Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2535/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐẶT HÀNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2019

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục đặt hàng đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2019 (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì hướng dẫn và tổ chức tuyển chọn/giao trực tiếp đơn vị chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện các đề tài, dự án trong danh mục tại Điều 1, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, KHCN (NVL.20b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, DỰ ÁN SXTN CẤP BỘ ĐẶT HÀNG BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2019
(Kèm theo Quyết định số: 2535/QĐ-BNN-KHCN ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên đề tài, dự án

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

A

ĐỀ TÀI

 

 

 

I

Trồng trọt-BVTV

 

 

 

1.

Nghiên cứu xác định công thức bón phân dựa trên nhu cầu dinh dưỡng cho một số cây ăn quả chủ lực (cam, bưởi và thanh long) ở một số vùng trồng chính.

1. Xác định được nhu cầu dinh dưỡng và lượng bón phân tối ưu (số lần bón, lượng phân thương phẩm để cây hấp thụ tốt nhất) của các loại cây ăn quả chủ lực ở các vùng sinh thái.

2. Đề xuất được các công thức hỗn hợp phân bón vô cơ chuyên dùng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và từng vùng sinh thái phục vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón.

- Bộ cơ sở dữ liệu về độ phì đất ở các vùng cây ăn quả trọng điểm.

- Xác định được nhu cầu dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng của cây cam, bưởi và thanh long ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

- Công thức hỗn hợp dinh dưỡng vô cơ đa lượng chuyên dụng định hướng cho các loại cây ăn quả trên cơ sở kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của chúng ở các vùng sinh thái khác nhau.

- Quy trình sử dụng phân bón cho các loại cây ăn quả trên các vùng sinh thái khác nhau

- Tối thiểu 03 mô hình trình diễn hiệu quả của phân bón chuyên dùng, với quy mô 01 ha/mô hình; tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 5%, tiết kiệm tối thiểu 10% lượng phân bón

2019-2022

Giao trực tiếp Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì; phối hợp Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Viện Cây ăn quả miền Nam.

2.

Nghiên cứu chọn, tạo giống na (Annona squamosa L.) và biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng na cho các vùng trồng na chính.

Chọn, tạo được giống na có năng suất cao, chất lượng quả đáp ứng yêu cầu sản xuất na hàng hóa ở các vùng trồng chính trên cả nước

- Tối thiểu 01 giống na cho các tỉnh phía Bắc được công nhận giống mới, năng suất 8-10 tấn/ha ở năm thứ 3), khối lượng quả 300 - 400 g/quả, ít hạt, độ Brix > 25.

- Tối thiểu 01 giống cho các tỉnh phía Nam được công nhận giống mới, năng suất 8-10 tấn/ha ở năm thứ 3), có quả lớn (300 - 400g/quả), ít hạt, phẩm chất ngon (Brix >25)

- 02 quy trình nhân giống và canh tác cho na phù hợp với các điều kiện thâm canh tại các vùng trồng chính.

- 02 mô hình sản xuất thâm canh/vùng, quy mô 01ha/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15% so với sản xuất đại trà.

2019-2023

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì; Viện Cây ăn quả miền Nam thực hiện tại các tỉnh phía Nam.

3

Nghiên cứu chọn tạo giống ngô phục vụ xuất khẩu

Phát triển được các giống ngô phục vụ xuất khẩu hạt giống cho một số vùng trồng ngô ở Trung Quốc, Myanmar, Lào và Campuchia.

+ 02 giống ngô lai được công nhận giống mới, có khả năng thích ứng rộng, năng suất đạt tối thiểu 8-10 tấn/ha, chịu hạn ở mức điểm 2, chống chịu tốt đối với một số bệnh lá hại ngô chính (bệnh đốm lá, bệnh cháy lá ở mức điểm 3), phải được công nhận hoặc lưu hành ở nước sở tại.

+ Tối thiểu 02 quy trình nhân dòng bố mẹ, 02 quy trình sản xuất hạt giống F1, 02 quy trình sản xuất ngô thương phẩm.

+ 05 mô hình sản xuất hạt giống F1 đạt tối thiểu 2,5 tấn/ha và 05 mô hình sản xuất ngô thương phẩm đạt tối thiểu 8-10 tấn/ha. Quy mô 2-3ha/mô hình.

+ Hợp đồng mua bản quyền giống hoặc mua hạt giống với ít nhất 1 doanh nghiệp của Trung Quốc; Myanmar; Lào và Campuchia; Chuyển giao được tối thiểu 200 tấn/ 1 giống mới cho mỗi nước thông qua các doanh nghiệp

2019-2023

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Ngô

4.

Nghiên cứu chọn, tạo giống cà chua lai tăng hàm lượng anthocyanins phục vụ sản xuất cà chua chất lượng cao ở Việt Nam

Chọn tạo được các giống cà chua lai F1 có hàm lượng anthocyanins cao và quy trình sản xuất hạt lai F1 phục vụ sản xuất cà chua chất lượng ở Việt Nam.

- 01 giống cà chua lai nâu đen sẫm, nhóm quả lớn thích ứng ở nhiều vùng trồng được công nhận giống mới. Đối với vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ: trồng vụ Thu Đông và vụ Đông, năng suất 55-70 tấn/ha, quả chắc, khối lượng trung bình quả: 80-100 g/quả, hàm lượng anthocyanins đạt 0,1 - 0,2 mg/g quả tươi.

- 01 giống cà chua lai Indigo rose nhóm quả nhỏ thích ứng ở nhiều vùng trồng được công nhận giống mới. Đối với vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ: trồng vụ Thu Đông và vụ Đông và vụ Xuân Hè sớm năng suất 55 - 70 tấn/ha, quả chắc, khối lượng trung bình quả: 15-23g/quả, hàm lượng anthocyanins đạt 0,1 - 0,2 mg/g quả tươi.

- Xây dựng 02 quy trình sản xuất hạt lai F1 cho 02 giống mới tạo ra, năng suất hạt lai đạt 60-90 kg/ha.

- Xây dựng 02 quy trình canh tác cho 02 giống mới tạo ra, đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn.

- 04 mô hình canh tác giống cà chua mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 10-20% so với sản xuất đại trà. Quy mô 02 ha/mô hình.

2019-2023

Giao trực tiếp Học viện Nông nghiệp Việt Nam

5.

Nghiên cứu chọn tạo giống rau họ bầu bí (bí xanh, bí đỏ và dưa lê) ngắn ngày, chịu nóng, kháng bệnh phấn trắng.

Chọn tạo được một số giống bí xanh, bí đỏ, dưa lê có năng suất cao, chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho các vùng trồng chính tại các tỉnh phía Bắc

- Tối thiểu 01 giống bí xanh lai được công nhận giống mới, TGST 90-100 ngày vụ Thu Đông, 120-125 ngày vụ Xuân Hè, năng suất >50 tấn/ha phù hợp chế biến (loại quả to, tỷ lệ cùi nhiều, thịt quả chắc). Chống chịu khá với bệnh sương mai và phấn trắng khá (ở mức điểm 3)

- Tối thiểu 01 giống bí đỏ lai được công nhận giống mới, thời gian thu hoạch sau gieo 75-80 ngày, năng suất 30-35 tấn/ha, dạng quả tròn hoặc trái lê, cùi dày, ruột vàng - đỏ thẫm, thơm thích hợp ăn tươi. Khả năng chống chịu bệnh sương mai và phấn trắng khá (ở mức điểm 3).

- Tối thiểu 01 giống dưa lê lai mới được công nhận, thời gian thu hoạch sau gieo 55-60 ngày khối lượng quả 300-400 gam, năng suất 25-35 tấn/ha, thơm, độ Brix đạt > 13. Khả năng chống, chịu bệnh sương mai hoặc bệnh phấn trắng khá (ở mức điểm 3).

- Quy trình công nghệ sản xuất hạt giống, kỹ thuật thâm canh tiên tiến cho các giống bí xanh, bí đỏ, dưa lê mới.

- 03 mô hình trình diễn giống bí xanh, bí đỏ, dưa lê mới tại các vùng trồng, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 10%; quy mô 03 ha/ mô hình

2019-2023

Giao trực tiếp Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

6.

Nghiên cứu chọn tạo giống chè có năng suất, chất lượng cao cho sản xuất chè đen phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Chọn tạo được các dòng, giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt để sản xuất chè đen phục vụ nội tiêu và xuất khẩu tại vùng sản xuất chè chính của Việt Nam (trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên).

- Tối thiểu 01 giống chè được công nhận giống mới có năng suất > 5 tấn/ha ở tuổi 4-5, điểm thử nếm chè đen đạt > 17 điểm cho vùng trung du miền núi phía bắc và Tây Nguyên.

- 10 -12 dòng chè ưu tú có năng suất 5 tấn/ha ở tuổi 3-4, phù hợp cho chế biến chè đen chất lượng cao.

- Quy trình trồng và thâm canh, chế biến chè đen cho các giống chè mới.

Tối thiểu 03 mô hình/vùng sản xuất giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất chè đen, hiệu quả kinh tế cao hơn 10% so với sản xuất đại trà. Quy mô 3ha/mô hình.

2019-2023

Giao trực tiếp Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc

7.

Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống dâu, giống tằm thích hợp cho vùng miền Trung và Tây Nguyên

Chọn tạo và phát triển được giống dâu, giống tằm mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu được một số sâu bệnh hại chính thích hợp cho việc nuôi, trồng ở các thời vụ khác nhau tại miền Trung và Tây Nguyên

- Tối thiểu 01 giống dâu được công nhận giống mới, năng suất đạt trên 40 tấn/ha, 02 giống dâu triển vọng, năng suất > 45 tấn/ha;

- Quy trình kỹ thuật canh tác giống dâu mới bền vững cho các vùng sinh thái;

- Tối thiểu 01 giống tằm lưỡng hệ được công nhận giống mới, năng suất kén >11 kg/vòng trứng, chiều dài tơ đơn >800m;

- Quy trình kỹ thuật nuôi và phòng trừ bệnh tằm cho các giống tằm mới chọn tạo.

- Tối thiểu 03 mô hình trồng dâu, nuôi tằm, quy mô tối thiểu 1ha dâu/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15%.

2019-2023

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

8.

Nghiên cứu chọn tạo một số loại hoa cắt cành có giá trị cao (cúc, cẩm chướng, và hoa hồng) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Chọn tạo được một số giống hoa cắt cành có màu sắc đẹp, độ bền cao phù hợp với nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

- Tối thiểu 01 giống/mỗi loại hoa cúc, hoa cẩm chướng và hoa hồng cho các tỉnh phía Nam được công nhận giống mới và 01 giống/mỗi loại cho các tỉnh phía Bắc được công nhận giống mới; có màu sắc đẹp, năng suất cao, tỷ lệ hoa thương phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tối thiểu 80% , phù hợp với nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và đạt yêu cầu xuất khẩu.

- Quy trình sản xuất cho giống hoa mới phù hợp cho các vùng sinh thái;

- 03 mô hình trình diễn giống hoa mới tại mỗi vùng, năng suất thương phẩm đạt tối thiểu 80%, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 10% so với các giống hoa phổ biến trong sản xuất; quy mô 1ha/mô hình.

2019-2023

Giao trực tiếp Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì; Viện Nghiên cứu rau quả phối hợp thực hiện tại phía Bắc

9.

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Chọn tạo được giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh chính, phù hợp cho các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

- Tối thiểu 01 giống lúa được công nhận giống mới: TGST 105-110 ngày (vụ Đông Xuân) và 90-95 ngày (vụ Hè Thu), chất lượng gạo tốt, gạo trong không bạc bụng, hàm lượng amylose <22%, cơm mềm, ngon (điểm 4-5), năng suất vụ Đông Xuân tối thiểu 7,0-7,5 tấn/ha, vụ Hè Thu 6,0 - 6,5 tấn/ha, nhiễm nhẹ rầy nâu, đạo ôn (điểm < 5), chống đổ tốt (điểm 1-3).

- Quy trình canh tác cho giống lúa mới phù hợp với điều kiện canh tác;

- 05 mô hình trình diễn (3-5 ha/mô hình) đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất đại trà ít nhất 10%.

2019-2023

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

10.

Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa phù hợp cho chế biến bún, mỳ khô, bánh... tại các tỉnh phía Bắc

Chọn tạo và phát triển được bộ giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh hại chính, phù hợp cho chế biến bún, mỳ khô, bánh,... thích hợp cho các vùng sản xuất lúa hàng hóa tại các tỉnh phía Bắc.

- Tối thiểu 02 giống lúa được công nhận giống mới: TGST từ 120-125 ngày trong vụ Xuân; 110-115 ngày trong vụ Mùa; Năng suất đạt tối thiểu 7,0 tấn/ha trong vụ Xuân; 6,0 tấn/ ha trong vụ Mùa; Nhiễm rầy nâu, đạo ôn, bạc lá điểm < 5; chống đổ điểm 1-3; Hàm lượng amylose > 24%; hàm lượng tinh bột > 65%; độ bền thể gel mềm đến trung bình; nhiệt độ hóa hồ trung bình (70 ± 5°C)

- Quy trình kỹ thuật canh tác cho các giống lúa mới phù hợp với điều kiện canh tác tại các tỉnh phía Bắc.

- 05 mô hình sản xuất giống mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất đại trà tối thiểu 10%, quy mô 05ha/ mô hình.

2019-2023

Giao trực tiếp Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm

II

Chăn nuôi - Thú Y

 

 

 

11.

Nghiên cứu tạo con lai giữa gà Lạc Thủy với gà VCN-Z15

Tạo con lai F1 (VCN-ZL; VCN-LZ) sử dụng làm mái nền có năng suất trứng 135-140 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở cao hơn gà Lạc Thủy 8-10%. Gà lai VCN-ZL13; VCN-LZ31) có ¾ máu gà Lạc Thủy có ngoại hình và khối lượng cơ thể phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam.

- Gà mái lai F1 (VCN-ZL và VCN-LZ) có năng suất trứng/mái/năm đạt 135-140 quả.

- Gà lai thương phẩm nuôi thịt (VCN-ZL13 và VCN-LZ31) có ngoại hình 75% giống gà Lạc thủy, còn lại là màu trung gian. Khối lượng cơ thể lúc giết thịt (16-17 tuần tuổi) con trống đạt > 2,0 kg; con mái đạt > 1,55 kg, chất lượng thịt thơm ngon như gà Lạc Thủy.

- Quy trình chăn nuôi gà mái lai F1 nuôi sinh sản và gà lai nuôi thương phẩm.

2019-2021

Giao trực tiếp Trung tàm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi

12.

Chọn tạo dòng gà Liên Minh có năng suất trứng cao bằng chỉ thị phân tử

Chọn lọc và nhân giống được đàn gà Liên Minh có sản lượng trứng cao hơn 10% so với quần thể.

- Đàn gà hạt nhân tối thiểu 300 con ở 48 tuần đẻ, có sản lượng trứng cao hơn 10% so với quần thể (>94 quả/48tuần đẻ/mái) và khối lượng cơ thể khi vào đẻ 1.600-1.700g/con.

- Đàn gà sinh sản quy mô 1.000 con ở 48 tuần đẻ, có sản lượng trứng cao hơn 5-7% so với quần thể (>90 quả/48tuần đẻ/mái) và khối lượng cơ thể khi vào đẻ 1.600-1.700g/con.

- Quy trình chọn gà Liên Minh có năng suất trứng cao bằng chỉ thị phân tử

2019-2021

Giao trực tiếp Học viện Nông nghiệp Việt Nam

13.

Nghiên cứu chế biến quả điều giả làm thức ăn cho gia súc

Đưa ra được các phương pháp chế biến và sử dụng quả điều giả làm thức ăn cho gia súc, giảm giá thành thức ăn từ 10-20%

- Báo cáo thực trạng sản lượng, chất lượng và giá trị của quả điều giả.

- Quy trình chế biến quả điều giả với chất lượng giữ được 85-90% so với quả điều tươi và thời gian bảo quản kéo dài 3-6 tháng.

- Khẩu phần sử dụng quả điều giả cho bò sữa, bò thịt, trâu, dê làm giảm giá thành thức ăn từ 10-20%.

- 8 mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt, trâu, dê (chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại) sử dụng quả điều giả chế biến.

2019-2021

Giao trực tiếp Phân Viện chăn nuôi Nam bộ - Viện chăn nuôi

14.

Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo dê sữa Saanen và dê lai hướng sữa phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa

- Xây dựng được đàn dê Saanen hạt nhân cao sản và đàn dê lai hướng sữa phù hợp với điều kiện chăn nuôi vùng Đông bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đề xuất được quy trình chăn nuôi đàn hạt nhân và đàn dê lai phù hợp.

- Đàn dê sữa Saanen hạt nhân cao sản: năng suất sữa/chu kỳ > 410kg; VCK sữa> 12,7%, protein sữa> 3,2%, mỡ sữa > 3,2%.

- Đàn dê lai hướng sữa (F1 và F2 giữa đực Saanen và cái Bách Thảo): năng suất sữa/chu kỳ >336kg, VCK sữa> 13,0%, protein sữa> 3,8%, mỡ sữa> 3,6%.

- Quy trình chăn nuôi đàn dê sữa Saanen hạt nhân và đàn dê lai hướng sữa phù hợp.

2019-2023

Giao trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây-Viện Chăn nuôi

15.

Chọn tạo 2 dòng ngan năng suất cao phù hợp chăn nuôi công nghiệp từ nguồn nguyên liệu ngan Pháp R71SL nhập nội

Chọn tạo được 2 dòng ngan năng suất cao phù hợp chăn nuôi công nghiệp tại Việt Nam.

- 02 dòng ngan mới năng suất cao trong đó:

+ Dòng trống VCN/TP-NTP1: Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi con trống ≥ 3,25kg, con mái ≥ 2,0 kg. Năng suất trứng/mái/ chu kỳ 1 ≥ 90 quả.

+ Dòng mái VCN/TP-NTP2: Năng suất trứng/mái/ chu kỳ 1: ≥ 100 quả.

- Ngan thương phẩm: Ngan trống có khối lượng cơ thể 84 ngày tuổi ≥ 5,0kg/con; ngan mái 70 ngày tuổi khối lượng ≥ 2,8kg/con.

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh đối với ngan sinh sản và thương phẩm

2019-2022

Giao trực tiếp Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện Chăn nuôi

16.

Nghiên cứu chế tạo vacxin nhị giá vô hoạt phòng bệnh đường hô hấp ở lợn do vi khuẩn Haemophillus parasuis và Bordetella bronchiseptica gây ra

Bước đầu chế tạo thành công vacxin nhị giá vô hoạt phòng bệnh đường hô hấp cho lợn từ hai loại vi khuẩn H. parasuisB. bronchiseptica phân lập được tại Việt Nam

- 01-02 chủng vi khuẩn H. parasuis và 1-2 chủng vi khuẩn B. bronchiseptica đại diện, có đặc tính kháng nguyên cao, ổn định để chế tạo vacxin.

- 5.000 liều vacxin nhị giá vô hoạt phòng bệnh hô hấp cho lợn an toàn 100% và có hiệu lực bảo hộ cao ≥75%, sau 21 ngày tiêm vacxin lợn có khả năng phòng bệnh đường hô hấp ở lợn do vi khuẩn H. parasuisB. bronchiseptica gây ra với độ dài miễn dịch ít nhất 4 tháng.

- Quy trình chế tạo, kiểm nghiệm, bảo quản và sử dụng vacxin nhị giá vô hoạt phòng bệnh đường hô hấp ở lợn do vi khuẩn H. parasuisB. bronchiseptica gây ra.

- Vacxin được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm đạt yêu cầu.

2019-2021

Giao trực tiếp Viện Thú y

17.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, dịch tễ học bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchiasi, Opisthorchiasis) trên người, động vật và xây dựng biện pháp phòng trị

- Xác định được loài gây bệnh trên động vật và người, chu kỳ sinh học, thành phần vật chủ của sán lá gan nhỏ và mối tương quan giữa nhiễm sán lá gan nhỏ với bệnh ung thư ở người.

- Đề xuất được biện pháp phòng trị bệnh trên động vật

- Báo cáo tình hình lưu hành bệnh sán lá gan nhỏ trên người và động vật ở Việt Nam.

- Báo cáo xác định loại động vật chính lưu trữ mầm bệnh sán lá gan nhỏ trên người; thành phần loài sán lá gan nhỏ ký sinh trên động vật và người; kết quả xác định mối liên quan giữa loài gây bệnh trên động vật (chó, mèo, vịt, gà, loài chim ăn cá) và người bằng kỹ thuật phân tử; chu kỳ sinh học loài sán lá gan nhỏ ở Việt Nam; thành phần vật chủ trung gian thứ nhất, vật chủ trung gian thứ 2, vật chủ cuối cùng.

- Biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan nhỏ trên động vật.

2019-2021

Giao trực tiếp Phân viện Thú y miền Trung - Viện Thú y phối hợp với Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng Quy Nhơn

III

Cơ điện và CNSTH

 

 

 

18.

Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy xử lý chế biến phụ phẩm sau thu hoạch mía cho các vùng chuyên canh tập trung, quy mô lớn

Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc tính toán thiết kế chế tạo và ứng dụng phát triển hệ thống máy cơ giới hóa khâu thu gom, cắt băm phế phụ phẩm sau thu hoạch mía, phù hợp với điều kiện sản xuất và khả năng đầu tư trang thiết bị cho các vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu, nhằm làm sạch mặt đồng và tạo ra các sản phẩm hữu ích gồm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu và phân bón.

Làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo máy thu gom, xử lý phụ phẩm sau thu hoạch cây mía.

- Hồ sơ kỹ thuật gồm: Bản vẽ thiết kế; Quy trình chế tạo lắp ráp; Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy, đảm bảo các yêu cầu về số lượng, đúng quy định theo các tiêu chuẩn hiện hành.

- Sản xuất chế tạo thử nghiệm 01 mẫu máy xử lý chế biến phụ phẩm sau thu hoạch mía năng suất 0.2 ha/h, liên hợp với máy kéo 4 bánh công suất 24 - 34 Hp, đảm bảo kết nối và truyền động chắc chắn, phù hợp, hoạt động ổn định, đạt các yêu cầu về năng suất, chất lượng làm việc (độ dài băm thái 3-5 cm, có thể thu gom hoặc rải lên mặt ruộng).

- Mô hình thử nghiệm ứng dụng hệ thống liên hợp máy thu gom xử lý phụ phẩm sau thu hoạch mía, quy mô 3-5 ha/mô hình tại Doanh nghiệp sản xuất mía đường.

2019-2021

Giao trực tiếp Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

19.

Nghiên cứu công nghệ, thiết kế chế tạo một số thiết bị chính của dây chuyền công nghệ chế biến nước ép và thu hồi tinh dầu từ quả cam, quy mô 30 tấn nguyên liệu/ngày.

- Có được quy trình công nghệ và thiết bị tiên tiến (sơ chế, tách ép nước quả và thu hồi tinh dầu cam đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, cảm quan và ATTP với độ tinh khiết >98%.

- Kết nối được công nghệ và các thiết bị tiên tiến (sơ chế, tách ép nước quả, loại vỏ hạt cam) với hệ thống thiết bị chế biến nước ép hiện có của doanh nghiệp để tạo ra dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến nước ép cam, quy mô 30 tấn nguyên liệu/ngày.

- Có được hệ thống thiết bị tách chiết và tinh chế tinh dầu cam từ phụ phẩm vỏ quả cam với tỷ lệ thu hồi > 90%.

- 01 bộ tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu cam đảm bảo yêu cầu chế biến;

- 01 quy trình công nghệ chế biến nước ép cam tươi đóng lon, quy mô công nghiệp;

- 01 quy trình công nghệ chế biến nước ép cam cô đặc, quy mô công nghiệp;

- 01 quy trình công nghệ tách chiết và tinh chế tinh dầu cam từ phụ phẩm vỏ quả cam, quy mô công nghiệp;

- 01 hệ thống thiết bị sơ chế, tách ép nước quả, loại vỏ và hạt, công suất 30 tấn nguyên liệu/ngày;

- 01 hệ thống thiết bị tách chiết và tinh chế tinh dầu cam từ phụ phẩm vỏ quả cam, công suất 5 tấn vỏ cam/ngày.

- 01 Mô hình ứng dụng công nghệ và thiết bị đồng bộ chế biến (nước ép cam tươi đóng lon, nước ép cam cô đặc), công suất 30 tấn nguyên liệu/ngày tại doanh nghiệp.

- 01 Mô hình ứng dụng công nghệ và thiết bị tách chiết và tinh chế tinh dầu cam từ phụ phẩm vỏ quả cam, công suất 5 tấn vỏ cam/ngày tại doanh nghiệp.

- 20 tấn nước ép cam tươi đóng lon, đảm bảo chất lượng thương mại, dinh dưỡng, cảm quan, ATTP với 12 °Brix.

- 10 tấn nước ép cam cô đặc đảm bảo chất lượng thương mại, dinh dưỡng, cảm quan, ATTP với 55 °Brix.

- 200 lít tinh dầu cam, đảm bảo chất lượng cảm quan và thương mại (Ở điều kiện 25°C: Tỷ trọng 0.820 - 0.860; Chỉ số khúc xạ 1.4650-1.4750; Góc quay cực +85° - 99°; Aldehydes: < 2,5%).

2019-2021

Giao trực tiếp Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch phối hợp với Công ty CP thực phẩm Đồng Giao

IV

Thủy sản

 

 

 

 

20.

Nghiên cứu chọn giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nâng cao sinh trưởng

Chọn tạo được đàn cá tra sinh trưởng nhanh

- Cá tra bố mẹ chọn giống có tốc độ sinh trưởng nhanh thế hệ G4:

+ Hiệu quả chọn giống thực tế >10% so với G3,

+ 200 cặp cá bố mẹ chọn giống thế hệ G4.

+ Được công nhận giống mới có tốc độ tăng trưởng ≥ 30% so với giống chưa qua chọn lọc.

- Đánh giá được khả năng tích hợp đàn cá tra chọn giống kháng bệnh gan thận mủ (G1) với đàn cá tra chọn giống G4.

- Sản xuất và phát tán được 50.000 con cá bố mẹ hậu bị (>0,7 kg/con) chọn giống sinh trưởng nhanh.

2019-2021

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

21.

Nghiên cứu bệnh trắng đuôi, thối đuôi trên cá tra giống và giải pháp phòng trị

Xác định được tác nhân gây bệnh và đề xuất được giải pháp phòng và trị bệnh trắng đuôi, thối đuôi hiệu quả có trên cá tra giống

- Thẻ bệnh trắng đuôi, thối đuôi trên cá tra giống.

- Quy trình phòng trị bệnh trắng đuôi, thối đuôi trên cá tra giống hiệu quả.

- Mô hình phòng trị bệnh trắng đuôi, thối đuôi trên cá tra giống có hiệu quả.

2019-2021

Tuyển chọn

V

Thủy lợi - Phòng chống thiên tai

 

 

 

22.

Nghiên cứu dự báo tình hình ngập úng theo thời gian thực trên hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà nhằm hỗ trợ ra quyết định vận hành bơm tiêu nước.

- Dự báo tình hình ngập úng theo thời gian thực trên hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà.

- Xây dựng được quy trình vận hành bơm tiêu nước đệm giảm ngập úng, tiết kiệm chi phí cho hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà theo thời gian thực.

- Báo cáo thực trạng vận hành hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà, bơm tiêu nước đệm.

- Bộ công cụ dự báo tình hình ngập úng và hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực cho hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà.

- Quy trình vận hành bơm tiêu nước đệm giảm ngập úng, tiết kiệm chi phí cho hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà theo thời gian thực.

- Bản đồ dự báo tình hình ngập úng theo thời gian thực trên hệ thống WEBGIS

2019-2021

Tuyển chọn

23.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám nhằm kiểm đếm, giám sát nguồn nước các hồ thủy lợi, thủy điện và giám sát hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp tại các vùng khô hạn Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Lựa chọn, ứng dụng giải pháp đồng bộ sử dụng ảnh viễn thám nhằm kiểm đếm và giám sát nguồn nước các hồ thủy lợi, thủy điện và giám sát hạn nông nghiệp.

- Ứng dụng cho 2 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nhằm kiểm, đếm, giám sát nguồn nước các hồ thủy lợi, thủy điện và giám sát hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng khô hạn.

- Giải pháp đồng bộ ứng dụng ảnh viễn thám phục vụ việc kiểm đếm, giám sát nguồn nước các hồ thủy lợi, thủy điện phục vụ sản xuất và giám sát hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Bộ công cụ đồng bộ phục vụ phân tích, kiểm đếm, giám sát nguồn nước các hồ thủy lợi phục vụ sản xuất và giám sát hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp sử dụng ảnh viễn thám tại các vùng khô hạn vùng Nam Trung Bộ.

- Cơ sở dữ liệu GIS, Viễn thám, hệ thống hồ thủy lợi, thủy điện, nguồn nước, hạn hán phục vụ sản xuất nông nghiệp 2 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (dự kiến tỉnh Ninh Thuận và Đăk Lăk) được địa phương và Tổng cục Thủy lợi đưa vào sử dụng.

- Hệ thống WebGIS ứng dụng kiểm đếm, giám sát và quản lý nguồn nước các hồ thủy lợi, thủy điện và giám sát hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp được 2 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Tổng cục Thủy lợi đưa vào sử dụng.

2019-2021

Tuyển chọn

24.

Nghiên cứu các giải pháp quản lý nguồn thải không thuộc đối tượng phải cấp phép xả vào công trình thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Đánh giá được tác động của nguồn thải không thuộc đối tượng phải cấp phép (nguồn thải dưới 5m3/ngày đêm và không chứa chất độc hại) đến chất lượng nước trong CTTL.

- Đề xuất được các quy định quản lý các nguồn thải không thuộc đối tượng phải cấp phép khi xả vào CTTL.

- Đề xuất được giải pháp, mô hình quản lý nguồn thải không thuộc đối tượng phải cấp phép nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong CTTL và phát triển nông nghiệp bền vững.

- Báo cáo hiện trạng, tác động của nguồn thải không thuộc đối tượng phải cấp phép (nguồn thải dưới 5m3/ngày đêm và không chứa chất độc hại) đến chất lượng nước trong CTTL.

- Các quy định quản lý (kỹ thuật, cơ chế phối hợp,...) các nguồn thải không thuộc đối tượng phải cấp phép khi xả vào CTTL.

- Đề xuất các giải pháp, công nghệ, tổ chức quản lý, chính sách quản lý nguồn thải không thuộc đối tượng phải cấp phép phù hợp với công trình thủy lợi.

- Áp dụng thực tế 02 mô hình thí điểm các giải pháp quản lý nguồn thải.

- Tài liệu hướng dẫn quản lý các nguồn thải (nước thải, chất thải rắn) không thuộc đối tượng phải cấp phép khi xả vào CTTL (Chuyển giao cho các địa phương vùng nghiên cứu).

2019-2021

Tuyển chọn

25.

Nghiên cứu đề xuất công nghệ thân thiện với môi trường để bảo vệ rừng ngập mặn và chống sạt lở ven biển

- Xác định được nguyên nhân bờ biển bị sạt lở mất bãi tại một số địa phương.

- Đề xuất được mô hình bảo vệ rừng ngập mặn, chống sạt lở đê biển và phát triển vùng bãi cho khu vực bờ biển đang bị sạt lở, thí điểm cho tỉnh của Bến tre.

- Báo cáo khảo sát, điều tra, phân tích tác động của các yếu tố tự nhiên và các hoạt động phát triển ảnh hưởng đến các khu vực bờ biển bị sạt lở; mô phỏng các tác động bằng mô hình toán.

- Đề xuất được giải pháp công nghệ thân thiện với môi trường, có chi phí thấp áp dụng để bảo vệ rừng ngập mặn, chống sạt lở bờ, đê biển và phát triển vùng bãi.

- Thiết kế giải pháp công nghệ bảo vệ bờ biển và phát triển vùng bãi, lắp đặt tại 01 đoạn sạt lở bờ biển của tỉnh Bến Tre.

2019-2021

Tuyển chọn

26.

Nghiên cứu, sử dụng mô hình kinh tế lượng hóa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động đến trồng trọt, thủy sản, cơ sở hạ tầng thủy lợi.

Xác định được các mô hình kinh tế lượng hóa ảnh hưởng của thiên tai (lũ, hạn, mặn), BĐKH đến xu hướng sản xuất, diện tích canh tác, năng suất - chất lượng, thị trường, hiệu quả sản xuất... trong từng lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, thủy sản, cơ sở hạ tầng thủy lợi), đo lường thiệt hại bằng kinh tế từ đó đề xuất ưu tiên đầu tư, giải pháp giảm thiểu tác động. Áp dụng phân tích điển hình cho khu vực Miền Trung.

- Báo cáo các chỉ số và mối tương quan giữa các yếu tố BĐKH (khí tượng, nhiệt độ, mưa, nước biển dâng, yếu tố cực đoan) và thiên tai (lũ, hạn, mặn) đến đối tượng là trồng trọt, thủy sản, cơ sở hạ tầng thủy lợi khu vực Miền Trung.

- Các mô hình kinh tế và phương pháp đánh giá lượng hóa các yếu tố BĐKH, thiên tai đến đối tượng nghiên cứu (trồng trọt, thủy sản, cơ sở hạ tầng thủy lợi).

- Báo cáo đánh giá lượng hóa tác động kinh tế của các yếu tố BĐKH, thiên tai (lũ, hạn, mặn) đến trồng trọt, thủy sản, cơ sở hạ tầng thủy lợi khu vực Miền Trung (trên khía cạnh hiệu quả, năng suất, thiệt hại kinh tế đến người tiêu dùng, người sản xuất).

- Đề xuất giải pháp về chính sách đầu tư, thuế môi trường, định hướng chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước theo từng địa phương, lĩnh vực, ngành liên quan, gợi ý các hướng hỗ trợ kỹ thuật, cách thức công cụ quy định để phòng chống, ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Hướng dẫn sử dụng mô hình kinh tế lượng hóa ảnh hưởng của BĐKH, thiên tai đến từng lĩnh vực nghiên cứu (Chuyển giao cho các tỉnh phục vụ tính toán tác động BĐKH, thiên tai).

- 02 bài báo khoa học, hướng dẫn 02 thạc sĩ, tài liệu cho NCS.

2019-2021

Giao trực tiếp cho Trường Đại học Thủy lợi chủ trì thực hiện

27.

Nghiên cứu cập nhật phương pháp tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế cho các công trình thủy lợi.

- Xác định được phương pháp tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế trong điều kiện hiện nay và khi xét đến biến đổi khí hậu thông qua tính toán thử nghiệm cho một số công trình thủy lợi điển hình ở khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

- Đề xuất được tiêu chuẩn tính toán đặc trưng thủy văn thiết kế (sửa đổi QPTL-C6-77).

- Các phương pháp, quy trình tính toán các đặc trưng thủy văn phục vụ thiết kế các công trình thủy lợi được cập nhật và nâng cấp phù hợp với các điều kiện vùng miền của Việt Nam và theo hướng hiện đại trên Thế Giới, trong điều kiện thường và khi xét tới BĐKH; Bao gồm:

(i) Các đặc trưng dòng chảy năm thiết kế (Qnp, Wnp, Mnp, y) và phân phối dòng chảy năm thiết kế;

(ii) Các đặc trưng dòng chảy lũ thiết kế (Qmaxp, Wmaxp), quá trình lũ thiết kế (Qp~t);

(iii) Các đặc trưng mực nước thiết kế trong sông, hồ, và vùng sông có ảnh hưởng của triều (Hmaxp, Htbp, Hminp) và đường quá trình mực nước thiết kế (Hp~t).

- Bộ công cụ (phần mềm, các bảng tra mới, cập nhật) tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế.

- Kết quả tính toán thử nghiệm cho một số công trình thủy lợi điển hình khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ

- Dự thảo Tiêu chuẩn tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế (thay cho QPTL-C6-77).

2019-2021

Tuyển chọn

28.

Nghiên cứu đề xuất, ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ phù hợp trong phòng, chống và giảm thiểu rủi ro lũ quét tại khu vực miền núi phía Bắc.

- Đề xuất được các giải pháp khoa học công nghệ công trình và phi công trình (phù hợp với đặc thù các vùng) nhằm giảm thiểu lũ quét bùn đá khu vực dân cư vùng núi phía Bắc.

- Các giải pháp công trình và phi công trình được đề xuất phải kinh tế, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn lực địa phương khu vực miền núi và phù hợp với tập quán của cư dân miền núi.

- Tổng hợp tình hình lũ quét, đánh giá tác động, thiệt hại của lũ quét trong thời gian vừa qua; xác định được các nguyên nhân gây thiệt hại tại khu vực miền núi phía Bắc.

- Tổng hợp các giải pháp khoa học công nghệ trong và ngoài nước về phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro lũ quét khu vực dân cư vùng núi.

- Đề xuất được giải pháp, công nghệ về công trình, phi công trình để ứng phó lũ quét trong điều kiện miền núi phía Bắc.

- Thiết kế mẫu một số giải pháp công trình để ứng phó lũ quét trong điều kiện miền núi phía Bắc (được địa phương chấp thuận ứng dụng).

- Đề xuất phương án triển khai thí điểm ứng dụng trong thực tế.

2019-2021

Tuyển chọn

29.

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ tiêu về chất lượng nước tưới cho một số cây trồng chính (lúa, ngô, đậu tương, lạc và rau).

Xác định được cơ sở khoa học và bộ chỉ tiêu quy định (yêu cầu) về chất lượng nước tưới cho một số cây trồng chính (lúa, ngô, đậu tương, lạc và rau) phục vụ quản lý khai thác hệ thống thủy lợi, góp phần đảm bảo chất lượng nông sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Báo cáo phân tích đánh giá tác động của chất lượng nguồn nước tưới đến hiệu quả sản xuất cho một số cây trồng chính (lúa, ngô, đậu tương, lạc và rau).

- Báo cáo cơ sở khoa học xác định bộ chỉ tiêu chất lượng nước tưới liên quan đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cho một số cây trồng chính (lúa, ngô, đậu tương, lạc và rau).

- Báo cáo kết quả nghiên cứu định lượng giá trị thích hợp của bộ chỉ tiêu chất lượng nước tưới áp dụng cho một số cây trồng chính (lúa, ngô, đậu tương, lạc và rau).

- Dự thảo Tiêu chuẩn về chất lượng nước tưới cho một số cây trồng chính (lúa, ngô, đậu tương, lạc và rau).

- Báo cáo đề xuất các giải pháp sử dụng và bảo vệ chất lượng nước tưới trong hoạt động quản lý và khai thác công trình thủy lợi.

2019-2021

Tuyển chọn

VI

Lâm nghiệp

30

Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Phay (Duabanga soneratioides Buch-Ham.) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Bắc.

- Chọn được ít nhất 2 xuất xứ có triển vọng đạt năng suất tối thiểu 12 m3/ha/năm.

- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh bằng các giống có triển vọng đã được lựa chọn.

- Xây dựng được mô hình khảo nghiệm giống và kỹ thuật trồng rừng.

- Ít nhất 50 cây trội ở 03 vùng sinh thái chính.

- Ít nhất 02 xuất xứ có triển vọng đạt năng suất tối thiểu 12 m3/ha/năm.

- 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống được Bộ NN&PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật;

- 01 hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh;

- 4,5 ha (1,5ha/vùng) mô hình khảo nghiệm giống kết hợp xây dựng vườn giống hữu tính.

- 9,0 ha (3ha/vùng) mô hình rừng trồng thâm canh có năng suất tối thiểu 12 m3/ha/năm.

2019-2023

Giao trực tiếp Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp thực hiện.

31.

Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây sấu tía (Sandoricum indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam.

- Chọn được ít nhất 02 xuất xứ có triển vọng đạt năng suất tối thiểu 15 m3/ha/năm.

- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng rừng bằng các giống có triển vọng đã được lựa chọn.

- Xây dựng được mô hình khảo nghiệm giống và kỹ thuật trồng rừng.

- Ít nhất 50 cây trội ở 02 vùng sinh thái chính.

- Ít nhất 02 xuất xứ có triển vọng đạt năng suất tối thiểu 15 m3/ha/năm.

- 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống được Bộ NN&PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật;

- 01 hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh cây Sấu tía;

- 04 ha (2ha/vùng) mô hình khảo nghiệm giống kết hợp xây dựng vườn giống hữu tính.

- 09 ha (03ha/vùng) mô hình rừng trồng thâm canh có năng suất tối thiểu 15 m3/ha/năm.

- 02 lớp tập huấn chuyển giao cho 100 lượt người về kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh cây sấu tía cho 2 vùng.

2019-2023

Giao trực tiếp Viện KHLN Nam Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Huoai, Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

32

Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc

- Chọn được giống đã có cho vùng cao có năng suất tối thiểu 20m3/ha/năm, chất lượng thân cây tốt, phù hợp với trồng rừng gỗ lớn.

- Xác định được biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rừng cho giống đã được công nhận.

- Xây dựng được mô hình khảo nghiệm giống và kỹ thuật trồng rừng.

- Ít 05 giống có năng suất đạt tối thiểu 20m3/ha/năm, có chất lượng thân cây phù hợp yêu cầu gỗ xẻ phục vụ sản xuất đồ mộc được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho vùng cao Tây Bắc.

- 01 hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh để cung cấp gỗ lớn cho vùng Tây Bắc

- Chuyển giao giống gốc và kỹ thuật trồng rừng cho địa phương (2 đơn vị).

- 14 ha khảo nghiệm giống và kỹ thuật trồng rừng (tỷ lệ sống >75%, sinh trưởng tốt, địa điểm dễ tiếp cận).

2019-2023

Giao trực tiếp Viện NC giống và CNSH-Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

33.

Nghiên cứu xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại Quế tại một số vùng trọng điểm ở Việt Nam

- Xác định được thành phần loài, đặc điểm sinh học và sinh thái loài sâu hại vỏ, lá và cành Quế.

- Xác định được các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại vỏ, lá và cành Quế.

- Xây dựng được mô hình quản lý tổng hợp sâu hại vỏ, lá và cành Quế.

- Danh mục, đặc điểm nhận biết các loài sâu hại vỏ, lá và cành Quế.

- Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài sâu hại vỏ, lá và cành Quế.

- 03 quy trình phòng trừ gồm sâu hại vỏ, hại lá và hại cành Quế được Bộ NN&PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

- 01 Quy trình quản lý tổng hợp sâu hại Quế.

- Bộ tiêu bản các loài sâu hại chính (Mỗi loài 01 bộ tiêu bản).

- 03 mô hình (2ha/mô hình) trình diễn quản lý tổng hợp phòng chống sâu hại Quế có hiệu quả (Lào Cai 2ha, Yên Bái 2ha và Quảng Nam 2ha).

- 03 lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật về biện pháp tổng hợp quản lý sâu hại Quế.

2019-2022

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng)

34.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới tạo gỗ ghép kích thước lớn thân thiện với môi trường từ gỗ rừng trồng dùng trong đồ mộc và xây dựng.

- Xây dựng được quy trình công nghệ tạo gỗ ghép có kích thước lớn thân thiện với môi trường từ gỗ rừng trồng dùng trong sản xuất đồ mộc và xây dựng.

- Thiết lập được dây chuyền thiết bị sản xuất gỗ ghép từ gỗ rừng trồng, phù hợp với yêu cầu cho sản xuất gỗ ghép kích thước lớn dùng trong đồ mộc và xây dựng.

- Tạo được gỗ ghép kích thước lớn từ gỗ rừng trồng đạt các chỉ tiêu chất lượng sản xuất đồ mộc và xây dựng, có cấu trúc tương tự như gỗ nguyên.

- 01 quy trình công nghệ mới tạo gỗ ghép có kích thước lớn, thân thiện với môi trường từ gỗ rừng trồng.

- Thiết lập được 01 dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất gỗ ghép từ gỗ rừng trồng:

+ Công suất 1000 m3/năm

+ Kích thước gỗ ghép: (DxRxC) 2440x610x500 mm

- 30 m3 gỗ ghép từ gỗ rừng trồng đáp ứng được tiêu chuẩn dùng cho sản xuất đồ mộc và xây dựng.

- 05 m3 sản phẩm đồ mộc và cấu kiện xây dựng quy đổi sử dụng gỗ ghép.

- 02 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín.

- Hỗ trợ đào tạo 01 học viên sau đại học.

2019-2021

Tuyển chọn

VII

Kinh tế - Chính sách

 

 

 

35.

Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy hộ, trang trại nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết với thương lái, DN tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chủ lực ở miền núi phía Bắc

Đề xuất được chính sách, giải pháp thúc đẩy hộ, trang trại nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết với thương lái, DN tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chủ lực ở miền núi phía Bắc

- Báo cáo phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của chính sách, giải pháp thúc đẩy hộ, trang trại nâng cao năng lực SX hàng hóa và liên kết với thương lái, DN tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

- Báo cáo đánh giá thực trạng chính sách, giải pháp thúc đẩy hộ, trang trại nâng cao năng lực SX hàng hóa và liên kết với thương lái, DN tiêu thụ sản phẩm phẩm trồng trọt, chăn nuôi chủ lực ở miền núi phía Bắc;

- Báo cáo tổng kết các hình thức hộ, trang trại nâng cao năng lực SX hàng hóa và liên kết thành công với thương lái, DN tiêu thụ sản phẩm: phẩm trồng trọt, chăn nuôi chủ lực ở miền núi phía Bắc

- Báo cáo đề xuất hoàn thiện các chính sách, giải pháp thúc đẩy hộ, trang trại nâng cao năng lực SX hàng hóa và liên kết với thương lái, DN tiêu thụ sản phẩm phẩm trồng trọt, chăn nuôi chủ lực ở miền núi phía Bắc những năm tới

- Bản kiến nghị với Chính phủ và Bộ NN&PTNT những nội dung cần hoàn thiện của chính sách, giải pháp thúc đẩy hộ, trang trại nâng cao năng lực SX hàng hóa và liên kết thành công với thương lái, DN tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chủ lực ở MNPB được Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chấp nhận sử dụng.

- Sổ tay hướng dẫn hộ, trang hại để nâng cao năng lực SX hàng hóa và liên kết thành công với thương lái, DN tiêu thụ SP.

2019-2020

Tuyển chọn

36.

Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản

Đề xuất được chính sách, giải pháp thúc đẩy HTX NN ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản

- Báo cáo phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn của chính sách, giải pháp thúc đẩy HTX NN ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp;

- Báo cáo đánh giá thực trạng chính sách, giải pháp thúc đẩy HTX NN ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản những năm qua ở Việt Nam; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và rút ra hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế;

- Báo cáo tổng kết các mô hình HTX NN ứng dụng công nghệ cao thành công vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản và giải pháp nhân rộng;

- Bản kiến nghị hoàn thiện chính sách, giải pháp thúc đẩy HTX NN ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản được cục Kinh tế hợp tác và PTNT chấp nhận sử dụng.

2019-2020

Giao trực tiếp cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam

B

DỰ ÁN SXTN

 

 

 

 

I

Trồng trọt-BVTV

 

 

 

 

1.

Sản xuất thử các giống khoai lang mới KL15T, KLC3 và KTB4

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất 03 giống khoai lang KCL15T, KLC3 và KTB4 năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ phát triển khoai lang tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Mở rộng sản xuất, cung cấp giống khoai lang KCL15T, KLC3 và KTB4 phục vụ phát triển sản xuất.

- Quy trình công nghệ sản xuất khoai lang KCL15, KLC3 và KTB4 đạt năng suất 18-22 tấn/ha, tăng năng suất 10-15% so với giống trồng tại địa phương, khoai lang chất lượng cao phục vụ ăn tươi, chế biến làm thức ăn chăn nuôi.

- 03 giống khoai lang mới: KL15T, KLC3 và KTB4 công nhận trong danh mục giống cây trồng sản xuất.

- Sản xuất thử:

+ Sản xuất được 100 tấn giống (dây giống) chất lượng tốt, sạch bệnh.

+ Mô hình (quy mô 15 ha) sản xuất khoai thương phẩm các giống khoai lang KCL15, KLC3 và KTB4.

- Tập huấn cho khoảng 250 lượt người thành thạo kỹ thuật nhân giống, thâm canh giống khoai lang KCL15, KLC3 và KTB4.

2019-2021

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ, phối hợp với Viện Cây lương thực và cây thực phẩm

2.

Sản xuất thử giống lúa bố mẹ, và hạt lai F1 lúa lai 2 dòng chất lượng HYT124

Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống lúa lai bố, mẹ và hạt lai F1. Kiểm soát chất lượng hạt giống, giảm giá thành, cạnh tranh với hạt giống nhập khẩu.

Mở rộng sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống lúa bố, mẹ và hạt lai F1.

- Quy trình nhân dòng bố, mẹ AMS 35S đạt năng suất trên 2,5 tấn/ha; Quy trình sản xuất hạt lai HYT124 đạt năng suất trên 3 tấn/ha; Quy trình thâm canh lúa thương phẩm đạt năng suất trên 7 tấn/ha.

- Giống lúa lai hai dòng HYT 124 được công nhận chính thức.

- Sản xuất thử:

+ 5 tấn lúa giống dòng mẹ AMS 35S; 3 tấn dòng bố R100.

+ 30 tấn hạt giống lúa HYT124 theo QCVN 01-50:2011, QCVN 01-51-2011.

+ 50 ha mô hình thâm canh giống lúa HYT124 năng suất trên 7 tấn/ha, được người sản xuất ở địa phương chấp nhận trong cơ cấu giống sản xuất.

- Tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất giống và quy trình thâm canh giống lúa lai hai dòng HYT 124 cho khoảng 250 người.

2019-2021

Giao trực tiếp Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

3.

Sản xuất thử giống lạc LDH 09 tại vùng ven biển Nam Trung bộ

Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống, quy trình kỹ thuật thâm canh và mở rộng sản xuất giống lạc LDH 09 tại vùng đất ven biển Nam Trung bộ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Cung cấp giống lạc LDH 09 phục vụ phát triển sản xuất.

- Quy trình sản xuất hạt giống lạc LDH 09, hạt giống theo QCVN 01-48:2011. Quy trình thâm canh giống lạc LDH 09 trên vùng đất ven biển Nam Trung Bộ hiệu quả kinh tế cao.

- Giống lạc LDH 09 được công nhận chính thức.

- Sản xuất thử:

+ Sản xuất được các cấp giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận, hạt giống theo QCVN 01-48:2011.

+ Mô hình trình diễn giống lạc mới LDH 09 trên vùng đất ven biển NTB, năng suất đạt tối thiểu 30 tạ/ha.

- Tập huấn được khoảng 250 lượt người thành thạo kỹ thuật nhân giống, thâm canh giống.

2019-2021

Giao trực tiếp Viện KHKT NN Duyên hải Nam Trung Bộ

4.

Sản xuất thử giống ngô nếp lai VN556 và TG10 ở một số vùng phía Bắc

Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống, quy trình kỹ thuật thâm canh và mở rộng sản xuất giống ngô nếp lai VN556, TG10 và VN147 chất lượng tốt phục vụ ăn tươi, sản xuất hàng hóa. Mở rộng sản xuất, thu hút 2- 3 doanh nghiệp đầu tư sản xuất hạt lai giống ngô nếp lai VN556, TG10 và VN147.

- Quy trình công nghệ sản xuất hạt lai VN556 và TG10; Quy trình công nghệ sản xuất ngô thương phẩm giống VN556 và TG10.

- Giống ngô VN556 và TG10 được công nhận chính thức.

- Sản xuất thử:

+ 10 ha hạt lai F1 đạt năng suất ≥ 2 tấn/ha, chất lượng hạt theo QCVN 01-53:2011;

+ 100 ha thương phẩm các giống ngô lai VN556 và TG10

- Tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai và kỹ thuật thâm canh ngô nếp lai VN556 và TG10 cho khoảng 250 lượt người.

2019-2021

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Ngô

5.

Sản xuất thử giống ngô lai đơn Max 7379 cho các vùng trồng chính trong nước.

Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống, quy trình kỹ thuật thâm canh và mở rộng sản xuất giống ngô Max 7379 tại các vùng trồng chính trong nước (3-4 vùng).

Mở rộng sản xuất, thu hút 2- 3 doanh nghiệp đầu tư sản xuất hạt lai giống ngô Max 7379.

- Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai đơn Max7379, chất lượng hạt giống theo QCVN 01-53:2011; Quy trình thâm canh giống ngô lai Max7379.

- Giống ngô Max 7379 được công nhận chính thức.

- Sản xuất thử:

+ 40 tấn giống ngô lai đơn F1 Max7379, chất lượng hạt giống theo QCVN 01-53:2011;

+ Mô hình sản xuất ngô thương phẩm 50 ha ngô lai đơn Max 7379, năng suất đạt ≥ 8 tấn/ha.

- Tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai và kỹ thuật thâm canh giống ngô lai đơn Max 7379 cho khoảng 250 lượt người.

2019-2020

Giao trực tiếp Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam

6.

Sản xuất thử giống đậu tương DT2010 tại các tỉnh phía Bắc.

Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống, quy trình kỹ thuật thâm canh và mở rộng sản xuất DT2010 tại các vùng trồng đậu tương thích hợp phía Bắc.

- Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống đậu tương DT2010 (siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận) được công nhận.

- Công nhận chính thức giống đậu tương DT2010.

- Sản xuất thử:

+ Sản xuất hạt giống các cấp gồm 2 tấn giống siêu nguyên chủng, 30 tấn hạt giống nguyên chủng và 50 tấn hạt giống xác nhận.

+ Xây dựng 5-10 ha/mô hình/tỉnh, thực hiện tại (3-5 tỉnh), năng suất đậu tương đạt trên 2 tấn/ha, hiệu quả kinh tế > 10% so với canh tác truyền thống.

- Đào tạo 300 người thành thạo quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống đậu tương DT2010 cấp xác nhận và quy trình kỹ thuật thâm canh

2019-2021

Giao trực tiếp Viện Di truyền Nông nghiệp

7.

Sản xuất thử giống ngô nếp lai VNUA69 tại các tỉnh phía Bắc.

- Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1 và quy trình thâm canh thương phẩm cho giống ngô nếp lai VNUA69.

- Mở rộng sản xuất, thu hút 2- 3 doanh nghiệp đầu tư sản xuất hạt lai giống ngô ngô nếp lai VNUA69.

- Quy trình sản xuất hạt lai F1 đạt năng suất 2,4 tấn/ha theo QCVN 01-53:2011.

- Giống ngô VNUA69 được công nhận chính thức.

- Sản xuất thử:

+ 20 tấn hạt lai F1 đạt tiêu chuẩn QCVN 01-53:2011.

+ Xây dựng được 30 ha mô hình tại 4-5 tỉnh sản xuất thâm canh ngô nếp thương phẩm đạt năng suất bắp tươi 11,3 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng 15% so với giống tại địa phương.

- Tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai và kỹ thuật thâm canh ngô nếp lai cho khoảng 250 lượt người.

2019-2021

Giao trực tiếp Học viện Nông nghiệp Việt Nam

II

Chăn nuôi

 

 

 

 

8.

Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi lợn Hạ Lang

- Ổn định được năng suất đàn lợn Hạ Lang

- Hoàn thiện quy trình chăn nuôi lợn Hạ Lang sinh sản và thương, phẩm.

- Lợn Hạ Lang sinh sản:

+ Số con sơ sinh sống/ổ: 9,0 - 10 con

+ Số con cai sữa/ổ: 8,0 - 9,0 con

+ Khối lượng cai sữa 30 ngày tuổi/con: > 4,0 kg

+ Khối lượng 8 tháng tuổi: 46 - 48 kg/con

- Lợn Hạ Lang thương phẩm: Khối lượng 8 tháng tuổi đạt 50-52 kg/con, tiêu tốn thức ăn <4kg/kg tăng khối lượng.

+ Quy trình chăn nuôi lợn Hạ Lang sinh sản và thương phẩm

+ 02 mô hình chăn nuôi Hạ Lang sinh sản và thương phẩm

2019-2021

Giao trực tiếp Viện Chăn nuôi

III

Thủy sản

 

 

 

 

9.

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) quy mô hàng hóa.

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm rươi làm thức ăn nuôi phát dục tôm bố mẹ và thực phẩm cho người.

- Quy trình công nghệ sản xuất rươi giống quy mô hàng hóa (được Hội đồng nghiệm thu đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật) đạt:

+ tỷ lệ rươi bố mẹ thành thục >80%;

+ tỷ lệ đẻ >15%;

+ tỷ lệ sống đến giai đoạn giống (>1,0 cm) >15%;

- Dự thảo tiêu chuẩn giống rươi.

- Quy trình công nghệ nuôi rươi trong bể quy mô hàng hóa (được Hội đồng nghiệm thu đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật) đạt:

+ tỷ lệ sống >80%;

+ năng suất đạt 1,0 kg/m2/vụ;

+ không nhiễm tác nhân gây bệnh cho tôm và đảm bảo VSATTP cho người.

- Quy trình công nghệ nuôi rươi trong ao quy mô hàng hóa (được Hội đồng nghiệm thu đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật) đạt:

+ tỷ lệ sống >70%;

+ năng suất đạt 0,7 tấn/ha/vụ;

+ không nhiễm tác nhân gây bệnh cho tôm và đảm bảo VSATTP cho người.

- 20 triệu con giồng cỡ 1-1,2cm/con, 5 tấn rươi thương phẩm (02 mô hình kỹ thuật nuôi trong ao vào trong bể), cỡ 0,8-1,0g/con.

- Đào tạo 30 cán bộ kỹ thuật của >15 cơ sở nuôi rươi thương phẩm.

2019-2021

Giao trực tiếp Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

10.

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hải sâm cát (Holothuria scabra).

Hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hải sâm cát quy mô công nghiệp.

- Quy trình công nghệ sản xuất giống hải sâm cát (được Hội đồng nghiệm thu đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật) đạt:

+ Tỷ lệ thành thục: 80%;

+ Tỷ lệ đẻ: 70%;

+ Tỷ lệ thụ tinh: 90%;

+ Tỷ lệ nở: 80%;

+ Tỷ lệ sống từ ấu trùng lên con giống cỡ 2-3cm/con: 10%.

- Dự thảo tiêu chuẩn giống hải sâm cát.

- Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm cát (được Hội đồng nghiệm thu đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật) đạt:

+ Tỷ lệ sống 85%;

+ Cỡ thương phẩm 300g/con;

+ Năng suất 4 tấn/ha/năm.

- 2 triệu con hải sâm giống, cỡ 2-3cm/con.

- 40 tấn hải sâm cát thương phẩm, kích cỡ trung bình 300 g/con, đạt chỉ tiêu ATTP.

- Đào tạo 40 cán bộ kỹ thuật cho >20 cơ sở sản xuất giống

2019-2021

Giao trực tiếp Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

11.

Hoàn thiện quy trình công nghệ ương nuôi tôm hùm (Panulirus ornatus) giống.

Nâng cao hiệu quả ương nuôi tôm hùm giống góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam.

- Quy trình công nghệ ương tôm hùm giống (từ giai đoạn tôm trắng đến tôm hùm giống cỡ 15-20g/con) đạt tỷ lệ sống > 90% (được Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật)

- Dự thảo tiêu chuẩn tôm hùm giống (khai thác tự nhiên và nhập khẩu) đưa vào ương nuôi đạt hiệu quả.

- 20.000 con tôm hùm giống với khối lượng ≥ 15-20g/con đạt chất lượng cao.

- Đào tạo cho 60 cán bộ của >30 cơ sở nuôi.

2019-2021

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III

12.

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ngao giá.

Hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ngao giá quy mô công nghiệp.

- Quy trình công nghệ sản xuất giống ngao giá (được Hội đồng nghiệm thu đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật) đạt:

+ tỷ lệ thành thục ≥ 80%;

+ tỷ lệ thụ tinh ≥ 80%;

+ tỷ lệ ra giống cấp 1 (1,5-2,5mm): >9%;

+ tỷ lệ ra giống cấp 2 (8-12mm): >50%;

- Dự thảo tiêu chuẩn giống ngao giá.

- Quy trình công nghệ nuôi ngao giá (được Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật) đạt:

+ năng suất 40 tấn/ha/vụ;

+ tỷ lệ sống ≥70%;

+ thời gian nuôi 12 tháng.

- 30 triệu giống cấp 1.

- 15 triệu giống cấp 2.

- 100 tấn ngao giá thương phẩm, kích cỡ 30-35 con/kg.

- Đào tạo cho 30 cán bộ/10 cơ sở sản xuất giống và 30 cán bộ/10 cơ sở nuôi thương phẩm.

1/2019- 6/2021

Giao trực tiếp Trường cao đẳng Thủy sản

13.

Hoàn thiện công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu khai thác xa bờ.

Hoàn thiện công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho đội tàu làm nghề lưới chụp khai thác xa bờ

- Quy trình công nghệ khai thác mực đại dương bằng nghề lưới chụp kết hợp với hệ thống ánh sáng đèn LED. Giảm chi phí sản xuất trực tiếp khoảng 20% so với hiện tại.

- Quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp khai thác hải sản xa bờ: Chất lượng sản phẩm tăng 30% so với quy trình hiện có của ngư dân; Thời gian bảo quản mực trên biển > 20 ngày vẫn đảm bảo chất lượng ATTP theo quy định hiện hành; Tổn thất sau thu hoạch giảm 20% so với hiện tại.

- 02 mô hình ứng dụng công nghệ khai thác mực đại dương bằng nghề lưới chụp và công nghệ xử lý, bảo quản mực đại dương trên tàu.

- Dự thảo tiêu chuẩn mực đại dương nguyên liệu

2019-2020

Giao trực tiếp Viện nghiên cứu Hải sản

IV

Lâm nghiệp

 

 

 

 

14.

Sản xuất thử nghiệm Tràm năm gân (Q15.38, Q15.013, Q16.427), và Tràm trà (A36.217, A32.23, A26.218) mới được công nhận tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung.

- Hoàn thiện và chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh và khai thác bền vững để lấy tinh dầu đảm bảo năng suất và chất lượng tại khu vực các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

- Công nhận được ít nhất 01 giống Tràm năm gân và 01 giống Tràm trà là giống Quốc gia (bổ sung thêm vùng mới).

- 01 giống Tràm năm gân và 01 giống Tràm trà được công nhận là giống Quốc gia.

- 01 quy trình kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô ở quy mô bán công nghiệp sản xuất các giống Tràm năm gân và Tràm trà được Bộ NN&PTNT công nhận là Tiến bộ kỹ thuật.

- 01 quy trình kỹ thuật nhân giống hom ở quy mô sản xuất cho các giống Tràm năm gân được Bộ NN&PTNT công nhận là Tiến bộ kỹ thuật.

- 01 hướng dẫn kỹ thuật (bổ sung) trồng thâm canh và khai thác bền vững ở quy mô sản xuất cho Tràm năm gân và Tràm trà.

- Hướng dẫn kỹ thuật chưng cất tinh dầu ở quy mô hộ gia đình (200kg lá/mẻ).

- 300.000 cây giống được nhân bằng mô-hom.

- 1,2 ha khảo nghiệm giống mở rộng Tràm năm gân và Tràm trà.

- 0,3 ha vườn giống lấy hạt bằng cây hom được nâng cấp.

- 0,5 ha vườn cây đầu dòng để cung cấp vật liệu sản xuất cây giống.

- 6,0h mô hình. Trong đó, 4,0 ha Tràm năm gân (năng suất tinh dầu từ năm thứ ba đạt ≥ 110 kg/ha/năm), 2,0 ha mô hình Tràm trà (năng suất tinh dầu từ năm thứ ba đạt ≥130 kg/ha/năm).

- 1,5 ha thí nghiệm trồng thâm canh và khai thác bền vững.

- Bộ chưng cất tinh dầu quy mô hộ gia đình (200 kg/mẻ).

- Ít nhất 50 kg tinh dầu Tràm năm gân, 50 kg tinh dầu Tràm trà.

- 02 đơn vị sản xuất được chuyển giao công nghệ nhân giống, kỹ thuật trồng thâm canh và khai thác bền vững.

2019-2022

Giao trực tiếp Viện Cải thiện giống và phát triển lâm sản (triển khai bằng hình thức liên kết với doanh nghiệp và cộng đồng cùng tham gia)

15.

Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP - WHO ở vùng Tây Bắc

- Hoàn thiện được quy trình nhân giống và trồng Tam thất hoang;

- Xây dựng được vườn vật liệu nhân giống Tam thất hoang đã được chọn.

- Tập huấn chuyển giao được 04 lớp kỹ thuật nhân giống trồng Tam thất hoang.

- Quy trình sản xuất giống cây Tam thất hoang theo tiêu chuẩn GACP - WHO được Bộ NN&PTNT công nhận TBKT

- Quy trình trồng Tam thất hoang theo tiêu chuẩn GACP - WHO tại Tây Bắc.

- Nhân được tối thiểu 50.000 cây giống.

- 0,2ha vườn cung cấp vật liệu giống có khả năng sản xuất 20.000 cây giống/năm vào năm thứ 3 theo tiêu chuẩn GACP - WHO tại Tây Bắc.

- 0,5ha mô hình trồng thâm canh tập trung có dàn che

- 2,0ha mô hình trồng dưới tán rừng.

- 04 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nhân giống và trồng cho 120 người.

2019-2024

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

V

Thủy lợi - Phòng chống thiên tai

 

 

 

 

16.

Hoàn thiện công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị vớt rác (di động) trước cửa lấy nước các trạm bơm và công trình Thủy lợi

Hoàn thiện được công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thiết bị vớt bèo, rác tự động (vớt rác và di chuyển giữa các cửa cống) tại cửa nhận nước công trình thủy lợi (trạm bơm tưới tiêu, lấy nước) nhằm nội địa hóa trong chế tạo, thi công, lắp đặt thuận tiện trong quản lý vận hành, giảm giá thành sản phẩm

- Bộ tài liệu tính toán thiết kế và tập bản vẽ thiết kế chế tạo, lắp đặt v.v...

- 01 bộ thiết bị vớt bèo, rác tự động, công suất Q = 12 ÷ 15 m3/h với khẩu độ của từ 3 ÷ 4 m lắp cho công trình có số cửa lấy nước > 3 cửa

- Thi công lắp đặt tại ít nhất 01 công trình trạm bơm hoặc cống lấy nước.

- Công bố TCCS (có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước):

+ Quy trình hướng dẫn thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị vớt bèo, rác tự động;

+ Yêu cầu kỹ thuật trong thi công lắp đặt, quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị vớt bèo, rác tự động.

2019-2021

Giao trực tiếp cho Viện Bơm và Thiết bị Thủy lợi chủ trì thực hiện.

17.

Hoàn thiện, ứng dụng cửa van bản lật tự động tại các hồ chứa, đập dâng nhằm chủ động trong điều tiết nước và tháo lũ khẩn cấp.

- Hoàn thiện, phát triển công nghệ điều khiển tự động cửa van bản lật trục đáy ứng dụng trong việc điều tiết mực nước các đập dâng, hồ chứa; tháo lũ khẩn cấp, nâng cao an toàn hồ chứa.

- Kiểm soát được quy trình vận hành đóng mở tự động của cửa van đáp ứng các yêu cầu khai thác nguồn nước, xả lũ chủ động, tránh sự cố và đảm bảo an toàn cho công trình điều tiết nguồn nước.

- Ứng dụng vào thực tế cho 01-02 công trình, Đăng ký bản quyền sáng chế.

- Áp dụng vào thực tế từ 01 đến 02 cửa van bản lật tự động ứng dụng cho công trình thực tế.

- Báo cáo thực trạng và khả năng ứng dụng của đập bản lật tự động cho công trình điều tiết.

- Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt cửa van bản lật tự động.

- Mô hình thủy lực cửa van bản lật tự động, phần mềm tính toán.

- Hướng dẫn thiết kế, thi công lắp đặt cửa van bản lật tự động.

2019-2021

Giao trực tiếp cho Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2535/QĐ-BNN-KHCN năm 2018 phê duyệt danh mục đặt hàng đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2019 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 2535/QĐ-BNN-KHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/06/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Lê Quốc Doanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/06/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản