QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
National technical regulation on Vietnam Inland Navigation Aids
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 39:2011/BGTVT, do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2011.
Quy chuẩn này thay thế Tiêu chuẩn ngành 22TCN 269 - 2000 “Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2000.
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các loại báo hiệu được lắp đặt trên các tuyến đường thủy nội địa về hình dáng, màu sắc, tín hiệu ban đêm, ý nghĩa: báo hiệu nhằm hướng dẫn cho các phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa được an toàn, thuận lợi.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động thiết kế, xây dựng, khai thác vận tải, quản lý các tuyến đường thủy nội địa do các cấp thẩm quyền công bố.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Luồng tàu chạy (gọi tắt là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.
1.3.2. Tuyến đường thủy nội địa là tuyến giao thông vận tải thủy nội địa được xác định cụ thể điểm đầu và điểm cuối.
1.3.3. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
1.3.4. Độ sâu luồng tàu là khoảng cách thẳng đứng tính từ mực nước thấp tính toán đến mặt đáy luồng tàu.
1.3.5. Chiều rộng luồng tàu là khoảng cách nằm ngang, vuông góc với tim luồng giữa hai đường biên tuyến luồng tại mặt đáy luồng tàu.
1.3.6. Bán kính cong tuyến luồng là bán kính cung tròn của đường tim luồng.
1.3.7. Bề rộng khoang thông thuyền dưới cầu là khoảng cách nằm ngang nhỏ nhất giữa hai mép ngoài của trụ (mố trụ) cầu hay giữa 2 mép ngoài của trụ bảo vệ.
1.3.8. Kênh chạy tàu là đường thủy trên kênh đào mà trên đó chiều rộng và chiều sâu của luồng tàu tương ứng với bề rộng và chiều sâu của kênh đào.
1.3.9. FI.(R) 5s: (R): Chớp một ngắn, ánh sáng màu đỏ.
1.3.10. FI.(G) 5s: (G): Chớp một ngắn, ánh sáng màu xanh.
1.4. Quy định bờ phải, bờ trái hay phía phải, phía trái của luồng tàu chạy
Chiều dòng chảy để làm cơ sở quy định bờ phải, bờ trái hay phía phải, phía trái của luồng tàu chạy được xét theo chiều của dòng chảy lũ.
a) Đối với sông kênh trong nội địa: Theo hướng dòng chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu, từ phía trong nội địa ra phía cửa biển bên tay phải là bờ phải, bên tay trái là bờ trái.
b) Đối với vùng duyên hải, ven vịnh: Quy ước theo chiều từ phía Bắc xuống phía Nam bên tay phải (phía đất liền) là phía phải, bên tay trái (phía ngoài biển) là phía trái. Từ bờ ra ngoài biển bên tay phải là phía phải, bên tay trái là phía trái.
c) Trên hồ tự nhiên hay hồ nhân tạo: Trường hợp hồ có dòng chảy thì theo trục luồng chính từ thượng lưu nhìn về hạ lưu và đối với những đoạn luồng nhánh thì theo hướng nhìn ra trục luồng chính bên tay phải là bờ phải, bên tay trái là bờ trái. Trường hợp hồ không có dòng chảy thì theo quy định ở Khoản d.
d) Các trường hợp đặc thù khác thì do cơ quan có thẩm quyền quy định.
1.5. Phân loại báo hiệu
Báo hiệu đường thủy nội địa phân thành 3 loại:
a) Báo hiệu chỉ giới hạn, vị trí của luồng tàu chạy (gọi chung là báo hiệu dẫn luồng): Là những báo hiệu giới hạn phạm vi chiều rộng, chỉ vị trí hay chỉ hướng của luồng tàu chạy nhằm hướng dẫn phương tiện đi đúng theo luồng tàu.
b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm hay vật chướng ngại trên
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2012/BGTVT về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
- 1Quyết định 4099/2000/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn ngành: QUY TẮC BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 73/2011/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu Đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 22TCN 269:2000 về quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5664:2009 về phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2012/BGTVT về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
- 8Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
- 9Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT về Báo hiệu đường thủy nội địa
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 39:2011/BGTVT về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: QCVN39:2011/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 30/12/2011
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Ngày hết hiệu lực: 01/11/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực