Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1287/QĐ-BNN-KN | Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2024 |
V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN THÚ BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2024 - 2028
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Thuỷ sản số 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm ngư.
QUYẾT ĐỊNH.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động quản lý và bảo tồn thú biển Việt Nam giai đoạn 2024 - 2028.
Giao Cục Kiểm ngư chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan ở Trung ương, địa phương tổ chức thực hiện, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu. Các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm ngư trong việc triển khai Kế hoạch hành động theo các nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Cục Thuỷ sản, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN THÚ BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2024 - 2028
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-BNN-KN ngày 08 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mục tiêu chung
Quản lý, bảo tồn, bảo vệ hiệu quả nguồn lợi thú biển nhằm duy trì đa dạng sinh học tại vùng biển Việt Nam, giảm thiểu đánh bắt không chủ ý thú biển trong khai thác thủy sản, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu và trách nhiệm quốc gia thành viên quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải thành viên nhưng có hợp tác.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được cơ chế, chính sách và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo tồn, bảo vệ thú biển.
- Đánh giá được hiện trạng thành phần loài, đặc điểm sinh học, khu vực phân bố và hiện trạng quần thể; thu thập, quản lý được các thông tin về hoạt động thương mại thủy sản có liên quan đến thú biển.
- Cung cấp được thông tin khai thác không chủ ý các loài thú biển trong một số nghề khai thác thủy sản; đảm bảo tỉ lệ đánh bắt không chủ ý thú biển trong khai thác thủy sản không ảnh hưởng đến quần thể tự nhiên của các loài thú biển; đề xuất các giải pháp, quy định phù hợp nhằm giảm thiểu đánh bắt không chủ ý thú biển.
- Đảm bảo giám sát được các hoạt động khai thác thủy sản trên một số tàu cá sử dụng lưới rê, lưới vây có tỷ lệ lớn khai thác không chủ ý các loài thú biển
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân, xã hội về bảo tồn các loài thú biển đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan tới khai thác, buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản hiểu rõ các quy định và tầm quan trọng của việc bảo tồn thú biển để đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
1. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý, bảo tồn, bảo vệ thú biển.
- Rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ, bảo tồn các thú biển phù hợp với các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã cam kết thực hiện và tính hiệu quả theo yêu cầu của Luật bảo vệ thú biển của Hoa Kỳ.
- Xây dựng và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong việc cứu hộ, lưu giữ mẫu vật các loài thú biển; Ban hành quy trình kỹ thuật cứu hộ các loài thú biển;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động, phối hợp hành động giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển trong công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác, mua, bán, vận chuyển, chế biến nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến các loài thú biển.
- Xây dựng và vận hành mạng lưới các cơ sở cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nói chung và các loài thú biển nói riêng.
2. Nghiên cứu, điều tra, tổ chức cứu hộ, thu thập dữ liệu các loài thú biển
- Thu thập thông tin từ nhật ký khai thác có ghi nhận bắt gặp các loài thú biển, thí điểm thiết lập hệ thống giám sát viên trên tàu cá để thu thập dữ liệu.
- Điều tra, đánh giá nguồn lợi, xác định khu vực phân bố, mùa sinh sản, khu vực sinh sản, đặc điểm di cư. Từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của vấn đề khai thác không chủ ý các loài thú biển, đưa ra các biện pháp bảo tồn và quản lý phù hợp.
- Tổ chức các hoạt động giám sát khai thác thủy sản trên các tàu cá, tập trung chính vào các nghề lưới vây, lưới rê, câu có tỉ lệ khai thác không chủ ý các loài thú biển cao.
- Nghiên cứu các kỹ thuật khai thác an toàn, hiệu quả, thân thiện với thú biển và chuyển giao công nghệ khai thác nhằm giảm thiểu việc đánh bắt không chủ ý các loài thú biển.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị xua đuổi cá heo khi áp dụng trong từng loại nghề khai thác thủy sản, từ đó có thể nhân rộng, áp dụng đại trà để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản và bảo vệ được các loài cá heo.
- Thiết lập và vận hành mạng lưới cứu hộ các loài thú biển, rùa biển nói riêng và các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nói chung.
- Xây dựng, đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu từ trung ương tới địa phương về các loài thú biển, cơ sở dữ liệu xuất khẩu, nhập khẩu các loài thủy sản có ảnh hưởng đến nguồn lợi thú biển nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ các loài thú biển.
- Xây dựng tài liệu chuyên sâu về các loài thú biển Việt Nam để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và thực thi các quy định pháp luật liên quan; Xây dựng bộ tài liệu nhận dạng nhanh các loài thú biển để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho ngư dân.
- Xây dựng các tài liệu giáo dục về bảo tồn các loài thú biển và khuyến khích phổ biến các tài liệu này trong trường học các cấp, các khu bảo tồn, vườn quốc gia, cộng đồng dân cư ven biển, các địa điểm tham quan, du lịch biển.
- Xây dựng các tài liệu khoa học phục vụ công tác tuyên truyền hướng tới khán giả đại chúng như phim tài liệu khoa học, tờ rơi, áp phích, ảnh chụp, sách tham khảo về thú biển và nơi chúng sinh sống.
- Tổ chức Hội thảo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các kiến thức cơ bản cho cán bộ Khoa học, cán bộ quản lý, lực lượng Hải quan, Biên phòng, Kiểm ngư, Cảnh sát môi trường, Quản lý thị trường, cơ quan báo chí về phân loại cơ bản các loài thú biển để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu thực tế trong thực thi nhiệm vụ kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và các quy định của CITES.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Việt Nam, quy định của Luật bảo vệ thú biển của Hoa kỳ và các điều ước quốc tế, các tổ chức nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải thành viên nhưng có hợp tác về bảo vệ các loài thú biển.
- Tổ chức các hoạt động tập huấn, tuyên truyền, sự kiện truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng và xã hội về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi thú biển; phục hồi các lễ hội về cá ông (cá voi), lễ nghinh (nghêng) ông Nam Hải nhằm phát huy truyền thống đặc sắc, tín ngưỡng ở một số địa phương.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản như: các quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm; quy định cụ thể đối với việc giám sát trên các tàu cá hoạt động khai thác có ảnh hưởng đến thú biển; thủ tục xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác thủy sản không ảnh hưởng đến các loài thú biển; quy định cụ thể đối với một số nghề khai thác thủy sản để giảm thiểu khai thác không chủ ý các loài thú biển, rùa biển; quy định cụ thể khung chương trình đào tạo giám sát viên, tiêu chuẩn giám sát viên, điều kiện làm việc của giám sát viên, yêu cầu tối thiểu của các cơ sở đào tạo giám sát viên và thẩm quyền cấp thẻ giám sát viên để có căn cứ pháp lý cho giám sát viên hoạt động trên các tàu cá.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nói chung và các loài thú biển nói riêng;
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong đánh giá hiện trạng nguồn lợi thú biển, các biện pháp giảm thiểu đánh bắt không chủ ý đối với thú biển trong khai thác thủy sản, phục vụ công tác bảo tồn các loài thú biển.
- Nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong việc cứu hộ, lưu giữ mẫu vật các loài thú biển.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện nghiên cứu của các Viện nghiên cứu, Trung tâm chuyên ngành phục vụ công tác nghiên cứu khoa học thủy sản nói chung và nghiên cứu các loài thú biển nói riêng.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, xây dựng và hình thành mạng lưới các trung tâm cứu hộ sinh vật biển, trong đó có cứu hộ các loài thú biển.
3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Chú trọng xây dựng các chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, cán bộ thực thi pháp luật nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn các loài thú biển.
- Thực hiện nhiệm vụ truyền thông về bảo tồn thú biển, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo tồn thú biển, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ thú biển và nơi sinh sống của chúng.
- Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ, bảo tồn thú biển, nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngư dân trong quá trình khai thác thủy sản, vận động chủ tàu, thuyền trưởng cam kết không đánh bắt có chủ ý thú biển, thả những cá thể còn sống về tự nhiên.
- Tổ chức tập huấn, truyền thông cho các bên liên quan về kỹ thuật cứu hộ, chăm sóc, tái thả và các biện pháp kỹ thuật giảm thiểu đánh bắt không chủ ý thú biển, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng dân cư trong công tác truyền thông, giáo dục về bảo tồn thú biển.
- Lồng ghép chương trình tuyên truyền, bảo vệ thú biển vào các hoạt động ngoại khoá, chương trình đào tạo của học sinh, sinh viên.
- Khuyến khích tổ chức hoặc phục hồi các lễ hội về cá ông (cá voi), lễ hội nghing (nghêng) ông nhằm phát huy truyền thống văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc ở một số địa phương.
- Tích cực tham gia các Công ước, Thỏa thuận quốc tế và khu vực; cam kết thực hiện các quy định liên quan đến bảo tồn thú biển.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, thu thập dữ liệu và chia sẻ thông tin về nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn thú biển, cứu hộ thú biển và kiểm tra, giám sát các loại nghề khai thác thủy sản có nguy cơ đánh bắt không chủ ý đối với thú biển; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thú biển.
- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế hỗ trợ nguồn lực về tài chính và kỹ thuật cho công tác bảo tồn thú biển.
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được phân công và danh mục các nhiệm vụ ưu tiên của Kế hoạch này, các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành, các địa phương, các cơ quan, các tổ chức liên quan triển khai xây dựng nội dung chi tiết, dự toán kinh phí nhiệm vụ ưu tiên được giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định, bố trí kinh phí; đề xuất, triển khai thực hiện các hoạt động bảo tồn thú biển.
- Cục Kiểm ngư là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị, cơ quan thuộc các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế xây dựng nhiệm vụ cụ thể và tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
- Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước.
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ trưởng về kết quả thực hiện Kế hoạch; Tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện vào năm 2026 và tổng kết thực hiện Kế hoạch hành động quản lý và bảo tồn thú biển vào năm 2028.
- Phối hợp với Cục Kiểm ngư tổ chức thực hiện các nội dung đã được phê duyệt của Kế hoạch hành động này.
- Kết hợp, lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch hành động quản lý và bảo tồn thú biển trong các Chương trình, Dự án, Đề án của Cục nhằm điều chỉnh được cơ cấu nghề, ngư cụ khai thác thủy sản, quản lý có hiệu quả tàu cá khai thác ở các vùng biển Việt Nam nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác không chủ ý các loài thú biển;
- Chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm ngư, Cục Thủy sản tìm kiếm và huy động nguồn lực nước ngoài để thuê tư vấn quốc tế hỗ trợ hoạt động đánh giá sự phù hợp trong quy định của Pháp luật Việt Nam về thuỷ sản với các quy định của Luật bảo vệ thú biển của Hoa Kỳ làm căn cứ đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp.
- Chủ trì, và phối hợp với Cục Kiểm ngư và các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ để liên hệ, trao đổi với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, các Bộ/ngành và các cơ quan có liên quan c ủa Hoa Kỳ để cập nhật các quy định, thông tin liên quan đến Luật Bảo vệ thú biển của Hoa Kỳ.
- Chủ trì thẩm định các dự án, đề tài liên quan đến thực hiện nội dung Kế hoạch hành động quản lý và bảo tồn thú biển; tham mưu việc bố trí kinh phí triển khai các nội dung của Kế hoạch.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí đủ kinh phí thực hiện Kế hoạch.
5. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Tham mưu việc đề xuất các dự án, đề tài nghiên cứu phục vụ công tác bảo tồn thú biển. Tập trung vào các nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân bố, trữ lượng của thú biển; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào hoạt động khai thác thuỷ sản, góp phần giảm thiểu tỉ lệ khai thác không chủ ý các loài thú biển trong từng nghề.
6. Cục Chế biến, Chất lượng và Phát triển thị trường; Cục Thú y
- Thực hiện các nội dung về cung cấp thông tin các công ty, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản sang Hoa Kỳ để cập nhật bổ sung vào Cơ sở dữ liệu;
- Phổ biến thông tin đến các công ty, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản về Luật bảo vệ thú biển của Hòa kỳ và các ảnh hưởng của Luật tới xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ.
7. Các Viện, trường có chức năng nghiên cứu khoa học
Chủ động xây dựng đề xuất và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án và đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ liên quan đến quản lý và bảo tồn thú biển như đánh giá trữ lượng, thành phần loài, phân bố của thú biển; ước tính được tỉ lệ đánh bắt không chủ ý đối với từng loài thú biển cho từng nghề khai thác; các giải pháp cụ thể để giảm thiểu khả năng khai thác không chủ ý thú biển đối với các nhóm nghề chính ở Việt Nam.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương phối hợp với Vườn quốc gia có biển, Khu bảo tồn biển, thực hiện hiệu quả hoạt động bảo tồn thú biển; chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương phục vụ công tác bảo tồn thú biển;
- Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân ven biển, xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn về bảo tồn thú biển; xây dựng và phát triển các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn thú biển.
- Tăng cường công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó có bảo tồn thú biển.
- Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 01 tháng 04 và khi có yêu cầu.
9. Ban quản lý các Vườn quốc gia có biển, Khu bảo tồn biển
Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện Kế hoạch hành động quản lý và bảo tồn thú biển; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ thú biển cho cộng đồng ngư dân sống trong và xung quanh Vườn quốc gia có biển, Khu bảo tồn biển. Phối hợp tổ chức các hoạt động nghiên cứu, cứu hộ các loài thú biển bị thương khi có yêu cầu.
10. Các Hội, Hiệp hội, Nghiệp đoàn nghề cá
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các thành viên của Hội, Hiệp hội, Nghiệp đoàn nghề cá về tầm quan trọng của công tác bảo tồn thú biển.
- Phổ biến thông tin đến các công ty, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản về Luật bảo vệ thú biển của Hoa Kỳ và ảnh hưởng của Luật tới xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ và các thị trường khác.
- Đánh giá, phân loại sơ bộ các nước mà ta có nhập khẩu nguyên liệu thủy sản chế biến để chủ động phương án giải quyết sau khi Hoa Kỳ công bố kết quả đánh giá tương đương về tuân thủ Luật Bảo vệ thú biển của Hoa Kỳ.
- Hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ tư vấn về pháp luật, lộ trình thực hiện, vận động hành lang cho việc xem xét, đánh giá và bảo đảm kết quả có lợi nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
11. Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch này; chủ động đề xuất các hoạt động, dự án bảo tồn thú biển; hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho hoạt động để thực hiện Kế hoạch này.
Kinh phí cho các hoạt động của Kế hoạch được cân đối trong nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
Kinh phí vận động, huy động từ các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp để triển khai các nội dung Kế hoạch.
DANH SÁCH NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN THÚ BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2024 - 2028
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-BNN-KN ngày 08 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ | ĐƠN VỊ PHỐI HỢP | THỜI GIAN THỰC HIỆN | KINH PHÍ DỰ KIẾN (triệu đồng) | GHI CHÚ |
HOÀN THIỆN VÀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO TỒN, BẢO VỆ CÁC LOÀI THÚ BIỂN | ||||||
1 | Thuê tư vấn rà soát các văn bản, chính sách, quy định liên quan đến bảo vệ, bảo tồn các thú biển phù hợp với các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã cam kết thực hiện và tính hiệu quả theo yêu cầu của Luật bảo vệ thú biển của Hoa Kỳ | Vụ Hợp tác Quốc tế | Cục Kiểm ngư, Cục Thủy sản; Vụ Pháp chế; Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản; | 2024 | 500 |
|
2 | Xây dựng và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong việc cứu hộ, lưu giữ mẫu vật các loài thú biển. | Cục Kiểm ngư | Cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản | 2024-2025 | 2.000 |
|
3 | Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm thiểu khai thác không chủ ý các loài thú biển tại Việt Nam | Cục Kiểm ngư | Cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản | 2024-2028 | 5.000 |
|
4 | Kế hoạch tuần tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác, mua, bán, vận chuyển, chế biến nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến các loài thú biển. | Cục Kiểm ngư | Cục Thủy sản, Thanh Tra Bộ; Thanh tra thủy sản các địa phương | 2024-2028 | 5.000 | Cục Kiểm ngư xây dựng nội dung, ban hành các biểu mẫu thống kê, tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra để hướng dẫn tổ chức thực hiện chung. Mỗi năm tổ chức tối thiểu 02 đoàn kiểm tra; 01 chuyến tuần tra chuyên đề về bảo vệ thú biển; Các đơn vị đưa vào kế hoạch chuyên đề, kết hợp trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuần tra đã được phê duyệt hàng năm. |
4 | Hội nghị Sơ kết và Tổng kết thực hiện Kế hoạch hành động quản lý và bảo tồn thú biển Việt Nam giai đoạn 2024 - 2028 | Cục Kiểm ngư | Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện | 2026 và 2028 | 500 |
|
1 | Điều tra hiện trạng quần thể thú biển, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính di cư, xác định tỉ lệ khai thác không chủ ý và tác động của các hoạt động khai thác lên quần thể thú biển tại vùng biển Việt Nam. | Cục Kiểm ngư | Cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản; Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường | 2024-2027 | 8.000 |
|
2 | Nhiệm vụ triển khai thí điểm hoạt động giám sát khai thác thủy sản trên tàu cá. | Cục Kiểm ngư | Cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản | 2024-2028 | 5.000 |
|
3 | Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khai thác an toàn với thú biển trong các nghề khai thác thủy sản. | Viện nghiên cứu Hải sản | Cục Kiểm ngư, Cục Thủy sản; Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường | 2024-2025 | 1.000 |
|
4 | Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị xua đuổi thú biển khi áp dụng trong từng loại nghề khai thác thủy sản. | Cục Thủy sản | Cục Kiểm ngư, Cục Thủy sản; Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường | 2024 - 2026 | 500 |
|
5 | Thiết lập và vận hành mạng lưới cứu hộ các loài thú biển tại Việt Nam | Cục Kiểm ngư | Cục Thủy sản, Viện nghiên cứu Hải sản, các tổ chức NGO, … | 2024-2028 | 5.000 | Hỗ trợ chi phí cứu hộ các loài thú biển khi có phát sinh; |
6 | Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý các loài thú biển tại Việt Nam | Cục Kiểm ngư | Cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản | 2024-2028 | 1.000 |
|
1 | Nhiệm vụ truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực thực thi cho các bên liên quan về bảo tồn và quản lý các loài thú biển tại Việt Nam | Cục Kiểm ngư | Cục Thủy sản, Sở NN và PTNT các tỉnh ven biển; Ban quản lý các Khu bảo tồn biển; Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản | 2024-2028 | 10.000 |
|
| Tổng cộng (Bốn mươi ba tỉ năm trăm triệu đồng) | 43.500 |
|
Quyết định 1287/QĐ-BNN-KN năm 2024 về Kế hoạch hành động quản lý và bảo tồn thú biển Việt Nam giai đoạn 2024-2028 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1287/QĐ-BNN-KN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/05/2024
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Phùng Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/05/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra