Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2007/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 30 tháng 7 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị quyết số 79/2006/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân thành phố về các biện pháp chủ yếu phòng, chống tham nhũng của thành phố Cần Thơ năm 2007 và những năm tiếp theo;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
1. Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, trước mắt tập trung đẩy lùi nạn nhũng nhiễu, tiêu cực trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính.
2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán bộ, công chức, viên chức và của mỗi công dân về công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực, hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức.
4. Định hướng xây dựng Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và đưa công tác phòng, chống tham nhũng thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, góp phần thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương.
1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt sâu rộng Luật Phòng, chống tham nhũng đến các cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân trong thành phố. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống tham nhũng được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Công tác phòng, chống tham nhũng phải bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, gắn với việc xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước các cấp của thành phố trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (kể cả lực lượng vũ trang và công an) trong các cơ quan nhà nước của thành phố có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ và tinh thần, thái độ tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân; khắc phục có hiệu quả tình trạng tiêu cực, quan liêu, nhũng nhiễu trong bộ máy nhà nước;
3. Mở rộng và nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; trong công tác khắc phục tình trạng qua nhiều khâu, nhiều người tham gia, gây chậm trễ, cản trở công việc và dễ phát sinh tham nhũng;
4. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường sự tham gia của báo chí và nhân dân trong công tác giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước và sự giám sát của nhân dân. Phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức ở bất kỳ cấp nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng. Xem xét, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi xảy ra tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng.
A. Thực hiện công tác rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật:
1. Các sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện (sau đây gọi là cấp huyện), xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) phải tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách, quy chế đã ban hành để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những nội dung, quy định không còn phù hợp với Luật Phòng, chống tham nhũng và chính sách, pháp luật hiện hành; đồng thời, hệ thống hóa các quy định về thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết đối với từng loại công việc liên quan đến công dân, tổ chức; thực hiện công bố công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết nơi công sở để làm căn cứ cho nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện; trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ. Các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện không được tùy tiện đề ra các thủ tục hành chính ngoài những quy định đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Trên cơ sở chế độ, định mức, tiêu chuẩn của nhà nước ban hành, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc tổ chức thực hiện các quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng từ ngân sách và các quy định việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà của cán bộ, công chức, viên chức. Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trái pháp luật; sử dụng công quỹ vào việc tặng quà, chiêu đãi, tiếp khách sai quy định.
3. Thanh tra thành phố có trách nhiệm làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố triển khai, tổ chức thực hiện Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
4. Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu:
- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; quy định việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của nhà nước và trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng;
- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố ban hành danh mục các vị trí công tác, thời hạn định kỳ chuyển đổi theo quy định của Chính phủ;
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền thành phố; thực hiện kiểm tra, giám sát việc niêm yết công khai và thực hiện quy tắc này của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thành phố.
5. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện khẩn trương kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, đơn vị mình quản lý; đồng thời, có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố, cấp có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ, thay thế ngay những nội dung, quy định không phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nước, còn chồng chéo, gây nhũng nhiễu, khó khăn, mất thời gian của công dân và doanh nghiệp.
6. Trên cơ sở các văn bản sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới của Chính phủ hoặc Bộ, ngành, các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã thường xuyên rà soát để xây dựng mới, thay đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp.
7. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Viện Kiến trúc và Quy hoạch thành phố tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định cụ thể thời gian, nội dung và hình thức công khai những dự án đầu tư xây dựng tại các quận, huyện, phường, xã, thị trấn để nhân dân giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.
8. Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan ban ngành thành phố và Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp huyện, xã phải xác định kế hoạch cụ thể, chủ động tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện chương trình cải cách hành chính. Trước hết, tập trung vào lĩnh vực: quản lý nhà, đất; xây dựng cơ bản; đăng ký kinh doanh; xét duyệt dự án; cấp vốn ngân sách nhà nước, tín dụng ngân hàng; xuất nhập khẩu; quản lý tài chính và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; xuất nhập cảnh; quản lý hộ khẩu; thuế; hải quan; bảo hiểm. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm làm tham mưu, theo dõi, đôn đốc thực hiện và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện cải cách hành chính trong thành phố.
B. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng:
1. Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố, cấp huyện, cấp xã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Đài Truyền thanh quận, huyện, các cơ quan báo chí trung ương, địa phương; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp về các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với các cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đối với người có hành vi tham nhũng. Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố xây dựng các chuyên trang, chuyên mục để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; kịp thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức; đồng thời, xây dựng chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng trong ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý.
4. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Thanh tra thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Trường Chính trị thành phố, Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện đưa nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng lồng ghép vào chương trình giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng, đào tạo.
1. Các sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng cấp trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Các cơ quan chức năng có liên quan giải quyết công việc của tổ chức và cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời và trả lời khi nhận được yêu cầu, đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và của các cơ quan báo chí.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm làm rõ, trả lời cho cơ quan báo chí khi nội dung đăng, phát tin về tham nhũng có liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình và trả lời các yêu cầu, đề nghị của các cơ quan báo chí về nội dung liên quan đến tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình quản lý, phụ trách.
4. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Công an thành phố, Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố cùng các tổ chức thành viên soạn thảo trình Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố ban hành văn bản liên tịch quy định cụ thể về việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định cơ chế bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và quy chế giám sát cộng đồng.
5. Các cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, tiếp cận thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng để chủ động đưa tin, phản ánh trung thực về các vụ việc tham nhũng và các hoạt động phòng, chống tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật.
D. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng:
I. Các lĩnh vực phòng, chống tham nhũng cần tập trung quan tâm:
Trên cơ sở các lĩnh vực trọng tâm cần tập trung dưới đây, sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo ngành thanh tra cùng cấp lập kế hoạch kết hợp cùng các bộ phận chuyên môn của cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra một số lĩnh vực trọng tâm như sau:
1. Trong lĩnh vực đất đai, quản lý tài nguyên:
- Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, giao quyền sử dụng đất, đấu thầu về đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất;
- Việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án;
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giải quyết các tranh chấp đất đai;
- Cấp giấy phép khai thác tài nguyên, chứng nhận môi trường.
2. Trong lĩnh vực đầu tư - xây dựng cơ bản:
- Việc thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn ngân sách;
- Khảo sát, quy hoạch (thủ tục đầu tư lập dự án, thẩm định, phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán; bổ sung khối lượng, dự toán phát sinh);
- Công tác đấu thầu, chỉ định thầu, chấm điểm, lựa chọn nhà thầu;
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành;
- Thẩm định cấp phép, quản lý xây dựng, quản lý quy hoạch.
3. Trong lĩnh vực ngân sách:
- Việc thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác;
- Chi ngân sách: phân bổ quản lý, sử dụng ngân sách và các quỹ;
- Mua sắm, trang bị phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc; thanh quyết toán tài chính;
- Định giá, đấu giá, thanh lý tài sản nhà nước; xác định giá trị tài sản thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
4. Trong lĩnh vực thương mại:
- Công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm và gian lận thương mại;
5. Trong lĩnh vực y tế:
- Khám, điều trị bệnh nhân; cung cấp các dịch vụ y tế; đấu thầu thuốc chữa bệnh;
- Quản lý hành nghề y, dược tư nhân và thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho các đối tượng; giám sát việc quản lý giá thuốc trong nước và thuốc ngoại nhập trên thị trường hiện nay, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
6. Trong lĩnh vực thực hiện các chế độ chính sách:
- Giải quyết các chế độ, chính sách cho thương binh như: giám định thương tật, nâng hạng giải quyết các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Thực hiện các chế độ, chính sách cho gia đình thương binh liệt sĩ; người có công và các đối tượng xã hội, đối tượng được hưởng chính sách khác như: vào hạng thương binh, công nhận hộ nghèo, khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam;
- Tuyển, dạy nghề đưa người đi lao động nước ngoài.
7. Trong lĩnh vực giao thông:
- Đào tạo, cấp giấy phép, bằng lái xe; đăng kiểm phương tiện cơ giới;
- Thu phí cầu, đường, bến phà, xe buýt;
- Thẩm định các dự án về giao thông.
8. Trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn:
- Thực hiện các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; các đề tài nghiên cứu khoa học (kể cả các dự án do các tổ chức nước ngoài tài trợ);
- Thực hiện các dự án hỗ trợ hạ tầng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; trợ giá; trợ giống cây trồng, vật nuôi; thuốc thú y, thú y thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, xăng dầu; quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ, động vật hoang dã, quý hiếm;
- Thẩm định các công trình thủy lợi, tiếp nhận công bố chất lượng hàng hóa, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, hành nghề.
9. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo:
- Xét lên lớp, xét tuyển, thi tuyển, cử tuyển;
- Cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo, dạy học thêm;
- Điều động giáo viên;
- Các dự án hỗ trợ cho đổi mới công tác giáo dục.
10. Trong lĩnh vực văn hóa:
Cấp giấy và quản lý các hoạt động văn hóa, quảng cáo, dịch vụ văn hóa khác (đặc biệt là dịch vụ karaoke, Internet, trò chơi điện tử, kinh doanh băng đĩa, vũ trường, nhà hàng, khách sạn và các loại hình nhạy cảm khác).
11. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ; bưu chính viễn thông:
- Đăng ký, quản lý đo lường, chất lượng hàng hóa; tiếp nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; cấp phát, thẩm định, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học;
- Cung ứng các dịch vụ bưu chính viễn thông cho khách hàng.
12. Trong lĩnh vực kinh tế, xây dựng:
- Cấp giấy đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đầu tư;
- Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu công trình xây dựng, giải quyết hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản.
13. Trong lĩnh vực tổ chức cán bộ:
- Quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ;
- Hợp đồng lao động; thi tuyển, xét tuyển cán bộ, công chức, viên chức;
- Luân chuyển, điều động, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
14. Trong công tác thanh tra, kiểm tra:
- Việc triển khai thực hiện các đoàn thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các sai phạm sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra.
15. Trong lĩnh vực an ninh, trật tự và tư pháp:
- Giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, đường thủy;
- Công tác đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội; các tội phạm có chức vụ;
- Công chứng, chứng thực;
- Các hoạt động điều tra, truy tố, thi hành án dân sự và công tác quản lý phạm nhân; xem xét, thực hiện việc miễn giảm án;
- Giải quyết việc cấp đổi hộ khẩu, chứng minh nhân dân, đăng ký phương tiện giao thông đường thủy, đường bộ; cấp chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy.
16. Thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực:
- Quản lý tài nguyên;
- Đầu tư xây dựng;
- Thương mại;
- Y tế;
- Giao thông;
- Nông nghiệp, phát triển nông thôn;
- Giáo dục;
- Khoa học - công nghệ;
- Bưu chính viễn thông.
17. Trong lĩnh vực thực hiện quy tắc ứng xử:
- Việc nhận quà biếu, tặng cũng như các điều kiện ưu ái khác trong quan hệ giữa người thực hiện công vụ với công dân, tổ chức, doanh nghiệp là đối tượng quản lý; giữa lãnh đạo quản lý với cấp dưới; nhận quà của người không có quan hệ lãnh đạo, quản lý nhưng muốn được quan tâm, giúp đỡ;
- Lợi dụng việc tổ chức lễ đón nhận các danh hiệu thi đua, kỷ niệm ngày truyền thống, ngày lễ, tết, hội nghị tổng kết để thu lợi; cá nhân có thẩm quyền lợi dụng tân gia, sinh nhật, tiệc cưới, đám tang... để thu lợi.
II. Về giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng:
1. Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan ban ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm những vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng còn tồn đọng và mới phát sinh ngay từ cơ sở; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực (bao gồm cán bộ đương chức, nghỉ hưu hay đã chuyển công tác khác).
2. Thanh tra thành phố chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng và các ban ngành có liên quan trực tiếp kiểm tra việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo ở những quận, huyện, sở, ngành có nhiều đơn thư vượt cấp; kiểm tra việc giải quyết các đơn tố cáo hành vi tham nhũng.
III. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Thanh tra, Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án:
Thanh tra thành phố, Công an thành phố có kế hoạch phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong công tác phòng, chống tham nhũng; thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
IV. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra xét xử:
1. Về tổ chức cán bộ:
- Thanh tra thành phố, sở, ngành, quận, huyện phải kiện toàn tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất, năng lực, bản lĩnh, tâm huyết đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt phải làm trong sạch nội bộ, kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực và bổ sung cán bộ đủ tiêu chuẩn trực tiếp làm công tác phòng, chống tham nhũng; kiên quyết chống hiện tượng bao che, né tránh khi có tham nhũng xảy ra.
- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng thành phố theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra thành phố:
- Xây dựng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch thanh tra kinh tế - xã hội hằng năm, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như: đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý sử dụng đất đai; quản lý thu - chi ngân sách; quản lý tài sản công gắn với thanh tra việc thực thi chức trách công vụ đối với một số lĩnh vực nhạy cảm, được dư luận quan tâm. Đặc biệt tập trung thanh tra các công trình, dự án, những nơi có dư luận bức xúc, có dấu hiệu tiêu cực, báo chí phản ánh.
- Đôn đốc các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm tra; công khai kết luận thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý.
- Kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đã có kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến tham nhũng, tiêu cực.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ban ngành có liên quan, tổ chức thanh tra việc thực thi công vụ ở một số lĩnh vực: quản lý nhà, đất; cấp phép đầu tư, xây dựng; thuế, hải quan; đăng kiểm, đăng ký phương tiện giao thông, cấp giấy phép lái xe cơ giới; đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và một số vụ việc cụ thể được nhân dân, công luận phản ánh.
3. Công an thành phố:
- Chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, nâng cao biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện điều tra kịp thời chính xác, xử lý nghiêm minh theo pháp luật các vụ việc tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền.
- Thông qua công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tìm ra nguyên nhân, điều kiện, những sơ hở trong công tác quản lý dễ bị lợi dụng tham nhũng, từ đó nhanh chóng có kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách; phát động phong trào quần chúng, nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị để phát hiện sớm tội phạm tham nhũng tại cơ sở.
- Cơ quan Cảnh sát Điều tra có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ vụ việc tham nhũng do cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước chuyển đến theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ vào nội dung Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải chỉ đạo xây dựng chương trình hành động của sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp mình; đồng thời, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố nếu để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị.
Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng phải cụ thể, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi và phân công người chịu trách nhiệm từng khâu công việc. Hằng tháng, quý, 6 tháng và năm có báo cáo, kiểm điểm tình hình thực hiện gửi Thanh tra thành phố.
2. Các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Văn hóa - Thông tin, Thanh tra thành phố khẩn trương thực hiện việc chủ trì soạn thảo các văn bản (nêu tại phần II Chương trình), trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
3. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố.
4. Giao Chánh Thanh tra thành phố chịu trách nhiệm triển khai, theo dõi việc thực hiện Chương trình này; hằng tháng, quý, 6 tháng và năm tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố và Thanh tra Chính phủ./.
- 1Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 30/2006/QĐ-UBND chương trình hành động thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 3Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 62/2006/QĐ-UBND Kế hoạch hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do tỉnh Bình Phước ban hành
- 5Chỉ thị 13/2011/CT-UBND về tăng cường thực hiện các quy định pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Long An
- 6Quyết định 16/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
- 7Quyết định 40/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- 8Quyết định 25/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
- 9Quyết định 57/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 10Quyết định 61/2006/QĐ-UBND về chương trình hành động phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân thực hiện luật phòng, chống tham nhũng do thành phố Cần Thơ ban hành
- 11Quyết định 51/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định 30/2006/QĐ-TTg về thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do tỉnh Sơn La ban hành
- 12Quyết định 12/2007/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 13Quyết định 81/2006/QĐ-UBND Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
- 14Nghị quyết 90/2007/NQ-HĐND về tiếp tục chỉ đạo thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do tỉnh Phú Yên ban hành
- 15Quyết định 07/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 24/2007/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
- 1Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 61/2006/QĐ-UBND về chương trình hành động phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân thực hiện luật phòng, chống tham nhũng do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 07/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 24/2007/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 3Quyết định 30/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 120/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng
- 5Nghị định 37/2007/NĐ-CP về việc minh bạch tài sản, thu nhập
- 6Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 9Quyết định 30/2006/QĐ-UBND chương trình hành động thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 10Quyết định 62/2006/QĐ-UBND Kế hoạch hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do tỉnh Bình Phước ban hành
- 11Chỉ thị 13/2011/CT-UBND về tăng cường thực hiện các quy định pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Long An
- 12Quyết định 16/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
- 13Quyết định 40/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- 14Quyết định 25/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
- 15Quyết định 57/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 16Quyết định 51/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định 30/2006/QĐ-TTg về thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do tỉnh Sơn La ban hành
- 17Quyết định 12/2007/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 18Quyết định 81/2006/QĐ-UBND Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
- 19Nghị quyết 90/2007/NQ-HĐND về tiếp tục chỉ đạo thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do tỉnh Phú Yên ban hành
Quyết định 24/2007/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 24/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/07/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thanh Tòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra