- 1Quyết định 193/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 3Luật khoáng sản 2010
- 4Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Luật bảo vệ môi trường 2014
- 6Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 2355/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2113/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 13 tháng 5 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế- xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 704/TTr-SKHĐT ngày 26 tháng 04 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tương Dương đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
Phát triển huyện Tương Dương phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định: số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Phát huy nội lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của huyện theo hướng bền vững. Phấn đấu đẩy mạnh quá trình giảm nghèo hàng năm và giảm nghèo bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy các tiềm năng thế mạnh của địa phương. Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng và sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa; xây dựng làng có nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch - dịch vụ thương mại; tăng cường đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tích cực thu hút đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đi lên của huyện.
1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung phát huy nội lực, thu hút mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đưa Tương Dương sớm thoát khỏi huyện nghèo của tỉnh. Duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững; chuyển dịch nhanh cơ cấu. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, nhất là hệ thống giao thông; Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và môi trường sinh thái, hình thành các vùng chuyên canh nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất cho người dân. Đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 15,0%. Trong đó, phần huyện quản lý tăng bình quân 10%.
- Cơ cấu kinh tế phần huyện quản lý:
+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 31%
+ Công nghiệp - xây dựng: 28%
+ Thương mại - dịch vụ: 41%.
- Tổng giá trị sản xuất (Giá SS 2010) năm 2020 đạt 7.097.450 triệu đồng, trong đó phần huyện do quản lý đạt 2.183.751 triệu đồng.
- Tổng giá trị tăng thêm (theo giá SS 2010) năm 2020 đạt 3.646.342 triệu đồng, trong đó phần huyện quản lý đạt 1.080.770 triệu đồng.
- Tổng sản lượng lương thực đến năm 2020: 23.000 tấn.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2020 là 47,633 triệu đồng (tính theo giá SS 2010).
- Tổng thu ngân sách địa phương phấn đấu tăng 15% năm.
b) Mục tiêu xã hội:
Đến năm 2020, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về xã hội:
- Ổn định tỷ lệ phát triển dân số trong suốt thời kỳ dưới 1,0%
- Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hằng năm là 6%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 9 - 10%.
- Giải quyết việc làm hàng năm từ 1.500 - 2.000 lao động/năm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 33% trở lên.
- Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100%.
- Số bác sỹ/1 vạn dân là 7 người.
- Tỷ lệ giường bệnh/1 vạn dân là 20 giường.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 16,5%
- Có 33 - 35 trường học đạt chuẩn Quốc gia (chiếm 54- 55% tổng số trường)
- Tỷ lệ gia đình hóa đạt 80%; tỷ lệ đơn vị, làng bản, khối đạt chuẩn văn hóa 70 - 75%; Có 5 - 7 xã, thị trấn có thiết chế VHTT đạt chuẩn quốc gia.
- 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm.
- Phấn đấu có 7 xã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới, đối với các xã còn lại mỗi năm phấn đấu đạt từ 1 - 2 tiêu chí hoặc mỗi năm có 1 - 2 bản đạt bản Nông thôn mới.
- Đảm bảo trật tự an toàn xã hội và quốc phòng - an ninh. Giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn giao thông. Phấn đấu 98% người nghiện ma túy được phát hiện, quản lý.
c) Mục tiêu về môi trường:
- Trồng rừng giai đoạn 2016-2020 đạt 4.000 ha. Phủ xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng đạt 75% vào năm 2020.
- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh theo chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 98%.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường cho cả khu vực đô thị và nông thôn; Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường đạt: 80%; tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đạt: 100%.
III. LỰA CHỌN CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ
- Tăng cường xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là giao thông để phục vụ phát triển kinh tế, Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động.
- Phát triển công nghiệp điện và các ngành dịch vụ đi kèm, công nghiệp khai thác, chế biến vật liệu xây dựng. Đẩy mạnh phát triển làng nghề, làng có nghề gắn với du lịch và thực hiện Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với phát triển nghề rừng. Trồng cây nguyên liệu, dược liệu và rừng tập trung gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Đẩy mạnh phát triển các loại cây, con đặc sản, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Ngành Nông - Lâm - Thủy sản:
- Khai thác tốt tiềm năng đất đai, nhất là các diện tích có thể đầu tư khai hoang làm ruộng nước, đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.
1.1. Trồng trọt: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có sản lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất.
Cây lương thực: Sử dụng các giống lúa chất lượng cao, đặc sản, chịu lạnh, chịu hạn phù hợp với điều kiện khí hậu, tập quán của người dân, tăng cường mở rộng diện tích ngô trên đất nương rẫy. Cây công nghiệp (mía, sắn, chè), cây ăn quả (xoài, chuối); Khảo sát, điều kiện đất đai, khí hậu để đưa cây chanh leo, táo mèo vào trồng thử nghiệm ở các xã gắn với huyện Quế Phong, xây dựng mô hình phát triển trước khi triển khai trên diện rộng tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Rau màu thực phẩm: Phát triển các vùng rau chuyên canh, hướng vào những loại cây có giá trị hàng hóa cao, đồng thời phát triển các giống rau bản địa (cà chua có múi, dưa rẫy, cải mẹo, cà xanh, khoai sọ,..), là các loại rau màu đặc sản chỉ có ở Tương Dương. Xây dựng các HTX sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
Cây dược liệu: Đẩy mạnh khoanh nuôi và phát triển các loại cây dược liệu quý hiếm dưới tán rừng.
1.2. Chăn nuôi: Đẩy mạnh chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa chăn nuôi thành một ngành sản xuất mũi nhọn, phát triển một số vật nuôi theo nhu cầu thị trường, có giá trị kinh tế cao (lợn siêu nạc, gà thịt,..) đồng thời bảo tồn, phát triển các giống vật nuôi bản địa, có giá trị và tiềm năng thương mại, tạo thành các sản phẩm hàng hóa như lợn đen, gà đen, bò Hơ Mông, trâu Na Hỷ. Gắn chăn nuôi đại gia súc với xây dựng đồng cỏ tập trung làm nguồn thức ăn, khuyến khích người dân tận dụng các sản phẩm từ nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc. Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nhân dân từng bước nâng cao sản lượng và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất. Đẩy mạnh các chương trình sản xuất. Nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
1.3. Lâm nghiệp: Tăng cường công tác giao khoán bảo vệ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Xác định các loại cây lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn để tập trung phát triển sản xuất, lựa chọn các loại cây sinh trưởng nhanh, có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện sinh thái như: Mét, Mây, Keo, Xoan, Lát; Nghiên cứu trồng thí điểm một số cây phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương như Bời lời, Trám. Phấn đấu giai đoạn 2016-2020 trồng mới 4.000 ha rừng tập, tổng diện tích đất rừng sản xuất giao cho các hộ gia đình đến năm 2020 đạt 40.000 ha; khoanh nuôi bảo vệ rừng tốt, nâng độ che phủ rừng lên 75%.
1.4. Thủy sản: Tập trung phát triển thủy sản theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là ở các khu vực lòng hồ. Khai thác có hiệu quả vùng lòng hồ thủy điện để nuôi, thả các loại cá phù hợp với môi trường ở địa phương; phát triển nghề nuôi cá lồng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Thành lập các Hợp tác xã nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đảm bảo bao tiêu nguồn sản phẩm cho nhân dân.
1.5. Quá trình xây dựng Nông thôn mới:
Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình, tập trung công tác trồng rừng, phát triển sản xuất và chăn nuôi.... Xây dựng các mô hình kinh tế, tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án (chương trình 135,30a…).
Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn một cách đồng bộ. Tập trung công tác phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, giao thông nông thôn, chăm sóc sức khỏe dân cư nông thôn.
Rà soát lựa chọn thứ tự ưu tiên thực hiện các tiêu chí, cách thức huy động nguồn lực, cách thức tổ chức thực hiện, với phương châm chọn các tiêu chí dễ làm trước, ít kinh phí làm nền tảng để triển khai làm trước. Đến năm 2020 toàn huyện có 7 xã (chiếm 41%) về đích Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, có 5-6 xã đạt 12-14 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 7-8 tiêu chí.
2. Ngành Công nghiệp - Xây dựng:
2.1. Công nghiệp điện: Đẩy nhanh triển khai xây dựng 2 nhà máy thủy điện Bản Ang ở Xá Lượng và Xóong Con ở Tam Thái.
2.2. Sản xuất vật liệu xây dựng:
Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về khai thác mỏ vật liệu xây dựng, khai thác than, khoáng sản. Đẩy mạnh quản lý hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Pháp luật và Luật khoáng sản.
Tiếp tục rà soát các mỏ đá xây dựng trên địa bàn, đánh giá lại trữ lượng, vị trí khai thác, từng bước đổi mới công nghệ sản xuất, tổ chức quản lý và xây dựng phương án khai thác nguồn nguyên liệu một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn về môi trường và an ninh quốc phòng.
Tạm ngừng khai thác các điểm mỏ nằm trong vùng quy hoạch An ninh quốc phòng, các mỏ do trữ lượng thấp và địa hình khai thác phức tạp, dễ gây sạt lở.
Tiếp tục tận thu nguyên liệu tại các điểm khai thác cát, sỏi do ngập sâu trong vùng lòng hồ thủy điện để phục vụ xây dựng các công trình trên địa bàn.
Đẩy mạnh thăm dò các mỏ đá có tiềm năng trên địa bàn để xây dựng phương án đưa vào khai thác.
Thực hiện chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch, ngói đất nung sang sản xuất gạch, vật liệu không nung. Xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung phục vụ nhu cầu trên địa bàn và các huyện lân cận.
2.3. Quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp tập trung:
Tiếp tục khảo sát, lựa chọn địa điểm mới thích hợp để bố trí xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tập trung trên địa bàn (một số khu sản xuất công nghiệp nhỏ ở Bản Vẽ, Khe Bố, Lưu Kiền,....). Kêu gọi thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào sản xuất, thúc đẩy ngành nghề, tăng việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn huyện
2.4. Quy hoạch ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề:
Tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến nông lâm sản trên địa bàn, nhất là trong lĩnh vực chế biến nguyên liệu như chế biến gỗ, tăm, hương, và chế biến các sản phẩm thức ăn gia súc, lương thực. Hình thành các cụm sản xuất TTCN (như gạch, ngói, mộc, gò hàn, may đo, cưa xẻ, xay xát, ....) tại các xã có điều kiện phát triển (theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới), từng bước nâng cấp quy mô, đầu tư phát triển cơ sở sản xuất
Đẩy mạnh việc xây dựng phát triển làng nghề, làng có nghề gắn với du lịch và thực hiện Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020 phấn đấu xây dựng 2 làng nghề gắn với du lịch và 5 làng có nghề khác với các nghề truyền thống như dệt, mây tre đan.
Xây dựng các mô hình tổ hợp sản xuất Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH. Phấn đấu đến năm 2020 có 20 - 30 tổ hợp hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đẩy mạnh công tác khuyến công, xúc tiến đào tạo nghề cho người lao động, nhất là bà con các đồng bào dân tộc, nâng cao vai trò của Trung tâm giáo dục đào tạo của huyện.
3. Ngành Dịch vụ - thương mại
3.1. Thương mại:
Tập trung phát triển dịch vụ thương mại ở các khu vực thị trấn, thị tứ, các trung tâm xã. Xây dựng hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, quan tâm phát triển đại lý bán lẻ các mặt hàng. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ trên địa bàn huyện, đảm bảo lưu thông hàng hóa:
Nâng cấp chợ thị trấn Hòa Bình, chợ Khe Bố (Tam Quang), chợ trung tâm cụm Tam Thái. Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Xây dựng mới chợ nông thôn tại các xã: Lưu Kiền, Bản Vẽ, Yên Hòa, Yên Tĩnh; chợ hàng hóa tại cửa khẩu xã Tam Hợp. Xây dựng mới các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại các xã Hữu Khuông, Mai Sơn, Nhơn Mai, Yên Thắng và Tam Hợp. Di chuyển sang vị trí khác 2 cửa hàng xăng dầu của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp và Công ty Thương mại miền núi
Kêu gọi đầu tư các trung tâm kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng tại khu vực thị trấn Hòa Bình, Bản Vẽ, Khe Bố, các khu sản xuất kinh doanh Xiềng My, Lưu Kiền,.... Xây dựng cửa khẩu Tam Hợp trở thành cửa khẩu Quốc gia.
3.2. Dịch vụ:
- Dịch vụ du lịch:
Tập trung xây dựng cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng trên địa bàn.
Hình thành, tổ chức các tuyến, tua du lịch sinh thái như Rừng nguyên sinh Quốc gia Phù Mát, rừng nguyên sinh khu bảo tồn Phù Huống, rừng Sàng lẻ. Tổ chức các tuyến khám phá hang động, các tuyến tham quan công trình nhà máy thủy điện, kết hợp với du lịch sinh thái lòng hồ Bản Vẽ, Khe Bố, du lịch làng văn hóa các dân tộc Thái, H’Mông, Khơ Mú, Ờ Đu, Gắn phát triển du lịch với phát triển các làng nghề, làng có nghề truyền thống trên địa bàn.
Đẩy mạnh việc nâng cấp, trùng tu hệ thống các công trình văn hóa tâm linh đền, chùa trên địa bàn như Đền Vạn - Cửa Rào, đền Pàng, đền thờ Lý Nhật Quang... đồng thời gắn với việc tổ chức các lễ hội đầu Xuân, lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc, tổ chức giới thiệu các món ăn ẩm thực được chế biến từ nguồn sản vật của địa phương để thu hút khách du lịch thập phương.
- Dịch vụ tổng hợp: Phát triển các loại hình dịch vụ tổng hợp trên địa bàn như dịch vụ bưu chính viễn thông, thông tin, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các loại hình dịch vụ công cộng.... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân.
4. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các lĩnh vực xã hội
4.1. Phát triển giáo dục và đào tạo
- Tập trung thực hiện Chương trình hành động số 33-CT/TU ngày 18/9/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện NQ 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.
- Huy động tối đa học sinh trong độ tuổi vào học ở các bậc học. Nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện xã hội hóa giáo dục. Tạo môi trường thuận lợi để phấn đấu đưa giáo dục huyện Tương Dương đứng vào trong tốp đầu của khu vực miền Tây cả về chất lượng đại trà và mũi nhọn.
- Tiếp tục phấn đấu xây dựng thêm các trường đạt chuẩn Quốc gia. Đến 2020 có 30 - 35 trường đạt chuẩn Quốc gia
- Trung bình mỗi năm đào tạo nghề phổ thông cho học sinh PTTH là 1.000 - 1.200 em/năm. Đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông dân 1.500 - 1.700 người/năm, dài hạn 150 - 200 người/năm. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu là sửa chữa cơ khí, điện tử, may dân dụng, dệt thổ cẩm, chế biến lâm sản...
- Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 33% trở lên vào năm 2020
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý. Đánh giá xếp loại, bố trí, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các cấp, đạt mức khá của tỉnh. 100% giáo viên và cán bộ giáo dục đạt chuẩn và trên chuẩn quốc gia đến năm 2020.
- Đến năm 2020 có 70-80% trường học đều có khuôn viên xanh, sạch, đẹp; 100% số trường được kiên cố hóa, và 25 - 30% trường, bảo đảm có hệ thống phòng học chức năng. Huy động mọi nguồn lực để phát triển hệ thống nhà bán trú dân nuôi cho các trường ở vùng sâu, vùng xa. Đưa chữ Laipao vào giảng dạy thí điểm trong các lớp học.
- Quy hoạch lại mạng lưới trường lớp, chuyển đổi hai trường Phổ thông cơ sở Tam Hợp thành trường Phổ thông dân tộc bán trú Tam Hợp và trường Trung học cơ sở Lượng Minh thành trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lượng Minh. Xây dựng mới trường THCS thị trấn Hòa Bình.
- Xây dựng đề án và tổ chức thành lập trung tâm GD nghề nghiệp trên cơ sở sát nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp theo thông tư 39/2015 liên bộ GDĐT-BNV-LĐTBXH ngày 19/10/2015.
4.2. Y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Xây dựng hệ thống y tế huyện trong lộ trình chung của hệ thống y tế cả tỉnh. Từng bước hiện đại, hoàn chỉnh đồng bộ từ huyện tới xã, đảm bảo đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Khuyến khích phát triển mạng lưới y tế tư nhân nhằm đa dạng hóa hệ thống khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng.
- Tạo điều kiện cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản và các dịch vụ chất lượng cao. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa nội dung y tế vào tiêu chuẩn xây dựng làng văn hóa.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, có chính sách khuyến khích, thu hút đội ngũ cán bộ y tế về phục vụ tuyến xã. Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện về dân số kế hoạch hóa gia đình
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng y tế ngày càng hiện đại. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, phấn đấu đến năm 2020 có 18 xã (đạt 100%) đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
- Tiếp tục mở rộng hệ thống bán lẻ thuốc. Mỗi địa bàn cấp xã có 1 - 3 điểm bán lẻ thuốc (đạt chuẩn GPP); 100% thôn bản có nhân viên y tế thôn, bản. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 90%.
- Đầu tư xây dựng hệ thống chất thải lỏng, chất thải rắn y tế nguy hại cho Bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích phát triển cơ sở vận chuyển y tế tư nhân.
- Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực ngành y tế thông qua việc cử cán bộ ngành y đi học bác sỹ chuyên tu, y tá sơ học đi học trung cấp, đào tạo và tập huấn chuyên môn cho y tế thôn, bản.
- Xây dựng phòng khám đa khoa khu vực xã Nhôn Mai; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng Phòng khám đa khoa khu vực Yên Hòa.
- Xây dựng mới 5 trạm y tế các xã: Mai Sơn, Lưu Kiền, Xá Lượng, Tam Hợp.
4.3. Phát triển văn hóa, thông tin, thể dục thể thao
a). Phương hướng phát triển:
Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn phát triển nền văn hóa truyền thống. Xây dựng môi trường văn hóa văn minh góp phần tạo sức hút đối với khách du lịch.
- Đẩy mạnh phát triển thể thao quần chúng đến tận các xã, thị trấn, thôn, bản. Kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình văn hóa như: Khu vui chơi trẻ em, vườn hoa cây cảnh; Quy hoạch xây dựng cụm tượng đài nghệ thuật “Đồng bào các dân tộc Tương Dương đoàn kết, xây dựng và phát triển”. Chú trọng phát triển các môn thể thao truyền thống, thể thao dân tộc; đầu tư có chọn lọc một số môn thể thao thế mạnh của huyện để nâng thành tích cao trong các kỳ thi đấu. Nâng cấp nhà truyền thống, hội trường Trung tâm văn hóa huyện, xây dựng mới sân vận động huyện, kêu gọi đầu tư xây dựng mới nhà thi đấu trung tâm, bể bơi.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành văn hóa. Nâng chất lượng hoạt động văn nghệ quần chúng, Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa thông tin trên địa bàn. Phấn đấu tỷ lệ làng, bản, khối xóm đạt chuẩn văn hóa đến năm 2020 là 70%. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 80%. Có 100% số thôn, bản có nhà văn hóa cộng đồng. Xây dựng 1-3 xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa. Có 5 - 7 xã, thị trấn có thiết chế VHTT - TT đạt chuẩn quốc gia.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới truyền thanh ở cơ sở. Hoàn thiện hệ thống bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, bản. Phát triển hệ thống thư viện từ cấp huyện đến cấp thôn, bản. Phát triển kết cấu hạ tầng viễn thông, mở rộng vùng phủ sóng di động; phát triển mạng lưới Internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số đến tất cả các xã.
- Phối hợp với các cấp, các ngành khảo sát, phục dựng các di tích trên địa bàn huyện.
* Nhiệm vụ thực hiện:
Tiếp tục nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa các thôn bản, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, tuyên truyền. Xây dựng các sân thể thao (bóng chuyền, cầu lông) tại các thôn bản, trung tâm xã, phục vụ nhu cầu giải trí của người dân.
Trùng tu, tôn tạo các di tích, danh thắng như Đền Vạn - Cửa Rào, đền thờ Lý Nhật Quang, đền Pàng (Tam Quang) và hệ thống hang động ở Yên Thắng, Xá Lượng, Tam Quang, Tam Đình,... Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị Đền Vạn - Cửa Rào là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, triển khai giảng dạy chữ Laipao trong trường học. Thực hiện phục dựng Lễ hội đón tiếng sấm đầu năm của dân tộc Ơ đu, lễ mừng nhà mới của dân tộc Khơ mú, đám cưới cổ và lễ Xăng khan của dân tộc Thái,...
Hoàn thành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, tổ chức sưu tầm các hiện vật văn hóa vật thể của các dân tộc.
- Xây dựng mô hình bản văn hóa du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới (bản Lau xã Thạch Giám). Xây dựng tài liệu dạy học và tổ chức dạy chữ Thái Lai Pao cho người Thái và những người quan tâm. Xuất bản sách về văn hóa các dân tộc huyện Tương Dương.
4.4. Lao động, giải quyết việc làm:
Hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Tạo việc làm hàng năm khoảng 1.500 - 2.000 người/năm. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 33% trở lên.
- Dự kiến lao động trong các ngành trên địa bàn huyện đến năm 2020:
Lao động nông, lâm ngư nghiệp chiếm 50%; Lao động công nghiệp xây dựng chiếm 23%; Lao động dịch vụ chiếm 27%.
- Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đề án “Phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tương Dương giai đoạn 2009 - 2020” (thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP), đề án “Giảm nghèo và nâng cao mức sống nhân dân miền Tây và ven biển Nghệ An đến năm 2020”. Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%. Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức giảm nghèo; lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội với thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm để giảm nghèo nhanh và bền vững.
Tập trung thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo của tỉnh, Trung ương, các Chương trình có vốn nước ngoài, sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, dự án ODA tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách với người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, khu tái định cư. Giảm tối đa các tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè và tai nạn giao thông, đảm bảo khoảng 98% người nghiện ma túy được phát hiện, quản lý, hạ thấp tỷ lệ tái nghiện, tiếp tục đầu tư mở rộng trung tâm lao động xã hội huyện.
4.5. Phát triển khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là sản xuất nông, lâm nghiệp. Khảo nghiệm và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; chuyển giao các kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y và phát triển dịch vụ nông nghiệp... tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Nghiên cứu, phục hồi và phát triển các loại các cây, con đặc sản, các sản phẩm truyền thống của huyện.
Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các trạm khuyến nông. Xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học, chú trọng đối với các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp khai khoáng, chế biến, sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
Đưa công nghệ thông tin vào áp dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý khoa học, công nghệ theo hướng xã hội hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn đổi mới dây chuyền, đầu tư trang thiết bị để tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
5. Quy hoạch bảo vệ môi trường và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, chống biến đổi khí hậu.
5.1. Định hướng bảo vệ môi trường:
- Khi xây dựng các đề án phát triển công nghiệp, du lịch cần giải trình phương án cụ thể về công nghệ và quy trình xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
- Tổ chức thu gom rác thải ở các thị trấn, thị tứ đạt 100%, xây dựng bãi xử lý rác thải Khe Bố - Tam Quang (diện tích 5 ha) và đến năm 2020 mỗi xã đều có 1 khu chứa rác thải tập trung. Xây dựng nghĩa trang thị trấn Hòa Bình.
- Ký cam kết với các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chấp hành nghiêm Luật môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại, giảm thiểu tối đa tác hại ô nhiễm.
- Tăng cường quản lý việc khai thác cát, sạn trên sông, tránh gây sạt lở, tắc dòng chảy của sông và ô nhiễm nguồn nước. Đẩy mạnh việc khai thác tự nhiên đồng thời có các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý, nghiêm cấm các hình thức đánh bắt hủy diệt.
5.2. Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai:
- Điều tra hiện trạng, bổ sung quy hoạch nâng cấp hệ thống kè trên các sông, hồ đập chứa nước, Xác định rõ vùng bờ sông, các vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở cao để có phương án phòng chống, không bố trí dân cư và các công trình xây dựng.
- Rà soát lại các quy định về bảo vệ rừng, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng của nhân dân. Thiết lập hệ thống dự báo phòng chống cháy rừng
6. Bổ sung, điều chỉnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:
6.1. Hệ thống giao thông:
Phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn phù hợp với tiêu chí xây dựng Nông thôn mới và Quy hoạch giao thông vận tải huyện Tương Dương đến năm 2020 đã được phê duyệt. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã có đường ô tô vào trung tâm trong 4 mùa và 90% số bản có đường giao thông đến trung tâm.
a) Hệ thống đường bộ:
* Quy hoạch các tuyến đường tỉnh:
Tuyến đường tỉnh ĐT 543 (Tây Nghệ An) quy hoạch xây dựng mới đạt tiêu chuẩn đường cấp 5 miền núi.
* Đường huyện: Quy hoạch 7 tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT 100%, tối thiểu cấp VI-MN.
* Quy hoạch đường xã: Quy mô đường cấp 6 miền núi, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, phục vụ dân sinh, bao gồm các tuyến:
* Đường thôn, xóm, bản: Nâng cấp tổng chiều dài đường thôn, bản từ 420 km lên 519 km, phù hợp với điều kiện đi lại của nhân dân, cứng hóa hệ thống đạt 70%, phù hợp với chương trình Quốc gia về nông thôn mới.
* Quy hoạch các tuyến đường chuyên dụng: Sửa chữa, bảo dưỡng các hạng mục nền mặt đường Tuyến hữu ngạn sông Nậm Nơn vào nhà máy thủy điện Bản Vẽ.
* Đường tuần tra biên giới: Gồm 2 tuyến: Tuyến tuần tra biên giới phía Bắc dài 28,5 km. Tuyến tuần tra biên giới phía Nam 35 km.
* Quy hoạch đường nội thị (thị trấn Hòa Bình): Xây dựng, nâng cấp các tuyến đạt tiêu chuẩn các cấp đường của đô thị theo quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Hòa Bình đã được UBND tỉnh phê duyệt.
b) Quy hoạch xây dựng các cầu:
Cầu cứng khối Hòa Tây thị trấn Hòa Bình, Cầu cứng bản Xốp Mạt xã Lượng Minh, Cầu treo Kèng Tọng xã Yên Tĩnh, Cầu treo Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, Cầu treo bản Chà Lúm, khe Chà Hạ, xã Yên Tĩnh, Cầu treo bản Cành Khỉn xã Yên Hòa, Cầu treo Văng Cuộm, khe Chà Hạ, xã Yên Tĩnh.
c) Quy hoạch bến xe: Bến xe thị trấn Hòa Bình, Bến xe xã Yên Hòa, Bến xe Bản Vẽ xã Yên Na, Bến xe Nhôn Mai, Bến xe Khe Bố.
d) Đường thủy nội địa: Gồm 2 tuyến: Tuyến đường thủy lòng hồ Bản vẽ, xây dựng 3 bến khách kết hợp hàng hóa và tuyến sông Cả, xây dựng 2 bến khách kết hợp hàng hóa.
6.2. Mạng lưới cấp điện
Tiếp tục xây dựng hệ thống lưới điện theo quy hoạch đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, cải tạo mạng lưới điện và các trạm ở các đô thị, các khu tiểu thủ công nghiệp và khu vực nông thôn.
Đẩy nhanh triển khai xây dựng 2 nhà máy thủy điện bản Ang, xã Xá Lượng và Xóong Con, xã Tam Thái sớm đi vào hoạt động.
Đầu tư hệ thống cấp điện lưới Quốc gia cho khu tái định cư bản Cà Moong, xã Lượng Minh. Hệ thống điện 35Kv cho các xã Nhôn Mai, Mai Sơn, Hữu Khuông. Hệ thống điện cho cụm công nghiệp nhỏ huyện.
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống điện khu vực thị trấn Hòa Bình.
6.3. Hệ thống thủy lợi:
Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống hồ đập để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, đồng thời tiếp tục xây dựng thêm các hồ, đập, kênh mương mới để nâng cao năng lực tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng và sản lượng các loại cây trồng. Giai đoạn 2016 - 2020, nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi:
- Kè chống sạt lở bờ bản Cặp Chạng, bản Pa Tý, xã Yên Tĩnh, kè bê tông bảo vệ dân cư
- Hệ thống thủy lợi xã Tam Quang, xã Tam Đình, xã Tam Thái, xã Tam Hợp, xã Thạch Giám, xã Lưu Kiền, xã Yên Hòa, xã Yên Na, xã Nga My, gồm các tuyến kênh và đập
6.4. Cấp nước sạch và thoát nước:
Đến năm 2020 có 98% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Tiếp tục đầu tư nâng công suất của nhà máy nước thị trấn Hòa Bình từ 800 m3/ngày đêm lên 2.000 m3/ngày đêm. Đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy nước Khe Bố - Tam Quang công suất 2.000 m3/ngày đêm.
- Xây dựng mới nhà máy nước xã Yên Hòa, và xã Lưu Kiền, công suất mỗi nhà máy 2.000 m3/ngày đêm
Tiếp tục tu sửa, nâng cấp các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn các xã, khuyến khích và thu hút đầu tư xây dựng thêm các nhà máy nước, các công trình cấp nước tập trung bằng hình thức tự chảy, sử dụng nguồn nước giếng đào, giếng khoan, hỗ trợ xây dựng bể chứa nước mưa,....
6.5. Các hệ thống hạ tầng khác:
a) Hệ thống trụ sở làm việc xã, thị trấn.
Bằng nguồn vốn của địa phương, tranh thủ nguồn đầu tư hỗ trợ của TW để từng bước đầu tư xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các xã theo hướng hiện đại hóa. Giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục hoàn thiện trụ sở làm việc của các đơn vị:
- Trụ sở làm việc cơ quan Huyện ủy Tương Dương.
- Xây dựng trụ sở làm việc UBND huyện Tương Dương, trụ sở của khối dân, Mặt trận, các đoàn thể chính trị. Trụ sở UBND, Trạm Y tế xã Mai Sơn, Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND thị trấn Hòa Bình, xã Tam Thái; xã Tam Hợp, Lưu Kiền, Yên Thắng, Nga My, Xiêng My, Nhôn Mai.
b) Hệ thống hạ tầng khác:
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu tái định cư dân di dời từ vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và vùng đặc biệt khó khăn xã Yên Tĩnh. Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn xã Yên Hòa
7. Phát triển kinh tế- xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh
Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị định 152/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời đẩy mạnh và hoạt động có hiệu quả Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
Đấu tranh có hiệu quả âm mưu “Diễn biến hòa bình”, Bạo loạn lật đổ, chống biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” của các thế lực phản động, thù địch. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xây dựng cơ sở ATLC-SSCĐ gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, tấn công truy quét các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; giảm số người nghiện ma túy và tái nghiện ma túy, bảo đảm cơ bản người nghiện ma túy được phát hiện và cai nghiện; chống hiện tượng di cư tự do; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc; chủ động trước mọi tình huống, không để bị động bất ngờ.
Làm tốt công tác đối ngoại nhân dân ở các xã có chung đường biên giới với nước bạn Lào theo quan điểm đường lối đối ngoại của Đảng.
V. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Định hướng phát triển các khu vực hành chính:
- Thị trấn Hòa Bình: Tổ chức thực hiện quy hoạch đã được duyệt, xây dựng thị trấn thành trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của huyện Tương Dương.
- Quy hoạch xây dựng thị trấn Khe Bố (Tam Quang).
- Phát triển các thị tứ: Bản Vẽ (Yên Na), Tam Thái, Lưu Kiền, Cửa Rào, Xiềng Líp, các trung tâm cụm xã: Nhôn Mai, Nga My.
- Quy hoạch trung tâm và xây dựng trụ sở làm việc các cơ quan đơn vị và 18 xã, thị trấn
- Phấn đấu tỷ lệ dân cư đô thị đạt 14% năm 2020.
2. Phát triển kinh tế vùng:
Trên cơ sở về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và tập quán sản xuất, dự kiến phân thành các tiểu vùng lãnh thổ chủ yếu sau:
- Vùng ngoài (9 xã): Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Tam Hợp, Thạch Giám, Xá Lượng, Lưu Kiền, Lượng Minh và thị trấn. Đây là vùng có diện tích lòng hồ thủy điện Khe Bố và Bản Ang thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá lồng, phát triển chăn nuôi trâu, bò lợn mang tính hàng hóa. Vùng có thuận lợi về giao thông, có điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ, phát triển kinh tế hộ gia đình, có diện tích đất bằng để canh tác lúa nước. Là vùng đệm của dự án bảo tồn thiên nhiên Phù Mát, được hỗ trợ để phát triển cây ăn quả, xây dựng vườn nhà, vườn rừng. Tại đây có mỏ vật liệu đá, cát, sỏi phục vụ cho xây dựng các công trình và là vùng có mặt bằng dân trí tương đối đồng đều hơn các vùng khác.
- Vùng trên (3 xã): Hữu Khuông, Nhôn Mai, Mai Sơn. vùng có điều kiện thuận lợi phát triển khai thác nguồn dược liệu quý hiếm từ rừng, chăn thả cánh kiến, trồng cây bời lời, keo, cây mét, chăn nuôi đại gia súc, phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông và có lợi thế về đường thủy để vận chuyển các loại hàng hóa.
- Vùng trong (6 xã): Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng, Nga My và Xiêng My. Là vùng có diện tích đất lâm nghiệp lớn thuận lợi cho trồng các loại cây nguyên liệu giấy và các loại cây lấy gỗ; có nhiều đất bãi bằng để trồng các loại hoa màu. Là vùng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, gia cầm.
3. Bố trí sắp xếp lại dân cư giai đoạn 2015 - 2020.
Kết quả điều tra về nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư các đối tượng tại Quyết định 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ tại 17 xã, trên toàn huyện thì có 16/17 xã có nhu cầu. Tổng nhu cầu của các đối tượng điều tra cần bố trí sắp xếp, ổn định dân cư giai đoạn 2015 - 2020 là 1.811 hộ với 8.320 nhân khẩu, tập trung ở các đối tượng ở vùng sạt lở bờ sông, sạt lở núi, ở vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, ở vùng ngập lũ, ở vùng đặc biệt khó khăn (thiếu đất, thiếu nước,...), ở vùng biên giới.
VI. BỔ SUNG CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
Căn cứ vào các mục tiêu nhiệm vụ và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực. Cần tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình và dự án trọng điểm như sau:
1. Các chương trình:
- Các Chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020:
+ Chương trình phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp
+ Chương trinh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
+ Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn
+ Chương trình giảm nghèo bền vững
+ Chương trình phát triển văn hóa - xã hội
+ Chương trình đảm bảo quốc phòng, an ninh
+ Chương trình xây dựng đảng, hệ thống chính trị
- Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
- Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Chương trình phòng chống biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.
- Đề án phát triển kinh tế xã hội Miền Tây thời kỳ 2011-2020.
2. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020
(Có phụ lục kèm theo)
VII. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch giai đoạn 2016-2020 khoảng 4.428 tỷ đồng. Đây là một nhu cầu rất lớn, để huy động được các nguồn vốn đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, nhiệm vụ cần phải làm là:
- Thực hiện chế độ công khai, minh bạch hóa, ổn định chính sách thu hút đầu tư nhằm tạo lòng tin với các nhà đầu tư. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. Có chính sách khuyến khích huy động các nguồn lực, tài sản, tiền của nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh của huyện. Xây dựng danh mục các dự án khuyến khích kêu gọi đầu tư với những thông tin đầy đủ làm cơ sở cho các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư.
- Tập trung vốn đầu tư từ ngân sách cho các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm. Huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển hạ tầng. Đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Xây dựng các chương trình, dự án có tính khả thi cao để tranh thủ hỗ trợ của Tỉnh, của Trung ương và các nguồn hỗ trợ từ nước ngoài.
2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh xã hội hóa và mở rộng hợp tác về công tác đào tạo, đào tạo lại. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước cấp huyện và cấp xã.
- Đa dạng hóa hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng và định hướng phát triển kinh tế -xã hội của huyện, tập trung vào các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Có chính sách hấp dẫn để khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Thu hút các chuyên gia, lao động trình độ cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên mà lực lượng tại chỗ còn thiếu.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quyết định 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Có chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Rà soát, lựa chọn để đầu tư mở rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ đã có hiệu quả trên địa bàn, tạo ra sản phẩm hàng hóa.
- Lựa chọn theo thứ tự ưu tiên cho những nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư đăng ký cùng một danh mục dự án đầu tư.
- Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển khoa học, công nghệ để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, ứng dụng, đổi mới công nghệ.
4. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển một số lĩnh vực then chốt, chính sách phát triển khu vực động lực về kinh, phát triển dịch vụ, du lịch. Xây dựng chương trình, dự án kêu gọi đầu tư.
- Hỗ trợ hình thành và phát triển những ngành công nghiệp- TTCN mới của huyện, những ngành có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là công nghiệp khai thác, chế biến, TTCN và các làng nghề theo các chương trình, kế hoạch cụ thể. Ưu tiên vốn đầu tư phát triển những ngành này.
- Xã hội hóa xây dựng kết cấu hạ tầng, các cơ sở dịch vụ và các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện. Đề nghị miễn giảm thuế đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, chế biến sâu, hướng tới xuất khẩu, trong sản xuất, kinh doanh, đầu tiên là trong ngành nông nghiệp.
- Xây dựng một số mô hình liên kết hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở: sản xuất, nghiên cứu ứng dụng, chế biến, thương mại, du lịch,
5. Thực hiện tốt các chính sách miền núi và dân tộc:
- Thực hiện tốt chính sách giáo dục và đào tạo, ưu tiên đào tạo con em dân tộc ít người từ tiểu học đến đại học nhằm cung cấp nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn lâu dài cho huyện.
- Làm tốt chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng biên giới như: bảo hiểm y tế người nghèo, trợ cước, trợ giá, trợ cấp khó khăn, xóa nhà tạm bợ và bố trí sắp xếp lại dân cư phù hợp với hạ tầng sản xuất.
- Ưu tiên đầu tư các loại công trình hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng cho các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, phát huy tối đa chức năng ngân hàng chính sách để cho nông dân vay vốn ưu đãi để khuyến khích phát triển sản xuất, dịch vụ tạo việc làm cho người lao động.
6. Bố trí sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn:
- Bố trí sắp xếp ổn định lại dân cư trên địa bàn cho các đối tượng có nhu cầu, đảm bảo đời sống ổn định, an toàn, có điều kiện sản xuất tốt hơn. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống, an ninh trật tự xã hội và an ninh biên giới.
- Chỉnh trang đô thị: Tập trung nguồn lực để tổ chức triển khai lập, thẩm định và phê duyệt các đô thị (thị trấn, thị tứ) theo quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Nghệ An đã được phê duyệt làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Giao cho Ủy ban nhân dân huyện Tương Dương:
- Sau khi điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tương Dương đến năm 2020 được phê duyệt, tổ chức công bố, phổ biến điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế huyện Tương Dương đến năm 2020 được phê duyệt đến các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện để tổ chức triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan của tỉnh nghiên cứu xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực đồng bộ và phù hợp; lựa chọn các chương trình dự án ưu tiên để đưa vào kế hoạch 5 năm và hàng năm; đề xuất các cơ chế, chính sách để thực hiện quy hoạch.
2. Các Sở, Ban, ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban ban nhân dân huyện Tương Dương trong việc thực hiện quy hoạch đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Tương Dương với quy hoạch, định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động- Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, và Thủ trưởng các liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2113/QĐ- UBND ngày 13 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT | Tên dự án |
A | Các dự án đầu tư do tỉnh, huyện quản lý |
1 | Đường giao thông vào trung tâm 2 xã biên giới Nhôn Mai và Mai Sơn |
2 | Đường giao thông từ xã Xá Lượng vào bản Đửa, bản Chăm Puông, xã Lượng Minh |
3 | Đường giao thông Từ Trung tâm xã Tam Thái - Trung tâm xã Tam Hợp (đang XD) |
4 | Đường giao thông cứu hộ, cứu nạn cho 2 xã Xiêng My, Yên Thắng |
5 | Đường giao thông từ trung tâm xã Nga My đến bản Na Ngân, xã Nga My |
6 | Đường giao thông từ trung tâm xã Tam Quang đến trung tâm xã Xá Lượng |
7 | Đường giao thông nối trung tâm xã đến các bản |
8 | Bến xe thị trấn Hòa Bình |
9 | Nâng cấp tuyến đường Cửa Rào (Xá Lượng) - Lượng Minh - Bản Vẽ (Yên Na) |
10 | Nâng cấp tuyến đường Vẽ - Yên Hòa |
11 | Nâng cấp các tuyến đường nội thị, thị trấn Hòa Bình |
12 | Xây dựng cầu treo tại các bản |
13 | Kè chống sạt lở bờ bản Cặp Chang, bản Pa Tý, xã Yên Tĩnh |
14 | Kè chống sạt lở bờ Hữu Sông Lam, đoạn qua thị trấn Hòa Bình (giai đoạn 2) |
15 | Nhà máy nước và hệ thống thủy lợi tại các xã |
16 | Hệ thống cấp điện lưới quốc gia cho khu tái định cư bản Cà Moong, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương |
17 | Xây dựng trụ sở HĐND-UBND huyện |
18 | Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dời khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và vùng đặc biệt khó khăn xã Yên Tĩnh |
19 | Xây dựng cơ sở hạ tầng khu TĐC bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn xã Yên Hòa |
B | Thu hút các dự án đầu tư ngoài NSNN |
1 | Công viên vui chơi giải trí tuổi thơ tại thị trấn Hòa Bình,Tương Dương. |
2 | Nghĩa trang thị trấn Hòa Bình |
3 | Phòng khám đa khoa khu vực xã Nhôn Mai |
4 | Bãi xử lý rác thải Khe Bố - Tam Quang |
5 | Du lịch lòng hồ Bản Vẽ |
6 | Nuôi cá lồng bè và ươm cá giống |
7 | Phát triển các làng nghề thổ cẩm, mây tre đan tại các xã |
|
|
* Ghi chú: Về vị trí, quy mô cụ thể, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án nêu trên được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.
- 1Quyết định 575/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Ngã Bảy đến năm 2020 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 2Quyết định 1095/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016-2020 tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 1928/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An đến 2020
- 5Quyết định 2384/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 6Quyết định 2874/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 1Quyết định 193/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 5Luật khoáng sản 2010
- 6Quyết định 2355/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Luật bảo vệ môi trường 2014
- 9Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Quyết định 575/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Ngã Bảy đến năm 2020 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 13Quyết định 1095/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 14Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016-2020 tỉnh Kon Tum
- 15Quyết định 1928/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An đến 2020
- 16Quyết định 2384/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 17Quyết định 2874/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
Quyết định 2113/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An đến 2020
- Số hiệu: 2113/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Xuân Đường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/05/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực