Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1303/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “THIẾT KẾ MẪU HÈ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo vệ công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND Thành phố Hà Nội Ban hành Quy định trách nhiệm quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế, xã hội trên địa bàn Thành phố;

Căn cứ Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND ngày 03/5/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo số 55/BC-SXD(QLXD) ngày 22/02/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành “Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” bao gồm phần Hướng dẫn sử dụng, phần Bản vẽ mẫu để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, tham khảo khi lập thiết kế xây dựng, cải tạo, sửa chữa hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các khu vực xung quanh công trình văn hóa, di tích, các công trình có yêu cầu kiến trúc riêng, các công trình cần bảo tồn, các tuyến phố đi bộ, các khu vực trước trụ sở các Đại sứ quán và tổ chức quốc tế và các khu vực có công trình đặc biệt khác, vật liệu lát hè và kết cấu vỉa hè có thể được lựa chọn riêng biệt phù hợp với tính chất công trình, yêu cầu về bảo tồn và theo thiết kế được các cơ quan chuyên ngành thẩm định, phê duyệt.

Phụ lục tổng hợp danh mục các tuyến phố cải tạo chỉnh trang theo kế hoạch do UBND các quận, huyện, thị xã đăng ký đính kèm quyết định này là cơ sở để các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện.

Điều 2: Trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức có liên quan:

1. Sở Xây dựng:

a) Xác nhận hồ sơ “Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, gửi Sở Giao thông và UBND các Quận, huyện, thị xã để nghiên cứu, tham khảo thực hiện;

b) Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, cải tạo hè đường;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc áp dụng vật liệu lát hè, vỉa hè, kết cấu hè trong công tác thẩm định, quản lý chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành;

d) Cung cấp hồ sơ thiết kế mẫu cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa hè đường đô thị khi có đề nghị.

2. Sở Giao thông vận tải:

a) Thực hiện kiểm soát việc tuân thủ áp dụng vật liệu lát hè, vỉa, kết cấu hè trong công tác thẩm định, quản lý chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp và nhiệm vụ được giao đối với các dự án liên quan, đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cải tạo hè đường theo phân cấp;

c) Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác quản lý hè đường quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND ngày 03/5/2018 của UBND thành phố Hà Nội.

3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Nghiên cứu, quy định cụ thể chủng loại, màu sắc vật liệu lát hè, các yêu cầu khi tổ chức lập, thẩm định Quy hoạch, Đồ án thiết kế đô thị đối với công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cảnh quan, mỹ quan đô thị.

4. UBND các quận, huyện, thị xã:

a) Trên cơ sở kế hoạch sửa chữa cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố (tại phụ lục đính kèm), trước khi triển khai UBND các quận, huyện, thị xã cần căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng của từng tuyến phố để lựa chọn tuyến phố thực hiện cải tạo chỉnh trang đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và mỹ quan khu vực. Chỉ triển khai làm mới vỉa hè các tuyến phố khi đã xuống cấp, chất lượng không đảm bảo và đã đầu tư đồng bộ, ổn định hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, hạ ngầm đường điện, thông tin liên lạc, chiếu sáng...); các trường hợp còn lại chỉ tiến hành chỉnh trang tránh lãng phí; Chịu trách nhiệm về việc phê duyệt kế hoạch cải tạo chỉnh trang các tuyến phố theo danh mục được đính kèm trong phụ lục của quyết định này;

b) Thực hiện công tác duy tu, sửa chữa kịp thời, bảo trì vỉa hè theo phân cấp của UBND Thành phố để đảm bảo duy trì cảnh quan, mỹ quan đô thị;

c) Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, cải tạo hè đường theo phân cấp;

d) Chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị trực thuộc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo phân cấp về hệ thống hè đường đô thị, tăng cường kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng cải tạo chỉnh trang hè phố; chỉ cấp giấy phép tạm thời sử dụng hè phố làm nơi để xe đối với những hè phố đã có kết cấu đảm bảo khả năng chịu tải trọng;

e) Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng hè đường ngoài mục đích giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho kết cấu hè đường và không gây hư hỏng, xuống cấp; phát huy vai trò giám sát cộng đồng đối với việc sử dụng vật liệu lát hè khi triển khai xây dựng các dự án có liên quan trên địa bàn;

f) Lựa chọn chủng loại vật liệu lát hè đối với các dự án xây dựng hè đường trên địa bàn, để đảm bảo đồng bộ về cảnh quan, mỹ quan đô thị, phù hợp với mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án;

5. Chủ đầu tư các công trình xây dựng mới, cải tạo hè đường đô thị trên địa bàn Thành phố có trách nhiệm nghiên cứu tham khảo áp dụng thiết kế mẫu hè đường đô thị phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hiện hành; thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND ngày 03/5/2018; tổ chức khảo sát đánh giá nguồn cung cấp để lựa chọn chủng loại đá có yêu cầu kỹ thuật phù hợp, đảm bảo các tiêu chí theo thiết kế đối với các dự án xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang hè phố có sử dụng vật liệu lát hè bằng đá.

6. Các đơn vị được giao quản lý, bảo trì vỉa hè theo phân cấp của UBND Thành phố tăng cường kiểm tra, sửa chữa kịp thời những hư hỏng trong quá trình sử dụng vỉa hè.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này ban hành thay thế Quyết định số 4340/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Bộ Xây dựng;
- TT Thành ủy;
- TT HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND TP; (để b/c)
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- VPUB: CVP, PCVP P.V.Chiến; Các phòng: ĐT, KT, TH, TKBT;
- Lưu: VT, ĐT (Điệp).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Hùng

 

PHỤ LỤC

B BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHU VỰC CẢI TẠO CHỈNH TRANG HÈ PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ  THEO ĐỀ XUẤT CỦA UBND CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1303/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 3 năm 2019 của UBND Thành phố)

KHU VỰC

TÊN CÁC TUYẾN PHỐ, TUYẾN ĐƯỜNG

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vật liệu lát hè sử dụng bằng đá tự nhiên

Quận Ba Đình

Hè phố Chu Văn An, Nguyễn Cảnh Chân, Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hè xung quanh Viện bảo tàng Hồ Chí Minh và Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hoàng Diệu, Nguyễn Thái Học - Kim Mã, Huỳnh Thúc Kháng, Quán Thánh, Văn Cao - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh, Đội Cấn, Nguyễn Trường Tộ, Hàng Bún - Nguyễn Khắc Nhu.

- Thực hiện với điều kiện đã hạ ngầm hệ thống dây nổi, đồng bộ hệ thống công trình HTKT ngầm, nổi, các công trình kiến trúc hai bên đường đã được xây dựng ổn định; đồng bộ với việc cải tạo chỉnh trang mặt tiền các tuyến phố.

- Vật liệu đá tự nhiên sử dụng để lát phải đảm bảo các thông số phù hợp với quy định tại tiêu chuẩn đá ốp lát tự nhiên TCVN 4732:2007, không sử dụng nhóm đá vôi, khảo sát và xác định nguồn gốc đá rõ ràng; trên các tuyến đường, tuyến phố khi vỉa hè có chiều rộng không đều, chiều rộng hẹp cần lựa chọn kích thước viên đá lát cho phù hợp.

- Kết cấu nền móng hè: Rà soát mục đích sử dụng của từng vị trí trên tuyến để lựa chọn giải pháp kết cấu cho phù hợp từ bước khảo sát thiết kế.

- Nghiên cứu trồng dải cây bụi (mảng xanh) sát mép viên vỉa đối với các đoạn có chiều rộng lớn, các khu vực phía trước các công trình công cộng, cơ quan,...

- Tổ chức triển khai thi công, bảo trì, nghiệm thu theo các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và hướng dẫn của Sở Xây dựng tại văn bản số 2640/SXD-GĐXD ngày 04/4/2018. Bố trí khe co giãn đối với lớp bê tông nền tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế mặt đường BTXM hiện hành.

Quận Đống Đa

Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn, Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Chùa Bộc, Nguyễn Khuyến, Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Hoàng Cầu, Yên Lãng, Khâm Thiên, Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh, Thái Thịnh, Cát Linh, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Bích Câu, Lương Định Của, Xã Đàn, Ô chợ Dừa, Giảng Võ, Tôn Thất Tùng, Trần Quang Diệu.

Quận Hai Bà Trưng

Hè phố Quang Trung, Tô Hiến Thành, Lê Đại Hành, Trần Khát Chân, Hoa Lư, Nguyễn Đình Chiểu, Thể Giao, Trần Xuân Soạn, Lê Văn Hưu, Ngô Thì Nhậm, Lò Đúc, Hàng Chuối và các tuyến phố cũ.

Quận Tây Hồ

Trích Sài, Quảng Bá, Nguyễn Đình Thi, phố Yên Hoa, đoạn phố Nhật Chiêu đến phố Quảng Bá, Đường Thanh Niên, Đường Lạc Long Quân, đường Võ Chí Công, đường Xuân La.

Quận Hoàn Kiếm

Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Đình Ngang, Tống Duy Tân và ngõ Cấm Chỉ, Trần Phú, Hàm Long, Ngô Thì Nhậm, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Trương Hán Siêu, Cửa Đông, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phố Huế, Lê Duẩn, Dã Tượng, Đình Ngang, Liên Trì, Nam Ngư, Nguyễn Gia Thiều, Phan Bội Châu, Ngô Quyền.

Quận Hoàng Mai

Đường giải phóng, đường gom vành đai 3 dưới thấp, đường 2,5, vỉa hè khu đô thị Định Công (phía đường 2,5), Kim Giang.

Quận Hà Đông

Tuyến đường Ngô Quyền, Vỉa hè hai bên đường Quốc Lộ 21B, Trần Phú, đường 36m, Nguyễn Văn Lộc, Tô Hiệu, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Trãi, Lê Hồng Phong - phường Nguyễn Trãi, Lê Hồng Phong - phường Hà Cầu, Trục đường 44m.

2. Vật liệu lát hè sử dụng bằng gạch Tezarro hoặc gạch bê tông vân đá

Quận Ba Đình

Lê Trực - Sơn Tây, Ngọc Khánh, Vạn Bảo, Đốc Ngữ, Thành Công, Phạm Hồng Thái, Phó Đức Chính, Quần Ngựa, Hòe Nhai, Hàng Than - Hồng Phúc, Nguyễn Thiệp - Nguyễn Trung Trực, Đặng Dung

- Lựa chọn chủng loại vật liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cường độ đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế, màu sắc bền theo thời gian,...

- Nghiên cứu trồng dải cây bụi (mảng xanh) sát mép viên vỉa đối với các đoạn có chiều rộng lớn, các khu vực phía trước các công trình công cộng, cơ quan,...

- Tổ chức triển khai thi công, bảo trì, nghiệm thu theo các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Bố trí khe co giãn đối với lớp bê tông nền tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế mặt đường BTXM hiện hành.

Quận Đống Đa

Nguyên Hồng, Chùa Láng, Hoàng Ngọc Phách, An Trạch, Đào Duy Anh, Đông Tác, Đê La Thành, La Thành, Trịnh Hoài Đức, Trung Liệt, Vũ Ngọc Phan, Trúc Khê, Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Phương Mai, Phố Vọng, Đặng Tiến Đông, Đông Các, Hàng Cháo, Hồ Giám, Hào Nam, Hoàng Tích Trí, Kim Hoa, Khương Thượng, Đường Láng, Lý Văn Phúc, Lê Duẩn, Nguyễn Như Đổ, Nguyễn Phúc Lai, Ngô Sỹ Liên, Ngô Tất Tố, Phan Phù Tiên, Phan Văn Trị, Trường Chinh, Trần Quý Cáp, Trần Hữu Tước, Vân Hồ, Y Miếu, Vũ Thạnh, Võ Văn Dũng, Mai Anh Tuấn, Cầu Mới, Cầu Giấy.

Quận Hai Bà Trưng

Phố Vọng, Võ Thị Sáu, các tuyến phố còn lại trừ các tuyến phố cũ.

Quận Tây Hồ

Đường Hoàng Hoa Thám, đường Thụy Khuê, phố Phú Gia, phố Thượng Thụy, phố Phú Thượng, phố Phú Xá, phố Phúc Hoa, phố Yên Phụ, phố Võng Thị, đường An Dương Vương, Âu Cơ

Quận Hoàng Mai

Phố Bùi Huy Bích và Khu trung tâm hành chính quận Hoàng Mai, đường Ngọc Hồi, đường quanh hồ Đền Lữ, phố Lương Khánh Thiện, đường Nguyễn An Ninh, đường Nguyễn Hữu Thọ, phố Linh Đường, Trương Định, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Điền, Trần Nguyên Đán, Yên Duyên, Yên Sở.

Quận Cầu Giấy

Duy Tân - Thành Thái, Trần Thái Tông - Phạm Văn Bạch, Nguyễn Khánh Toàn - Trần Đăng Ninh, Tôn Thất Thuyết, Trần Quốc Hoàn, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đăng Ninh, Dương Khuê

Quận Thanh Xuân

Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Nguyễn Quý Đức, Khương Trung, Nguyễn Huy Tưởng

Quận Hà Đông

Tuyến phố Ngô thì Sỹ, Đường Phùng Hưng, Đường Quốc lộ 21B

Quận Long Biên

Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Ngô Gia Khảm, Nguyễn Văn Linh, Gia Thụy, Thạch Bàn (ngã tư đến Đê), Cổ Linh, Huỳnh Tấn Phát, Ngọc Trì, Nguyễn Đức Thuận - Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Sơn, Nguyễn Văn Cừ, Ái Mộ, Hoàng Như Tiếp, Lâm Du, đường 42m Bồ Đề, Nguyễn Văn Cừ, Lâm Hạ, Trường Lâm, Ngô Gia Tự, Đức Giang, Nguyễn Cao Luyện, Ô Cách, Cầu Bây, Đức Giang, Lý Sơn, Chu Huy Mân, Huỳnh Văn Nghệ, Việt Hưng, Hoa Lâm, Kim Quan, Lệ Mật, Thép Mới, Lưu Khánh Đàm, Vạn Hạnh, Giang Biên, Kẻ Tạnh, Nguyễn Văn Hưởng, Tỉnh Quang, Hoa Lâm, Vũ Xuân Thiều, Sài Đồng, Ngọc Lâm, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Khảm, Long Biên 1, Long Biên 2, Thượng Thanh, Gia Quất, Thanh Am, Đặng Vũ Hỉ, Đê Gia Thượng, Kim Quan Thượng, Vũ Đức Thận.

Thị xã Sơn Tây

Phố Chùa Thông, phố Phùng Hưng-Trần Hưng Đạo, phố Quang Trung, phố Cầu Trì, Lê Lợi.

Quận Nam Từ Liêm

Các tuyến phố trên địa bàn, trừ các tuyến phố lựa chọn vật liệu theo phù hợp với hướng dẫn trong thiết kế mẫu ban hành.

 

3. Vật liệu lát hè sử dụng bằng gạch Block

Quận Đống Đa

Hoàng Ngọc Phách, Nguyên Hồng, Đoàn Thị Điểm, Bích Câu

- Lựa chọn chủng loại vật liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cường độ đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế, màu sắc bền theo thời gian,...

- Tổ chức triển khai thi công, bảo trì, nghiệm thu theo các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Bố trí khe co giãn đối với lớp bê tông nền tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế mặt đường BTXM hiện hành.

Quận Hà Đông

Bế Văn Đàn, Nguyễn Viết Xuân, Ngô Quyền

Quận Thanh Xuân

Tô Vĩnh Diện, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Văn Trỗi, Bùi Xương Trạch, Khương Hạ, Phố Vọng, Hoàng Văn Thái, Phương Liệt, Ngụy Như Kon Tum

Huyện Gia Lâm

Đường Đặng Phúc Thông, đường Hà Huy Tập, dốc Cầu Đuống

Ghi chú:

- Số liệu tại phụ lục được tổng hợp theo danh mục đăng ký của các Quận, huyện, thị xã, cụ thể: UBND Quận Ba Đình (tại văn bản số 1882/UBND-QLĐT ngày 23/8/2018, văn bản số 115/UBND-QLĐT ngày 22/01/2019 và văn bản số 274/UBND-BDA ngày 27/02/2019); UBND Quận Đống Đa (tại văn bản số 248/UBND-QLĐT ngày 21/02/2019); UBND Quận Hai Bà Trưng (tại văn bản số 1158/UBND-QLDA ngày 21/8/2018); UBND Quận Tây Hồ (tại văn bản số 1177/UBND-QLĐT ngày 21/8/2018 và văn bản số 98/UBND-QLĐT ngày 18/01/2019); UBND Quận Hoàng Mai (tại văn bản số 1978/UBND-QLĐT ngày 17/8/2018 và văn bản số 223/UBND-QLĐT ngày 31/01/2019); UBND Quận Long Biên (tại văn bản số 1587/UBND-QLĐT ngày 14/8/2018 và văn bản số 120/UBND-QLĐT ngày 21/01/2019); UBND Quận Nam Từ Liêm (tại văn bản số 2255/UBND-QLĐT ngày 26/9/2018); UBND Quận Hà Đông (tại văn bản số 3498/UBND-QLĐT ngày 28/12/2018); UBND thị xã Sơn Tây (tại Báo cáo số 396/BC-UBND ngày 22/8/2018); UBND huyện Gia Lâm (tại văn bản số 3436/UBND-QLĐT ngày 27/12/2018); UBND Quận Thanh Xuân (tại văn bản số 168/UBND-QLĐT ngày 13/02/2019), Quận Cầu Giấy (tại văn bản số 162/UBND-QLĐT ngày 14/02/2019), Quận Hoàn Kiếm (tại văn bản số 743/UBND-BQLDAĐTXD ngày 29/5/2018.

- UBND các Quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện theo kế hoạch và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kế hoạch đề xuất và kết quả thực hiện.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1303/QĐ-UBND năm 2019 về "Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội"

  • Số hiệu: 1303/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/03/2019
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Thế Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản