cáo kết quả kinh doanh tháng trước về Sở Du lịch.
2. Định kỳ 06 tháng, năm, các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Quy chế này thực hiện chế độ báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện Quy chế gửi về Sở Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện; những khó khăn, vướng mắc và tham mưu hướng giải quyết (06 tháng trước ngày 15 tháng 7, cả năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau).
Điều 21. Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy chế
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các cơ quan đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Du lịch để xem xét trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương./.
- 1Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế trên chuyến bay thuê bao đến Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Quyết định 2540/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 61/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 58/2014/QĐ-UBND
- 4Quyết định 933/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Báo cáo 648/BC-SDL về tình hình hoạt động du lịch tháng 4 năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 2290/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý kinh doanh đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Quyết định 02/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 34/2008/QĐ-UBND về Quy chế quản lý việc xuất cảnh của công chức viên chức bằng hộ chiếu phổ thông do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 8Kế hoạch 9694/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 9Quyết định 42/2023/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 26/2020/QĐ-UBND
- 1Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Du lịch 2017
- 4Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch
- 5Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL về hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Luật Quản lý thuế 2019
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
- 9Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
- 10Quyết định 2540/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 11Quyết định 61/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 58/2014/QĐ-UBND
- 12Luật Doanh nghiệp 2020
- 13Quyết định 933/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 14Báo cáo 648/BC-SDL về tình hình hoạt động du lịch tháng 4 năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 15Quyết định 2290/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý kinh doanh đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 16Quyết định 02/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 34/2008/QĐ-UBND về Quy chế quản lý việc xuất cảnh của công chức viên chức bằng hộ chiếu phổ thông do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 17Kế hoạch 9694/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 18Quyết định 42/2023/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 26/2020/QĐ-UBND
Quyết định 2699/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế trên các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 2699/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Lê Hữu Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra