Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1006/QĐ-BNN-TT | Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT NĂM 2014 - 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông, nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH, ngày 18 tháng 06 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững";
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng cục Trồng trọt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT NĂM 2014 – 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
1. Triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực trồng trọt trong “Chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" tại Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18 tháng 6 năm 2013 nhằm duy trì tăng trưởng, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài; tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời gian hoàn thành và phân công cho các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt.
1. Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020
- Tổ chức các hội nghị chuyên đề và lồng ghép với các hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt theo vùng, mùa vụ để phổ biến Kế hoạch hành động tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 đến các cơ quan, đơn vị, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành và qua đó đến nông dân cả nước.
- Các cơ quan truyền thông, báo chí của ngành tổ chức đưa tin về thực hiện Kế hoạch hành động tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện Kế hoạch trong toàn ngành, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với thị trường trên cơ sở phát huy lợi thế các vùng, miền
a) Lúa gạo: Đổi mới ngành sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu có hiệu quả cao; chuyển đổi diện tích gieo trồng lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản; rà soát quy hoạch, xác định các vùng đất chuyên trồng lúa nước cần được bảo vệ và đầu tư hạ tầng đồng bộ; xác định cơ cấu giống phù hợp với nhu cầu thị trường; nâng cao tỷ lệ sử dụng giống xác nhận, trong đó tập trung thực hiện Kế hoạch sản xuất giống lúa xác nhận năm 2014-2015 vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định số 713/QĐ- BNN-TT ngày 10 tháng 4 năm 2014); áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, tiết kiệm giống, phân bón, nước, hạn chế sử dụng thuốc BVTV; sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị; thu gom, tái sử dụng các phụ phẩm từ lúa, gạo (rơm rạ, vỏ trấu) để tăng giá trị gia tăng.
b) Cây rau mầu và cây nguyên liệu chế biến: Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa các cây rau mầu, hoa, nấm ăn và nấm dược liệu theo yêu cầu thị trường; tập trung các sản phẩm đang nhập khẩu lớn, như ngô, đậu tương làm thức ăn chăn nuôi trên cơ sở diện tích hiện có và mở rộng diện tích trên đất trồng lúa kém hiệu quả, không chủ động tưới; mở rộng vụ đông trên đất 2 lúa; khai thác diện tích đất lúa 1 vụ ở miền núi; áp dụng giống ưu thế lai, ngô chuyển gen; tăng cường bảo quản, chế biến giảm tổn thất sau thu hoạch.
Nâng cao năng suất, chất lượng mía để tăng khả năng cạnh tranh của đường Việt Nam; quy hoạch vùng sản xuất, thâm canh tăng năng suất sắn đáp ứng nguyên liệu chế biến tinh bột và sản xuất etanol...
c) Cây công nghiệp lâu năm có khả năng cạnh tranh cao (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè): rà soát quy hoạch phát triển cao su, cà phê, chè; quy hoạch phát triển hồ tiêu, điều cho phù hợp với thị trường và đảm bảo các điều kiện sản xuất bền vững; ưu tiên tập trung tái canh cà phê để duy trì năng suất, sản lượng cà phê; thâm canh tăng năng suất, chất lượng điều, giảm lượng điều nguyên liệu nhập khẩu.
d) Cây ăn quả: Mở rộng diện tích, thâm canh, rải vụ, tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm cây ăn quả, trong đó tập trung các cây ăn quả chủ lực (thanh long, xoài, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, vải, chuối...).
Các nhiệm vụ cụ thể về xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển theo từng sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Kế hoạch này.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu
a) Về giống cây trồng: Nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt theo nhu cầu thị trường; áp dụng giống ngô, đậu tương, bông chuyển gen; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh giống, tăng tỷ lệ sử dụng hạt giống xác nhận, cây giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn.
b) Về kỹ thuật canh tác: Áp dụng công nghệ cao, các quy trình sản xuất bền vững theo Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) theo hướng tiết kiệm nước, tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm thuốc BVTV, hóa chất nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm phát thải, bảo vệ môi trường.
c) Đẩy manh tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất, thu hoạch, bảo quản cho nông dân; ưu tiên các dự án khuyến nông trung ương cho các sản phẩm trọng điểm như: lúa gạo, cà phê, điều, mía, chè, ngô, rau an toàn, quả an toàn... phục vụ tái cơ cấu.
Các nhiệm vụ cụ thể về khoa học công nghệ và khuyến nông tại Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ban hành theo Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Đổi mới công tác bảo vệ thực vật
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
b) Tăng cường kế hoạch giám sát phòng chống sâu bệnh, quản lý sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chế biến, bảo quản các loại nông sản có nguồn gốc thực vật.
c) Tập trung vào công tác dự báo, cảnh báo và tư vấn để người sản xuất cùng tham gia phòng chống dịch bệnh; sử dụng giống kháng bệnh và các biện pháp tổng hợp để cây trồng khỏe, lấy phòng sâu bệnh là chính; tổ chức lại dịch vụ BVTV tại cơ sở để bảo vệ cây trồng, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các nhiệm vụ cụ thể về đổi mới công tác bảo vệ thực vật tại Kế hoạch hành động của ngành Bảo vệ thực vật phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt tại Phụ lục 4.
5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất tập trung; áp dụng rộng rãi công nghệ tưới tiết kiệm
a) Dồn điền, đổi thửa, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; hoàn chỉnh giao thông, thủy lợi, điện nội đồng tại các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
b) Về thủy lợi:
Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, củng cố hệ thống thủy nông cơ sở đáp ứng yêu cầu của sản xuất lúa và cây rau mầu, yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; ưu tiên đầu tư các vùng vùng đất chuyên trồng lúa nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt; áp dụng rộng rãi công nghệ tưới nông lộ phơi trên cây lúa.
- Chuyển dịch mạnh mẽ đối tượng phục vụ sang các cây trồng cạn; áp dụng trên diện rộng các giải pháp, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng chủ lực: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, điều, mía, cây ăn quả, rau, hoa,...trọng tâm tại khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ, miền Trung và miền núi phía Bắc.
Các nhiệm vụ cụ thể về thủy lợi tại Đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi ban hành tại Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 và Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi ban hành tại Quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Đẩy mạnh chế biến, bảo quản, áp dụng cơ giới hóa, giảm thất thoát sau thu hoạch
a) Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, giảm chi phí, giảm tổn thất sau thu hoạch.
b) Rà soát xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về nhà xưởng bảo quản, chế biến, công nghệ đảm bảo an toàn thực phẩm.
c) Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ chế biến ướt cà phê nhân; công nghệ thu hái, chế biến chè; công nghệ chế biến sâu các sản phẩm từ gạo quy mô công nghiệp; công nghệ chế biến rau, quả; công nghệ chế biến cao su thành các sản phẩm công nghiệp...; các công nghệ bảo quản, giảm tổn thất về sản lượng và chất lượng sản phẩm (thanh trùng bằng nước nóng; chiếu xạ; bảo quản bằng bao gói có điều chỉnh khí; sấy bằng bơm nhiệt, sấy hồng ngoại, bảo quản bằng chế phẩm chiết xuất từ thực vật, công nghệ bao bì, bao gói, màng thông minh...)
d) Nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ tận dụng triệt để các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp (như trấu, cám, mật rỉ, bã mía, vỏ điều...) để tạo ra các sản phẩm có giá trị, bảo vệ môi trường.
7. Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, mỡ rộng đối tác công tư PPP, tăng cường xúc tiến thương mại
a) Tổ chức liên kết nông dân: nghiên cứu các mô hình tổ chức sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt (HTX, Tổ hợp tác); Xác định mô hình HTX, Tổ hợp tác tiên tiến để khuyến cáo phát triển cho phù hợp; Đề xuất giải pháp, chính sách hỗ trợ để phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác theo Luật HTX 2012. Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng thông qua triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn.
Nội dung cụ thể tại Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ban hành tại Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10 tháng 4 năm 2014.
b) Hoàn thiện, mở rộng, nâng cao hiệu quả mô hình tổ chức sản xuất bền vững theo hình thức PPP: trước mắt giai đoạn 2014-2015 cùng các đối tác tập trung triển khai kết quả 4 mô hình PPP: chè, cà phê, ca cao, rau khoai tây; tổng kết rút kinh nghiệm để mở rộng trong giai đoạn 2016-2012.
c) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế để bảo vệ thị trường trong nước.
8. Đổi mới cơ chế chính sách
a) Cụ thể hóa và ưu tiên lồng ghép các nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách đã được ban hành: Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về liên kết sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch, Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về áp dụng GAP trong sản xuất; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...;
b) Xây dựng mới chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất lúa; chính sách tái canh cà phê; chính sách thâm canh tăng năng suất điều; chính sách đổi mới tổ chức dịch vụ thuốc BVTV; chính sách áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều chè, mía...)...; trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ giống mới; hoàn thiện gói kỹ thuật đồng bộ; xây dựng mô hình, đào tạo, tập huấn;chính sách tín dụng ưu đãi, nhất là cho nông dân nghèo, vùng sâu vùng xa.
9. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về trồng trọt
a) Nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án sản xuất; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch; kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp cơ chế thị trường và thực tiễn sản xuất.
b) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến sản xuất trồng trọt, đặc biệt là quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm trồng trọt (chi tiết tại Phụ lục 2, Phụ lục 3).
c) Tổ chức lại hệ thống quản lý nhà nước về trồng trọt thống nhất cả nước từ Trung ương đến cấp xã: thành lập Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Ban nông nghiệp ở cấp xã;
d) Nâng cao năng lực cho Cục Trồng trọt: Thành lập Cơ quan thường trực Cục Trồng trọt phía Nam có con dấu, tài khoản riêng; tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia) nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước của Cục Trồng trọt (chi tiết tại Đề án tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Trồng trọt).
đ) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo tái canh cà phê; Ban chỉ đạo thâm canh tăng năng suất, chất lượng điều; Ban chỉ đạo rải vụ trái cây vùng Nam Bộ; Ban chỉ đạo phát triển chè bền vững; Ban điều phối ngành hàng cà phê; Ban chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Tổng kết, rút kinh nghiệm, đề xuất mở rộng thành phần và cơ chế hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng đối tác công tư PPP có sự tham gia của các bên trong chuỗi giá trị ngành hàng.
1. Thành lập Ban chỉ đạo Tái cơ cấu lĩnh vực Trồng trọt, do Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực trồng trọt làm Trưởng ban, có đại diện của các đơn vị thuộc Bộ có liên quan là thành viên để chỉ đạo triển khai, giám sát, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Giao Cục Trồng trọt là đơn vị thường trực, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt; định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ban chỉ đạo tái cơ cấu của Bộ.
2. Căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Cục Trồng trọt và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện tái cơ cấu của đơn vị, theo từng năm, từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.
3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm các đơn vị tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện trong đó nêu rõ việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện gửi về Thường trực Ban chỉ đạo tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt để tổng họp báo cáo Bộ.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo Bộ để xem xét, quyết định./.
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, ĐỀ ÁN LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT NĂM 2014-2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị quản lý | Đơn vị thực hiện | Thời gian thực hiện |
| ||
I | Nhiệm vụ đang thực hiện |
|
| ||||
1 | Chiến lược phát triển ngành trồng trọt đến 2030 | Cục Trồng trọt |
| Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy 11/2014 |
| ||
2 | Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển hồ tiêu toàn quốc đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 | Cục Trồng trọt | Viện QH &TKNN | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 |
| ||
3 | Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số cây trồng chủ lực đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 | Cục Trồng trọt | Viện QH &TKNN | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 |
| ||
4 | Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành điều Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 | Cục Trồng trọt | Phân viện QH& TKNNMN | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 |
| ||
5 | Quy hoạch vùng trồng sắn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 | Cục Trồng trọt | Viện QH &TKNN | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 |
| ||
6 | Quy hoạch sản xuất lúa Thu Đông vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030; | Cục Trồng trọt | Phân viện QH& TKNNMN | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 |
| ||
7 | Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 | Cục Trồng trọt | Phân viện QH& TKNNMN | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 |
| ||
8 | Đề án trồng thay thế giống điều chất lượng tốt giai đoạn 2014-2020 | Cục Trồng trọt | Phân viện QH& TKNNMN | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 |
| ||
9 | Quy hoạch sản xuất nấm đến năm 2020, tầm nhìn 2030 | Cục Trồng trọt | Viện QH &TKNN | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 |
| ||
10 | Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020; | Cục Trồng trọt | Viện QH &TKNN | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 |
| ||
11 | Đề án phát triển bền vững ngành Điều Việt Nam đến năm 2020 | Cục Trồng trọt | Cục Trồng trọt | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 |
| ||
12 | Đề án phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 | Cục Trồng trọt | Cục Trồng trọt | Trình Bộ phê duyệt Quý 11/2014 | |||
II | Nhiệm vụ mới năm 2014 -2015 |
|
|
| |||
1 | Rà soát quy hoạch cao su toàn quốc đến năm 2020 | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2014 | |||
2 | Quy hoạch sản xuất ngô toàn quốc đến năm 2020 | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2014 | |||
3 | Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2014 | |||
4 | Quy hoạch vùng trồng cây thanh long | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2014 | |||
5 | Đề án thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía nguyên liệu | Cục Trồng trọt | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
6 | Đề án phát triển các vùng lương thực trọng điểm quốc gia | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2015 | |||
III | Nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 |
|
|
| |||
1 | Quy hoạch vùng trắng chuối xuất khẩu đến năm 2020 | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2016-2020 | |||
2 | Quy hoạch vùng trồng Nhãn, vải đến năm 2030 | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2016-2020 | |||
3 | Quy hoạch vùng trồng cây có múi đến năm 2030 | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2016-2020 | |||
4 | Quy hoạch vùng trồng Xoài đến năm 2030 | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2016-2020 | |||
5 | Quy hoạch vùng trồng Vú sữa đến năm 2030 | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2016-2020 | |||
6 | Quy hoạch vùng trồng chôm chôm đến năm 2030; | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2016-2020 | |||
7 | Rà soát quy hoạch phát triển chè đến năm 2030; | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2016-2020 | |||
8 | Quy hoạch vùng hoa công nghệ cao đến năm 2030; | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | 2016-2020 | |||
9 | Các Chương trình, đề án, dự án quy hoạch khác theo yêu cầu của sản xuất | Cục Trồng trọt | Đơn vị tư vấn | Thường xuyên | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT 2014-2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I | Năm 2014-2015 | Đơn vị chủ trì | Thời gian Thực hiện |
1 | Nghị định thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. | Cục Trồng trọt |
|
2 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đẩt trồng lúa. | Cục Trồng trọt | 4/2014 |
3 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tái canh cà phê. | Cục Trồng trọt | 10/2014 |
4 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thâm canh, tăng năng suất điều. | Cục Trồng trọt | 2014 |
5 | Thông tư bổ sung Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. | Cục Trồng trọt | 2014 |
6 | Thông tư hướng dẫn Nghị định số 202/NĐ-CP của chính phủ vể quản lý phân bón. | Cục Trồng trọt | Quý/lẩn |
7 | Thông tư quy định về công nhận cho áp dụng các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ khác để được hưởng chính sách hễ trợ trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản | Cục Trồng trọt | 6/2014 |
8 | Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật | Cục Trồng trọt | 10/2014 |
9 | Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thuỷ sản, trồng trọt, chăn nuôi sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. | Cục Trồng trọt | 11/2014 |
9 | Thông tư thay thế Quyết định 95/2007/QĐ-BNN về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới. | Cục Trồng trọt | 12/2014 |
II | Giai đoạn 2016-2020 |
|
|
1 | Luật nông nghiệp và các Nghị định, thông tư hướng dẫn | Vụ Pháp chế, Cục Trồng trọt | 2016-20120 |
2 | Các văn bàn quy phạm pháp luật khác phục vụ quản lý nhà nước về trồng trọt | Cục Trồng trọt | 2016-20120 |
NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT NĂM 2014-2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT | Nội dung nhiệm vụ | Đơn vị thực hiện | Thời gian thực hiện |
| ||
I | Giai đoạn 2014-2015 |
|
|
| ||
A | Tiêu chuẩn kỹ thuật |
|
|
| ||
1 | Sản xuất trồng trọt hữu cơ - Định nghĩa, nguyên tắc, quy trình, điều kiện sản xuất và chỉ tiêu chất lượng | Cục Trồng trọt | 2012-2014 |
| ||
2 | Cây giống cây công nghiệp - Yêu cầu kỹ thuật | Cục Trồng trọt | 2012-2014 |
| ||
3 | Vi sinh vật nông nghiệp – pp xác định hoạt độ xenlulaza dựa vào lượng đường khử được tạo thành | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa | 2012-2014 |
| ||
4 | Hạt giống cà phê - Yêu cầu kỹ thuật | Viện KHKT NLN Tây Nguyên | 2012-2014 |
| ||
5 | Cây công nghiệp - Tiêu chuẩn cây đầu dòng | Viện KHKT NLN Tây Nguyên | 2012-2014 |
| ||
6 | Phương pháp lấy mẫu chè búp tươi trên nương sản xuất | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
7 | Hạt giống thuốc lá - Yêu cầu kỹ thuật | Viện KTKT thuốc lá | 2013-2014 |
| ||
8 | Phân bón - Xác định hàm lượng tro không hòa tan trong axit | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa | 2013-2014 |
| ||
9 | Phân bón- Phương pháp xác định hàm lượng photpho không ha tan trong citrat | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa | 2013-2014 |
| ||
10 | Phân bón- Phương pháp xác định hàm lượng Canxi hòa tan trong axit | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa | 2013-2014 |
| ||
11 | Phân bón- Phương pháp xác định hàm lượng C- carbonat | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa | 2013-2014 |
| ||
12 | Phân bón- Phương pháp xác định hàm lượng sắt trong chelat sắt | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa | 2013-2014 |
| ||
13 | Phân bón- Phương pháp xác định Si hữu hiệu | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa | 2013-2014 |
| ||
14 | Phân bón- Phương pháp xác định hàm lượng Asen | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa | 2013-2014 |
| ||
15 | Thử nghiệm sức sống của hạt giống bằng phép thử Tétrazolium | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
16 | Thuật ngữ và định nghĩa trong sản xuất chè | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
17 | Ca cao - Tiêu chuẩn cây giống | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
18 | Cây giống cây công nghiệp - Yêu cầu kỹ thuật. Phần II - Cây giống dừa | Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu | 2013 6/2014 |
| ||
19 | Hạt giống vừng - Yêu cầu kỹ thuật | Cục Trồng trọt | 2014 |
| ||
20 | Hạt giống rau muống - Yêu cầu kỹ thuật | Cục Trồng trọt | 2014 |
| ||
21 | Đánh giá phân loại đất lúa | Cục Trồng trọt | 2014 |
| ||
22 | Vi sinh vật nông nghiệp - Phương pháp đến số lượng bào tử nấm nội cộng sinh Mycorrhiza (Arbuscular Mycorrhiza Fungi) trong đất bằng kỹ thuật sàng ướt, ly tâm nổi | Cục Trồng trọt | 2014 |
| ||
23 | Phân bón vi sinh vật - Phương pháp đếm khuẩn lạc, Phần 1 : Định lượng Trichoderma trong phân bón, Phần 2: Định lượng vi khuẩn cố định nitơ hội sinh Azospirilium, Phần 3: Định lượng vi khuẩn Rhizobium ssp. | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa | 2014 |
| ||
24 | Phân bón vi sinh vật - Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu cho phân tích vi sinh vật hiếu khí | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa | 2014 |
| ||
B | Quy chuẩn kỹ thuật |
|
|
| ||
1 | Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống vải | Cục Trồng trọt | 2012-2014 |
| ||
2 | Khảo nghiệm DUS giống rau tai voi - Clerodendrum infortunantum | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
3 | Khảo nghiệm DUS giống rau tai sóc - Moringa oleifera L. | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
4 | Khảo nghiệm phân bón cho cây dài ngày | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
5 | Khảo nghiệm phân bón cho cây ngắn ngày | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
6 | Điều kiện sản xuất phân bón lá | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
7 | Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hạt điều trong quá trình sản xuất, sơ chế | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
8 | Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hạt tiêu trong quá trình sản xuất, sơ chế | Cục Trồng trọt | 2013-2014 |
| ||
9 | Khảo nghiệm DUS giống cam | Cục Trồng trọt | 2014 |
| ||
10 | Khảo nghiệm DUS giống quýt | Cục Trồng trọt | 2014 |
| ||
11 | Khảo nghiệm DUS giống bầu | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
12 | Khảo nghiện DUS giống cải thảo | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
13 | Khảo nghiện DUS giống cần tây | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
14 | Khảo nghiệm DUS giống dứa | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
15 | Khảo nghiệm DUS giống đậu bắp | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
16 | Khảo nghiệm DUS giống lê | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
17 | Khảo nghiệm DUS giống súp lơ | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
18 | Khảo nghiệm DUS giống cà | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
19 | Khảo nghiệm DUS giống sắn | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
20 | Khảo nghiệm DUS giống khoai môn | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
21 | QCVN Chất lượng phân bón hữu cơ chế biến công nghiệp, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh và phân vi sinh vật | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
22 | QCVN Điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ chế biến công nghiệp, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh và phân vi sinh vật | Cục Trồng trọt | 2014 | |||
II | Giai đoạn 2016-2020 |
|
| |||
1 | Rà soát, hoàn thiện các TCVN, QCKT đã ban hành trước 2015, tiếp tục hài hóa hóa tiêu chuẩn quốc tế, khu vực | Cục Trồng trọt | 2016-2020 | |||
2 | Xây dựng mới các TCVN, QCKT để có bộ các TCVN, QCKT phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước | Cục Trồng trọt | 2016-2020 | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT PHỤC VỤ CƠ CẤU LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT NĂM 2014-2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TTngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT |
| Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện |
A | NĂM 2014 |
|
|
|
1 | Xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật |
|
| T2-T12/2014 |
1.1 | Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | - T8/2014: Trình thẩm định -T10/2014: Trình Bộ, CP |
1.2 | Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Nghị định số 157/2013/ NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | - T10/2014: Trình thẩm định - T12/2014: Trình Bộ, CP |
1.3 | Thông tư ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | - T4/2014: Trình thẩm định - T6/2014: Trình Bộ |
1.4 | Thông tư ban hành quy trình phân tích nguy cơ dịch hại | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | - T7/2014: Trình thẩm định -T9/2014: Trình Bô |
1.5 | Thông tư về quản lý thuốc bảo vệ thực vật | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | - T7/2014: Trình thẩm định -T9/2014: Trình Bộ |
1.6 | Thông tư quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, sau nhập khẩu và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | - T8/2014: Trình thẩm định - TI0/2014: Trình Bộ |
1.7 | Thông tư quy định xử lý vật the thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khấu, quá cảnh và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | - T9/2014: Trình thẩm định -TI 1/2014: Trình Bộ |
1.8 | Thông tư liên tịch với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | -T10/2014: Trình thẩm định - T12/2014: Trình Bộ |
1.9 | Thông tư quy định cụ thể về kiểm dịch thực vật nội địa | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | Chương trình chuẩn bị |
1.10 | Thông tư quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ BVTV | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | Chương trình chuẩn bị |
1.11 | Thông tư ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T12/2014 Đề nghị Bộ bổ sung vào kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014 |
2 | Giám sát, phòng chống dịch hại trên cây trồng | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T2-T12/2014 |
3 | Đầy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật BVTV vào sản xuất | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T2-T12/2014 |
4 | Xây dựng Đề án Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | Trình Bộ trong T3/2014 |
5 | Xây dựng Đề án thí điểm dịch vụ bảo vệ thực vật tại các địa phương | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | Trình Bộ trong T6/2014 |
6 | Xúc tiến thương mại | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ |
|
6.1 | Nhật Bản: Đàm phán kết quả xử lý hơi nước nóng trừ ruồi đục quả trên xoài đế mở của thị trường | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T2-T4/2014 |
6.2 | Hàn Quốc: Đã có thông báo sẽ cho phép nhập khẩu xoài của Việt Nam; Đàm phán về Báo cáo PRA trên quà vú sữa | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T3/2014 T3-T12/2014 |
6.3 | Australia: Làm việc với cơ quan KDTV của Australia về việc kiểm tra cơ sở xử lý KDTV, cơ sở đóng gói quả vải tại Việt Nam; Kiểm tra vùng trồng xoài, thanh long của Việt Nam | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | Quý II- III/2014 |
6.4 | New Zealand: Đàm phán với Cơ quan KDTV của New Zealand về điều kiện nhập khẩu đối với quả thanh long của Việt Nam. | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | Quý II-111/2014 |
6.5 | Hoa Kỳ: Tiếp tục đàm phán các điển kiện kỹ thuật để xuất khẩu nhãn, vải, vú sữa, xoài | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | Quý 11- III/2014 |
6.6 | Đài Loan: Tiếp tục đàm phán về các biện pháp xử lý KDTV để mở cửa lại thị trường xuất khẩu trái thanh long | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T3-T12/2014 |
6.7 | EU: Kiểm tra cấp mã số vùng trồng cho các cơ sở sản xuất rau quả xuất khẩu đi EU | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T2-T12/2014 |
7 | Rà soát các hoạt chất BVTV có độ độc cao và đề xuất loại bỏ khỏi danh mục thuốc BVTV | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T2-T12/2014 |
8 | Rà soát các hoạt chất thuốc BVTV cẩm sử dụng tại các nước, trong đó tập trung vào các nước Hoa kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T2-T12/2014 |
9 | Tuyên truyền, phổ biến các loại thuốc BVTV cấm sử dụng của từng quốc gia, khu vực đến các doanh nghiệp, nông dân sản xuất rau, hoa, quả và các mặt hàng nông sản khác | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T2-T12/2014 |
10 | Xây dựng danh mục thuốc BVTV trên rau | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T3-T6/2014 |
11 | Thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc BVTV | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T2T12/2014 |
12 | Kiểm soát chặt chẽ công tác khảo nghiệm và đăng ký thuốc BVTV | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T2-T12/2014 |
13 | Thực hiện dự án Điều tra cơ bản: Điều tra thực trạng, tổ chức thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật và hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | T2-T12/2014 |
B | NĂM 2015 |
|
|
|
1 | Xây dựng các cơ chế chính sách |
|
|
|
1.1 | Tổ chức thực hiện Đề án Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | (Cục BVTV xây dựng Đề án và Trình Bộ phê duyệt năm 2014) |
1.2 | Tổ chức thực hiện Đề án thí điểm dịch vụ bảo vệ thực vật tại các địa phương | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | (Cục BVTV xây dựng Đề án và Trình Bộ phê duyệt năm 2014) |
2 | Công tác phòng chống dịch hại | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ |
|
2.1 | Giám sát, phòng chống dịch hại trên cây trồng | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
2.2 | Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát dịch hại | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | (Cục BVTV xây dụng dự án và Trình Bộ phê duyệt năm 2014) |
2.3 | Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật BVTV vào sản xuất | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
3 | Xúc tiến thương mại | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
3.1 | Hoa Kỳ: Tiếp tục đàm phán các điều kiện kỹ thuật đề xuất khẩu nhãn, vải, vú sữa, xoài | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
3.2 | Nhật Bản: Đàm phán kết quả xử lý hơi nước nóng trừ ruồi đục quả trên xoài đề mở cửa thị trường; đảm phán về thanh long ruột đỏ. | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
3.3 | Hàn Quốc: Đàm phán về Báo cáo PRA trên quả vú sữa | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
3.4 | Australia: Đàm phán với cơ quan KDTV của Australia để hoàn chỉnh điều kiện nhập khẩu quả vải và cấp phép nhập khẩu cho quả vải; Theo dõi tiến trình phân tích nguy cơ dịch hại quả thanh long. | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
3.5 | New Zealand: Theo dõi tiến trình phân tích nguy cơ dịch hại quả chôm chôm. | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ' | 2015 |
3.6 | Đài Loan: Cung cấp thông tin và theo dõi tiến trình phân tích nguy cơ dịch hại quả xoài | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
3.7 | Trung Quốc: theo dõi tiến trình phân tích nguy cơ dịch hại quả măng cụt, roi, khoai lang | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
4 | Quản lý thuốc BVTV |
|
| 2015 |
4.1 | Rà soát các hoạt chất BVTV có độ dốc cao và đề xuất loại bỏ khỏi danh mục thuốc BVTV | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
4.2 | Xây dựng được danh mục thuốc BVTV khuyến cáo sử dụng trên chè | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
4.3 | Thanh kiểm tra sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV trên phạm vi cả nước | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2015 |
C | GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 |
|
|
|
1 | Xây dựng các cơ chế chính sách |
|
|
|
1.1 | Tổ chức thực hiện Đề án Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
1.2 | Tổ chức thực hiện Đề án thí điểm dịch vụ bảo vệ thực vật tại các địa phương | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
2 | Công tác phòng chống dịch hại | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
2.1 | Giám sát, phòng chống dịch hại trên cây trồng | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
2.2 | Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát dịch hại | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
2.3 | Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật BVTV vào sản xuất | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
3 | Xúc tiến thương mại | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
3.1 | Hoa Kỳ: Tiếp tục đàm phán các điều kiện kỹ thuật để xuất khẩu nhãn, vải, vú sữa, xoài | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016 - 2020 |
3.2 | Nhật Bản: Đàm phán kết quả xử lý hơi nước nóng trừ ruồi đục quả trên xoài để mở cửa thị trường; đàm phán về thanh long ruột đỏ. | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
3.3 | Hàn Quốc: Đàm phán về Báo cáo PRA trên quả vú sữa | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
3.4 | Australia: Đàm phán với cơ quan KDTV của Australia để hoàn chỉnh điều kiện nhập khẩu quả vải và cấp phép nhập khẩu cho quả vải; Theo dõi tiến trình phân tích nguy cơ dịch hại quả thanh long. | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
3.5 | New Zealand: Theo dõi tiến trình phân tích nguy cơ dịch hại quả chôm chôm. | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
3.6 | Đài Loan: Cung cấp thông tin và theo dõi tiến trình phân tích nguy cơ dịch hại quả xoài | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
3.7 | Trung Quốc: theo dõi tiến trình phân tích nguy cơ dịch hại quả măng cụt, roi, khoai lang | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
4 | Quản lý thuốc BVTV |
|
|
|
| Rà soát các hoạt chất BVTV có độ độc cao và đề xuất loại bỏ khỏi danh mục thuốc BVTV | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
4.1 | Xây dựng được danh mục thuốc BVTV khuyến cáo sử dụng trên chè | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
4.2 | Thanh kiểm tra sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV trên phạm vi cả nước | Cục BVTV | Các đơn vị thuộc Bộ | 2016-2020 |
- 1Quyết định 517/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu cấp Bộ đặt hàng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
- 2Quyết định 1167/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1291/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 phê duyệt đề án kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và tổ chức sự nghiệp công lập thuộc bộ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 207/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 95/2007/QĐ-BNN Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 79/2011/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 6Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Luật hợp tác xã 2012
- 8Quyết định 1384/QĐ-BNN-KH năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Nghị định 114/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dich thực vật
- 10Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 12Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 14Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón
- 15Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- 16Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 17Quyết định 517/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu cấp Bộ đặt hàng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
- 18Quyết định 713/QĐ-BNN-TT năm 2014 về Kế hoạch sản xuất giống lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2014-2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 19Quyết định 794/QĐ-BNN-TCTL năm 2014 phê duyệt "Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 20Quyết định 1167/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 21Quyết định 986/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 về Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 22Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT năm 2014 phê duyệt kế hoạch đổi mới, phát triển hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 23Quyết định 802/QĐ-BNN-TCTL năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Đề án: "Tái cơ cấu ngành Thủy lợi" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 24Quyết định 1291/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 phê duyệt đề án kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và tổ chức sự nghiệp công lập thuộc bộ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 25Thông tư 207/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 1006/QĐ-BNN-TT năm 2014 về Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1006/QĐ-BNN-TT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/05/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra