Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/2002/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2002 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Căn cứ Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2002/NQ-HĐ ngày 18 tháng 01 năm 2002 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội:
Xét Tờ trình số 1052/ TT- TP ngày 16 tháng 10 năm 2002 của Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân và dự thảo nghị quyết của Hội đòng nhân dân.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông Chánh Căn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN VÀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 157/2002/QĐ-UB ngày 21 tháng 11 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Bản quy định này áp dụng cho việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân bao gồm Quyết định, Chỉ thị và dự thảo Nghị quyết theo sự phân công của Hội đồng nhân dân.
Điều 2: Yêu cầu của soạn thảo, ban hành văn bản
Việc soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản và những yêu cầu đặc trưng của Thủ đô;
2. Bảo đảm rõ nội dung, ngắn, gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện;
3. Xác định rõ trách nhiệm, đối tượng thực hiện và cơ quan quản lý;
4. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc soạn thảo và ban hành văn bản;
5. Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan nhà nước trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản.
Điều 3: Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang và công dân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.
2. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của địa phương có thể được gửi tới các cơ quan Nhà nước cấp trên trước khi ban hành.
Điều 4: Rà Soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân phải được rà soát và hệ thống hoá cùng với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cùng cấp theo từng quý, từng năm.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố, các sở, ban, nghành của thành phố, Uỷ ban nhân dân quận, huyện tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn phải được gửi đến Sở Tư pháp và các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố có liên quan, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký ban hành, để kiểm tra bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản.
Điều 5: Lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm
1. Hàng năm Uỷ ban nhân dân quyết định chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm đề xuất kế hoạch xây dựng văn bản có liên quan đến hoạt động quản lý của đơn vị mình .
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đề xuất và dự thảo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố, Tư pháp quận, huyện. Ban Tư pháp xã có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đề xuất và dự thảo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của uỷ ban nhân dân cùng cấp.
3. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải được trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định trước 31 tháng 12 của năm trước. Chương trình phải xác định rõ danh mục các văn bản sẽ được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, cơ quan chủ trì, phối hợp soạn thảo, thời hạn hoàn thành, kinh phí thực hiện và các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng và ban hành văn bản.
SOẠN THẢO, LẤY Ý KIẾN, CHỈNH LÝ DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 6: Cơ quan chủ trì soạn thảo
1. Uỷ ban nhân dân phân công cơ quan chủ trì soạn thảo Quyết định. Chỉ thị. Cơ quan chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm về nội dung và tính khả thi của văn bản.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thành lập Tổ công tác soạn thảo văn bản. Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác.
Tổ công tác soạn thảo văn bản có nhiệm vụ:
a) Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan của Trung ương và địa phương:
b) Nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng: Văn bản có liên quan của cơ quan Nhà nước cấp trên; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:
c) Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội và các vấn đề khác có liên quan đến văn bản cần soạn thảo;
Chuẩn bị đề cương, biên soạn, chỉnh lý dự thảo và tờ trình;
Xác định các văn bản dự kiến bãi bỏ.
Điều 7: Tham gia ý kiến xây dựng dự thảo quyết định, chỉ thị.
1. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo gửi dự thảo tới các cơ quan , tổ chức cá nhân có liên quan để tham gia ý kiến trước khi trình Uỷ ban nhân dân.
2. Trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan chủ trì soạn thảo, nếu cơ quan tổ chức, cá nhân được hỏi ý kiến không trả lời coi như cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đã đồng ý với dự thảo.
Điều 8: Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
Việc dự thảo Nghị quyết do Hội đồng nhân dân giao cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện được tiến hành theo trình tự quy định tại Điều 6 và 7 Quy định này.
THẨM ĐỊNH, THAM GIA Ý KIẾN VÀ TRÌNH DỰ THẢO
Điều 9: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo đến Sở Tư pháp để thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân thành phố.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định:
a) Sự cần thiết ban hành văn bản;
b) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;
c) Tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật;
d) Sự phù hợp của văn bản với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và tình hình Kinh tế - xã hội ở địa phương;
e) Kỹ thuật soạn thảo và ngôn ngữ pháp lý.
Trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có quyền yêu cầu sơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, tài liệu cần thiết và thuyết trình về dự thảo.
3. Hồ sơ thẩm định gồm:
a) Bản dự thảo Quyết định, Chỉ thị;
b) Bản tổng hợp các ý kiến góp ý;
c) Các tài liệu khác có liên quan.
4. Tuỳ theo mức độ của văn bản, kết quả thẩm định văn bản được thông báo sau từ 5 đến 10 ngày, kể tù ngày nhận được hồ sơ thẩm định.
Điều 10: Tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
1. Trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến Sở Tư pháp để lấy ý kiến.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản vào các nội dung sau:
a) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;
b) Tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật;
c) Kỹ thuật soạn thảo và ngôn ngữ pháp lý.
Trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp huyện cung cấp thêm thông tin, tài liệu cần thiết và thuyết trình về dự thảo.
Thời gian tham gia ý kiến là 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Điều 11: Thẩm định dự thảo Quyết định, Chỉ thị của uỷ ban nhan dân cấp xã.
Trong trường hợp Ban Tư pháp không trực tiếp tham gia soản thảo, thì dự thảo quyết định. Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã phải có ý kiến của Ban Tư pháp trước khi trình Uỷ ban nhân dân.
Người được phân công soạn thảo có trách nhiệm tiếp thụ ý kiến chỉnh lý dự thảo Quyết định, Chỉ thị.
1.Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ trình ký tới UBND cùng cấp.
2. Hồ sơ trình ký gồm:
a) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
b) Văn bản thẩm định hoặc văn bản tham gia ý kiến của Sở Tư pháp;
c) Tờ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
d) Bản tổng hợp ý kiến;
e) Các tài liệu có liên quan.
CÔNG BỐ, ĐƯA TIN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 13: Công bố đưa tin trên báo, đài
1 Chậm nhất 15 ngày sau khi được ban hành, văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân Thành phố phải được đưa toàn văn nội dung lên mạng tin học chung của Thành phố.
2. Chậm nhất 15 ngày sau khi được ban hành, văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân Thàn phố phải được đưa tin toàn bộ nội dung cơ bản trên báo Kinh tế - Đô thị và Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội.
3.Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày ký ban hành, văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn phải được đưa tin toàn bộ hoặc nội dung cơ bản trên hệ thống thông tin truyền thanh của địa phương.
Điều 14: Niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố và Sở Văn hoá thông tin có trách nhiệm tổ chức một số điểm thông tín thường xuyên để niêm yết các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố.
2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức niêm yết các văn bản quy phạm pháp Luật của Uỷ ban nhân dân các cấp tại trụ sở và phổ biến tới nhân dân trên địa bàn.
Điều 15: Thành lập Ban chỉ đạo công tác soạn thảo và rà soát văn bản.
1. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo công tác soạn thảo và rà soát văn bản quy phạm pháp luật của thành phố.
2. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
a) Chỉ đạo Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của Thành phố tập hợp ngay các văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố có liên quan tới ngành mình quản lý. Đề xuất huỷ bỏ hoặc xây dựng những văn bản cập nhật được thông tin mới, phù hợp với quản lý hiện hành đưa vào kế hoạch hàng năm;
b) Chỉ đạo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện kiểm kê những văn bản do cấp mình ban hành, lập kế hoạch ban hành văn bản cho công tác quản lý ở địa phương;
c) Chỉ đạo công tác kiểm tra, đảm bảo việc tuân thủ các quy định của Nhà nước và Thành phố trong việc xây dựng, ban hành và rà soát văn bản;
d) Tổ chức chỉ đạo công tác thẩm định, tư vấn, xử lý các văn bản quan trọng, phức tạp của thành phố.
3. Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo được quy định trong Quy chế do Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành.
Điều 16: Trách nhiệm của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
1. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ soạn thảo, rà soát văn bản cho các sở, ban, ngành của thành phố và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương;
3. Tổng hợp việc ban hành văn bản của cơ quan, các cấp, các ngành thuộc Thành phố để đánh giá hiệu quả những văn bản ban hành;
4. Hàng năm cùng Ban pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố có kế hoạch kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Nhà nước và Thành phố đối với các đối tượng tham gia thực hiện.
Điều 17: Kinh phí thực hiện công tác soạn thảo và rà soát văn bản.
Hàng năm, cơ quan Tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí trên cơ sở kế hoạch, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã được Uỷ ban nhân dân phê duyệt.
- 1Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ chí minh về kế hoạch triển khai Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 164/2005/QĐ-UB về Kế hoạch triển khai thực hiện Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy định quy trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình
- 4Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 3032/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đến ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy định quy trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình
- 2Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 3032/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đến ngày 31/12/2013
- 1Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ chí minh về kế hoạch triển khai Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 164/2005/QĐ-UB về Kế hoạch triển khai thực hiện Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Nghị quyết số 22/2002/NQ-HĐ về nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Thủ đô năm 2002 do Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 4Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
- 5Nghị định 101/1997/NĐ-CP Hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Quyết định 157/2002/QĐ-UB về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của uỷ ban nhân dân và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 157/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/11/2002
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Hoàng Văn Nghiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/12/2002
- Ngày hết hiệu lực: 11/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra