Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1337/QĐ-CHK

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VÊ VIỆC PHÊ DUYỆT BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA CẤP, GIA HẠN GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN ĐIỀU KHIỂN, VẬN HÀNH THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG, PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TẠI KHU VỰC HẠN CHẾ CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 quy định về Nhà chức trách hàng không;

Căn cứ Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011 quy định về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không;

Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-BGTVT ngày 14/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Bộ câu hỏi gồm 302 câu sử dụng để kiểm tra cấp giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay (có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; Quyết định này thay thế Quyết định số 615/QĐ-CHK ngày 18/4/2014 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.

Điều 3. Trưởng phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- - Như Điều 3;
- Cục trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, QLC (Hf:40b).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Võ Huy Cường

 

BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA CẤP GIẤY PHÉP

NHÂN VIÊN ĐIỀU KHIỂN, VẬN HÀNH THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG, PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TẠI KHU VỰC HẠN CHẾ CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1337/QĐ- CHK ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam)

BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA

Tổng số: 302 câu
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1337/QĐ-CHK ngày 20/6/2017)

A. Quy ước viết tắt đối với các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng trong nội dung Bộ câu hỏi kiểm tra.

1. Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014: Luật HKDD Việt Nam.

2. Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay: Nghị định 102.

3. Nghị định 147/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng: Nghị định 147.

4. Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay: Thông tư 17.

5. Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT ngày 25/11/2013 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không: Thông tư 46.

6. Thông tư 34/2014/TT-BGTVT ngày 11/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sơn tín hiệu trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay”: Thông tư 34.

7. Thông tư 53/2012/TT-BGTVT ngày 25/12/2012 quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng: Thông tư 53 về môi trường.

8. Thông tư 28/2010/TT-BGTVT ngày 13/9/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyên cơ: Thông tư 28.

9. Thông tư 53/2015/TT-BGTVT ngày 24/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 28/2010/TT-BGTVT ngày 13/9/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyên cơ: Thông tư 53 về chuyên cơ.

10. Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 18: 2015/CHK ngày 18/11/2015 Tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện hoạt động trên khu bay: TCCS 18.

11. Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 14:2013/CHK về hệ thống biển báo tại cảng hàng không dân dụng: TCCS 14.

B. Câu hỏi kiểm tra

I. Quy định chung về Cảng hàng không, sân bay (54)

1. Theo quy định của Thông tư số 17, khu bay có nghĩa là:

a. Khu vực cất hạ cánh và lăn của tàu bay.

b. Khu vực cất hạ cánh, lăn của tàu bay và nhà ga.

c. Phần sân bay dùng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn bao gồm cả khu cất hạ cánh và các sân đỗ tàu bay.

d. Phần sân bay dùng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, đường lăn, sân đỗ và nhà ga.

2. Theo quy định của Thông tư 17, vị trí chờ lên đường cất hạ cánh (Runway - holding position) nằm ở đâu?

a. Là vị trí chờ để cất cánh.

b. Vị trí được lựa chọn trên đường cất hạ cánh.

c. Vị trí được lựa chọn trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ.

d. Vị trí được lựa chọn trên đường lăn hoặc khu vực tới hạn của hệ thống thiết bị ILS/MLS.

3. Theo quy định của Thông tư 17, khu vực an toàn tại vị trí đỗ tàu bay (Aicraft Safety Area on the Parking):

a. Là khu vực hạn chế nằm trong ranh giới có đường kẻ màu đen xung quanh khu vực đỗ của tàu bay.

b. Là khu vực hạn chế nằm trong ranh giới có đường kẻ màu vàng xung quanh khu vực đỗ của tàu bay.

c. Là khu vực hạn chế nằm trong ranh giới có đường kẻ màu đỏ, viền đen xung quanh khu vực đỗ của tàu bay.

d. Là khu vực hạn chế nằm trong ranh giới có đường kẻ màu đỏ xung quanh khu vực đỗ của tàu bay.

4. Theo quy định tại Thông tư 17, các thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp cải tiến tại Việt Nam phải được cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật để đưa vào khai thác?

a. Người khai thác cảng hàng không, sân bay.

b. Cục Hàng không Việt Nam.

c. Cảng vụ hàng không.

d. Bộ Giao thông vận tải.

5. Theo quy định tại Thông tư 17, chu kỳ kiểm định phương tiện chuyên ngành hàng không được quy định như thế nào?

a. Phương tiện, chuyên ngành, hàng không được kiểm định theo chu kỳ 12 tháng kể từ ngày được cấp biển số hoặc từ lần kiểm định trước.

b. Phương tiện chưa qua sử dụng, chu kỳ kiểm định lần đầu là 24 tháng kể từ ngày được cấp biển số; Phương tiện đã qua sử dụng, chu kỳ kiểm định là 12 tháng, kể từ ngày được cấp biển số hoặc lần kiểm định trước.

c. Tùy theo tần suất phục vụ của loại phương tiện chuyên ngành hàng không đó

d. Tùy từng loại phương tiện chuyên ngành hàng không để quy định chu kỳ kiểm định cụ thể cho từng loại.

6. Theo quy định tại Thông tư 17, việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường phương tiện chuyên ngành hàng không do cơ quan, đơn vị nào đảm nhiệm?

a. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức đủ năng lực thực hiện.

b. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức đủ năng lực thực hiện.

c. Hội đồng kiểm định an toàn, kỹ thuật, môi trường của đơn vị quản lý khai thác hoặc cơ sở kiểm định kỹ thuật phù hợp với loại phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

d. Cả a và b.

7. Theo quy định tại Thông tư 17, phương tiện chuyên ngành hàng không, sân bay bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?

a. Không được kiểm định hoặc không đáp ứng yêu cầu khai thác theo tài liệu kỹ thuật của phương tiện hoặc gây sự cố tai nạn hàng không.

b. Không đáp ứng tiêu chuẩn khai thác an toàn, kỹ thuật, môi trường.

c. Gây sự cố, tai nạn hàng không.

d. a và b

8. Theo quy định tại Thông tư 17, quy cách biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, quy định chữ số đầu chỉ đơn vị quản lý khai thác phương tiện, chữ số 2 trong biển số là phương tiện của cơ quan, đơn vị nào?

a. Tổng công ty Hàng không Việt Nam,

b. Các Hãng hàng không

c. Người khai thác cảng hàng không, sân bay.

d. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không.

9. Theo quy định tại Thông tư 17, quy cách biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, quy định chữ số đầu chỉ đơn vị quản lý khai thác phương tiện: Chữ số 1 trong biển số là phương tiện của cơ quan, đơn vị nào?

a. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

b. Các Hãng hàng không.

c. Người khai thác cảng hàng không, sân bay.

d. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không.

10. Theo quy định tại Thông tư 17, việc khai thác phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, phải tuân thủ quy trình vận hành tiêu chuẩn của ai?

a. Người sản xuất, người khai thác phương tiện, tài liệu hướng dẫn của ICAO nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác.

b. Người sản xuất, người khai thác phương tiện, tài liệu hướng dẫn của IATA nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác.

c. Người khai thác Cảng hàng không, sân bay, nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác.

d. Người sản xuất, người khai thác cảng hàng không, sân bay, tài liệu hướng dẫn nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác.

11. Theo quy định tại Thông tư 17, quy định cơ quan, đơn vị nào ban hành hướng dẫn yêu cầu tối thiểu đối với việc khai thác phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay:

a. Người khai thác phương tiện hoặc Người quản lý phương tiện.

b. Cục Hàng không Việt Nam

c. Cảng vụ hàng không Việt Nam

d. Người khai thác cảng hàng không, sân bay.

12. Theo quy định tại Thông tư 17, quy định tích thước, màu sắc, biển số đăng ký, chữ và số trên biển số đăng ký của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, được làm theo quy định nào?

a. Kích thước, biển số đăng ký xe ô tô của cơ quan Nhà nước.

b. Kích thước, biển số đăng ký phương tiện theo quy định riêng của ngành hàng không.

c. Kích thước, biển số đăng ký phương tiện theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)

d. a hoặc c

13. Theo quy định tại Thông tư 17, tài liệu khai thác kỹ thuật của phương tiện bao gồm:

a. Nhật ký kỹ thuật, biên bản kỹ thuật, tài liệu thống kê kỹ thuật, báo cáo kỹ thuật, báo cáo đột xuất

b. Tài liệu hướng dẫn và tài liệu khai thác kỹ thuật.

c. Lý lịch và hồ sơ cải tạo, thay đổi kiểu loại.

d. Cả a, b, c

14. Theo quy định tại Thông tư 17, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật là:

a. Tài liệu do người chế tạo và người khai thác phương tiện ban hành để hướng dẫn việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thiết kế, bảo trì phương tiện.

b. Tài liệu do người chế tạo hoặc người khai thác phương tiện ban hành để hướng dẫn việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thiết kế, chế tạo, khai thác, bảo trì phương tiện.

b. Tài liệu đưa ra những thông tin kỹ thuật cần thiết, những quy định, hướng dẫn cụ thể cho người điều khiển, vận hành phương tiện, trang thiết bị.

c. Tài liệu nêu rõ cấu tạo, nguyên lý làm việc của phương tiện, trang thiết bị.

15. Theo quy định tại Thông tư 17, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật bao gồm:

a. Tài liệu khai thác kỹ thuật và lý lịch của phương tiện

b. Tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu hướng dẫn bảo trì, tài liệu huấn luyện kỹ thuật.

c. Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa

d. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất phương tiện

16. Theo quy định tại Thông tư 17, lý lịch kỹ thuật của phương tiện do ai xây dựng?

a. Người quản lý, khai thác phương tiện.

b. Người sản xuất phương tiện.

c. Người khai thác cảng hàng không.

d. Người sử dụng phương tiện

17. Theo quy định của Thông tư 17, tổ chức nào đề nghị cấp giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay?

a. Tổ chức quản lý nhân viên.

b. Cá nhân người lao động.

c. Doanh nghiệp hàng không

d. Nhân viên hàng không

18. Theo quy định của Thông tư 17, đối với giấy phép lần đầu, sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra, quyết định cấp giấy phép, hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy phép cho người đề nghị?

a. 10 ngày

b. 15 ngày.

c. 20 ngày.

d. 30 ngày.

19. Theo quy định của Thông tư 17, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy phép bị mất, hỏng trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định?

a. 03 ngày.

b. 05 ngày.

c. 07 ngày.

d. 10 ngày.

20. Theo quy định tại Thông tư 17, đường giao thông nội bộ trong cảng hàng không là?

a. Đường để các phương tiện, trang thiết bị di chuyển trong khu bay, không bao gồm tàu bay.

b. Đường giao thông trong ranh giới cảng hàng không, không bao gồm đường giao thông do địa phương quản lý và đường giao thông nội bộ trong sân bay.

c. Đường để các phương tiện, trang thiết bị di chuyển trong khu bay, bao gồm cả tàu bay.

d. a và b

21. Theo quy định tại Thông tư 17, đường giao thông trong cảng hàng không, sân bay, bao gồm những khu vực nào?

a. Đường giao thông nội bộ trong sân bay và đường giao thông nội bộ trong cảng hàng không

b. Đường giao thông trong và ngoài khu bay

c. Theo quy định của từng cảng hàng không

d. Đường giao thông trong và ngoài khu đường lăn, sân đỗ

22. Theo quy định Lại Thông tư 17, giao thông trong sân bay phải tuân thủ theo quy định nào?

a. Tài liệu khai thác sân bay

b. Quy định của pháp luật về giao thông

c. Quy định của người khai thác cảng hàng không

đ. Tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay,

23. Theo quy định tại Thông tư 17, giao thông ngoài sân bay được thực hiện theo quy định nào?

a. Theo quy định của người khai thác cảng hàng không, sân bay.

b. Theo quy định của Pháp luật về Giao thông đường bộ.

c. Theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định riêng của từng cảng hàng không, sân bay.

d. Theo quy định về an toàn của cảng hàng không, sân bay.

24. Theo quy định tại Thông tư 17, cơ quan nào thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện hệ thống quản lý an toàn sân bay?

a. Cục Hàng không Việt Nam

b. Cảng vụ hàng không

c. Người khai thác cảng hàng không, sân bay.

d. a và b

25. Theo quy định tại Thông tư 17, khi điều khiển phương tiện đi lại trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay gặp sự cố hoặc bị hư hỏng, người điều khiển,vận hành phương tiện phải xử lý thế nào?

a. Liên lạc với thợ sửa chữa để khắc phục sự cố, kịp thời phục vụ bay, nhanh chóng đưa phương tiện về các bãi tập kết để khắc phục sự cố.

b. Nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi khu vực phục vụ tàu bay. Trường hợp hư hỏng nhẹ, cho phép khắc phục ngay tại các bãi tập kết, các trường hợp khác phải đưa về xưởng của đơn vị để sửa chữa.

c. Báo ngay cho kiểm soát viên không lưu và nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi khu vực đang hoạt động để sửa chữa, không được tiến hành sửa chữa trên đường lưu thông của tàu bay và các phương tiện khác.

d. a và b

26. Theo quy định tại Thông tư 17, quy định khi tiếp cận tàu bay, nhân viên vận hành trang thiết bị cần tuân theo các quy tắc nào sau đây?

a. Đỗ đúng vị trí theo sơ đồ phục vụ của từng loại tàu bay và không được ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện khác hoạt động trên khu bay, có người hướng dẫn đối với các phương tiện tiếp cận tàu bay theo hình thức lùi và tiếp cận tàu bay theo đúng thứ tự quy định.

b. Chỉ được phép tiếp cận khi tàu bay đã dừng hẳn, đã chèn bánh, động cơ chính đã tắt; đỗ đúng vị trí theo sơ đồ phục vụ của từng loại phương tiện, trang thiết bị phục vụ tàu bay.

c. Chỉ được phép tiếp cận khi tàu bay đã dừng hẳn, đã chèn bánh, động cơ chính đã tắt, đèn nháy cảnh báo đã tắt; trừ trường hợp tàu bay phải có phương tiện hỗ trợ mới tắt được động cơ; tiếp cận tàu bay theo đúng thứ tự quy định; đỗ đúng vị trí theo sơ đồ phục vụ của từng loại tàu bay và không được ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện khác hoạt động trên khu bay; có người hướng dẫn đối với các phương tiện tiếp cận tàu bay theo hình thức lùi, trừ các phương tiện có hệ thống tự động tiếp cận tàu bay.

d. a và b

27. Theo quy định tại Thông tư 17, sân đỗ tàu bay (Apron) được định nghĩa:

a. Là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; xếp, dỡ hành lý, bưu gửi, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; cung ứng suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.

b. Là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; xếp, dỡ hành lý, thư, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá.

c. Là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để tiếp nhận nhiên liệu; cung ứng suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.

d. Là khu vực được xác định tại khu vực hạn chế cảng hàng không sân bay sử dụng cho việc đỗ tàu bay phục vụ vận tải hàng không.

28. Theo quy định tại Thông tư 17, đường lăn, sân đỗ tàu bay phải đảm bảo:

a. Đầy đủ đèn chỉ dẫn cho tàu bay tự lăn ra, vào vị trí đỗ từ đường cất hạ cánh an toàn theo tiêu chuẩn sân bay dân dụng.

b. Đầy đủ sơn tín hiệu, biển báo cho tàu bay tự lăn ra, vào vị trí đỗ từ đường cất hạ cánh an toàn theo tiêu chuẩn sân bay dân dụng.

c. Đầy đủ sơn tín hiệu, biển báo hoặc đèn chỉ dẫn cho tàu bay tự vận hành lăn an toàn vào vị trí theo tiêu chuẩn.

29. Theo quy định tại Thông tư 17, đối với cảng hàng không, sân bay, chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho việc tàu bay tự di chuyển an toàn vào vị trí đỗ thì:

a. Bắt buộc phải sử dụng xe dẫn đường tàu bay (follow-me) để dẫn dắt tàu bay vào vị trí đỗ.

b. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, có trách nhiệm cung cấp miễn phí dịch vụ xe dẫn đường tàu bay để dẫn dắt tàu bay vào vị trí đỗ.

c. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, chỉ cung cấp dịch vụ xe dẫn dường tàu bay vào vị trí đỗ theo yêu cầu của người khai thác tàu bay.

30. Theo quy định của Luật HKDD Việt Nam, cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay?

a. Cục Hàng không Việt Nam

b. Người khai thác cảng hàng không

c. Cảng vụ hàng không

d. Hãng hàng không

31. Theo quy định tại Luật HKDD Việt Nam, nhân viên hàng không là:

a. Những người hoạt động liên quan trực tiếp đến an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.

b. Những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.

c. Những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận và phải được ký hợp đồng lao động bằng văn bản với tổ chức sử dụng lao động.

d. a và b

32. Đối tượng phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước khi lên tàu bay theo quy định của Luật HKDD Việt Nam?

a. Tất cả nhân viên hàng không liên quan đến hoạt động bay, phi công, tiếp viên.

b. Hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hoá, bưu gửi và các vật phẩm khác.

c. Nhân viên hàng không, hành khách và thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay.

d. a và c.

33. Theo quy định tại Thông tư 53 về môi trường, trong hoạt động hàng không dân dụng, các giải pháp giảm thiểu khí thải được áp dụng đối với phương tiện, trang thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, bao gồm:

a. Thực hiện bảo dưỡng hệ thống phương tiện, trang thiết bị đúng chế độ quy định; Hạn chế hoạt động của động cơ khi phương tiện, thiết bị tạm dừng hoạt động; Áp dụng tốc đô, chế độ tăng tốc hợp lý khi phương tiện, thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

b. Thiết lập các tuyến giao thông nội cảng hợp lý nhằm giảm thiểu quãng đường hoạt động của phương tiện.

c. Thiết lập các tuyến giao thông tại khu vực hạn chế của Cảng hàng không, sân bay, phù hợp với phương tiện chuyên ngành hàng không nhằm giảm thiểu quãng đường hoạt động của phương tiện.

d. a, và c

34. Theo quy định tại Thông tư 53 về môi trường, trong hoạt động hàng không dân dụng, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong quá trình khai thác, bảo dưỡng hệ thống phương tiện và trang thiết bị, bao gồm:

a. Ngăn chặn rò rỉ trực tiếp hoặc gián tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất ra khu vực Cảng hàng không, sân bay, trong quá trình bảo dưỡng tàu bay, trong quá trình khai thác, bảo dưỡng hệ thống phương tiện và trang thiết bị.

b. Phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị trước khi xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cảng hàng không, sân bay, thực hiện bảo dưỡng, rửa tàu bay, phương tiện, trang thiết bị tại khu vực có hệ thống thu gom và phân tách dầu mỡ khỏi nước thải.

c. Ngăn chặn rò rỉ ra khu vực cảng hàng không, sân bay, trong quá trình bảo dưỡng tàu bay, phương tiện và trang thiết bị; Phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị trước khi xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cảng hàng không, sân bay; Thực hiện bảo dưỡng, rửa tàu bay, phương tiện, trang thiết bị tại khu vực có hệ thống thu gom và phân tách dầu mỡ khỏi nước thải.

d. a và b.

35. Theo quy định tại Thông tư 17, người và phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ tại khu bay phải đảm bảo các yêu cầu nào?

a. Tuân thủ tuyệt đối các quy định về công tác bảo đảm an ninh, an toàn tại cảng hàng không, sân bay; Giữ liên lạc thường xuyên, thông suốt bằng bộ đàm với đài kiểm soát không lưu và đài kiểm soát mặt đất, tuyệt đối tuân thủ huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu, mặc áo phản quang hoặc áo gắn dải phản quang; Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu theo tiêu chuẩn của ICAO theo cấp sân bay khi có tàu bay hoạt động.

b. Phải được sự đồng ý của người khai thác Cảng hàng không, sân bay, và kiểm soát viên không lưu.

c. Giữ liên lạc thường xuyên bằng bộ đàm với đài kiểm soát không lưu và đài kiểm soát mặt đất, tuyệt đối tuân thủ huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu, mặc áo có gắn dải phản quang; Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu theo tiêu chuẩn của ICAO theo cấp sân bay khi có tàu bay hoạt động.

36. Giới hạn khu vực lân cận Cảng hàng không, sân bay, được quy định trong Luật HKDD Việt Nam như thế nào?

a. 8 km tính từ ranh giới Cảng hàng không, sân bay trở ra.

b. 8 km tính từ điểm quy chiếu sân bay.

c. 8 km tính từ đài kiểm soát không lưu tại sân bay.

d. 8 km tính từ đường hạ cất cánh.

37. Theo quy định tại Thông tư 17, cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm chủ trì đối với việc thực hiện công tác phòng chống thiên tai, khẩn nguy sân bay, tìm kiếm cứu nạn tại cảng hàng không, sân bay?

a. Người khai thác cảng hàng không.

b. Cảng vụ hàng không.

c. Các Hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không

d. Chính quyền địa phương nơi có Cảng hàng không, sân bay và Cảng vụ hàng không.

38. Theo quy định tại Thông tư 17, cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay?

a. Cảng vụ hàng không.

b. Người khai thác cảng hàng không.

c. Người khai thác cảng hàng không và Cảng vụ hàng không

d. Các Hãng hàng không và Người khai thác cảng hàng không

39. Theo quy định tại Thông tư 17, cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không và chất lượng dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định?

a. Cảng vụ hàng không.

b. Các Hãng hàng không

c. Người khai thác cảng hàng không.

d. Cục Hàng không Việt Nam

40. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật HKDD Việt Nam và quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định nào?

a. Luật HKDD Việt Nam.

b. Luật khác có liên quan.

c. Luật quốc tế.

d. Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

41. Theo quy định của Luật HKDD Việt Nam, cảng hàng không là gì?

a. Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hành khách, hàng hóa và bưu gửi.

b. Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.

c. Cảng hàng không là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển.

d. Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.

42. Quy định "Hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ theo hệ thống quản lý an toàn sân bay đã được phê duyệt" được quy định tại văn bản nào?

a. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.

b. Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

c. Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

d. Quy định an toàn tại cảng hàng không, sân bay

43. Theo quy định của Luật HKDD Việt Nam, nhân viên hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo các loại giấy tờ gì?

a. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.

b. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, bằng lái xe theo quy định của pháp luật.

c. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, bằng lái xe theo quy định của pháp luật và của người khai thác cảng hàng không, sân bay.

d. a và c

44. Theo quy định của Luật HKDD Việt Nam, khu vực hạn chế của cảng hàng không sân bay là:

a. Khu vực của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không mà việc ra, vào và hoạt động tại đó phải tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh hàng không theo quy định.

b. Khu vực cảng hàng không, sân bay là nơi có công trình, phương tiện chuyên ngành hàng không mà việc ra, vào và hoạt động tại đó phải tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không.

c. Khu vực cảng hàng không, sân bay mà hoạt động tại đó phải tuân thủ các quy định của người khai thác cảng hàng không, sân bay.

d. b và c

45. Theo quy định tại Thông tư 17, phương tiện chuyên ngành hàng không là?

a. Phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, phục vụ trực tiếp cho các cơ quan, đơn vị có hoạt động khai thác thuộc cảng hàng không, sân bay.

b. Phương tiện, trang thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

c. Phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế, đường giao thông nội bộ trong cảng hàng không, phục vụ trực tiếp cho hoạt động của cảng hàng không, sân bay.

d. Phương tiện đặc chủng của ngành hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay.

46. Theo quy định tại Thông tư 17, giao thông trong sân bay phải tuân thủ theo quy định nào?

a. Tài liệu khai thác sân bay

b. Quy định của người khai thác cảng hàng không

c. Quy định của pháp luật về giao thông

d. Cả a, b, c

47. Theo quy định tại Thông tư 17, người và phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ tại khu bay phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu với tàu bay theo quy định của tổ chức nào?

a. Người khai thác cảng hàng không

b. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)

c. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA)

d. Cơ quan quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng

48. Theo quy định tại Thông tư 17, việc bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định nào?

a. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng

b. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

c. Quy định về bảo vệ môi trường của người khai thác cảng hàng không

d. a hoặc b hoặc c

49. Theo quy định tại Thông tư số 46, thẩm quyền áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù được quy định như thế nào?

a. Giám đốc doanh nghiệp mà nhân viên hàng không ký hợp đồng lao động có quyền áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không khi vi phạm.

b. Người sử dụng hoặc người được ủy quyền sử dụng nhân viên hàng không có quyền áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không khi vi phạm.

c. Người trực tiếp ký hợp đồng lao động với nhân viên hàng không có quyền áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không khi vi phạm.

d. a hoặc c

50. Theo quy định tại Thông tư số 46, đối với nhân viên hàng không khi bị tạm đình chỉ công việc thì chế độ tiền lương trong thời gian bị đình chỉ được thực hiện theo quy định nào?

a. Bộ luật Lao động

b. Luật HKDD Việt Nam

c. Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT ngày 25/11/2013 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không

d. Quy định của doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với nhân viên hàng không.

51. Theo quy định tại Thông tư số 46, quy định như thế nào đối với nhân viên hàng không bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự, có hành vi trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân và lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa?

a. Tạm đình chỉ công việc

b. Chấm dứt ngay hợp đồng lao động

c. Khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nếu vi phạm sẽ chấm dứt hợp đồng lao động.

d. a và c

52. Theo quy định tại Thông tư số 46, quy định như thế nào đối với việc sử dụng nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù bị kết án trong các vụ án hình sự, trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân và lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa?

a. Thực hiện quy định tại Bộ luật Lao động

b. Không ký hợp đồng lao động đối với nhân viên hàng không làm việc tại bất kỳ vị trí nào của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng

c. Không xét duyệt hồ sơ tuyển dụng đối với nhân, viên hàng không làm việc tại bất kỳ vị trí nào của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng

d. Không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

53. Theo quy định tại Thông tư số 46, trách nhiệm của người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng được thể hiện như thế nào?

a. Người sử dụng lao động quy định cụ thể các hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù trong nội quy của đơn vị.

b. Người trực tiếp ký hợp đồng lao động với nhân viên hàng không quy định rõ những hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù trong Hợp đồng lao động.

c. Giám đốc doanh nghiệp quy định những hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù của doanh nghiệp.

d. Người sử dụng nhân viên hàng không quy định cụ thể các hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù trong nội quy lao động của đơn vị.

54. Theo quy định tại Thông tư số 46, đối với doanh nghiệp có nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù bị kết án trong các vụ án hình sự, trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân và lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa thì trách nhiệm của người sử dụng nhân viên hàng không thể hiện như thế nào?

a. Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam khi nhân viên hàng không có hành vi vi phạm đồng thời thông báo cho cảng vụ hàng không trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại Cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.

b. Báo cáo Người khai thác cảng hàng không và Cảng vụ hàng không trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại Cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.

c. Chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù đồng thời báo cáo Cục Hàng không Việt Nam

d. Báo cáo Cảng vụ hàng không đồng thời thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay.

II. Quy định về điều khiển vận hành phương tiện (102)

1. Theo quy định tại TCCS 18, quy định về tiêu chuẩn vận hành động cơ như thế nào?

a. Đối với các phương tiện khu bay tự hành có số tự động thì không thể khởi động được động cơ khi cần số chưa ở vị trí trung hòa (N) hoặc ở vị trí đỗ (P)

b. Đối với các Phương tiện khu bay tự hành có số tự động thì không thể khởi động được động cơ khi phanh tay chưa cài

c. Cả a, b

2. Theo quy định tại TCCS 18, quy định về tiêu chuẩn vận hành như thế nào?

a. Với thiết bị tự hành có tay ga thì xe phải có chức năng khi tay ga chưa trả hết thì không cài được phanh tay

b. Với thiết bị tự hành có tay ga thì xe phải có chức năng không cài được số tiến hoặc lùi khi tay ga chưa trả hết

c. Cả a, b

3. Theo quy định tại TCCS 18, hệ thống phanh đỗ phải giữ được phương tiện đầy tải ở độ dốc như thế nào?

a. Độ dốc ít nhất là 4° (7%)

b. Độ dốc cao hơn 4° (7%) nếu người sử dụng yêu cầu

c. a và b

4. Theo quy định tại TCCS 18, để đạt năng suất và hiệu quả hoạt động cao nhất, các phương tiện phục vụ mặt đất cần có tính phổ biến, thông dụng, phù hợp như thế nào?

a. Phù hợp với địa hình và môi trường của tất cả các cảng hàng không

b. Phù hợp với tất cả các loại tàu bay khác nhau

c. Cả a và b

5. Theo quy định tại TCCS 18, để đảm bảo an toàn trong công tác khai thác vận hành phương tiện khu bay để phục vụ tàu bay ở mặt đất cần quan tâm đến các vấn đề gì?

a. Thiết kế tàu bay; thiết kế phương tiện mặt đất phục vụ tàu bay; tiêu chuẩn khai thác đối với các phương tiện mặt đất phục vụ tàu bay; quy trình phục vụ mặt đất.

b. Tài liệu kỹ thuật

c. Sổ tay hướng dẫn

d. Cả a, b, c

6. Theo quy định tại TCCS 18, khi thiết kế các phương tiện mặt đất phục vụ tàu bay các khoảng cách khai thác vận hành an toàn cần được quan tâm dựa trên cơ sở gì?

a. Tàu bay có trọng lượng khai thác lớn nhất

b. Tàu bay có trọng lượng khai thác nhỏ nhất

c. Theo quy định của nhà sản xuất phương tiện

7. Theo quy định tại TCCS 18, đối với xe kéo đẩy tàu bay, sử dụng xe có lực kéo/đẩy như thế nào?

a. Phù hợp với lực kéo/đẩy cần thiết của loại tàu bay

b. Lực kéo/đẩy của xe kéo đẩy tàu bay luôn lớn hơn lực kéo/đẩy cần thiết của loại tàu bay

c. Lực kéo/đẩy của xe kéo đẩy tàu bay tối thiểu phải bằng lực kéo/đẩy cần thiết của loại tàu bay

d. Lực kéo/đẩy của xe kéo đẩy tàu bay phải bằng hoặc lớn hơn lực kéo/đẩy cần thiết của loại tàu bay

8. Trong quá trình phục vụ tàu bay, trang thiết bị, phương tiện bị sự cố kỹ thuật nhân viên vận hành phải xử lý như thế nào?

a. Sửa chữa khắc phục, sau đó tiếp tục phục vụ

b. Dừng khai thác, báo cáo cán bộ quản lý, thay thế phương tiện khác để tiếp tục phục vụ

c. Dừng khai thác

9. Trong quá trình di chuyển trên sân đỗ tàu bay trang thiết bị, phương tiện bị sự cố kỹ thuật không thể di chuyển được có ảnh hưởng đến đường lăn tàu bay nhân viên vận hành phải xử lý như thế nào?

a. Sửa chữa khắc phục, sau đó tiếp tục phục vụ

b. Dừng khai thác, kéo về bãi tập kết, báo cáo cán bộ quản lý

c. Dừng việc điều khiển, vận hành, thông báo cho đài chỉ huy về sự cố, nhanh chóng gọi xe hỗ trợ để kéo trang thiết bị, phương tiện về khu vực an toàn, báo cáo cán bộ quản lý

10. Trường hợp bộ đàm đang sử dụng trên xe đầu kéo máy bay bị hỏng/ không hoạt động đột xuất khi xe đầu kéo máy bay đang di chuyển không tải trên đường lăn, nhân viên vận hành phải xử lý như thế nào?

a. Tiếp tục di chuyển nhanh đến vị trí an toàn.

b. Dừng lại ngay lập tức và sử dụng điện thoại di động gọi cho cán bộ trực đơn vị hỗ trợ.

c. Lập tức rời đường lăn và sử dụng điện thoại di động gọi cho Trực ban trưởng sân bay để được hướng dẫn.

d. Dừng lại ngay lập tức và sử dụng điện thoại di động gọi cho cán bộ trực đơn vị mang đến một bộ đàm tốt khác để thay thế.

11. Trường hợp xe nâng hàng bị hư hỏng đột xuất khi đang phục vụ tại máy bay, ngoài ra xe bị hư hỏng nặng không thể kéo xe ra khỏi bãi đỗ tàu bay, nhân viên vận hành phải xử lý như thế nào?

a. Thông báo cán bộ trực đơn vị đề nghị hỗ trợ, đồng thời thông báo ngay cho Trực ban trưởng sân bay.

b. Thông báo cán bộ trực đơn vị đề nghị hỗ trợ kỹ thuật và phương tiện để kéo xe nâng hàng về vị trí tập kết theo quy định.

c. Phải báo ngay cho Trực ban trưởng sân bay để kịp thời xử lý, kịp thời thông báo cho tổ bay, đại diện của hãng Hàng không và báo cáo cho cán bộ trực đơn vị.

d. Tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân hư hỏng và tìm cách khắc phục sửa chữa tại chỗ để nhanh chóng kéo xe về vị trí tập kết theo quy định.

12. Trong quá trình cấp điện phục vụ máy bay tại sân đỗ, bỗng nhiên phát hiện có ngọn lửa bốc lên từ cụm động cơ - máy phát điện của thiết bị. Theo phương án xử lý khẩn nguy, nhân viên vận hành phải có hành động xử lý nhanh chóng theo trình tự như thế nào?

a. Tắt máy khẩn cấp, thu hồi dây cáp cấp điện và nhanh chóng đưa xe/máy về vị trí bãi tập kết, tiến hành kiểm tra và khắc phục nguyên nhân gây ra cháy thiết bị.

b. Thông báo khẩn thợ máy mặt đất, ngắt công tắc cấp điện lên máy bay, ngắt và thu hồi đầu dây điện liên kết với máy bay, nhanh chóng tiến hành dập đám cháy bằng bình cứu hỏa trên thiết bị.

c. Kịp thời cách ly thiết bị bị cháy ra xa khỏi vị trí bãi đỗ máy bay và phương tiện phục vụ khác, thông báo ngay cho Trực ban trưởng sân bay, kịp thời thông báo cho tổ bay, đại diện của hãng Hàng không và báo cáo cán bộ trực đơn vị.

d. Cả b và c.

13. Nhân viên vận hành xe phục vụ đặc biệt chuẩn bị xuất phát rời khỏi máy bay sau khi đón khách, bất ngờ phát hiện xe bị cháy đột xuất. Theo phương án xử lý khẩn nguy, những hành động nào phải thực hiện ngay?

a. Thông báo cho trực ban trưởng Xí nghiệp và cán bộ trực đơn vị, nhanh chóng đưa xe về vị trí tập kết.

b. Nhanh chóng tiến hành dập đám cháy bằng bình cứu hỏa trên xe, thông báo cán bộ trực đơn vị trợ giúp hỗ trợ đưa xe rời khỏi máy bay.

c. Thông báo cho cán bộ trực đơn vị, tiến hành kiểm tra xem xét và xác định nguyên nhân, tham gia hỗ trợ di chuyển kịp thời người tàn tật ra khỏi xe.

d. Tắt máy bằng công tắc khẩn cấp, thông báo nhân viên trợ giúp khách hạn chế khả năng di chuyển khách thoát ra khỏi xe, nhanh chóng tiến hành dập đám cháy bằng bình cứu hỏa trên xe, kịp thời cách ly xe bị cháy ra xa khỏi vị trí bãi đỗ máy bay và phương tiện phục vụ khác, thông báo cho Trực ban trưởng sân bay kịp thời thông báo cho tổ bay, đại diện của hãng Hàng không, báo cáo cho cán bộ trực đơn vị.

14. Trong quá trình hoạt động trên sân đỗ tàu bay, khi xảy ra sự cố, tai nạn nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng và không cản trở cho hoạt động bay phải xử lý thế nào?

a. Báo cho cán bộ trực để xử lý.

b. Báo ngay cho trực ban trưởng sân bay và giữ nguyên hiện trường cho đến khi cơ quan chức năng có mặt để xử lý.

c. Báo cho đơn vị chủ quản và nhanh chóng thu dọn hiện trường.

15. Trong quá trình hoạt động trên sân đỗ tàu bay, khi xảy ra sự cố, tai nạn nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng và gây cản trở cho hoạt động bay phải xử lý thế nào?

a. Báo cho cán bộ trực để xử lý.

b. Báo ngay cho Trực ban trưởng sân bay và Tổ kiểm soát lưu thông sân đỗ nhanh chóng đánh dấu, chụp hình hiện trường và phương tiện liên quan sự cố/ tai nạn phải được di dời ngay sau đó.

c. Báo cho đơn vị chủ quản và nhanh chóng thu dọn hiện trường.

16. Trong quá trình kéo máy bay vào bãi đỗ nhân viên kéo máy bay quá vạch quy định phải xử lý thế nào?

a. Chèn bánh máy bay và cắt liên kết giữa máy bay với xe đẩy và di chuyển xe về nơi quy định.

b. Dùng số lùi để đẩy máy bay lùi lại đúng vạch dừng quy định, chèn bánh máy bay, cắt liên kết giữa máy bay với xe đẩy và di chuyển xe về nơi quy định.

c. Chèn bánh máy bay, cắt liên kết giữa máy bay với xe đẩy, quay xe và liên kết lại với máy bay, tháo chèn bánh máy bay và đẩy lùi máy bay đúng vạch dừng quy định, chèn bánh máy bay, cắt liên kết giữa máy bay với xe đẩy và di chuyển xe về nơi quy định.

17. Trường hợp máy bay đã dừng hẳn tại bãi đỗ, bánh trước máy bay đã được chèn nhưng động cơ chính và đèn chống va chạm chưa tắt, cầu ống hành khách có được phép tiếp cận cửa hành khách phía sau của máy bay không?

a. Được phép.

b. Được phép tiếp cận khi có sự đồng ý của thợ máy mặt đất.

c. Được phép tiếp cận khi có sự đồng ý của cơ trưởng

d. Không được phép.

18. Trường hợp khi đang cấp khí khởi động máy bay xảy ra sự cố mất liên kết ống cấp khí với máy bay phải xử lý thế nào?

a. Tắt động cơ ngay lập tức.

b. Đóng van cấp khí ngay lập tức và tắt động cơ.

c. Tắt động cơ và sau đó đóng van cấp khí.

19. Trường hợp xe nâng hàng đang tiếp cận máy bay, sàn nâng trước đột ngột nâng lên phải xử lý thế nào?

a. Tắt động cơ.

b. Tác động công tắc hạ sàn nâng.

c. Đóng công tắc khẩn cấp.

20. Tại khu vực hạn chế của cảng hàng không sân bay, công tác kéo đẩy tàu bay do ai chỉ huy?

a. Cơ trưởng chuyến bay

b. Thợ máy

c. Người giám sát phương tiện

d. Đài kiểm soát mặt đất

21. Nhân viên Điều khiển phương tiện Nguyễn Văn A được cấp thẻ Kiểm soát an ninh với ký hiệu khu vực hạn chế ghi trên thẻ là số 1 (Khu vực sân đỗ tàu bay, đường hạ cất cánh, đường lăn và các khu vực khác trong sân bay). Người thân của Ông Nguyễn Văn A sau khi làm thủ tục vào khu vực phòng chờ ga đi quốc nội để chờ lên tàu bay. Do muốn có thêm thời gian để trò chuyện với người thân, ông Nguyễn Văn A đã qua cửa soi chiếu nội bộ rồi vào khu vực ga đi quốc nội. Hành động này của ông Nguyễn Văn A được đánh giá như thế nào?

a. Sai quy định

b. Chấp nhận được do ông Nguyễn Văn A là nhân viên hàng không

c. Chấp nhận được với điều kiện ông Nguyễn Văn A đã được phép của nhân viên an ninh hàng không

22. Nhân viên Điều khiển, vận hành phương tiện khu bay được cấp thẻ Kiểm soát an ninh với ký hiệu khu vực hạn chế ghi trên thẻ là số 1. Khu vực số 1 được hiểu là khu vực?

a. Khu vực hành khách sau khi đã kiểm tra soi chiếu người và hành lý chờ để đi tàu bay (khu vực cách ly) và các khu vực hạn chế khác tại nhà ga đi quốc tế

b. Khu vực hành khách sau khi đã kiểm tra soi chiếu người và hành lý chờ để đi tàu bay (khu vực cách ly) và các khu vực hạn chế khác tại nhà ga đi nội địa

c. Khu vực phục vụ hành lý ký gửi, hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện sau khi đã được kiểm tra an ninh để đưa lên tàu bay tại cảng hàng không

d. Khu vực sân đỗ tàu bay, đường hạ cất cánh, đường lăn và các khu vực khác trong sân bay

23. Thẻ kiểm soát an ninh của nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang thiết bị phục vụ tàu bay chuyên cơ được quy định như thế nào?

a. Thẻ kiểm soát an ninh sử dụng nhiều lần với ký hiệu khu vực hạn chế ghi trên thẻ là số 1 màu đỏ

b. Thẻ kiểm soát an ninh sử dụng một lần với ký hiệu khu vực hạn chế là số 1 và mục đích là phục vụ chuyên cơ

c. Thẻ kiểm soát an ninh sử dụng nhiều lần với ký hiệu khu vực hạn chế ghi trên thẻ là số 1 và số 4 màu đen

d. a hoặc b

24. Theo quy định tại Nghị định số 102, người, đồ vật, phương tiện vào, rời, hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay, phải chịu sự kiểm soát hoạt động như thế nào?

a. Kiểm tra, giám sát về an ninh an toàn hàng không của người khai thác cảng hàng không

b. Kiểm tra, giám sát về an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

c. Kiểm tra, giám sát về an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý Nhà nước về hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

d. Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam

25. Theo quy định tại Nghị định số 102, cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát việc đăng kiểm kỹ thuật của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay?

a. Người khai thác cảng hàng không

b. Người khai thác và quản lý phương tiện chuyên ngành hàng không

c. Cảng vụ hàng không

d. Cục Hàng không Việt Nam

26. Theo quy định tại Nghị định số 102, đối với biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, cơ quan, đơn vị nào có thẩm quyền cấp hoặc thu hồi?

a. Cục Hàng không Việt Nam cấp và Cảng vụ hàng không thu hồi

b. Cục hàng không Việt Nam cấp và thu hồi

c. Cảng vụ hàng không cấp và thu hồi

d. Cơ quan nào cấp thì cơ quan đó mới có quyền thu hồi

27. Theo quy định tại TCCS 18, phương tiện khu bay phải đủ điều kiện như thế nào để thích ứng với môi trường?

a. Được thiết kế và làm bằng vật liệu theo quy định của từng loại phương tiện và phải đủ điều kiện thích ứng với mọi thay đổi của thời tiết.

b. Được thiết kế và làm bằng vật liệu theo quy định của phương tiện giao thông và đảm bảo điều kiện thích ứng với môi trường và sự thay đổi của khí hậu.

c. Được thiết kế và làm bằng vật liệu theo quy định của nhà sản xuất đối với từng loại phương tiện đảm bảo phù hợp với điều kiện về thời tiết và môi trường.

d. Được thiết kế và làm bằng vật liệu cho phép không bị phá hủy trong mọi điều kiện thay đổi của khí hậu, phải đủ điều kiện để thích ứng với môi trường nhiệt độ từ -5°C đến +60°C và độ ẩm không khí đến 100%.

28. Theo quy định tại TCCS 18, phương tiện khu bay để đủ điều kiện làm việc cả ngày và đêm phải được trang bị các thiết bị như thế nào?

a. Thiết bị cảnh báo phù hợp (đèn, tấm phản quang) theo quy định của nhà sản xuất phương tiện.

b. Thiết bị cảnh báo phù hợp (đèn, tấm phản quang) ở các phía của phương tiện.

c. Thiết bị cảnh báo cho từng loại phương tiện tùy theo nhiệm vụ cụ thể của phương tiện đó.

d. Thiết bị cảnh báo phù hợp (đèn, tấm phản quang) theo quy định của người khai thác và quản lý phương tiện.

29. Theo quy định tại TCCS 18, động cơ đốt trong của các phương tiện khu bay phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường như thế nào?

a. Theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.

b. Theo quy định tại Thông tư về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.

c. Theo quy định của người sản xuất phương tiện

d. Theo quy định của người khai thác cảng hàng không

30. Theo quy định tại TCCS 18, bán kính vòng quay của phương tiện khu bay được quy định như thế nào?

a. Bán kính vòng quay lớn nhất

b. Bán kính vòng quay nhỏ nhất

c. Tùy theo từng loại phương tiện

d. Theo quy định của nhà sản xuất đối với từng loại phương tiện

31. Theo quy định tại TCCS 18, đối với phương tiện khu bay dùng để kéo thì tốc độ kéo được quy định như thế nào?

a. Tốc độ kéo phải phù hợp với đầu kéo nhưng không vượt quá 20km/h

b. Tốc độ kéo phải phù hợp với đầu kéo nhưng không vượt quá 32km/h

c. Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất phương tiện dùng để kéo tại khu bay.

d. Tốc độ kéo phải phù hợp với đầu kéo nhưng không vượt quá tốc độ quy định của người khai thác cảng đối với phương tiện hoạt động tại khu bay

32. Theo quy định tại TCCS 18, phương tiện khu bay phải có khả năng hoạt động như thế nào?

a. Trong mọi điều kiện địa hình tại khu bay

b. Phù hợp với yêu cầu của người sử dụng

c. Trong mọi điều kiện tại khu bay và phù hợp với yêu cầu của người quản lý và khai thác phương tiện.

d. a và b

33. Theo quy định tại TCCS 18, công năng sử dụng đối với móc kéo của các phương tiện khu bay như thế nào?

a. Quy định của nhà sản xuất đối với từng loại phương tiện

b. Để lắp cáp hay cần kéo để khi gặp sự cố có thể kéo chúng về vị trí quy định.

c. Tất cả các phương tiện khu bay đều phải trang bị móc kéo để kéo khi cần.

d. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà sản xuất phương tiện

34. Theo quy định tại TCCS 18, đối với các phương tiện chạy bằng điện, dung tích của thùng nhiên liệu được xác định như thế nào?

a. Xác định bởi nhu cầu của người sử dụng phương tiện

b. Xác định bởi quy định của văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương tiện chuyên ngành hàng không

c. Xác định của nhà sản xuất phương tiện

d. Xác định bởi yêu cầu của Người khai thác cảng hàng không

35. Theo quy định tại TCCS 18, đối với các phương tiện khu bay tự di chuyển được thì vị trí tay lái được quy định như thế nào?

a. Phải có tay lái thuận (vị trí người lái ở bên trái theo chiều tiến của thiết bị) trừ trường hợp do tính chất của công việc đặc biệt thì xe có thể có tay lái nghịch hoặc tay lái giữa.

b. Vị trí tay lái căn cứ vào công năng sử dụng của phương tiện và do nhà sản xuất của phương tiện quy định

c. Phương tiện khu bay phải có tay lái thuận, căn cứ nhu cầu sử dụng của người khai thác phương tiện có thể thay đổi vị trí tay lái của phương tiện theo nhu cầu.

d. Tùy từng phương tiện để bố trí vị trí tay lại cho phù hợp.

36. Theo quy định tại TCCS 18, để lái xe an toàn và thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp, đối với các phương tiện khu bay tự hành phải được trang bị các thiết bị như thế nào?

a. Tùy từng loại phương tiện khu bay tự hành mà nhà sản xuất bố trí các thiết bị cảnh báo cho phù hợp

b. Phương tiện khu bay tự hành phải có đầy đủ các thiết bị phụ trợ theo quy định của người sử dụng phương tiện

c. Phương tiện khu bay tự hành phải có đủ đèn chiếu sáng và đèn cảnh báo.

đ. Phương tiện khu bay tự hành phải có đầy đủ các thiết bị chiếu sáng theo quy định của nhà sản xuất.

37. Theo quy định tại TCCS 18, đối với phương tiện khu bay sơ đồ hệ thống điện phải có trong tài liệu nào?

a. Tài liệu kỹ thuật đi kèm phương tiện

b. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất phương tiện

c. Tài liệu về hệ thống điện kèm theo phương tiện

d. Cả a, b, c

38. Theo quy định tại TCCS 18, đối với tài liệu kỹ thuật của các phương tiện khu bay được quy định như thế nào?

a. Tài liệu kỹ thuật phù hợp cho việc khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa

b. Tài liệu kỹ thuật phù hợp với công năng sử dụng của phương tiện

c. Tài liệu kỹ thuật phù hợp với công năng sử dụng và quản lý của người khai thác phương tiện

d. Tài liệu kỹ thuật theo quy định của nhà sản xuất phương tiện

39. Theo quy định tại TCCS 18, đối với mọi thay đổi, cải tiến về phụ tùng thay thế phải thực hiện như thế nào?

a. Phải được thông báo cho người điều khiển và người quản lý phương tiện

b. Phải được thông báo cho Người khai thác vận hành bằng văn bản

c. Phải theo đúng quy định của người sản xuất

d. Phải có sự đồng ý của người quản lý phương tiện

40. Theo Tiêu chuẩn cơ sở 18, phương tiện chuyên dùng trong ngành hàng không hoạt động trên khu bay là?

a. Phương tiện (bao gồm các loại xe, mooc, thiết bị không có bánh xe di chuyển được, có gắn động cơ hoặc không gắn động cơ), có kết cấu đặc thù hoặc được hoán cải, trang bị những thiết bị để thực hiện việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không; các thiết bị hàng không phục vụ việc khai thác tàu bay và hoạt động bảo dưỡng tàu bay.

b. Phương tiện có thể tự di chuyển trên khu bay hoặc được hỗ trợ di chuyển từ các phương tiện khác (bao gồm các loại xe, mooc, thiết bị không có bánh xe di chuyển được, có gắn động cơ hoặc không gắn động cơ) để phục vụ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện bằng đường Hàng không và phục vụ công tác kỹ thuật cho tàu bay.

c. Phương tiện chuyên dùng, phương tiện đặc chủng trong ngành hàng không có thể tự di chuyển hay không tự di chuyển trên khu bay để phục vụ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện bằng đường Hàng không; các thiết bị hàng không phục vụ việc khai thác tàu bay và hoạt động bảo dưỡng tàu bay.

41. Theo quy định tại Thông tư 17, người điều khiển, vận hành phương tiện, trang thiết bị hoạt động trên khu bay phải thực hiện quy định nào dưới đây?

a. Không được hút thuốc trên khu bay, tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động và quy định phòng chống cháy nổ theo quy định; mặc trang phục làm việc đúng quy định của đơn vị.

b. Không được hút thuốc khi thực hiện nhiệm vụ, tuân thủ các giới hạn tốc độ theo quy định.

c. Nắm chắc quy tắc về an toàn lao động và quy định phòng chống cháy nổ, mặc trang phục đúng tiêu chuẩn

d. b và c

42. Theo quy định tại Thông tư 17, sự cố phương tiện va chạm với phương tiện, trang thiết bị hoặc với người tại cảng hàng không, sân bay, được phân loại tương đương với mức nào?

a. Sự cố nghiêm trọng (mức B)

b. Sự cố uy hiếp an toàn mức cao (mức C)

c. Sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn (mức D)

d. Vụ việc (mức E)

43. Theo quy định tại Thông tư 17, sự cố gây hư hỏng phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay được phân loại như thế nào?

a. Sự cố nghiêm trọng (mức B)

b. Sự cố uy hiếp an toàn mức cao (mức C)

c. Sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn (mức D)

d. Vụ việc (mức E)

44. Theo quy định tại Thông tư 17, tổ chức, cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện tự nguyện báo cáo các vụ việc có nguy cơ gây mất an toàn khai thác cảng hàng không sân bay đến cơ quan, tổ chức nào?

a. Cục Hàng không Việt Nam

b. Người khai thác cảng hàng không

c. Cơ quan quản lý Nhà nước hoạt động tại cảng hàng không

d. Cả a, b, c

45. Theo quy định tại Thông tư 17, thiết bị liên lạc gắn trên phương tiện khi di chuyển trên khu bay được quy định tại tài liệu nào?

a. Tài liệu khai thác cảng hàng không

b. Tài liệu khai thác phương tiện

c. Tài liệu khai thác sân bay

d. Cả a, b, c

46. Theo quy định tại Thông tư 17, niên hạn sử dụng của các phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay được quy định như thế nào?

a. Tuân thủ theo quy định của người khai thác cảng

b. Tuân thủ theo tiêu chuẩn áp dụng

c. Tuân thủ theo quy định của pháp luật về phương tiện giao thông

47. Theo quy định tại Thông tư 17, cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện, cập nhật về tài liệu kỹ thuật, quy trình khai thác, bảo trì, quy định về bảo đảm an toàn khai thác tại khu bay cho nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang thiết bị hoạt động tại khu bay?

a. Người khai thác cảng hàng không

b. Người quản lý, khai thác phương tiện, trang thiết bị.

c. Trung tâm đào tạo được Cục Hàng không công nhận

d. a hoặc b hoặc c

48. Theo quy định tại Thông tư 17, giấy phép khai thác thiết bị hàng không bị thu hồi trong trường hợp nào?

a. Thiết bị gây mất an toàn cho hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

b. Thiết bị đã từng gây mất an toàn cho hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

c. Khai thác thiết bị có khả năng gây mất an toàn cho hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

49. Theo quy định tại Thông tư 17, biển số của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay bị thu hồi khi nào?

a. Hết niên hạn sử dụng đối với các xe có niên hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất

b. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không không còn nhu cầu sử dụng phương tiện để hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

c. Hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật đối với phương tiện giao thông.

d. a và b

50. Theo quy định tại Thông tư 17, cơ quan, đơn vị nào quy định cụ thể tốc độ tối đa của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay?

a. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng cảng hàng không sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay, sẽ quy định cụ thể tốc độ tối đa của phương tiện.

b. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng loại phương tiện, người quản lý, khai thác phương tiện sẽ quy định cụ thể tốc độ của phương tiện.

c. Cảng vụ hàng không quy định tốc độ đối với tất cả các phương tiện

d. Áp dụng tốc độ theo quy định đối với phương tiện chuyên ngành hàng không

51. Theo quy định tại Thông tư 17, Tài liệu hướng dẫn bảo trì phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay là?

a. Tài liệu đưa ra các thông tin và hướng dẫn cần thiết cho công tác bảo dưỡng phương tiện, thiết bị.

b. Tài liệu đưa ra các thông tin và hướng dẫn cần thiết cho công tác bảo trì phương tiện.

c. Tài liệu đưa ra các thông tin và lịch sử quá trình bảo dưỡng của phương tiện.

d. Tài liệu đưa ra các thông tin và thời gian của lần được bảo dưỡng gần nhất của phương tiện.

52. Theo quy định tại Thông tư 17, Tài liệu huấn luyện kỹ thuật của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay, do cơ quan, đơn vị nào biên soạn và phê chuẩn trước khi sử dụng?

a. Nhà chế tạo, người khai thác phương tiện hoặc các cơ sở huấn luyện.

b. Cơ sở đào tạo được Cục HKVN công nhận

c. Người quản lý và khai thác phương tiện

d. Người khai thác cảng hàng không

53. Theo quy định tại Thông tư 17, tài liệu khai thác kỹ thuật của phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay là?

a. Tài liệu cần thiết cho người khai thác cảng đối với việc quản lý kỹ thuật của phương tiện

b. Tài liệu cần thiết cho quá trình khai thác và quản lý kỹ thuật của phương tiện.

c. Tài liệu cần thiết cho người quản lý, khai thác phương tiện

d. Tài liệu cần thiết cho người quản lý và nhân viên điều khiển phương tiện.

54. Theo quy định tại Thông tư 17, báo cáo đột xuất đối với phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không sân bay là:

a. Báo cáo khi phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay gây ra sự cố hỏng hóc đối với tàu bay

b. Báo cáo khi phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay có khả năng gây mất an toàn tại cảng hàng không

c. Báo cáo khi phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay đột ngột xảy ra sự cố hỏng hóc của phương tiện

55. Theo quy định tại Thông tư 17, lý lịch kỹ thuật của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay là:

a. Tài liệu ghi lại các thông số kỹ thuật của phương tiện

b. Tài liệu ghi lại nguồn gốc, xuất xứ, tên, ký hiệu, chức năng chính, quá trình hoạt động, bảo trì phương tiện.

c. Tài liệu ghi lại quá trình vận hành, sử dụng và lịch sử bảo trì phương tiện

d. Tài liệu ghi lại thông tin của nhà sản xuất và nguồn gốc của phương tiện

56. Theo quy định tại Thông tư 17, nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không thường xuyên hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay phải huấn luyện lại để đảm bảo an toàn khai thác khi nào?

a. Nhân viên bị cơ quan quản lý nhà nước xử lý vi phạm hành chính và thu giấy phép

b. Nhân viên không có giấy phép điều khiển, vận hành phương tiện do Cục Hàng không Việt Nam cấp

c. Nhân viên không được giao thực hiện công việc tại khu vực hạn chế Cảng hàng không, sân bay từ 03 tháng trở lên

d. Nhân viên có khả năng gây mất an toàn khi điều khiển, vận hành phương tiện, trang thiết bị

57. Theo quy định tại Thông tư 17, giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay được cấp lại trong trường hợp nào?

a. Hết thời hạn hiệu lực của giấy phép

b. Giấy phép bị mất, hỏng

c. Giấy phép bị thu hồi

d. a và b

58. Theo quy định tại Thông tư 17, để được cấp giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay nhân viên hàng không phải qua kỳ kiểm tra sát hạch do cơ quan, đơn vị nào tổ chức?

a. Trung tâm đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam công nhận

b. Cảng vụ hàng không

c. Cục Hàng không Việt Nam

d. b và c

59. Theo quy định tại Thông tư 17, nhân viên hàng không thực hiện nhiệm vụ gì phải có giấy phép lái xe cơ giới đường bộ còn hiệu lực?

a. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị chuyên ngành hàng không

b. Nhân viên điều khiển phương tiện chuyên ngành hàng không

c. Nhân viên hàng không thực hiện nhiệm vụ tại khu bay

d. a và b

60. Theo quy định tại Thông tư 17, giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay, bị thu hồi trong trường hợp nào sau đây?

a. Nhân viên vi phạm quy định của Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam

b. Nhân viên có hành vi vi phạm uy hiếp trực tiếp đến an toàn an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, có hành vi che dấu vi phạm quy định về an toàn an ninh hàng không; Giấy phép bị tẩy xóa, được sử dụng không đúng mục đích.

c. Nhân viên vi phạm quy định của Luật HKDD Việt Nam và các quy định của pháp luật vê phương tiện giao thông.

65. Theo quy định tại Thông tư 17, nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay khi bị phát hiện sử dụng chất gây nghiện sẽ bị Cục Hàng không Việt nam xử lý như thế nào?

b. Thu hồi giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không.

c. Yêu cầu cơ quan, đơn vị quản lý nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động và thu hồi giấy phép

d. Thu hồi chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ nhà sản xuất của phương tiện, trang thiết bị

66. Theo quy định tại Thông tư 17, đối với nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay, bị kết án trong các vụ án hình sự, Cục hàng không Việt Nam sẽ xử lý như thế nào?

a. Yêu cầu cơ quan, đơn vị quản lý nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động.

b. Thu hồi giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không.

c. Thông báo với người khai thác cảng hàng không nơi nhân viên làm việc.

d. Cả a, b, c

67. Theo quy định tại Thông tư 17, người điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay, được thực hiện công việc như thế nào?

a. Chỉ được thực hiện công việc theo sự phân công của đơn vị quản lý nhân viên

b. Chỉ được thực hiện công việc ghi trong giấy phép

c. Chỉ thực hiện công việc theo Hợp đồng lao động

68. Theo quy định tại Thông tư 17, người điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay, khi phương tiện tiếp cận hoặc rời khỏi tàu bay phải thực hiện yêu cầu như thế nào?

a. Không được tăng tốc hoặc phanh đột ngột

b. Không được để phương tiện chết mấy đột ngột khi đang điều khiển

c. Nhiên liệu của phương tiện luôn đủ khi hoạt động

d. Cả a, b, c

69. Theo quy định tại Thông tư 17, khi phương tiện chuyển bánh, lưu thông trên đường công vụ, chuyển hướng tiếp cận tàu bay vòng tránh, lùi sau, người điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay, phải thực hiện yêu cầu như thế nào?

a. Thực hiện theo quy định của người khai thác cảng về giao thông nội cảng

b. Thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông

c. Quan sát trước, sau, làm chủ được tốc độ

70. Theo quy định tại Thông tư 17, người điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay phải thực hiện yêu cầu như thế nào?

a. Chỉ được thực hiện công việc ghi trong Giấy phép

b. Chấp hành hướng di chuyển, phương thức di chuyển tránh va chạm với các phương tiện khác

c. Làm chủ tốc độ trong mọi tình huống, điều kiện

d. Cả a, b, c

71. Theo quy định tại Thông tư 17, cơ quan, đơn vị nào quy định về tuyến, hành lang và luồng chạy của các phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay?

a. Cục Hàng không Việt Nam

b. Người khai thác cảng hàng không, sân bay

c. Người quản lý và khai thác phương tiện

d. b và c

72. Theo quy định tại Thông tư 17, trang phục của người điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay được quy định như thế nào?

a. Mặc trang phục làm việc đúng quy định của ngành hàng không

b. Luôn phải mặc hang phục có gắn dải phản quang

c. Mặc trang phục làm việc đúng quy định của đơn vị

d. Cả a, b, c

73. Theo quy định tại Thông tư 17, người điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay khi nào phải liên tục giữ liên lạc và tuân theo hướng dẫn của kiểm soát viên không lưu?

a. Khi có nhu cầu di chuyển trên hoặc cắt ngang qua đường cất hạ cánh, đường lăn

b. Khi có nhu cầu di chuyển trên đường công vụ

c. Khi có nhu cầu di chuyển trên sân đỗ tàu bay

d. Cả a, b, c

74. Theo quy định tại Thông tư 17, trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ người điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay phải làm gì khi phương tiện gặp sự cố hoặc hư hỏng?

a. Không được tiến hành sửa chữa trên đường lưu thông của tàu bay và các phương tiện khác

b. Không đưa phương tiện ra khỏi khu vực đang hoạt động để sửa chữa.

c. Không báo cáo cho kiểm soát viên không lưu

d. Thực hiện theo quy định của người khai thác cảng, hàng không

75. Theo quy định tại Thông tư 17, người điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay phải dừng lại quan sát khi nào?

a. Khi nhận được chỉ dẫn của kiểm soát viên không lưu hoặc khi gặp biển báo dừng lại (Stop) trên đường công vụ

b. Khi gặp biển báo dừng lại (Stop) tại đường giao thông nội cảng

c. Khi gặp biển báo dừng lại (Stop) tại sân đỗ tàu bay

76. Theo quy định tại Thông tư 17, phương tiện, thiết bị hàng không hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay khi đã đến vị trí phục vụ, người điều khiển phải thực hiện công việc gì?

a. Tắt máy và chèn bánh

b. Phải kéo phanh tay

c. Chống chân hoặc chèn bánh

d. b và c

77. Theo quy định tại Thông tư 17, phương tiện chuyên ngành hàng không phải giảm tốc độ đến mức tối đa hoặc phải dừng lại để không gây mất an toàn trong những trường hợp nào?

a. Khi có tàu bay đang lăn

b. Khi chạy trên đường công vụ đến đoạn cắt ngang qua đường lăn

c. Khi tầm nhìn hạn chế

d. Cả a, b, c

78. Theo quy định tại Thông tư 17, khi tầm hạn chế người điều khiển, vận hành phương tiện chuyên ngành hàng không phải thực hiện yêu cầu để không gây mất an toàn?

a. Bật đèn tín hiệu.

b. Giảm tốc độ đến mức tối đa

c. Phải dừng phương tiện

d. b hoặc c

79. Theo quy định tại Thông tư 17, người điều khiển xe đầu kéo phải thực hiện các yêu cầu nào sau đây?

a. Không được kéo 4 đo-ly và tổng chiều dài các đo-ly tối thiểu là 12,2m (40 feet) kể cả chiều dài cần kéo

b. Không được kéo quá 4 đô-ly và tổng chiều dài các đo-ly tối đa là 12,2m (40 feet) không kể chiều dài cần kéo

c. Không được kéo quá 4 đô-ly và tổng chiều dài các đo-ly tối đa là 12,2m (40 feet) kể cả chiều dài cần kéo

d. Theo quy định an toàn của người khai thác cảng hàng không

80. Theo quy định tại Thông tư 17, trước khi điều khiển xe đầu kéo ngoài việc phải đảm bảo thùng đựng hàng được đậy nắp người điều khiển còn phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

a. Chốt của cần kéo đã được lắp chắc chắn, an toàn

b. Chốt của cần kéo phải được kiểm tra trước khi nắp

c. Chốt của cần kéo phải được người kiểm soát phương tiện mặt đất của đơn vị đồng ý sử dụng

d. Cả a, b, c

81. Theo quy định tại Thông tư 17, Tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, vào ban đêm hoặc khi trời mù, trời mưa, các loại phương tiện phải sử dụng đèn như thế nào?

a. Phải bật đèn chiếu (đèn cốt)

b. Phải bật đèn xoay

c. Không được dùng đèn pha

d. Cả a, b, c

82. Theo quy định tại Thông tư 17, đèn chiếu (đèn cốt) và đèn xoay của phương tiện chuyên ngành hàng không khi hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay được sử dụng khi nào?

a. Ban đêm

b. Khi trời mù, trời mưa

c. Cả ngày và đêm

d. a và b

83. Theo quy định tại Thông tư 17, tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay, vào ban đêm và khi tròi mù, trời mưa khi vận hành phương tiện chuyên ngành hàng không, đèn pha được sử dụng như thế nào?

a. Đèn pha được dùng bình thường

b. Không dùng đèn pha

c. Được sử dụng theo nhu cầu của người điều khiển phương tiện

d. Theo quy định về an toàn của Người khai thác cảng hàng không

84. Theo quy định tại Thông tư 17, tại khu vực hạn chế Cảng hàng không, sân bay nhân viên không được điều khiển phương tiện chạy cắt ngang qua khoảng cánh giữa?

a. Xe dẫn tàu bay và tàu bay đang lăn; tàu bay và nhân viên đánh tín hiệu mặt đất

b. Tàu bay và xe tra nạp nhiên liệu

c. Tàu bay và xe kéo đẩy tàu bay

d. Cả a, b, c

85. Theo quy định tại Thông tư 17, đối với khoảng cách giữa hệ thống hướng dẫn tàu bay vào điểm đỗ và tàu bay đang lăn vào vị trí đỗ tàu bay, nhân viên điều khiển phương tiện chuyên ngành hàng không tuyệt đối không được điều khiển phương tiện như thế nào?

a. Chạy song song

b. Dừng lại

c. Chạy cắt ngang qua

86. Theo quy định tại Thông tư 17, độ cao tối đa của phương tiện chuyên ngành hàng không khi di chuyển phía dưới cầu ống dẫn khách?

a. 3,70m

b. 3,80m

c. 3,90m

87. Theo quy định tại Thông tư 17, đối với xe tra nạp nhiên liệu có hệ thống phanh liên động (interlock), người điều khiển được phép thực hiện công việc gì?

a. Tắt động cơ trước khi rời khỏi vị trí điều khiển

b. Rời khỏi vị trí điều khiển

c. Bố trí người thay thế nếu muốn rời khỏi vị trí điều khiển

88. Theo quy định tại Thông tư 17, ngoài xe tra nạp nhiên liệu có hệ thống phanh liên động (interlock), khi động cơ đang hoạt động người điều khiển phương tiện chuyên ngành hàng không được thực hiện công việc gì?

a. Không được rời khỏi vị trí điều khiển

b. Tắt động cơ trước khi rời khỏi vị trí điều khiển

c. Bố trí người điều khiển thay khi rời vị trí

89. Theo quy định tại Thông tư 17, đối với các phương tiện trái với tính năng và mục đích sử dụng đã được cấp phép, người điều khiển phải thực hiện những công việc gì?

a. Thông báo cho người khai thác cảng hàng không trước khi sử dụng

b. Thông báo cho người quản lý và khai thác phương tiện trước khi sử dụng.

c. Không sử dụng

d. a và b

90. Theo quy định tại Thông tư 17, ngoài một số phương tiện có chức năng phục vụ phải di chuyển một phần phía dưới tàu bay trong quá trình phục vụ thì người điều khiển các phương tiện chuyên ngành hàng không khi phục vụ tàu bay phải thực hiện những công việc gì?

a. Không điều khiển phương tiện di chuyển dưới thân, cánh, động cơ tàu bay.

b. Không điều khiển phương tiện di chuyển phía dưới tàu bay

c. Không khởi động động cơ khi đang phục vụ tàu bay

91. Theo quy định tại Thông tư 17, khi tiếp cận tàu bay, người điều khiển phương tiện phải tuân theo các quy tắc nào sau đây?

a. Khi tàu bay đã dừng hẳn, đã chèn bánh, động cơ chính đã tắt, đèn nháy cảnh báo đã tắt (trừ trường hợp tàu bay phải có phương tiện hỗ trợ mới tắt được động cơ).

b. Khi được phép của kiểm soát viên không lưu

c. Khi được phép của bộ phận kiểm soát mặt đất tại sân

92. Theo quy định tại Thông tư 17, khi tiếp cận tàu bay, các phương tiện chuyên ngành hàng không được phép tiếp cận như thế nào?

a. Tiếp cận theo đúng thứ tự quy định

b. Xe thang được phép tiếp cận đầu tiên

c. Cầu ống dẫn khách được phép tiếp cận đầu tiên

d. b hoặc c

93. Theo quy định tại Thông tư 17, ngoài các phương tiện có hệ thống tự động tiếp cận tàu bay thì đối với các phương tiện chuyên ngành hàng không khi tiếp cận tàu bay theo hình thức lùi phải?

a. Theo huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu

b. Có người hướng dẫn

c. Theo chỉ dẫn của bộ phận kiểm soát phương tiện mặt đất tại sân

d. a hoặc b hoặc c

94. Theo quy định tại Thông tư 17, khi tiếp cận tàu bay, các phương tiện chuyên ngành hàng không phải đỗ đúng vị trí theo nguyên tắc nào?

a. Theo quy định an toàn của từng cảng hàng không, sân bay,

b. Theo quy định của Người khai thác cảng hàng không

c. Theo sơ đồ phục vụ của từng loại tàn bay

d. Theo sơ đồ phục vụ tàu bay của phương tiện chuyên ngành hàng không

95. Theo quy định tại Thông tư 17, khi đang nạp nhiên liệu lên tàu bay, vị trí đỗ của các phương tiện hoạt động trên khu bay được quy định như thế nào?

a. Đỗ cách tàu bay 15m không được khởi động động cơ

b. Đỗ trong phạm vi 15m tính từ vị trí tra nạp lên tàu bay không được khởi động động cơ

c. Đỗ cách vị trí tra nạp lên tàu bay là 15m không được khởi động động cơ.

d. Đỗ ngoài phạm vi 15m tính từ vị trí tra nạp lên tàu bay không được khởi động động cơ.

96. Theo quy định tại Thông tư 17, người điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay phải thực hiện quy định không được hút thuốc như thế nào?

a. Không được hút thuốc khi thực hiện nhiệm vụ

b. Không được hút thuốc tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

c. Không được hút thuốc khi điều khiển, vận hành phương tiện, trang thiết bị chuyên ngành hàng không

d. Không được hút thuốc trên khu bay

97. Theo quy định tại Thông tư 17, cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm ban hành, tổ chức phổ biến và thực hiện các quy tắc an toàn trên khu bay?

a. Người khai thác cảng hàng không, sân bay.

b. Cảng vụ hàng không

c. Người khai thác và quản lý phương tiện chuyên ngành hàng không

d. a và c

98. Theo quy định tại Thông tư 17, cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm định phương tiện chuyên ngành hàng không, hướng dẫn nội dung kiểm định, thực hiện công tác giám sát kiểm định?

a. Cục Hàng không Việt Nam

b. Tổ chức đủ năng lực được Cục Hàng không Việt Nam chỉ định

c. Người khai thác cảng hàng không

d. a hoặc b

99. Theo quy định tại Thông tư 17, trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch không bị mưa, các phương tiện chữa cháy phải đảm bảo thời gian phản ứng như thế nào?

a. Không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của đường cất hạ cánh đang hoạt động và không quá 03 phút để đi đến bất cứ điểm nào trong khu bay

b. Không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ và không quá 03 phút để đi đến bất cứ điểm nào của khu bay

c. Không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của đường cất hạ cánh, đường lần, sân đỗ đang hoạt động và không quá 03 phút để đi đến bất cứ điểm nào của khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay.

d. Không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của khu bay và không quá 03 phút để đi đến bất cứ điểm nào trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

100. Khi nhận được thông tin về điều kiện thời tiết cực đoan/sấm, sét nhân viên điều khiển vận hành cần làm gì?

a. Chủ động trú ẩn tại các khu vực an toàn

b. Tạm dừng các công việc trên cao, không sử dụng tai nghe, bộ đàm liên lạc

c. Vẫn khai thác bình thường, tránh những điểm có sét

d. a và b

101. Trong điều kiện tầm nhìn hạn chế nhân viên điều khiển vận hành đang di chuyển trên sân đỗ tàu bay cần làm gì?

a. Bật đèn nhận biết, di chuyển đúng làn đường, kiểm soát tốc độ, chú ý khi chuyển hướng hoặc những điểm giao cắt

b. Bật đèn chiếu sáng (pha)

c. Dừng khai thác

d. Cả a, b

102. Hiện tượng thời tiết cực đoan là gì?

a. Mưa giông, lốc xoáy, mưa đá, gió giật mạnh từ cấp 6 trở lên

b. Tầm nhìn hạn chế, sấm, sét

c. Cả a và b

III.Quy định về biển báo, sơn kẻ tín hiệu (26)

1. Theo quy định tại Thông tư 34, khu vực tập kết trang thiết bị mặt đất được sơn màu gì?

a. Màu đỏ

b. Màu vàng

c. Màu trắng

2. Theo quy định tại Thông tư 34, giới hạn an toàn vị trí đỗ của tàu bay được sơn màu gì trên sân đỗ tại mỗi vị trí đỗ của tàu bay?

a. Màu đỏ

b. Màu vàng

c. Màu trắng

3. Theo quy định tại Thông tư 34, vị trí đỗ tàu bay được sơn màu gì trên sân đỗ tàu bay?

a. Màu đỏ

b. Màu vàng

c. Màu trắng

4. Theo quy định tại Thông tư 34, ý nghĩa của vệt sơn kép màu vàng được sơn tại các khu vực ranh giới sân đỗ tàu bay?

a. Đường giới hạn sân đỗ tàu bay

b. Đường giới hạn phạm vi an toàn bãi đỗ tàu bay

c. Đường lưu thông của các phương tiện khu bay.

5. Theo quy định tại Thông tư 34, sơn tín hiệu đường công vụ được sơn màu gì trên mặt sân, đường nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động khai thác tàu bay trên sân đỗ?

a. Màu đỏ

b. Màu vàng

c. Màu trắng

6. Theo quy định tại Thông tư 34, ý nghĩa của sơn tín hiệu màu vàng trên sân đỗ tàu bay để hướng dẫn tàu bay lăn từ đường lăn vào vị trí đỗ tàu bay và ngược lại?

a. Vệt dẫn lăn

b. Vệt dẫn đẩy

c. Đường dẫn lăn

7. Theo quy định tại Thông tư 34, sơn tín hiệu dừng bánh mũi và số hiệu loại tàu bay khai thác được sơn màu gì tại vị trí đỗ tàu bay?

a. Màu đỏ

b. Màu vàng

c. Màu trắng

8. Theo quy định tại Thông tư 34, khu vực giới hạn di chuyển cầu hành khách được sơn màu gì dưới cầu hành khách?

a. Màu đỏ

b. Màu vàng

c. Màu trắng

9. Theo quy định tại Thông tư 34, màu sơn tìm đường cất hạ cánh được quy định như thế nào?

a. Màu đỏ

b. Màu vàng

c. Màu trắng

10. Theo quy định tại Thông tư 34, sơn tín hiệu màu mắng được sơn cách điểm bắt đầu của ngưỡng đường cất hạ cánh 6 m có ý nghĩa như thế nào?

a. Đánh dấu ngưỡng đường cất hạ cánh

b. Đánh dấu ngưỡng dịch chuyển đường cất hạ cánh

c. Phân ranh giới đường cất hạ cánh

11. Theo quy định tại Thông tư 34, khu vực trước ngưỡng đường cất hạ cánh được quy định màu sơn như thế nào?

a. Màu trắng

b. Màu vàng

c. Màu đỏ

12. Theo quy định tại Thông tư 34, tim đường lăn được sơn như thế nào?

a. Màu đỏ

b. Màu trắng

c. Màu vàng

13. Theo quy định tại Thông tư 34, sơn tín hiệu vị trí dừng chờ lên đường cất hạ cánh được quy định như thế nào?

a. Sơn màu vàng tại nút giao với đường CHC

b. Sơn màu trắng tại nút giao với đường CHC

c. Sơn màu đỏ tại nút giao với đường CHC

14. Theo quy định tại Thông tư 34, lề đường lăn được sơn màu gì?

a. Màu đỏ

b. Màu trắng

c. Màu vàng

15. Theo quy định tại Thông tư 34, sơn tín hiệu chỉ dẫn bắt buộc trên đường lăn được quy định như thế nào?

a. Nền màu đỏ với dòng chữ màu trắng

b. Nền màu đỏ với dòng chữ màu đen

c. Nền màu vàng với dòng chữ màu trắng

d. Nền màu trắng với dòng chữ màu đen

16. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo số hiệu đường cất hạ cánh được quy định như thế nào?

a. Có nền màu đỏ, chữ số màu trắng

b. Có nền màu đỏ, chữ số màu vàng

c. Có nền màu vàng, chữ số màu đen

d. Có nền màu vàng, chữ số màu trắng

17. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo vị trí chờ lên đường cất hạ cánh được quy định như thế nào?

a. Có nền màu đỏ, chữ số màu vàng

b. Có nền màu đỏ, chữ số màu trắng

c. Có nền màu đen, chữ số màu vàng

d. Có nền màu đen, chữ số màu trắng

18. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo vị trí chờ trên đường công vụ được quy định như thế nào?

a. Có nền màu đỏ, chữ số màu trắng

b. Có nền màu đỏ, chữ số màu vàng

c. Có nền màu vàng, chữ số màu đen

d. Có nền màu vàng, chữ số màu trắng

19. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo cấm vào được quy định như thế nào?

a. Có nền màu đỏ, ký hiệu màu trắng

b. Có nền màu đỏ, ký hiệu màu vàng

c. Có nền màu vàng, ký hiệu màu đen

d. Có nền màu vàng, ký hiệu màu trắng

20. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo chỉ hướng được quy định như thế nào?

a. Có ký tự màu đỏ trên nền màu trắng

b. Có ký tự màu đen trên nền màu trắng

c. Có ký tự màu đen trên nền màu vàng

d. Có ký tự màu vàng trên nền màu đen

21. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo vị trí được quy định như thế nào?

a. Có ký tự màu đỏ trên nền màu trắng

b. Có ký tự màu đen trên nền màu trắng

c. Có ký tự màu đen trên nền màu vàng

d. Có ký tự màu vàng trên nền màu đen

22. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo đích đến được quy định như thế nào?

a. Có ký tự màu đỏ trên nền màu trắng

b. Có ký tự màu đen trên nền màu trắng

c. Có ký tự màu đen trên nền màu vàng

d. Có ký tự màu vàng trên nền màu đen

23. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo lối ra đường cất hạ cánh được quy định như thế nào?

a. Có ký tự màu đỏ trên nền màu trắng

b. Có ký tự màu đen trên nền màu trắng

c. Có ký tự màu đen trên nền màu vàng

d. Có ký tự màu vàng trên nền màu đen

24. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo đường cất hạ cánh trống được quy định như thế nào?

a. Có ký tự màu đỏ trên nền màu trắng

b. Có ký tự màu đen trên nền màu vàng

c. Có ký tự màu đen trên nền màu trắng

d. Có ký tự màu vàng trên nền màu đen

25. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo vị trí nút giao cất cánh được quy định như thế nào?

a. Có ký tự màu đỏ trên nền màu trắng

b. Có ký tự màu đen trên nền màu trắng

c. Có ký tự màu đen trên nền màu vàng

d. Có ký tự màu vàng trên nền màu đen

26. Theo quy định tại TCCS 14, biển báo chỉ vị trí đỗ tàu bay được quy định như thế nào?

a. Có ký tự màu đỏ trên nền màu trắng

b. Có ký tự màu đen trên nền màu vàng

c. Có ký tự màu đen trên nền màu trắng

d. Có ký tự màu vàng trên nền màu đen

IV. Quy định về phục vụ chuyên cơ (07)

1. Theo quy định tại Thông tư 28, cơ quan nào kiểm tra, giám sát việc bảo đảm chất lượng đối với nhiên liệu tra nạp cho tàu bay chuyên cơ?

a. Hãng hàng không

b. Người khai thác cảng hàng không

c. Cảng vụ hàng không

d. a và b

2. Theo quy định tại Thông tư 53 về chuyên cơ, đối với chuyến bay chuyên cơ đến, đường lăn được phép hoạt động trở lại bình thường khi nào?

a. Khi tàu bay chuyên cơ chuẩn bị lăn vào sân đỗ.

b. Sau khi tàu bay chuyên cơ đã lăn vào khu vực sân đỗ tàu bay.

c. Sau khi hành khách chuyên cơ đã xuống tàu bay.

d. Sau khi hành khách chuyên cơ đã ra khỏi sân đỗ tàu bay.

3. Theo quy định tại Thông tư 28, cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức thông báo cho người điều khiển phương tiện đang hoạt động tại khu vực liên quan đến hoạt động của chuyến bay chuyên cơ biết và tuân thủ việc hạn chế khai thác tại cảng hàng không khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ?

a. Hãng hàng không

b. Người khai thác cảng hàng không

c. Đài kiểm soát không lưu.

d. Cảng vụ hàng không

4. Theo quy định tại Thông tư 28 khí có thông báo hạn chế khai thác, người và các phương tiện không phục vụ chuyến bay chuyên cơ đang hoạt động tại các khu vực liên quan đến hoạt động của chuyến bay chuyên cơ phải?

a. Khẩn trương điều khiển phương tiện rời khỏi khu vực liên quan đến hoạt động của chuyến bay chuyên cơ

b. Tạm ngừng hoạt động

c. Hoạt động theo huấn lệnh của Đài kiểm soát viên không lưu.

d. Hoạt động theo huấn lệnh của kiểm soát phương tiện mặt đất tại sân

5. Theo quy định tại Thông tư 53 về chuyên cơ, đối với chuyến bay chuyên cơ đi, khi tàu bay chuyên cơ ở vị trí nào thì hoạt động sân đỗ được hoạt động trở lại bình thường?

a. Sau khi tàu bay chuyên cơ lên đường lăn

b. Sau khi tàu bay ra khỏi sân đỗ.

c. Sau khi tàu bay lăn đến điểm chờ để cất cánh.

d. Sau khi tàu bay cất cánh.

6. Theo quy định tại Thông tư 28 việc thông báo cho người điều khiển phương tiện đang hoạt động tại khu vực liên quan đến hoạt động của chuyến bay chuyên cơ biết và tuân thủ việc hạn chế khai thác tại cảng hàng không khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ?

a. Bộ đàm và/hoặc điện thoại

b. Điện thoại và/hoặc văn bản

c. Văn bản và/hoặc điện thoại

7. Theo quy định tại Thông tư 28, việc tra nạp nhiên liệu cho tàu bay chuyên cơ phải tiến hành lấy mẫu nhiên liệu để lưu như thế nào?

a. Lấy mẫu chứa trên phương tiện tra nạp.

b. Lấy mẫu còn lại trên tàu bay chuyên cơ.

c. Lấy mẫu tại bể chứa.

d. a và b.

V. Quy định về xử phạt hành chính (29)

1. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi để phương tiện, trang bị, thiết bị trong cảng hàng không, sân bay, không đúng quy định theo quy định ngoài hình thức xử phạt tiền có bị chịu hình thức xử phạt bổ sung nào trong các hình thức dưới đây không?

a. Không bị xử phạt bổ sung.

b. Cảnh cáo.

c. Cảnh cáo và tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề đến 3 tháng.

d. Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề đến 3 tháng.

2. Theo qui định tại Nghị Định 147, mức phạt tiền đối với tổ chức được quy định như thế nào?

a. Tùy từng hành vi vi phạm sẽ có mức phạt cụ thể đối với tổ chức.

b. Bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

c. Bằng 03 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

d. Quy định riêng cho từng cơ quan, đơn vị có hành vi vi phạm.

3. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi cố ý che giấu tai nạn, sự cố khai thác cảng hàng không, sân bay, bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân là bao nhiêu?

a. Từ 500.000đ đến 1.000.000đ

b. Từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ

c. Từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

d. Từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ

4. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi nào sau đây bị phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với người điều khiển phương tiện?

a. Điều khiển phương tiện không giữ khoảng cách an toàn trong sân bay với các phương tiện khác hoặc với tàu bay theo quy định.

b. Điều khiển phương tiện quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

c. Điều khiển phương tiện không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo trước;

d. Cả a, b, c

5. Theo quy định tại Nghị định 147, hành vi nào sau đây bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng đối với người điều khiển phương tiện?

а. Điều khiển phương tiện trong sân bay bấm còi, rú ga liên tục.

b. Điều khiển phương tiện trong sân bay mà chuyển làn đường không đúng nơi cho phép, không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo trước

c. Điều khiển, vận hành, khai thác phương tiện, thiết bị không đúng quy định.

d. Cả a, b, c

6. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi nào sau đây bị áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với người điều khiển phương tiện?

a. Điều khiển phương tiện không giữ khoảng cách an toàn trong sân bay với các phương tiện khác hoặc với tàu bay theo quy định;

b. Điều khiển phương tiện ngoài khu vực an toàn cho tàu bay trong sân bay quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

c. Điều khiển phương tiện trong sân bay mà chuyển làn đường không đúng nơi cho phép, không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo trước;

d. Điều khiển phương tiện chạy ngược chiều trong khu vực sân bay.

7. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi điều khiển phương tiện hoạt động ngoài khu vực an toàn cho tàu bay quá tốc độ từ 10 km/h trở lên bị áp dụng hình thức phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện với mức bao nhiêu?

a. Từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ

b. Từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ

c. Từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

d. Từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ

8. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi dừng, đỗ phương tiện trong sân bay không đúng quy định bị áp dụng hình thức phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện với mức bao nhiêu?

a. Từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ

b. Từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ

c. Từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

d. Từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ

9. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi đưa phương tiện, thiết bị vào khai thác trong sân bay không có giấy phép theo quy định bị áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức với mức bao nhiêu?

a. Từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ

b. Từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

c. Từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ

d. Từ 40.000.000đ đến 60.000.000đ

10. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi nào sau đây bị áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân với mức phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ?

a. Hút thuốc, kể cả thuốc điện tử hoặc sử dụng bật lửa, diêm hoặc vật gây cháy ở khu vực an toàn cho tàu bay

b. Làm hư hỏng phương tiện, thiết bị trong cảng hàng không, sân bay.

c. Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay quá tốc độ quy định khi kéo đẩy tàu bay

d. Điều khiển phương tiện ngoài khu vực an toàn cho tàu bay trong sân bay quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h

11. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi không trang bị hoặc trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ đã hết hạn kiểm định trên phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế bị phạt với mức phạt với mức phạt tiền là bao nhiêu đối với tổ chức?

a. Từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ

b. Từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

c. Từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ

d. Từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ

12. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi hút thuốc, kể cả thuốc điện tử hoặc sử dụng bật lửa, diêm hoặc vật gây cháy ở khu vực an toàn cho tàu bay bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là bao nhiêu đối với cá nhân?

a. Từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ

b. Từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ

c. Từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

d. Từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ

13. Theo quy định tại Nghị Định 147, hành vi không mang theo giấy phép nhân viên hàng không phù hợp còn hiệu lực khi làm nhiệm vụ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là bao nhiêu đối với cá nhân?

a. Từ 100.000đ đến 500.000đ

b. Từ 500.000đ đến 1.000.000đ

c. Từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ

d. Không có quy định

14. Theo quy định tại Nghị Định 147, người nào sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng?

a. Cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp cảng hàng không thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

b. Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng không thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

c. Cán bộ, nhân viên thuộc Hãng hàng không thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

d. Cán bộ, nhân viên an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

15. Theo quy định tại Nghị Định 147, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm xảy ra trên sân đỗ tàu bay?

a. Cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp cảng hàng không thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

b. Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng không thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

c. Người chỉ huy tàu bay

d. Cả a và c

16. Theo quy định tại Nghị Định 147, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm xảy ra trên tàu bay?

a. Cán bộ, viên chức thuộc Cảng vụ hàng không thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

b. Người chỉ huy tàu bay

c. Cán bộ, nhân viên an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

d. Cả a và b

17. Theo quy định tại Nghị Định 147, cá nhân có hành vi thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình thực hiện công việc, quy trình phối hợp hoạt động theo quy định gây mất an toàn hàng không nghiêm trọng bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính như thế nào?

a. Buộc thôi việc

b. Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 30.000.000đ

c. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 04 tháng đến 24 tháng

d. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng

18. Theo quy định tại Nghị Định 147, cá nhân có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ theo giấy phép, chứng chỉ chuyên môn đã được cấp hoặc công nhận bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính như thế nào?

a. Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép từ 1 đến 3 tháng

b. Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ

c. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng

d. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 06 tháng đến 12 tháng

19. Theo quy định tại Nghị Định 147, cá nhân làm mất thẻ kiểm soát an ninh hàng không mà không thông báo ngay cho cơ quan cấp thẻ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

a. Phạt cảnh cáo

b. Phạt tiền từ 100.000đ đến 500.000đ

c. Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ

d. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng

20. Theo quy định tại Nghị Định 147, cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ khi có hành vi vi phạm nào sau đây?

a. Không đeo thẻ kiểm soát an ninh hàng không khi làm nhiệm vụ trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

b. Sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không của người khác vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

c. Giả mạo thẻ kiểm soát an ninh hàng không

d. a và c

21. Theo quy định tại Nghị Định 147, cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ khi có hành vi vi phạm nào sau đây?

a. Trộm cắp, chiếm đoạt đồ vật, thiết bị hoặc tài sản trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

b. Đưa Người, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các đồ vật khác chưa qua kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay.

c. Đánh bạc hoặc để người khác lợi dụng trụ sở hoặc trên phương tiện trong khu vực Cảng hàng không, sân bay, đánh bạc

d. Cả a, b, c

22. Theo quy định tại Nghị Định 147, cá nhân sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không mà không đúng phạm vi bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

a. Cảnh cáo

b. Phạt tiền từ 100.000đ đến 500.000đ

c. Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ

d. Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ

23. Theo quy định tại Nghị Định 147, người điều khiển, vận hành phương tiện sử dụng điện thoại di động khi thực hiện nhiệm vụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

a. Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ

b. Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ

c. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng

d. b và c

24. Theo quy định tại Nghị Định 147, người nào có quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền đến 10.000.000đ đối với cá nhân?

a. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không

b. Giám đốc Cảng hàng không

c. Thanh tra viên

25. Theo quy định tại Nghị Định 147, người nào có quyền xử phạt vi phạm hành chính với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ chuyên môn có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn?

a. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không

b. Giám đốc Cảng vụ hàng không

c. Giám đốc Cảng hàng không

26. Theo quy định tại Nghị Định 147, ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi nào sau đây?

a. Điều khiển phương tiện ngoài khu vực an toàn cho tàu bay trong sân bay quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h

b. Đưa vào khai thác trong sân bay các phương tiện, thiết bị không được kiểm định hoặc hết hạn kiểm định theo quy định

c. Đưa vào khai thác trong sân bay các phương tiện, thiết bị không đáp ứng điều kiện kỹ thuật

d. Cả a, b và c

27. Theo quy định tại Nghị Định 147, ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi nào sau đây?

a. Đi lại, di chuyển trên đường cất hạ cánh khi không được phép hoặc không duy trì liên lạc với kiểm soát viên không lưu theo quy định

b. Không mua bảo hiểm cho phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay theo quy định

c. Đưa phương tiện vào khai thác mà không có đủ tài liệu khai thác kỹ thuật của phương tiện theo quy định

d. Cả a, b, c

28. Theo quy định tại Nghị Định 147, tổ chức nào có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?

a. Thanh tra Cục hàng không

b. Cảng vụ hàng không

c. Người khai thác cảng hàng không.

d. a và b

29. Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, hành vi vi phạm hành chính là gì?

a. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

b. Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

c. Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

VI. Các câu hỏi hình vẽ (84)

1. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Đèn pha.

b) Đèn cốt.

c) Đèn lùi.

d) Lau đèn trước.

 

2. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Đèn pha.

b) Đèn lùi

c) Lau đèn trước

d) Đèn cốt.

 

3. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Đèn pha.

b) Lau đèn trước

c) Đèn cốt

d) Đèn lùi

 

4. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Đèn pha.

b) Đèn lùi

c) Đèn cốt

d) Lau đèn trước

 

5. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Đèn nhận biết.

b) Đèn kích thước

c) Đèn đỗ

d) Đèn làm việc cố định

 

6. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Đèn chống mù trước

b) Đèn làm việc xoay được

c) Đèn làm việc cố định

d) Đèn chống mù sau

 

7. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Đèn chống mù sau

b) Đèn chống mù trước

c) Đèn làm việc xoay được

đ) Đèn làm việc cố định

 

8. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Kéo phanh

b) Hỏng phanh

c) Nhả phanh

d) Phanh tay

 

9. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Phanh tay

b) Kéo phanh

c) Nhả phanh

d) Hỏng phanh

 

10. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Kéo phanh tay

b) Nhả phanh tay

c) Bướm gió

d) Bướm ga

 

11. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Nhiên liệu

b) Nhớt động cơ

c) Nhiệt độ dầu

d) Nhiệt độ làm mát

 

12. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Nhiệt độ làm mát

b) Nhớt động cơ

c) Nhiên liệu

d) Mức dầu bôi trơn

 

13. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Còi

b) Nhiên liệu

c) Nhiệt độ làm mát

d) Nhớt động cơ

 

14. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Nhiên liệu

b) Nhớt động cơ

c) Nhiệt độ làm mát

d) Mức dầu bôi trơn

 

15. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Ngắt truyền lực

b) Báo nạp ắc quy

c) Nối truyền lực

d) Báo ắc quy

 

16. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Chuyển động lùi

b) Trung hòa

c) Chuyển động về phía trước

 

17. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Chuyển động lùi

b) Chuyển động về phía trước

c) Trung hòa

 

18. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Chuyển động về phía trước

b) Trung hòa

c) Chuyển động lùi

 

19. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Gạt nước

b) Phun nước rửa kính

c) Rửa kính

d) Gạt nước ở kính không liên tục

 

20. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Gạt nước ở kính không liên tục

b) Gạt nước

c) Phun nước rửa kính

d) Rửa kính

 

21. Hình vẽ bên được biểu hiện như thế nào?

a) Thổi kính sau.

b) Thổi kính trước.

c) Sấy bên trong.

d) Rửa kính.

 

22. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Điện - nguy hiểm

b) Mở cửa

c) Đèn xi nhan

d) Báo nguy hiểm

 

23. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Mở cửa

b) Báo nguy hiểm

c) Đèn xi nhan

d) Điện - nguy hiểm

 

24. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Đèn báo nguy hiểm

b) Mở cửa

c) Đèn xi nhan

đ) Điện - nguy hiểm

 

25. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Sấy ghế ngồi

b) Sấy bên trong

c) Sấy trong buồng đốt động cơ diesel

d) Sấy nóng không khí

 

26. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Đèn báo vị trí

b) Đèn kích thước

c) Đèn chống sương mù

d) Đèn chiếu sáng gầm

 

27. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Công tắc đèn

b) Đèn pha

c) Đèn chiếu hậu

d) Đèn báo vị trí

 

28. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Nhả phanh tay

b) Kéo phanh tay

c) Không đáp án nào đúng

d) Kéo phanh

29. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Nhả phanh tay

b) Kéo phanh tay

c) Không đáp án nào đúng

d) Kéo phanh

 

30. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Nhả phanh tay

b) Kéo phanh

c) Nhả phanh

d) Không đáp án nào đúng

 

31. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Nhả phanh tay

b) Kéo phanh

c) Nhả phanh

d) Không đáp án nào đúng

 

32. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Đèn phanh

b) Đèn đỗ

c) Đèn lùi

d) Không đáp án nào đúng

 

33. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Báo nguy hiểm

b) Hỏng động cơ

c) Tắt động cơ

d) Khởi động động cơ

 

34. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Ngắt truyền lực

b) Nối truyền lực

c) Nâng lên

d) Hạ xuống

 

35. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Ngắt truyền lực

b) Nối truyền lực

c) Nâng lên

d) Hạ xuống

 

36. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Hệ thống điện

b) Hệ thống điều hòa

c) Tắt động cơ

d) Khởi động động cơ

 

37. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Thu chân chống

b) Hạ chân chống

c) Nâng lên

d) Hạ xuống

38. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Thu chân chống

b) Hạ chân chống

c) Nâng lên

d) Hạ xuống

 

39. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Tôi không ra lệnh thêm nữa

b) Tôi chịu trách nhiệm chỉ huy, hãy theo lệnh của tôi

c) Dừng (Stop)

 

40. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Tôi không ra lệnh thêm nữa

b) Dừng (Stop)

c) Tôi chịu trách nhiệm chỉ huy, hãy theo lệnh của tôi

41. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Dừng (Stop)

b) Tôi chịu trách nhiệm chỉ huy, hãy theo lệnh của tôi

c) Tôi không ra lệnh thêm nữa

 

42. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Chuyển động lùi

b) Chân chống, chèn làm việc hoặc lắp vào

c) Tháo hoặc ngắt chân chống, chèn

d) Chuyển động tiến

 

43. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Chuyển động tiến

b) Chuyển động lùi

c) Chân chống, chèn làm việc hoặc lắp vào

d) Tháo hoặc ngắt chân chống, chèn

 

44. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Chuyển động tiến

b) Rút chèn hoặc thu chân chống

c) Chuyển động lùi

d) Chân chống, chèn làm việc hoặc lắp vào

 

45. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Chuyển động tiến

b) Tháo hoặc ngắt chân chống, chèn

c) Chuyển động lùi

d) Đóng chèn hoặc hạ chân chống

 

46. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe xúc nâng)?

a) Đưa ra

b) Thu vào

c) Dịch trái

d) Dịch phải

47. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Hạ chốt

b) Nâng chốt

c) Mở cửa

d) Hạ kính

 

48. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Hạ chốt

b) Nâng chốt

c) Mở cửa

d) Hạ kính

 

49. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe xúc nâng)?

a) Nâng lên

b) Hạ xuống

c) Hạ càng

d) Nâng càng

 

50. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe xúc nâng)?

a) Nâng lên

b) Hạ xuống

c) Hạ càng

d) Nâng càng

 

51. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe xúc nâng)?

a) Nghiêng càng

b) Dịch vào giữa

c) Thu càng

d) Dãn càng

 

52. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe xúc nâng)?

a) Xoay và hướng lên trên

b) Dịch lên trên

c) Xoay ngược chiều kim đồng hồ

d) Di chuyển vào

 

53. Hình vẽ bên dược hiểu như thế nào (xe xúc nâng)?

a) Xoay và hướng lên trên

b) Xoay và hướng về phía sau

c) Nghiêng sau

54. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe nâng hàng)?

a) Chuyển động dọc sàn trên

b) Chuyển ngang sàn đơn

c) Chuyển động dọc sàn dưới

d) Chuyển động dọc sàn dưới

 

55. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe nâng hàng)?

a) Chuyển động dọc sàn trên

b) Chuyển ngang sàn đơn

c) Chuyển động dọc sàn dưới

d) Chuyển động dọc sàn đơn

 

56. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe nâng hàng)?

a) Chuyển động theo chiều thẳng đứng sàn trên

b) Chuyển động theo chiều thẳng đứng sàn dưới

c) Chuyển động ngang sàn dưới

d) Chuyển động ngang sàn trên

 

57. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe nâng hàng)?

a) Chuyển động theo chiều thẳng đứng sàn trên

b) Chuyển động theo chiều thẳng đứng sàn dưới

c) Chuyển động ngang sàn dưới

d) Chuyển động ngang sàn trên

 

58. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (cầu hành khách)?

a) Cầu hành khách tiến ra

b) Cầu hành khách thu vào

c) Vòm tiếp xúc dãn ra

d) Vòm tiếp xúc co vào

 

59. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (cầu hành khách)?

a) Cầu hành khách tiến ra

b) Cầu hành khách thu vào

c) Vòm tiếp xúc dãn ra

d) Vòm tiếp xúc co vào

 

60. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (cầu hành khách)?

a) Cầu hành khách tiến ra

b) Cầu hành khách thu vào

c) Cầu hành khách nâng lên

d) Cầu hành khách hạ xuống

 

61. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (cầu hành khách)?

a) Cầu hành khách tiến ra

b) Cầu hành khách thu vào

c) Cầu hành khách nâng lên

d) Cầu hành khách hạ xuống

 

62. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (cầu hành khách)?

a) Cầu hành khách tiến ra

b) Cầu hành khách thu vào

c) Cầu hành khách dịch trái

d) Cầu hành khách dịch phải

 

63. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (cầu hành khách)?

a) Cầu hành khách tiến ra

b) Cầu hành khách thu vào

c) Cầu hành khách dịch trái

d) Cầu hành khách dịch phải

 

64. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe thang)?

a) Nâng thang

b) Hạ thang

c) Điều chỉnh độ cao sàn thang

 

65. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe thang)?

a) Nâng thang

b) Hạ thang

c) Điều chỉnh độ cao sàn thang

 

66. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe cấp suất ăn)?

a) Nâng cabin

b) Hạ cabin

c) Nâng/hạ thùng hàng

 

67. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe cấp suất ăn)?

a) Nâng cabin

b) Hạ cabin

c) Nâng/hạ thùng hàng

 

68. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào (xe cấp suất ăn)?

a) Nâng thùng hàng

b) Hạ thùng hàng

c) Nâng/hạ thùng hàng

 

69. Hình vẽ bên được hiểu như thế nào?

a) Capo trước.

b) Gạt nước.

c) Rửa kính.

d) Phanh.

 

70. Hình vẽ bên được biểu hiện như thế nào?

a) Gạt nước.

b) Rửa kính.

c) Capo sau.

d) Phanh.

 

71. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, ký hiệu dưới có ý nghĩa gì?

a. Cho biết phía trước, hướng xuống bên trải là đường lăn S5

b. Cho biết phía trước, hướng xuống bên phải là đường lăn S5

c. Cho biết phía trước, hướng bên tay phải là đường lăn S5

 

72. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay ký hiệu dưới có ý nghĩa gì?

a. Cho biết phía trước, hướng xuống bên trái là đường lăn S2

b. Cho biết phía trước, hướng xuống bên trái là đường lăn S2

c. Cho biết phía trước, hướng bên tay phải là đường lăn S2

 

73. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay ký hiệu dưới có ý nghĩa gì?

a. Cho biết hướng ra đường lăn S1

b. Cho biết vị trí trên đường lăn S1, đi thẳng là sân đỗ

c. Cho biết hướng di chuyển từ sân đỗ ra đường lăn S1

 

74. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay ký hiệu dưới có ý nghĩa gì?

a. Cho biết vị trí trên đường lăn S2 và phía trước là đường CHC 11 trái 29 phải

b. Cho biết vị trí trên đường CHC 11 trái 29, và phía trước đường lăn S2

c. Cho biết hướng di chuyển ra đường lăn S2

 

75. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, ký hiệu dưới có ý nghĩa gì?

a. Cho biết vị trí sân đỗ, đi thẳng ra S4

b. Cho biết vị trí trên đường lăn S4, đi thẳng vào sân đỗ, rẽ phải và rẽ trái là đường lăn S1

c. Cho biết vị trí trên đường lăn S1, rẽ phải và rẽ trái là đường lăn S4

 

76. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay ký hiệu dưới có ý nghĩa gì?

a. Tín hiệu vị trí đỗ tàu bay

b. Tín hiệu cách vị trí đỗ tàu bay là 16m

c. Tín hiệu ưu tiên cho tàu bay

 

77. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, ký hiệu dưới có ý nghĩa gì?

a. Tín hiệu vị trí đỗ tàu bay

b. Tín hiệu chỉ dẫn vào vị trí đỗ tàu bay

c. Tín hiệu ưu tiên cho tàu bay

 

78. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, ký hiệu này được đặt ở vị trí nào trên sân đỗ?

a. Trên đường công vụ

b. Trên các đường lăn tàu bay vào vị trí đỗ

c. Trên đường cất hạ cánh

 

79. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay ký hiệu này được đặt ở vị trí nào trên sân đỗ?

a. Trên đường công vụ

b. Trên các đường lăn tàu bay vào vị trí đỗ

c. Trên đường cất hạ cánh

 

80. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, ký hiệu này được đặt ở vị trí nào trên sân đỗ?

a. Trên đường công vụ

b. Trên các đường lăn tàu bay vào vị trí đỗ

c. Trong các vị trí đỗ tàu bay

 

81. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay ký hiệu này được phép?

a. Đỗ

b. Dừng

c. Đỗ, dừng

 

82. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay phương tiện di chuyển như thế nào trên đoạn đường có ký hiệu như thế nào?

a. Được vượt phương tiện khác khi lưu thông cùng chiều

b. Đi đúng làn đường

c. Không được vượt phương tiện khác khi lưu thông cùng chiều

d. Cả a, b đúng

 

83. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay khu vực đường công vụ - đoạn cắt ngang đường vận hành tàu bay trên sân đỗ được ký hiệu như thế nào?

a.

b.

c.

d.

84. Trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay vạch băng qua đường công vụ trên sân đỗ được ký hiệu như thế nào?

a.

b.

c.

d.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1337/QĐ-CHK năm 2017 phê duyệt Bộ câu hỏi kiểm tra cấp, gia hạn giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 1337/QĐ-CHK
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/06/2017
  • Nơi ban hành: Cục Hàng không Việt Nam
  • Người ký: Võ Huy Cường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/06/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản