ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1456/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 6 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1107/TTr-SNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
1. Cập nhật thủ tục hành chính mới được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định; Niêm yết, công khai thủ tục hành chính này trên trang thông tin điện tử của đơn vị;
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, hoàn thành việc cấu hình thủ tục hành chính trên phần mềm hệ thống xử lý một cửa tập trung;
3. Triển khai thực hiện giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điêu 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1456/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT | Tên thủ tục hành chính | Thời hạn giải quyết | Địa điểm thực hiện | Phí, lệ phí | Tên VBQPPL quy định TTHC |
A | Lĩnh vực Phòng, chống thiên tai |
|
|
|
|
1 | Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. (MS: 1.008408) | 03 ngày làm việc | Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh | Không | Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai |
2 | Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ. (MS: 1.008409) | 05 ngày làm việc | |||
3 | Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ (MS: 1.008410) | Không quy định |
Phần II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ: Chủ khoản viện trợ trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh lập hồ sơ tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cứu trợ; nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, sau đó nộp hồ sơ giấy tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Cán bộ Tiếp nhận và trả kết quả gửi phiếu hẹn trả kết quả cho Chủ khoản viện trợ.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ.
Bước 4: Chủ khoản viện trợ nhận kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc thông qua đường bưu điện hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.
Cách thức thực hiện:
Chủ khoản viện trợ nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Vào trang web dichvucong.thuathienhue.gov.vn để thực hiện các bước theo hướng dẫn trên trang web, các tệp đính kèm là file ảnh hoặc file PDF.
Sau đó Chủ khoản viện trợ nộp hồ sơ giấy và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc thông qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ (nội dung tại Phụ lục I Nghị định 50/2020/CP-NĐ);
- Văn bản của bên viện trợ thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ, danh mục các khoản viện trợ (có bản dịch tiếng Việt kèm theo);
- Các tài liệu khác liên quan đến khoản viện trợ theo quy định của pháp luật.
Sơ lượng hồ sơ: Không quy định.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ khoản viện trợ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Nội dung Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ theo Phụ lục I của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.
Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính: Tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
PHỤ LỤC I
CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỜ TRÌNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. TÊN KHOẢN VIỆN TRỢ
II. BÊN VIỆN TRỢ
III. CƠ QUAN CHỦ QUAN
Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản
IV. CHỦ KHOẢN VIỆN TRỢ
Tên và địa chỉ liên lạc của chủ khoản viện trợ
V. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆN TRỢ
- Bối cảnh thực hiện viện trợ
- Sự cần thiết của khoản viện trợ
VI. NỘI DUNG KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Mục tiêu của khoản viện trợ
2. Tổng giá trị khoản viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra USD)
3. Phương án phân bổ
Nêu chi tiết số lượng phân bổ theo địa chỉ tiếp nhận và giá trị phân bổ
4. Địa điểm tiếp nhận viện trợ
5. Thời gian thực hiện tiếp nhận viện trợ
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai tiếp nhận viện trợ khẩn cấp (bố trí kinh phí, phương tiện, trang thiết bị,...)
VIII. KINH PHÍ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu cụ thể các nguồn kinh phí, trách nhiệm bố trí kinh phí tiếp nhận viện trợ khẩn cấp cũng như hoạt động kiểm tra, đánh giá.
IX. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
2. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ: Chủ khoản viện trợ lập hồ sơ đề nghị Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ; nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, sau đó nộp hồ sơ giấy tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Cán bộ Tiếp nhận và trả kết quả gửi phiếu hẹn trả kết quả cho Chủ khoản viện trợ.
Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để có căn cứ phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 3: Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan trả lời bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh.
Nội dung ý kiến gồm: Sự phù hợp của khoản viện trợ quốc tế khắc phục hậu quả thiên tai với bối cảnh cụ thể của bộ, ngành, địa phương; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai; nguồn vốn; cam kết, điều kiện viện trợ của bên viện trợ và các bên tham gia (nếu có); khả năng đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của bên viện trợ; hiệu quả, tính bền vững sau khi kết thúc khoản viện trợ.
Bước 4: Trên cơ sở các ý kiến, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản giao chủ khoản viện trợ hoàn chỉnh Văn kiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 5: Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan.
Bước 6: Chủ khoản viện trợ nhận kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc thông qua đường bưu điện hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ bảy hàng tuần.
Cách thức thực hiện:
Chủ khoản viện trợ nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Vào trang web dichvucong.thuathienhue.gov.vn để thực hiện các bước theo hướng dẫn trên trang web, các tệp đính kèm là file ảnh hoặc file PDF.
Sau đó Chủ khoản viện trợ nộp hồ sơ giấy và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc thông qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản trình phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai của cơ quan Chủ khoản viện trợ;
- Văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ);
- Dự thảo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo mẫu Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.
Số lượng hồ sơ: không quy định
Thời hạn giải quyết: Tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trả lời bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Nội dung Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.
Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính: Tại khoản 2 Điều 13, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
PHỤ LỤC II
MẪU VĂN KIỆN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ
1. Tên khoản viện trợ
2. Bên viện trợ
3. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ khoản viện trợ
4. Thời gian dự kiến thực hiện viện trợ
5. Địa điểm thực hiện
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT
1. Cơ sở pháp lý
2. Bối cảnh và sự cần thiết tiếp nhận viện trợ
III. MỤC TIÊU TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
Nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của khoản viện trợ
IV. MÔ TẢ NỘI DUNG VIỆN TRỢ
Nêu rõ các nội dung viện trợ, hình thức viện trợ, phương thức tiếp nhận viện trợ, phương án phân bổ viện trợ, cơ chế phối hợp giữa các bên trong tiếp nhận viện trợ,....
V. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ khoản viện trợ
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Kế hoạch chi tiết việc thực hiện khoản viện trợ
2. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện khoản viện trợ
3. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện viện trợ
VII. TỔNG VỐN VIỆN TRỢ
1. Tổng vốn viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
- Vốn viện trợ không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ)
- Vốn đối ứng (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:
+ Hiện vật: Tương đương:……… (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
+ Tiền mặt:……… (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)
VIII. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CỦA BÊN TÀI TRỢ
Các điều kiện ràng buộc của Bên viện trợ (nếu có)
IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢN VIỆN TRỢ
Hiệu quả kinh tế - tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro sau khi kết thúc khoản viện trợ.
3. Tên thủ tục hành chính: Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ: Khi có sự cố thay đổi về mục tiêu, quy mô viện trợ, đơn vị sử dụng viện trợ đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ khoản viện trợ lập hồ sơ Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ; nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, sau đó nộp hồ sơ giấy tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Cán bộ Tiếp nhận và trả kết quả gửi phiếu hẹn trả kết quả cho Chủ khoản viện trợ.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan.
Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Trường hợp thay đổi các nội dung khác: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 3: Chủ khoản viện trợ nhận kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc thông qua đường bưu điện hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.
Cách thức thực hiện: Không quy định
Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định
Thời hạn giải quyết: Không quy định
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính: Tại điểm b khoản 2 Điều 14, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
- 1Quyết định 3185/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 4368/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới lĩnh vực phòng chống thiên tai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 3707/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 2400/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình
- 5Quyết định 1058/QĐ-UBND năm 2018 về bãi bỏ 04 thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông thôn mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Thái Bình tại Quyết định 3142/QĐ-UBND và 3141/QD-UBND
- 6Quyết định 1299/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái
- 7Quyết định 339/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phòng chống thiên tai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 390/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 9Quyết định 1097/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông ban hành
- 10Quyết định 299/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (bao gồm thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã)
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 3185/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Khánh Hòa
- 6Quyết định 4368/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới lĩnh vực phòng chống thiên tai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 3707/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 2400/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình
- 9Quyết định 1058/QĐ-UBND năm 2018 về bãi bỏ 04 thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông thôn mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Thái Bình tại Quyết định 3142/QĐ-UBND và 3141/QD-UBND
- 10Quyết định 1299/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái
- 11Quyết định 339/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phòng chống thiên tai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Quảng Bình
- 12Quyết định 390/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 13Quyết định 1097/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông ban hành
Quyết định 1456/QĐ-UBND năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 1456/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/06/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Thiên Định
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực