Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1943/QĐ-UBND

An Giang, ngày 13 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP ĐỀ ÁN MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 (GỌI TẮT OCOP_AG)

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 11/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của UBND tỉnh về Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 162/TTr-SNN&PTNT ngày 23/7/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là OCOP_AG), với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Đề án: Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020.

2. Cơ quan lập Đề án: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang (Chi cục Phát triển nông thôn).

3. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn;

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức OCOP_AG: Ban hành hệ thống chính sách và hoàn thiện các hoạt động quản lý Đề án OCOP_AG (bao gồm chu trình OCOP, bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP, hệ thống giới thiệu và bán hàng OCOP,...) trên cơ sở cụ thể hóa các hướng dẫn của Trung ương để thực hiện Đề án OCOP_AG hiệu quả.

- Phát triển sản phẩm OCOP_AG: Xác định và lựa chọn ít nhất 10 sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tham gia Đề án OCOP_AG cấp tỉnh để được thúc đẩy hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2018-2020.

- Đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện Đề án OCOP_AG trong giai đoạn 2018-2020, bao gồm: (1) Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về Đề án OCOP_AG; (2) Xây dựng hệ thống quản lý thực hiện Đề án OCOP_AG; (3) Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực; (4) Cơ chế chính sách thực hiện; (5) Khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; (6) Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Đề án OCOP_AG; (7) Vốn và huy động nguồn lực; (8) Công tác xúc tiến thương mại và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm OCOP_AG.

4. Phạm vi thực hiện: 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

a) Về không gian: 11 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh An Giang.

b) Về thời gian: Nghiên cứu đề xuất giải pháp và kế hoạch thực hiện giai đoạn từ năm 2018-2020.

5. Đối tượng nghiên cứu

a) Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là các đặc sản vùng trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

(Các nhóm sản phẩm: (1) Thực phẩm: xoài, chúc, thốt nốt, bánh hạnh nhân, khô, mắm,...; (2) Đồ uống: rượu các loại, nước ép trái cây; (3) Thảo dược: đinh lăng, hà thủ ô, nghệ đen; (4) Vải và may mặc: dệt thổ cẩm, lụa Tân Châu; (5) Lưu niệm, nội thất, trang trí: mộc gia dụng, sản phẩm thêu dệt; (6) Dịch vụ du lịch nông thôn: du lịch sinh thái, du lịch lễ hội truyền thống,...)

b) Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh; trong đó chú trọng các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

6. Nội dung của Đề án:

• Triển khai thực hiện chu trình của Đề án OCOP_AG

• Phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP_AG (theo 6 nhóm)

• Hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm, dịch vụ OCOP_AG

• Công tác xúc tiến thương mại

• Tổng kết, đánh giá Đề án

7. Sản phẩm dự kiến của Đề án:

a) Phiếu câu hỏi thu thập thông tin.

b) Hoàn thiện được hệ thống tổ chức OCOP_AG trên cơ sở cụ thể hóa các hướng dẫn của Trung ương để thực hiện Đề án OCOP_AG hiệu quả.

c) Xác định và lựa chọn được ít nhất 10 sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tham gia Đề án OCOP_AG cấp tỉnh, để được thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản phẩm trong giai đoạn 2018-2020.

d) Đề xuất được các nhóm giải pháp thực hiện Đề án OCOP_AG trong giai đoạn 2018-2020.

đ) Báo cáo chính và tóm tắt Đề án.

e) File và đĩa CD.

8. Dự toán kinh phí thực hiện (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng): 374.143.000 đồng (Ba trăm, bảy mươi bn triệu, một trăm, bốn mươi ba ngàn đồng) từ nguồn kinh phí Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng thí điểm nhân rộng cánh đồng lớn và chuỗi liên kết, xúc tiến thương mại, chương trình hành động theo Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Cụ thể:

a) Chi phí chi ngày công xây dựng Đề án: 145.000.000 đồng (Một trăm, bn mươi lăm triệu đồng)

b) Chi các hoạt động khác trong quá trình xây dựng Đề án: 195.130.000 đồng (Một trăm, chín mươi lăm triệu, một trăm, ba mươi ngàn đồng)

c) Thuế giá trị gia tăng (10%): 34.013.000 đồng (Ba mươi bốn triệu, không trăm, mười ba ngàn đồng)

9. Tiến độ thực hiện: 04 tháng, từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2018.

Điều 2: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) tổ chức lập Đề án theo nội dung đề cương được phê duyệt đảm bảo yêu cầu về thời gian; trình tự nội dung lập, gởi lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, trình thẩm định và phê duyệt theo trình tự quy định, bảo đảm tiết kiệm kinh phí và hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện chủ đầu tư phải lựa chọn chuyên gia có đủ điều kiện năng lực; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương có liên quan để lập Đề án bảo đảm đồng bộ và khả thi.

Điều 3: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở TC;
- Sở CT, Sở KHCN, Sở KHĐT;
- Sở VHTT và DL;
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban tỉnh;
- Chi cục PTNT;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- P.KTN, P.HCTC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1943/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là OCOP_AG)

  • Số hiệu: 1943/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/08/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Lê Văn Nưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/08/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản