Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2018/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 06 tháng 02 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Căn cứ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 23/2016/NĐ-CP , ngày 05 tháng 4 năm 2016 về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;
Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2015 quy định về tổ chức lễ hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 02 năm 2018 và thay thế Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 24/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ngày 06/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Việc thực hiện Quy định này là một trong các tiêu chí đánh giá, công nhận các danh hiệu văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các thôn, làng, tổ dân phố, tiểu khu (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức), hộ gia đình, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia việc cưới, việc tang và lễ hội phải tuân thủ quy định sau:
1. Thực hiện theo quy định của pháp luật; không được làm những việc mà pháp luật không cho phép.
2. Không làm trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để tổ chức các hoạt động nhằm chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình.
4. Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để trục lợi cá nhân, tuyên truyền trái pháp luật, hoạt động mê tín dị đoan, sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành.
5. Không được sử dụng phương tiện công và thời gian làm việc của cơ quan, tổ chức để tham dự việc cưới, việc tang và lễ hội (trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ). Không sử dụng công quỹ, tài sản công để làm quà mừng cưới, viếng đám tang, dâng lễ hội phục vụ cho mục đích cá nhân.
6. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
7. Đảm bảo an ninh trật tự xã hội, an toàn giao thông; thực hành tiết kiệm, không phô trương, lãng phí trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội.
8. Nếu sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố phục vụ cho việc cưới, việc tang phải thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về quản lý và sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông.
9. Sử dụng âm thanh phải đảm bảo theo quy chuẩn Quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
10. Trong cùng một thời điểm, tại địa bàn khu dân cư có cả việc cưới và việc tang thì các gia đình căn cứ vào các quy định, thống nhất, phối hợp chia sẻ trong việc tổ chức để đảm bảo sự đoàn kết tình làng, nghĩa xóm.
11. Không sử dụng thuốc lá trong việc cưới, việc tang, lễ hội và không sử dụng rượu, bia nếu tham gia giao thông.
Mục 1. THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI
Việc đăng ký kết hôn phải đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Hộ tịch.
1. Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải đăng ký kết hôn.
2. Các phong tục, tập quán: dạm ngõ, lễ hỏi, rước dâu, lễ cưới cần được tổ chức đơn giản, tiết kiệm, trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế của gia đình.
3. Không mở nhạc trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. Không hát hoặc phát các bài hát không nằm trong danh mục các bài hát được phép phổ biến theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 5. Khuyến khích trong việc cưới
1. Việc trao giấy chứng nhận kết hôn được tổ chức trang trọng tại hội trường Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng cấp xã.
2. Báo hỷ thay cho mời dự lễ cưới.
3. Tổ chức tiệc trà thay cho tiệc mặn; tổ chức việc cưới trong một ngày.
4. Tổ chức lễ cưới tập thể cho nhiều đôi nam nữ kết hôn.
5. Tổ chức việc cưới vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ.
6. Trang trí rạp cưới đơn giản, trang trọng; trang phục cô dâu, chú rể và gia đình lịch sự, theo truyền thông hoặc trang phục dân tộc mình.
Mục 2. THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG
Khi có người qua đời, gia đình hoặc thân nhân của người qua đời có trách nhiệm đi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch. Trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Điều 7. Thành lập Ban tổ chức lễ tang
1. Tùy theo đối tượng, cương vị của người qua đời, cơ quan, tổ chức, khu dân cư phối hợp với gia đình thành lập Ban tổ chức lễ tang giúp đỡ gia đình tang chủ.
2. Người qua đời sống tại địa bàn không có gia đình hoặc thân nhân thì Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các đoàn thể và nhân dân khu dân cư có trách nhiệm tổ chức tang lễ theo phong tục truyền thống. Người qua đời tại địa phương mà không xác định được gốc tích thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất theo quy định của pháp luật.
1. Cờ tang chỉ được treo tại địa điểm tổ chức lễ tang và theo phong tục truyền thống của từng địa phương, tôn giáo (nếu người chết là tín đồ tôn giáo).
2. Tang phục được áp dụng theo truyền thống của địa phương, dân tộc, tôn giáo.
3. Người qua đời trong vòng 12 giờ phải khâm liệm và nhập quan, được chôn cất hoặc hỏa táng trong vòng 48 giờ kể từ khi qua đời; các trường hợp khác phải thực hiện nghiêm việc vệ sinh trong khâm liệm, quàn ướp, chôn cất, hỏa táng, điện tống, hung táng, bốc mộ và di chuyển thi hài, hài cốt theo quy định tại Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
4. Lễ viếng tổ chức đảm bảo trang nghiêm, văn minh, theo sự điều hành của Ban tổ chức lễ tang và gia đình tang chủ.
5. Không tổ chức ăn uống linh đình, phô trương, lãng phí và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Không mở nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.
7. An táng: Người qua đời phải được chôn cất tập trung tại các nghĩa trang đã được quy hoạch của địa phương. Những nơi chưa có nghĩa trang thì chính quyền địa phương có trách nhiệm quy định nơi chôn cất phù hợp với định hướng quy hoạch của địa phương. Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần theo Nghị định số 23/2016/NĐ-CP , ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng cùng các văn bản quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi qua đời thực hiện theo quy định tại Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức; đối với quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng; người làm công tác cơ yếu do Bộ Quốc phòng quản lý hy sinh, qua đời, cán bộ quân đội đã nghỉ hưu qua đời thực hiện theo Thông tư số 86/2016/TT-BQP ngày 20/6/2016 của Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng; người làm công tác cơ yếu dọ Bộ Quốc phòng quản lý; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, công nhân viên Công an nhân dân hy sinh, qua đời; cán bộ công an đã nghỉ hưu qua đời thực hiện theo Thông tư 15/2013/TT-BCA ngày 15/3/2013 của Bộ Công an quy định chế độ tang lễ trong Công an nhân dân.
9. Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang.
Điều 9. Khuyến khích trong việc tang
1. Đăng ký khai tử trước khi tổ chức lễ tang.
2. Không đưa thi hài người chết vào nhà thờ hoặc nơi công cộng để làm lễ.
3. Nghi thức cúng 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu và cải táng tổ chức trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ.
4. Hỏa táng, điện táng, an táng một lần vào khu vực nghĩa trang đã được quy hoạch hoặc lưu tro cốt sau hỏa táng tại các công trình lưu giữ tro cốt (chùa, nhà lưu tro cốt tại các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng).
5. Sử dụng ít vòng hoa trong tang lễ.
6. Không rắc, rải vàng mã, tiền âm phủ khi đưa tang.
7. Không sử dụng thiết bị tăng âm trong nhạc tang.
8. Xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan như: yểm bùa, trừ tà, phạt mộc, gọi hồn, khóc mướn, lăn đường khi đưa tang.
Mục 3. THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG LỄ HỘI
Điều 10. Chuẩn bị tổ chức lễ hội
a) Các lễ hội phải xin phép Ủy ban nhân dân tỉnh gồm:
- Lễ hội được tổ chức lần đầu;
- Lễ hội được phục dựng lại sau nhiều năm bị gián đoạn;
- Lễ hội đã được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống;
- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức Việt Nam tổ chức.
b) Các lễ hội không phải xin cấp giấy phép
Những lễ hội sau đây khi tổ chức không phải xin giấy phép, nhưng trước khi tổ chức phải báo cáo theo quy định tại khoản 1, điều 7, Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL:
- Lễ hội dân gian đã được tổ chức thường xuyên, liên tục, định kỳ; lễ hội văn hóa du lịch;
- Lễ hội quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, Điều 18 Quy chế hoạt động văn hóa kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP , ngày 06/11/2009 của Chính phủ khi được tổ chức từ lần thứ hai trở đi.
2. Thành lập Ban tổ chức lễ hội (trừ lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài, do tổ chức nước ngoài thực hiện).
a) Thành phần Ban Tổ chức gồm: đại diện chính quyền, ngành văn hóa thể thao và du lịch, công an, y tế, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông, tôn giáo, mặt trận tổ quốc; đại diện ngành đoàn thể hoặc cá nhân khác có liên quan đến việc tổ chức lễ hội.
b) Trách nhiệm của Ban tổ chức lễ hội:
- Những lễ hội có quy mô lớn, tổ chức dài ngày và thu hút đông người tham gia, Ban Tổ chức lễ hội phải tổ chức họp thông báo về kế hoạch tổ chức và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật.
1. Việc tổ chức lễ hội thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc tổ chức lễ hội và Chương V, Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
2. Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo Luật về tín ngưỡng, tôn giáo Số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016.
3. Yêu cầu về nội dung lễ hội:
a) Nghi lễ được tiến hành trang trọng, trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp.
b) Phần hội đảm bảo vui tươi, lành mạnh, đa dạng về hình thức, phù hợp với quy mô tính chất, đặc điểm của lễ hội; khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống.
4. Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội.
5. Không tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong khu vực nội tự, khu vực bảo vệ của di tích lịch sử văn hóa (gồm bản thân di tích, thắng cảnh, là khu vực nghiêm cấm mọi thay đổi). Việc tổ chức các hoạt động dịch vụ trong khu vực lễ hội phải tuân thủ quy định của pháp luật:
a) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng quán, nhà hàng, khách sạn, bến bãi phục vụ người tham gia lễ hội đảm bảo không lấn chiếm khuôn viên di tích, thuận tiện, không cản trở giao thông trong khu vực lễ hội.
b) Niêm yết giá, bán đúng giá, không chèo kéo khách, không ép giá; không bày bán các đồ chơi có tính bạo lực, thịt tươi sống, thịt động vật hoang dã theo quy định của pháp luật.
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phải đảm bảo các điều kiện về kinh doanh theo quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm nội quy của Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích.
d) Không bán vé vào dự lễ hội. Trong khu vực di tích, lễ hội nếu có tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày thì được bán vé cho hoạt động dịch vụ đó theo quy định của pháp luật.
6. Đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự, phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông trong lễ hội
a) Việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong lễ hội thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ VHTTDL và Bộ TNMT về hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ phát huy giá trị di tích và các quy định pháp luật khác về thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.
b) Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông trong lễ hội theo quy định của pháp luật.
7. Yêu cầu đối với người tham gia lễ hội:
a) Thực hiện đúng nội quy, quy định của Ban Tổ chức lễ hội; tiền công đức, tiền lễ, tiền giọt dầu đặt đúng nơi quy định của Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích; không ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ, cài tiền lên tay tượng, tay phật và thực hiện các hành vi phản cảm khác.
b) Trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục.
c) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; không nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội.
d) Giữ gìn an ninh trật tự khi tham dự lễ hội.
e) Thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường.
g) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định.
h) Không đổi tiền hưởng chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội; thực hiện nghiêm Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Điều 12. Khuyến khích các hoạt động trong tổ chức lễ hội
1. Tuyên truyền, giới thiệu ý nghĩa lịch sử của lễ hội, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong lễ hội thông qua hệ thống bảng, biển hướng dẫn và các hình thức tuyên truyền khác.
2. Tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi mới và các hoạt động văn hóa, thể thao có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội.
Điều 13. Nghiêm cấm các hành vi, hoạt động trong tổ chức lễ hội
1. Tuyên truyền, truyền đạo trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; tổ chức các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.
2. Xâm hại di tích, danh lam thắng cảnh và cảnh quan môi trường trong khu vực tổ chức lễ hội.
3. Tổ chức các hoạt động cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép; lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa; các hình thức mê tín dị đoan khác.
4. Thực hiện các hành vi diễn tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo; mô tả cảnh rùng rợn, kinh dị; mô tả cảnh thỏa mãn, khoái trá của kẻ gây tội ác; mô tả các hành động tội ác khác.
5. Đốt đồ mã ngoài nơi quy định của Ban Tổ chức lễ hội.
6. Dùng tiền công đức, hiện vật công đức để biếu, tặng.
7. Đốt pháo nổ, thả đèn trời, sử dụng vũ khí, vật liệu cháy nổ
Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Khen thưởng: Tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội sẽ được biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý vi phạm: Các đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 1 Quy định này có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ không được bình xét các danh hiệu văn hóa, bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, các Hội, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về Quy định này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc triển khai, thực hiện Quy định trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, phối hợp tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Quy định.
3. Sở Tư pháp hướng dẫn chính quyền các địa phương và cơ sở xây dựng hương ước, quy ước đảm bảo Quy định này và phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương, đảm bảo tính thống nhất của văn bản trong khuôn khổ của pháp luật.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam, Cổng thông tin điện tử tỉnh chủ động tuyên truyền kịp thời, sâu rộng nội dung Quy định này; nêu gương các cá nhân, gia đình, tổ chức, đơn vị, địa phương thực hiện tốt quy định trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo nếp sống văn minh; phê phán những cá nhân, tập thể vi phạm các quy định về tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tại địa phương tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục nhân dân tự giác thực hiện quy ước, hương ước, xây dựng Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, khu phố văn hóa,... gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
6. Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn, xóm, tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác mặt trận cùng các hội, đoàn thể tại khu dân cư có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, hướng dẫn về giám sát thực hiện quy định này.
7. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; lực lượng vũ trang phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình thực hiện Quy định này.
8. Các tổ chức, gia đình, cá nhân đang sinh sống và công tác trên địa bàn tỉnh Hà Nam có trách nhiệm thực hiện quy định này./.
- 1Quyết định 17/2012/QĐ-UBND quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 18/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình kèm theo Quyết định 06/2017/QĐ-UBND
- 3Quyết định 06/2017/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 05/CT-TTg về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 14/2018/QĐ-UBND về Quy chế tạm thời quản lý, tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 13/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 8Nghị quyết 07/2018/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 12/2002/NQ-HĐND quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng tại nơi thờ tự trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Chỉ thị 07/CT-CTUBND năm 2018 về đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 1Quyết định 308/2005/QĐ-TTg về quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 02/2009/TT-BYT hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng do Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- 4Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Nghị định 105/2012/NĐ-CP tổ chức lễ tang cán bộ, công, viên chức
- 7Thông tư 15/2013/TT-BCA quy định chế độ tang lễ trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 8Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 9Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 11Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
- 12Luật Hộ tịch 2014
- 13Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 14Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành
- 15Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
- 16Thông tư 86/2016/TT-BQP Quy định và hướng dẫn tổ chức lễ tang đối với quan nhân, công nhân, viên chức quốc phòng; người làm công tác cơ yếu do Bộ Quốc phòng quản lý
- 17Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- 18Quyết định 18/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình kèm theo Quyết định 06/2017/QĐ-UBND
- 19Quyết định 06/2017/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 20Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 21Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 05/CT-TTg về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 22Quyết định 14/2018/QĐ-UBND về Quy chế tạm thời quản lý, tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội do thành phố Hà Nội ban hành
- 23Quyết định 13/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 24Nghị quyết 07/2018/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 12/2002/NQ-HĐND quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng tại nơi thờ tự trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 25Chỉ thị 07/CT-CTUBND năm 2018 về đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Quyết định 03/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 03/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/02/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra