Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 207/QĐ-HĐPH | Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 1060/QĐ-TTg ngày 05/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 3010/QĐ-HĐPH ngày 09/12/2013 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Trưởng Ban Thư ký của Hội đồng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2016 và định hướng 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Thành viên Hội đồng, Cơ quan thường trực của Hội đồng, Thành viên Ban Thư ký của Hội đồng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. HỘI ĐỒNG |
CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG NĂM 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2016-2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 207/QĐ-HĐPH ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương)
1.1. Triển khai thực hiện đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng); tạo sự chuyển biến cơ bản và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); đáp ứng yêu cầu chuyển hướng trọng tâm từ xây dựng sang hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
1.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức thành viên Hội đồng và từng thành viên của Hội đồng trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng và nhiệm vụ công tác PBGDPL của từng cơ quan, tổ chức.
2.1. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng; phát huy vai trò và đề cao trách nhiệm của Cơ quan thường trực của Hội đồng và từng thành viên,Hội đồng, Ban Thư ký của Hội đồng trong tham mưu, tư vấn triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác PBGDPL.
2.2. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Hội đồng; lựa chọn nội dung tư vấn, tham mưu thực hiện nhiệm vụ công tác PBGDPL bảo đảm có trọng tâm, trọng Điểm, thiết thực, hiệu quả; bám sát nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, gắn với xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận.
1. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu thực hiện bước chuyển hướng chiến lược sang giai đoạn hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm gắn kết giữa công tác PBGDPL với công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, tạo chuyển biến căn bản, bền vững, toàn diện trong ý thức tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của nhân dân và thi hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng, là thước đo đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL trước năm 2020.
2. Tiếp tục phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp trong tư vấn, tham mưu triển khai công tác PBGDPL; phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan thường trực Hội đồng; tăng cường trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng, Ban Thư ký trong thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng, Ban Thư ký. Chú trọng định hướng tư vấn tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh mới, các nội dung pháp luật thiết thực với người dân, doanh nghiệp, tiếp tục chú trọng tuyên truyền, phổ biến Mục tiêu, chính sách các văn bản luật trong quá trình soạn thảo; Mục tiêu, quan Điểm cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; nội dung Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường năng lực phản ứng chính sách, đối thoại chính sách, tư vấn, hướng dẫn, giải đáp tháo gỡ vướng mắc gắn với những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; hỗ trợ và tạo Điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức tiếp cận, sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, coi đây là khâu đầu tiên và có vai trò quan trọng trong tổ chức thi hành pháp luật.
3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PBGDPL; đổi mới nội dung, phương thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam, bảo đảm thiết thực, hiệu quả; tổ chức thực hiện tốt công tác PBGDPL cho nhóm đối tượng đặc thù, chính sách xã hội hóa hoạt động PBGDPL để thu hút, huy động mọi nguồn lực xã hội. Chuẩn hóa tài liệu PBGDPL; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực PBGDPL; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; đầu tư bảo đảm kinh phí PBGDPL cho đối tượng đặc thù, tại các lĩnh vực, địa bàn có Điều kiện kinh tế khó khăn và ít có tổ chức, cá nhân tham gia; quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác PBGDPL, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, chú trọng tự kiểm tra; thanh tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện công tác PBGDPL; sơ kết, tổng kết, nhận rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong PBGDPL; khai thác có hiệu quả các ứng dụng tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; nghiên cứu, xây dựng Tủ sách pháp luật điện tử; phát triển mạng lưới các thiết chế hỗ trợ pháp luật cho người dân tại cơ sở.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NĂM 2016 VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Hoạt động hướng dẫn và tổ chức các Phiên họp của Hội đồng
1.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2016.
a) Hình thức thực hiện: Cho ý kiến tại Phiên họp Hội đồng, cho ý kiến bằng văn bản; tổ chức kiểm tra, đánh giá.
b) Chủ trì thực hiện: Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
c) Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng.
d) Thời gian thực hiện: Tháng 02/2016.
1.2. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW ngày 14/7/2015 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương về phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2015-2020
a) Hình thức thực hiện: Cho ý kiến tại Phiên họp Hội đồng, cho ý kiến bằng văn bản; tổ chức kiểm tra, đánh giá.
b) Chủ trì thực hiện: Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
c) Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng.
d) Thời gian thực hiện: Quý I/2016.
1.3. Tổ chức 02 Phiên họp Hội đồng để triển khai các hoạt động của Hội đồng năm 2016; sơ kết hoạt động của Hội đồng 06 tháng đầu năm 2016; đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác PBGDPL của bộ, ngành, địa phương; tổ chức 04 cuộc họp Ban Thư ký Hội đồng để chuẩn bị nội dung và Điều kiện cho Phiên họp của Hội đồng và thảo luận các nội dung có liên quan.
a) Hình thức thực hiện: Tổ chức Phiên họp; xây dựng, cho ý kiến về các dự thảo báo cáo, kế hoạch công tác, thông báo kết luận và các văn bản khác bằng các hình thức phù hợp.
b) Chủ trì thực hiện: Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
c) Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng.
d) Thời gian thực hiện:
- Phiên họp Hội đồng: Tháng 01/2016 và tháng 7/2016.
- Họp Ban Thư ký Hội đồng: Tháng 4, tháng 6, tháng 9 và tháng 11/2016;
2. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan
2.1. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động đề ra trong Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW ngày 14/7/2015 trong năm 2016.
a) Chủ trì thực hiện: Theo phân công của Kế hoạch.
b) Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch.
2.2. Tư vấn hoàn thiện thể chế pháp luật về PBGDPL
a) Tư vấn, tham mưu với Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn sơ kết 03 năm thực hiện Luật PBGDPL trong toàn quốc; phát hiện những khó khăn, bất cập trong tổ chức triển khai Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật để đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Hình thức thực hiện: Cho ý kiến về các dự thảo văn bản hướng dẫn; báo cáo tổng hợp những khó khăn, bất cập trong tổ chức triển khai Luật PBGDPL và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Luật. Tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 03 năm thực hiện Luật PBGDPL.
- Chủ trì thực hiện: Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng.
- Thời gian thực hiện:
+ Ban hành văn bản hướng dẫn: Tháng 02/2016.
+ Tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 03 năm thực hiện Luật PBGDPL: Quý II/2016.
b) Cho ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2016-2020; dự thảo Đề án Đổi mới công tác PBGDPL; dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung trong Thông tư thay thế Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL.
- Hình thức thực hiện: Cho ý kiến tại Phiên họp Hội đồng, Ban Thư ký; cho ý kiến bằng văn bản; tổ chức các tọa đàm, hội thảo góp ý.
- Chủ trì thực hiện: Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng.
- Thời gian thực hiện: Cho ý kiến về dự thảo Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2016-2020; dự thảo Đề án Đổi mới công tác PBGDPL tại Phiên họp tháng 7/2016.
2.3. Định hướng những nội dung pháp luật cần phổ biến gắn với xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, gắn với công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, trong đó tập trung vào những nội dung sau:
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp năm 2013, các văn bản luật, pháp lệnh mới được thông qua năm 2015 và 2016, tập trung vào Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ngân sách nhà nước; các luật liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như: Bộ luật dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật tạm giữ, tạm giam, Luật căn cước công dân; Luật trưng cầu ý dân; Bộ luật tố tụng hình sự; Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính..., các văn bản pháp luật về kinh tế, đất đai, tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh, biển, hải đảo, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và văn bản khác liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc gắn với sự kiện chính trị của Bộ, ngành, địa phương...
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp gắn với bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong năm 2016; các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước (Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân).
- Tổ chức giới thiệu, phổ biến sâu rộng chủ trương, quan Điểm, chính sách của dự thảo luật, pháp lệnh dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua trong năm 2016 và năm 2017.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, quan Điểm, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, trọng tâm là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp gắn với triển khai thi hành Bộ luật dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính; Luật tạm giữ, tạm giam, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự và các Luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp;
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến phạm vi quản lý của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu những nội dung của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến người dân, doanh nghiệp, tập trung về quy định của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Pháp luật về cộng đồng ASEAN; các Điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên; các thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.
a) Hình thức thực hiện: Cho ý kiến tại Phiên họp Hội đồng, ban hành văn bản hướng dẫn; tổ chức kiểm tra; yêu cầu báo cáo, thống kê.
b) Chủ trì thực hiện: Các thành viên Hội đồng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
c) Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng có liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Năm 2016 và yêu cầu từ thực tiễn.
2.4. Tư vấn, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016 (Ngày Pháp luật năm 2016) bảo đảm hiệu quả, thiết thực.
a) Định hướng chủ đề, nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong văn bản hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật năm 2016.
- Hình thức thực hiện: Thông qua cuộc họp, cho ý kiến bằng văn bản.
- Chủ trì thực hiện: Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2016.
b) Định hướng nội dung, cách thức tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2016 ở Trung ương.
- Hình thức thực hiện: Cho ý kiến, tổ chức kiểm tra.
- Chủ trì thực hiện: Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng.
- Thời gian thực hiện: Quý II-III/2016.
2.5. Nghiên cứu, tư vấn giải pháp tháo gỡ khó khăn về kinh phí cho công tác PBGDPL và thu hút sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện PBGDPL hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động PBGDPL.
a) Hình thức thực hiện: Cho ý kiến tại Phiên họp, cho ý kiến bằng văn bản.
b) Chủ trì thực hiện: Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và thành viên Hội đồng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
c) Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng.
d) Thời gian thực hiện: Năm 2016.
2.6. Hướng dẫn công tác tự kiểm tra và tổ chức 04 Đoàn kiểm tra công tác PBGDPL và hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tại một số Bộ, ngành địa phương.
a) Nội dung kiểm tra
- Công tác tự kiểm tra của các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương.
- Đánh giá toàn diện kết quả triển khai thực hiện Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và các chương trình, đề án về PBGDPL, trong đó tập trung vào các nội dung sau đây:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm được giao theo Luật PBGDPL; các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật; xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
- Công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL.
- Thực hiện hướng dẫn của liên Bộ: Tư pháp, Tài chính về bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL; thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động PBGDPL.
- Công tác giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Việc tổ chức thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL.
- Đánh giá kết quả đã đạt được, mô hình hay, hình thức PBGDPL và cách làm sáng tạo, hiệu quả; chỉ ra tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL và hoạt động của Hội đồng.
b) Thời gian, địa Điểm và phân công kiểm tra
- Đoàn kiểm tra thứ nhất: Kiểm tra tại tỉnh Gia Lai, Kon Tum:
+ Trưởng đoàn: Đồng chí Phan Chí Hiếu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
+ Thành viên Đoàn: Đại diện lãnh đạo cấp Vụ của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp.
+ Thời gian kiểm tra: Quý II, III/2016
- Đoàn kiểm tra thứ hai: Kiểm tra tại Đài Tiếng nói Việt Nam và tỉnh Lào Cai
+ Trưởng đoàn: Đồng chí Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Thành viên Đoàn: Đại diện Lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp.
+ Thời gian kiểm tra: Quý II, III/2016
- Đoàn kiểm tra thứ ba: Kiểm tra tại Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Thanh Hóa
+ Trưởng đoàn: Đồng chí Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Thành viên Đoàn kiểm tra: Đại diện Lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp.
+ Thời gian kiểm tra: Quý II, III/2016
- Đoàn kiểm tra thứ tư: Kiểm tra tại Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên
+ Trưởng đoàn: Đồng chí Hà Công Tuấn, Ủy viên Hội đồng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
+ Thành viên Đoàn kiểm tra: Đại diện Lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Đài Truyền hình Việt Nam, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp.
+ Thời gian kiểm tra: Quý II, III/2016.
c) Cách thức kiểm tra
- Đối với kiểm tra tại địa phương: Đoàn kiểm tra làm việc với Hội đồng phối hợp PBGDPL một đơn vị cấp huyện, có sự tham dự của lãnh đạo UBND một số đơn vị cấp xã trên địa bàn trong một buổi. Sau đó, Đoàn làm việc với đại diện lãnh đạo, Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh trong một buổi để nghe báo cáo, trao đổi, thảo luận, đánh giá về các nội dung kiểm tra và kết luận kiểm tra.
- Đối với kiểm tra tại Bộ, ngành: Đoàn kiểm tra làm việc với đại diện lãnh đạo Bộ, Hội đồng phối hợp PBGDPL của Bộ; lãnh đạo Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan trong một buổi để nghe báo cáo, trao đổi, thảo luận, đánh giá về các nội dung kiểm tra.
d) Báo cáo kết quả kiểm tra
Sau 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, các Đoàn có trách nhiệm gửi Báo cáo kết quả kiểm tra về Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương (Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp).
2.7. Phân công Thành viên Hội đồng chủ trì các nhiệm vụ sau:
- Phó Chủ tịch Hội đồng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác PBGDPL trong nhà trường và trong ngành giáo dục và đào tạo; chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình, nội dung PBGDPL và triển khai thực hiện tốt công tác PBGDPL trong nhà trường; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân; biên soạn, phát hành các tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật trong nhà trường.
- Phó Chủ tịch Hội đồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan báo chí tăng cường các hoạt động truyền thông, PBGDPL thông qua các chuyên trang, chuyên Mục, các chương trình, ấn phẩm, bài viết về PBGDPL; phát huy vai trò của các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng, các cơ quan báo chí trong công tác PBGDPL;
- Thành viên Hội đồng là lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác PBGDPL trong lĩnh vực được giao quản lý; tăng cường triển khai công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Thành viên Hội đồng, Thứ trưởng Bộ Tài chính tư vấn các giải pháp tháo gỡ khó khăn về kinh phí cho công tác PBGDPL và thu hút sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện PBGDPL hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động PBGDPL.
- Thành viên Hội đồng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác PBGDPL trong ngành, lĩnh vực được giao; tăng cường phối hợp với các thành viên Hội đồng trong PBGDPL cho công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên của cơ quan, tổ chức mình; định kỳ 06 tháng, hằng năm tổng hợp kết quả, báo cáo về Hội đồng Trung ương.
1. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao quy định tại Phần II của Kế hoạch này. Bộ Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan tham mưu Hội đồng Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Trên cơ sở Kế hoạch này, các thành viên Hội đồng, các Bộ, ngành, Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2016 của bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, đoàn thể, lĩnh vực được giao quản lý để tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng; kịp thời tổng hợp kết quả báo cáo về Hội đồng (qua Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp - 58, 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội) trước ngày 15/6/2016 (đối với Báo cáo sơ kết 6 tháng) và 02/12/2016 (đối với Báo cáo tổng kết năm).
3. Kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động chung của Hội đồng, hoạt động của Cơ quan thường trực Hội đồng và tổ chức các Đoàn kiểm tra của Hội đồng được bố trí trong nguồn kinh phí của Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương hỗ trợ kinh phí phục vụ các hoạt động chuyên môn của các Đoàn kiểm tra (làm việc với các bộ, ngành, địa phương; tổng hợp kết quả; chuẩn bị báo cáo và các hoạt động khác về ăn, nghỉ, lưu trú phục vụ công tác kiểm tra). Khoản kinh phí này Cơ quan thường trực Hội đồng giúp chi hoặc hướng dẫn chi và chịu trách nhiệm thanh, quyết toán./.
- 1Quyết định 1500/QĐ-TTg năm 2014 thay đổi thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1974/QĐ-TTg năm 2014 thay đổi Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 419/TB-HĐPH ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tại phiên họp lần thứ sáu ngày 27 tháng 01 năm 2016
- 4Quyết định 1430/QĐ-TTg năm 2017 về kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 3Luật thi hành án dân sự 2008
- 4Luật thi hành án hình sự 2010
- 5Kết luận 04/KL-TW kết quả thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 7Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 8Quyết định 27/2013/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1060/QĐ-TTg năm 2013 thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Hiến pháp 2013
- 11Thông tư 21/2013/TT-BTP quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền pháp luật và biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 12Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 13Quyết định 1500/QĐ-TTg năm 2014 thay đổi thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 1974/QĐ-TTg năm 2014 thay đổi Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- 16Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 17Luật Căn cước công dân 2014
- 18Luật Tổ chức Quốc hội 2014
- 19Luật ngân sách nhà nước 2015
- 20Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- 21Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015
- 22Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 23Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 24Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 25Bộ luật dân sự 2015
- 26Bộ luật hình sự 2015
- 27Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 28Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 29Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 30Luật tố tụng hành chính 2015
- 31Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
- 32Luật trưng cầu ý dân 2015
- 33Thông báo 419/TB-HĐPH ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tại phiên họp lần thứ sáu ngày 27 tháng 01 năm 2016
- 34Chương trình 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW năm 2015 về phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2015-2020 do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp ban hành
- 35Quyết định 1430/QĐ-TTg năm 2017 về kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 207/QĐ-HĐPH về Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2016 và định hướng 2016-2020
- Số hiệu: 207/QĐ-HĐPH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/02/2016
- Nơi ban hành: Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ
- Người ký: Hà Hùng Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra