Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VỀ CHẠY TÀU VÀ CÔNG TÁC DỒN ĐƯỜNG SẮT
National technical regulation on railway running and shunting
Lời nói đầu
QCVN 07:2011/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn ngành 22TCN 342-05: Quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, giữ nguyên kết cấu và nội dung cơ bản để chuyển đổi thành QCVN, Cục Đường sắt Việt Nam trình duyệt, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 66/2011/TT- BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2011
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẠY TÀU VÀ CÔNG TÁC DỒN ĐƯỜNG SẮT
National technical regulation on railway running and shunting
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây được gọi tắt là Quy chuẩn) về chạy tàu và công tác dồn đường sắt này quy định về trình tự tác nghiệp của công tác chạy tàu, dồn tàu trên tuyến đường đơn thuộc mạng đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có kết nối ray với đường sắt quốc gia.
Đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này là các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác chạy tàu, dồn tàu trên các mạng đường sắt nói trên. Quy chuẩn này không áp dụng đối với đường sắt đô thị.
Điều 3. Cơ sở của việc tổ chức chạy tàu là Biểu đồ chạy tàu. Đối với mạng đường sắt quốc gia, Biểu đồ chạy tàu do Thủ trưởng tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt xây dựng, ban hành và công bố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Đối với mạng đường sắt chuyên dùng, Biểu đồ chạy tàu do Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác mạng đường sắt chuyên dùng xây dựng, ban hành và công bố.
Tất cả các đơn vị có liên quan đến việc chạy tàu đều phải căn cứ vào Biểu đồ chạy tàu để xây dựng kế hoạch công tác, tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác Quy trình tác nghiệp kỹ thuật của đơn vị mình bảo đảm tàu chạy theo đúng Biểu đồ chạy tàu.
Điều 4. Ở mỗi khu đoạn, việc chạy tàu do một Nhân viên điều độ chạy tàu chỉ huy. Ở mỗi điểm phân giới hay trên mỗi tàu, trong một thời gian nhất định chỉ do một người chỉ huy việc chạy tàu:
1. Tại ga: Trực ban chạy tàu ga;
2. Tại trạm đóng đường: Trực ban chạy tàu trạm;
3. Trên tàu: Trưởng tàu;
4. Đầu máy đơn và đoàn tàu không quy định có Trưởng tàu: Lái tàu.
Nếu nhiều tàu ghép nhau thì Trưởng tàu của đoàn tàu cuối cùng là người chỉ huy.
Ở ga lớn có thể bố trí phụ Trực ban chạy tàu ga đảm nhận một phần công việc chạy tàu dưới sự chỉ huy của Trực ban chạy tàu ga.
Nếu ga có nhiều bãi có thể có nhiều Trực ban chạy tàu bãi, mỗi người chỉ huy chạy tàu ở mỗi bãi nhưng phải phục tùng sự chỉ huy thống nhất của Trực ban chạy tàu ga.
Việc phân định ranh giới và trách nhiệm chỉ huy chạy tàu ở mỗi
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Thông tư 66/2011/TT-BGTVT về 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 241:1998 về công trình chỉnh trị luồng chạy tàu sông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 22TCN 342:2005 về Quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT về Khai thác đường sắt
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2011/BGTVT về chạy tàu và công tác dồn đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: QCVN07:2011/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 28/12/2011
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/06/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Cơ sở của việc tổ chức chạy tàu là Biểu đồ chạy tàu. Đối với mạng đường sắt quốc gia, Biểu đồ chạy tàu do Thủ trưởng tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt xây dựng, ban hành và công bố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Đối với mạng đường sắt chuyên dùng, Biểu đồ chạy tàu do Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác mạng đường sắt chuyên dùng xây dựng, ban hành và công bố.
- Điều 4. Ở mỗi khu đoạn, việc chạy tàu do một Nhân viên điều độ chạy tàu chỉ huy. Ở mỗi điểm phân giới hay trên mỗi tàu, trong một thời gian nhất định chỉ do một người chỉ huy việc chạy tàu:
- Điều 5. Tất cả thủ tục, tác nghiệp về đón gửi tàu và cho tàu thông qua cũng như về dồn dịch phải được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn theo đúng trình tự và biện pháp quy định tại Quy chuẩn này; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt và Quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
- Điều 6. Bằng chứng cho phép tàu chạy từ điểm phân giới vào khu gian hoặc phân khu là:
- Điều 7. Khi sử dụng phương pháp đóng đường nói tại khoản 2 và 3 Điều 6 của Quy chuẩn này, bằng chứng cho phép tàu chạy vào khu gian phải do chính Trực ban chạy tàu ga hoặc do phụ Trực ban chạy tàu ga giao trực tiếp cho Lái tàu trên đầu máy chính của tàu và phải được quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
- Điều 8. Việc điều khiển các thiết bị máy móc về tín hiệu, khống chế tập trung và đóng đường, việc đóng mở các tín hiệu do những nhân viên dưới đây phụ trách:
- Điều 9. Sau khi đón gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga phải báo ngay giờ tàu đi, thông qua hoặc đến cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu, ga gửi tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu. Các giờ này tính như sau:
- Điều 10. Việc phong toả, giải toả khu gian, việc chuyển từ một phương pháp đóng đường này sang một phương pháp đóng đường khác phải tiến hành theo mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu.
- Điều 11. Trong các trường hợp đón, gửi tàu, khi tín hiệu vào ga, ra ga, vào bãi, ra bãi báo tín hiệu ngừng hoặc đèn tắt, trước khi sử dụng tín hiệu dẫn đường hoặc giao giấy phép cho Lái tàu để cho tàu chạy qua tín hiệu, Trực ban chạy tàu ga phải xác nhận:
- Điều 12. Mỗi lần hư hỏng về đường, ghi, thiết bị thông tin, tín hiệu chạy tàu, Trực ban chạy tàu ga phải ghi vào Sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu và báo cho Nhân viên phụ trách sửa chữa sở tại (cung cầu, đường, thông tin tín hiệu).
- Điều 13. Mệnh lệnh chạy tàu, dồn dịch phải ngắn gọn, dứt khoát, rõ ràng và đúng nội dung quy định. Mỗi lần ra lệnh, phải xác nhận người nhận lệnh đã hiểu đúng và phải kiểm tra theo dõi việc chấp hành.
- Điều 14. Khi trong khu gian có đặt trạm đóng đường, biện pháp chạy tàu và phương pháp đóng đường chạy tàu đối với trạm này do Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt quy định riêng. Đối với mạng đường sắt chuyên dùng do Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác mạng đường sắt chuyên dùng quy định.
- Điều 15. Khi tàu chạy theo phương pháp đóng đường tự động, Lái tàu của đầu máy chính phải chú ý theo dõi và chấp hành nghiêm chỉnh những biểu thị của tín hiệu đèn màu ở ga và trong từng phân khu đóng đường.
- Điều 16. Các loại phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt (ôtô ray, goòng có động cơ, toa xe đặc biệt,…) khi gửi vào khu gian được chạy theo tín hiệu đóng đường tự động như tàu.
- Điều 17. Trường hợp mọi thứ điện thoại bị gián đoạn nhưng tác dụng của đóng đường tự động vẫn tốt, việc chạy tàu vẫn giải quyết theo tín hiệu của đóng đường tự động.
- Điều 18. Trước khi gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga phải chuẩn bị đường gửi tàu và các thủ tục cần thiết khác; sau khi xác nhận phân khu tiếp giáp đã thanh thoát mới được mở tín hiệu ra ga và cho tàu chạy.
- Điều 19. Khi cho tàu chạy vào làm việc trong khu gian rồi trở về ga gửi, Trực ban chạy tàu ga làm thủ tục đóng đường tự động thông thường và giao cho Lái tàu thẻ hình chìa khoá lấy từ đài khống chế ra để làm bằng chứng chiếm dụng khu gian lúc trở về ga. Ngoài ra, Trực ban chạy tàu ga còn phải cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) ghi rõ địa điểm dừng, thời gian làm việc và thời hạn trở về ga, sau đó làm tín hiệu cho tàu chạy ra ga.
- Điều 20. Khi tàu có đầu máy phụ đẩy chạy vào khu gian rồi trở về, việc gửi tàu tiến hành với thủ tục đóng đường tự động thông thường, trước khi gửi tàu Trực ban chạy tàu ga phải lấy thẻ hình chìa khoá ở đài khống chế giao cho Lái tàu của đầu máy phụ đẩy để làm bằng chứng chiếm dụng khu gian lúc trở về ga. Ngoài ra, Trực ban chạy tàu ga còn phải cấp cho Lái tàu của đầu máy phụ đẩy và Trưởng tàu Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) ghi rõ địa điểm dừng đẩy và quay về.
- Điều 21. Nếu đài khống chế của ga không có trang bị thẻ hình chìa khoá, khi cần thiết gửi tàu vào làm việc trong khu gian rồi trở về hoặc gửi tàu có đầu máy phụ đẩy vào khu gian rồi trở về phải đình chỉ sử dụng phương pháp đóng đường tự động và chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín.
- Điều 22. Khi đầu tàu đỗ vượt quá tín hiệu ra ga (vì tàu quá dài hoặc vì nguyên nhân nào đó) làm cho Lái tàu không nhìn thấy biểu thị của tín hiệu này, việc gửi tàu vẫn tiến hành bằng phương pháp đóng đường tự động nhưng Trực ban chạy tàu ga phải cấp cho Lái tàu Giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục II) theo Mẫu số 1 tại Phụ bản của Quy chuẩn này để làm bằng chứng chiếm dụng phân khu.
- Điều 23. Khi có cột tín hiệu ra ga chung, việc gửi tàu phải theo biểu thị cho phép của tín hiệu ra ga chung và đèn chỉ đường mà tàu được gửi đã bật sáng. Nếu đèn chỉ đường bị hỏng, tàu được gửi theo tín hiệu ra ga chung mở, Trực ban chạy tàu ga phải cấp Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) cho Lái tàu: "Đèn chỉ đường hỏng, đường đã chuẩn bị cho tàu số …… trên đường số ….. chạy".
- Điều 24. Trước khi tàu đến, Trực ban chạy tàu ga phải chuẩn bị đường đón và mở tín hiệu vào ga (vào bãi).
- Điều 25. Việc đón tàu vào làm việc trong khu gian hoặc đầu máy phụ đẩy trở về ga tiến hành theo trình tự quy định tại Điều 24 của Quy chuẩn này. Trực ban chạy tàu ga thu lại thẻ hình chìa khoá trả vào đài khống chế.
- Điều 26. Khi tín hiệu ra ga bị hỏng, Trực ban chạy tàu ga cấp cho Lái tàu Giấy phép vạch chéo lục (theo mẫu số 1 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) để làm bằng chứng chiếm dụng phân khu, sau khi đã xác nhận đủ điều kiện sau:
- Điều 27. Trường hợp tín hiệu ra bãi bị hỏng, Trực ban chạy tàu ga được phép gửi tàu và phải cấp cho Lái tàu một Giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục I) theo mẫu số 1 tại Phụ bản của Quy chuẩn này.
- Điều 28. Khi đèn chỉ hướng tàu chạy bị hỏng, tàu được gửi theo tín hiệu ra ga, ra bãi mở, sau khi đã cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này):
- Điều 29. Trong những trường hợp dưới đây, thiết bị đóng đường coi như bị hỏng (mất tác dụng):
- Điều 30. Trước khi phát mệnh lệnh đổi sang phương pháp đóng đường bằng điện tín cũng như phục hồi phương pháp đóng đường tự động, Nhân viên điều độ chạy tàu phải thông qua Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian, xác nhận chắc chắn là khu gian giữa hai ga đã thanh thoát.
- Điều 31. Trường hợp điện thoại giữa Trực ban chạy tàu ga với Nhân viên điều độ chạy tàu không thông, việc chuyển sang đóng đường bằng điện tín cũng như phục hồi phương pháp đóng đường tự động do Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian tiến hành như sau:
- Điều 32. Khi chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu phải viết phía trên Phiếu đường (theo mẫu số 2A hoặc 2B tại Phụ bản của Quy chuẩn này) cấp cho Lái tàu câu: "Đóng đường tự động đình chỉ sử dụng".
- Điều 33. Khi chạy tàu với đóng đường nửa tự động, trạng thái biểu thị cho phép của tín hiệu ra ga hoặc tín hiệu thông qua (đèn màu, cánh) là bằng chứng cho phép tàu chạy từ ga (trạm đóng đường) chiếm dụng khu gian cho đến ga bên.
- Điều 34. Trước khi mở tín hiệu ra ga, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu phải xác nhận khu gian tàu sắp chạy vào đã thanh thoát và nhận được biểu thị đồng ý đón tàu của Trực ban chạy tàu ga đón tàu cho phép.
- Điều 35. Trước khi tàu chạy vào khu gian, Lái tàu của đầu máy chính phải xác nhận trạng thái biểu thị cho phép chạy của tín hiệu ra ga, ra bãi hoặc thông qua.
- Điều 36. Trước khi gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu phải xin đường Trực ban chạy tàu ga đón tàu theo mẫu: "Xin đường gửi tàu số …." và ấn nút đóng đường trên đài khống chế. Nếu đồng ý cho gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga đón tàu cùng ấn nút đóng đường. Sau khi nhận được tín hiệu đồng ý đón tàu của Trực ban chạy tàu ga đón tàu (đèn biểu thị gửi tàu trên đài khống chế sáng màu lục) và xác nhận đường gửi tàu đã chuẩn bị xong, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu mở tín hiệu ra ga và làm tín hiệu cho tàu chạy.
- Điều 37. Sau khi đã làm thủ tục đóng đường gửi tàu, nếu xét thấy tàu không chạy được trong 20 phút hoặc cần cho tàu khác chạy thì giải quyết như sau:
- Điều 38. Trước khi tàu đến, Trực ban chạy tàu ga đón tàu phải chuẩn bị đường đón, mở tín hiệu vào ga. Khi tàu đến mà đuôi tàu đã qua khỏi những ghi liên quan đến đường đón tàu hoặc đã dừng hẳn, Trực ban chạy tàu ga trả thiết bị khống chế tín hiệu về định vị để đóng tín hiệu vào ga. Sau khi xác nhận tàu đến ga nguyên vẹn, Trực ban chạy tàu ga làm thủ tục trả đường, rồi báo giờ tàu đến như quy định tại Điều 9 của Quy chuẩn này.
- Điều 39. Nếu tàu đến ga không nguyên vẹn (đứt toa dọc đường hoặc đuôi tàu còn nằm ngoài tín hiệu vào ga), Trực ban chạy tàu ga đón tàu vẫn phải đóng tín hiệu vào ga. Trước khi khu gian thanh thoát, Trực ban chạy tàu ga không được làm thủ tục trả đường.
- Điều 40. Khi cho tàu vào làm việc trong khu gian rồi trở về ga gửi, Trực ban chạy tàu ga làm thủ tục đóng đường chạy tàu bình thường và giao cho Lái tàu thẻ hình chìa khoá lấy từ đài khống chế để làm bằng chứng chạy tàu lúc trở về ga gửi. Ngoài ra, còn phải cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) ghi rõ địa điểm dừng tàu, thời gian làm việc và thời hạn trở về ga.
- Điều 41. Khi tàu làm việc trong khu gian hoặc đầu máy đẩy trở về ga gửi nguyên vẹn, Trực ban chạy tàu ga thu lại thẻ hình chìa khoá trả vào đài khống chế và làm thủ tục trả đường rồi báo giờ tàu đến như quy định tại Điều 9 của Quy chuẩn này.
- Điều 42. Khi đầu tàu đỗ vượt quá tín hiệu ra ga (vì quá dài hoặc vì nguyên nhân nào đó) làm cho Lái tàu không nhìn thấy biểu thị của tín hiệu này, việc gửi tàu vẫn tiến hành theo phương pháp đóng đường nửa tự động; ngoài việc mở tín hiệu ra ga, Trực ban chạy tàu ga phải cấp cho Lái tàu Giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục II) theo mẫu số 1 tại Phụ bản của Quy chuẩn này để làm bằng chứng chiếm dụng khu gian.
- Điều 43. Khi cần gửi tàu đến đường nhánh trong khu gian không có trạm bổ trợ rồi trở về ga gửi, Trực ban chạy tàu ga gửi xin đường ga bên theo mẫu:
- Điều 44. Khi cần gửi tàu đến đường nhánh không có trạm bổ trợ nhưng ga không có thẻ hình chìa khoá có gắn chìa khoá ghi hoặc có nhưng tàu đến đường nhánh làm việc rồi tiếp tục chạy sang ga bên, phải đình chỉ sử dụng phương pháp đóng đường nửa tự động và chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín. Ngoài việc giao Phiếu đường (theo mẫu số 2A hoặc 2B tại Phụ bản của Quy chuẩn này), Trực ban chạy tàu ga gửi phải cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) ghi rõ tên đường nhánh, thời gian làm việc, thời hạn về đến ga gửi (hoặc đến ga bên), đồng thời giao cho Trưởng tàu chìa khoá ghi dự trữ để mở ghi đường nhánh. Thủ tục giao nhận chìa khoá ghi quy định tại Điều 93 và 94 của Quy chuẩn này.
- Điều 45. Trong những trường hợp dưới đây, thiết bị đóng đường nửa tự động coi như bị hỏng và phải đình chỉ sử dụng:
- Điều 46. Trong những trường hợp đã quy định tại Điều 45 của Quy chuẩn này cũng như khi sửa chữa, cải tạo, di chuyển thay thế thiết bị, kiến trúc đường sắt và những công việc khác gây gián đoạn tạm thời hoạt động của thiết bị đóng đường nửa tự động hoặc khi sử dụng phương pháp này không thích hợp thì phải đình chỉ sử dụng và chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín.
- Điều 47. Mỗi lần chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín cũng như phục hồi phương pháp đóng đường nửa tự động phải có mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu. Trước khi phát lệnh này, Nhân viên điều độ chạy tàu phải thông qua Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian để xác nhận chắc chắn khu gian đã thanh thoát.
- Điều 48. Trường hợp điện thoại giữa ga với Nhân viên điều độ chạy tàu không thông, việc chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín cũng như phục hồi phương pháp đóng đường nửa tự động do Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian tiến hành như sau:
- Điều 49. Khi chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu phải viết phía trên Phiếu đường (theo mẫu số 2A hoặc 2B tại phụ bản của Quy chuẩn này) cấp cho Lái tàu câu: "Đóng đường nửa tự động đình chỉ sử dụng".
- Điều 50. Khi điện thoại của thiết bị đóng đường nửa tự động bị hỏng nhưng thiết bị đóng đường hoạt động tốt, việc chạy tàu vẫn được tiến hành với phương pháp đóng đường nửa tự động. Trường hợp này, việc liên hệ chạy tàu giữa Trực ban chạy tàu hai ga được phép dùng điện thoại điều độ. Nếu điện thoại điều độ cũng bị hỏng, được phép sử dụng điện thoại khác trong ga.
- Điều 51. Trường hợp tàu phải lùi về ga gửi, Trực ban chạy tàu ga gửi sau khi đã cùng Trực ban chạy tàu ga bên xác nhận khu gian thanh thoát phải sử dụng nút trở ngại và cùng Trực ban chạy tàu ga bên khôi phục trạng thái bình thường của thiết bị.
- Điều 52. Máy thẻ đường của mỗi khu gian chỉ cho phép mỗi lần lấy ra một thẻ đường. Mỗi thẻ đường đều phải có số ký hiệu của loại hình, số thứ tự và tên khu gian.
- Điều 53. Ở ga có quy định cho đầu máy phụ đẩy tàu vào khu gian rồi trở về phải được trang bị thêm máy thẻ đường hình chìa khoá và có quan hệ liên khoá với một máy thẻ đường của khu gian bảo đảm khi chưa lấy thẻ đường ra khỏi máy thẻ đường thì không thể lấy được thẻ đường hình chìa khoá và khi chưa trả thẻ đường hình chìa khoá vào máy thì không thể lấy được thẻ đường khác. Trường hợp chưa có máy thẻ đường hình chìa khoá phải đình chỉ phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường và chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín.
- Điều 54. Máy thẻ đường của khu gian có đường nhánh phải có một thẻ đường gắn với chìa khoá ghi để mở, đóng khoá khống chế ghi đường nhánh đó.
- Điều 55. Thẻ đường phải do chính Trực ban chạy tàu ga (hoặc phụ Trực ban chạy tàu ga) giao cho Lái tàu trước lúc tàu chạy. Khi tàu đến ga, Lái tàu phải trao lại thẻ đường cho Trực ban chạy tàu ga (hoặc phụ Trực ban chạy tàu ga). Nếu tàu thông qua, dùng cột giao nhận thẻ đường để giao nhận. Việc giao nhận thẻ đường phải dùng vòng thẻ đường.
- Điều 56. Khi có thẻ đường trong máy thẻ đường của một ga còn dưới 1/4 tổng số thẻ đường trong 2 máy của khu gian, Trực ban chạy tàu ga đó phải báo ngay cho cung thông tin tín hiệu sở tại biết để điều chỉnh. Khi điều chỉnh thẻ đường Cung trưởng cung thông tin tín hiệu hoặc người được uỷ quyền phải ghi vào Sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu, Trực ban chạy tàu ga sở tại cùng ký tên xác nhận.
- Điều 57. Trước khi gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu dùng điện thoại xin đường Trực ban chạy tàu ga đón tàu, tuỳ theo trường hợp cụ thể theo một trong những mẫu dưới đây:
- Điều 58. Trực ban chạy tàu ga được phép sử dụng thẻ đường nhận được của một tàu vừa đến mà không cần trả vào máy thẻ đường để cho một tàu ngược chiều chạy vào chính khu gian ấy nếu thời gian giãn cách giữa tàu đến và tàu đi không quá 10 phút (thẻ đường phản hồi) nhưng phải điện báo cho Nhân viên điều độ chạy tàu và được Trực ban chạy tàu ga đón tàu đồng ý trước. Việc xin đường, cho đường phải thực hiện bằng các điện tín theo mẫu sau và phải đăng ký vào Sổ biên bản điện tín chạy tàu (theo mẫu số 14 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) trước khi chuyển:
- Điều 59. Khi tàu có nhiều đầu máy kéo, giao thẻ đường cho Lái tàu của đầu máy thứ nhất.
- Điều 60. Sau khi tàu chạy hay thông qua, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu báo ngay cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu như sau:
- Điều 61. Sau khi đã giao thẻ đường cho Lái tàu, nếu xét thấy tàu không chạy được trong 20 phút hoặc cần cho tàu khác chạy, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu phải thu thẻ đường trả vào máy thẻ đường, báo cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu như sau:
- Điều 62. Khi nhận được điện thoại xin đường của ga gửi, Trực ban chạy tàu ga đón tàu xác nhận khu gian thanh thoát, dùng điện thoại trả lời cho Trực ban chạy tàu ga gửi tàu như sau:
- Điều 63. Nếu không thể đón tàu được, Trực ban chạy tàu ga đón tàu điện như sau:
- Điều 64. Sau khi xác nhận tàu đã đến nguyên vẹn, thẻ đường đúng với khu gian, Trực ban chạy tàu ga ghi số hiệu thẻ đường vào sổ nhật ký chạy tàu, trả thẻ đường vào máy thẻ đường và báo cho Trực ban chạy tàu ga gửi tàu, Nhân viên điều độ chạy tàu như sau:
- Điều 65. Khi cần gửi tàu đến đường nhánh trong khu gian không có trạm bổ trợ rồi tiếp tục sang ga bên hoặc trở về ga gửi, Trực ban chạy tàu ga phải xin đường theo mẫu:
- Điều 66. Khi tàu đến ga bên hoặc trở về ga gửi, sau khi đã kiểm tra thẻ đường và xác nhận khu gian thanh thoát, Trực ban chạy tàu ga đón tàu phải báo cho ga bên và Nhân viên điều độ chạy tàu theo mẫu:
- Điều 67. Khi đường nhánh trong khu gian đặt trạm bổ trợ có người quản lý (trạm C) để khai thác đường nhánh, trạm này phải được trang bị máy thẻ đường bổ trợ. Máy thẻ đường cơ bản của khu gian và máy thẻ đường bổ trợ phải cùng một loại, trên thẻ đường của máy bổ trợ có khắc tên hai ga đầu khu gian.
- Điều 68. Khi cần gửi tàu từ ga A đến đường nhánh có trạm C, Trực ban chạy tàu ga A sau khi hỏi ý kiến Nhân viên điều độ chạy tàu và Trực ban chạy tàu trạm C, phải xin đường Trực ban chạy tàu ga B theo mẫu điện tín sau:
- Điều 69. Khi muốn gửi tàu từ ga B đến đường nhánh có trạm C, Trực ban chạy tàu ga B xin đường Trực ban chạy tàu ga A theo mẫu quy định tại Điều 68 của Quy chuẩn này. Trực ban chạy tàu ga A sau khi hỏi ý kiến Nhân viên điều độ chạy tàu và được sự đồng ý của Trực ban chạy tàu trạm C, phát điện cho Trực ban chạy tàu ga B lấy thẻ đường có gắn chìa khoá ghi đường nhánh để gửi tàu. Ngoài việc giao thẻ đường, Trực ban chạy tàu ga B còn phải cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) như quy định tại Điều 68 của Quy chuẩn này.
- Điều 70. Khi tàu đã dừng hẳn trước ghi đường nhánh, Trực ban chạy tàu trạm C thu và kiểm tra thẻ đường, mở khoá khai thông ghi đường nhánh và dẫn tàu vào đường nhánh. Sau khi xác nhận tàu vào lọt mốc tránh va chạm và nguyên vẹn, Trực ban chạy tàu trạm C khai thông ghi đường nhánh nối với đường chính về định vị, khoá ghi, trả thẻ đường vào máy thẻ đường bổ trợ, rồi báo giờ tàu đến cho Trực ban chạy tàu ga A theo mẫu:
- Điều 71. Khi cần gửi tàu từ trạm C đến ga A hoặc ga B, Trực ban chạy tàu trạm C phải xin đường với Trực ban chạy tàu ga A theo mẫu điện tín sau:
- Điều 72. Sau khi đã giao thẻ đường cho Lái tàu, nếu xét thấy tàu không chạy được trong 20 phút hoặc có lệnh giữ tàu lại trong đường nhánh thì Trực ban chạy tàu trạm C phải thu lại ngay thẻ đường, cho tàu lùi vào trong mốc tránh va chạm của đường nhánh và quay ghi đường nhánh về định vị chính tuyến thông. Sau khi trả thẻ đường vào máy thẻ đường bổ trợ, Trực ban chạy tàu trạm C phải báo ngay bằng điện tín cho Trực ban chạy tàu ga A theo mẫu:
- Điều 73. Trong những trường hợp sau đây, coi như máy thẻ đường bị hỏng:
- Điều 74. Trong các trường hợp nói tại Điều 73 của Quy chuẩn này cũng như khi sửa chữa, cải tạo, di chuyển, thay thế thiết bị, kiến trúc đường sắt và những công việc khác gây gián đoạn tạm thời hoạt động của máy thẻ đường hoặc khi máy thẻ đường không thích hợp với biện pháp chạy tàu, phải đình chỉ phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường. Trực ban chạy tàu ga phải báo ngay cho Nhân viên điều độ chạy tàu Nhân viên điều độ chạy tàu, yêu cầu chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín và trong các trường hợp máy thẻ đường bị hỏng, còn phải báo ngay cho cung thông tin tín hiệu sở tại biết.
- Điều 75. Khi điện thoại giữa hai ga với Nhân viên điều độ chạy tàu không thông, việc đổi phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường sang phương pháp đóng đường bằng điện tín hoặc phục hồi phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường do Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian tiến hành theo thủ tục dưới đây:
- Điều 76. Trường hợp thẻ đường bị mất, bị hỏng hoặc mang nhầm qua khu gian khác, Trực ban chạy tàu ga phải báo ngay cho Trực ban chạy tàu ga bên, Nhân viên điều độ chạy tàu biết và yêu cầu Cung trưởng Cung thông tin tín hiệu đến điều chỉnh.
- Điều 77. Phiếu đường (theo mẫu số theo mẫu số 2A hoặc 2B tại Phụ bản của Quy chuẩn này) là chứng vật chạy tàu do Trực ban chạy tàu ga cấp cho Lái tàu sau khi đã căn cứ vào điện tín để xác nhận khu gian thanh thoát và nhận được điện tín đồng ý cho gửi tàu của Trực ban chạy tàu ga bên. Phiếu đường phải do Trực ban chạy tàu ga viết, kiểm tra xác nhận đúng nội dung điện tín cho gửi tàu của Trực ban chạy tàu ga bên, rồi ký tên đóng dấu và chỉ giao cho Lái tàu sau khi đã kiểm tra và xác nhận công việc chuẩn bị đường gửi tàu đã được thực hiện đầy đủ.
- Điều 78. Những điện tín có liên quan đến đóng đường, Trực ban chạy tàu hai ga phải trao đổi bằng điện thoại đóng đường hay điện thoại điều độ chạy tàu. Trường hợp điện thoại đóng đường, điện thoại điều độ không thông, được dùng điện thoại khác trong ga nhưng Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian phải trực tiếp trao đổi điện tín và xác định đúng tiếng nói và tên của nhau.
- Điều 79. Phiếu đường chia làm hai loại như sau:
- Điều 80. Cấm:
- Điều 81. Phiếu đường do Trực ban chạy tàu ga (hoặc phụ Trực ban chạy tàu ga) giao trực tiếp cho Lái tàu trước khi gửi tàu. Khi tàu đến ga, Lái tàu phải trao lại Phiếu đường cho Trực ban chạy tàu ga (hoặc phụ Trực ban chạy tàu ga).
- Điều 82. Khi có nhiều đầu máy kéo, giao Phiếu đường cho Lái tàu của đầu máy thứ nhất.
- Điều 83. Mỗi ga phải có Sổ biên bản điện tín chạy tàu (theo mẫu số 15 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) dành riêng cho mỗi khu gian.
- Điều 84. Mỗi khi nhận ban, Trực ban chạy tàu ga phải viết họ tên và ký vào sổ biên bản điện tín chạy tàu, sau đó báo cho Trực ban chạy tàu các ga, trạm tiếp giáp biết họ tên, chức danh để cùng ghi vào Sổ biên bản điện tín chạy tàu ở các ga, trạm đó.
- Điều 85. Trước khi chuyển bằng điện thoại một điện tín chạy tàu, Trực ban chạy tàu của hai ga phải xưng họ tên và chức danh cho nhau biết, xác nhận đúng tiếng nói và tên của nhau như lúc nhận ban rồi mới được tiến hành chuyển nhận điện tín.
- Điều 86. Trước khi gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu chuyển điện tín xin đường cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu theo một trong những mẫu sau:
- Điều 87. Sau khi tàu chạy hay thông qua, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu báo ngay cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu như sau:
- Điều 88. Khi đã giao Phiếu đường cho Lái tàu, nếu xét thấy tàu không chạy được trong 20 phút hoặc cần cho tàu khác chạy, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu phải thu lại ngay Phiếu đường và điện cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu như sau:
- Điều 89. Khi nhận được điện tín xin đường của ga gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga đón tàu xác nhận khu gian thanh thoát và tùy theo nội dung điện tín xin đường, trả lời cho Trực ban chạy tàu ga gửi tàu theo một trong những mẫu điện tín sau:
- Điều 90. Trường hợp tàu tránh nhau, khi xin đường cho tàu ngược chiều phải chạy ngay, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu kết hợp báo giờ tàu đến và xin đường Trực ban chạy tàu ga đón tàu bằng một điện tín chung như sau:
- Điều 91. Nếu không thể đón tàu được, Trực ban chạy tàu ga đón tàu phải điện như sau.
- Điều 92. Sau khi thu Phiếu đường và xác nhận tàu đến ga nguyên vẹn, Trực ban chạy tàu ga đón tàu điện cho Trực ban chạy tàu ga gửi tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu như sau:
- Điều 93. Ghi của đường nhánh không có trạm bổ trợ nối với đường chính trong khu gian, ngoài việc bố trí liên khoá với thiết bị đóng đường cơ bản còn phải có chìa khoá ghi dự trữ đặt tại hai ga do Trực ban chạy tàu ga bảo quản. Chìa khoá dự trữ phải đặt trong hộp và do Cung thông tin tín hiệu sở tại niêm phong. Mỗi lần phá niêm phong để lấy chìa khoá ra sử dụng, Trực ban chạy tàu ga phải ghi sự việc vào Sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu, ký tên xác nhận. Sau khi dùng xong phải báo cho Cung thông tin tín hiệu đến niêm phong lại.
- Điều 94. Khi tàu đến ga bên hoặc trở về ga gửi, sau khi đã kiểm tra phiếu đường, thu chìa khoá ghi và xác nhận khu gian thanh thoát, Trực ban chạy tàu ga đón tàu phải báo cho ga bên và Nhân viên điều độ chạy tàu bằng điện tín theo mẫu sau:
- Điều 95. Khi đường nhánh trong khu gian có đặt trạm bổ trợ có người quản lý (trạm C) để khai thác đường nhánh, trạm này phải có điện thoại liên hệ trực tiếp với ga A đầu khu gian và áp dụng phương pháp đóng đường bằng điện tín khi phương pháp đóng đường cơ bản bị hỏng hoặc đình chỉ sử dụng.
- Điều 96. Khi cần gửi tàu từ ga A (hoặc ga B) đến đường nhánh có trạm C, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu (ga A hoặc ga B) gửi điện tín xin đường với Trực ban chạy tàu ga bên (ga B hoặc ga A) đồng điện cho Trực ban chạy tàu trạm C (do Trực ban chạy tàu ga A chuyển cho Trực ban chạy tàu trạm C) theo mẫu:
- Điều 97. Khi tàu đã dừng hẳn trước ghi đường nhánh, Trực ban chạy tàu trạm C thu, kiểm tra Phiếu đường sau đó phá niêm phong lấy chìa khoá ghi đường nhánh trong hộp quy định để mở khoá quay ghi khai thông vào đường nhánh và dẫn tàu vào đường nhánh.
- Điều 98. Khi cần gửi tàu từ trạm C đến ga A hoặc ga B, Trực ban chạy tàu trạm C phải gửi điện tín xin đường với Trực ban chạy tàu ga A theo mẫu:
- Điều 99. Sau khi đã giao Phiếu đường cho Lái tàu nếu xét thấy tàu không chạy được trong 20 phút hoặc có lệnh giữ tàu lại trong đường nhánh, Trực ban chạy tàu trạm C phải thu lại ngay Phiếu đường, quay ghi về định vị, lấy chìa khóa ghi trả vào hộp quy định, báo cho Cung thông tin tín hiệu niêm phong lại sau đó dùng điện tín báo cho Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian và Nhân viên điều độ chạy tàu như sau:
- Điều 101. Khi chạy tàu với phương pháp đóng đường bằng Thông tri, chỉ Trực ban chạy tàu ga ưu tiên mới được phép cho tàu đầu tiên chạy vào khu gian.
- Điều 102. Cấm gửi tàu từ ga ưu tiên suốt thời gian mà khu gian bị đóng trong các trường hợp dưới đây:
- Điều 103. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn, Trực ban chạy tàu ga ưu tiên đã đồng ý đón một tàu từ ga không ưu tiên mà tàu này có đầu máy phụ đẩy vào khu gian rồi trở về, Trực ban chạy tàu ga ưu tiên chỉ được gửi tàu vào khu gian sau khi tàu từ ga không ưu tiên đã đến, đồng thời giữ thời gian giãn cách bằng thời gian đầu máy phụ đẩy chạy từ điểm thôi đẩy về ga không ưu tiên cộng thêm 3 phút.
- Điều 104. Khi chạy tàu với phương pháp đóng đường bằng thông tri, cấm Trực ban chạy tàu ga không ưu tiên gửi tàu đầu tiên đến ga ưu tiên, trừ các trường hợp dưới đây:
- Điều 105. Trong lúc thông tin bị gián đoạn, các tàu cùng chiều phải chạy với thời gian giãn cách ít nhất bằng thời gian tàu trước chạy trong khu gian theo Biểu đồ chạy tàu, cộng thêm 3 phút (kể cả tàu xin được đường trước khi thông tin gián đoạn). Nếu thời gian theo Biểu đồ chạy tàu của tàu chạy trước chạy dưới 10 phút thì thời gian giãn cách được tính là 10 phút cộng thêm 3 phút. Nếu tàu trước là tàu đã xin được đường trước khi thông tin bị gián đoạn có cảnh báo dừng trong khu gian thì thời gian chạy của tàu này phải được cộng thêm thời gian dừng quy định trong cảnh báo.
- Điều 106. Để thực hiện phương pháp đóng đường bằng Thông tri, Trực ban chạy tàu hai ga phải gửi cho nhau Thông tri chạy tàu theo quy định dưới đây:
- Điều 107. Ga ưu tiên có thể sử dụng phương tiện chạy trên đường sắt chạy sang ga không ưu tiên với Giấy phép màu đỏ cấp cho Lái tàu, trong đó ghi Thông tri mẫu A.
- Điều 108. Nếu không thể gửi tàu theo sự cho phép ghi trong thông tri mẫu A, B hoặc C, Trực ban chạy tàu ga cử người đem giấy báo cho Trực ban chạy tàu ga bên biết. Giấy báo ghi theo mẫu:
- Điều 109. Trạm bổ trợ và trạm đóng đường không được tham gia vào việc tổ chức chạy tàu khi sử dụng phương pháp đóng đường bằng Thông tri.
- Điều 110. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn mà một tàu đã chạy từ ga ưu tiên đến đường nhánh có trạm bổ trợ nhưng ga ưu tiên chưa nhận được của trạm đường nhánh báo cáo giờ tàu đến và đã vào đường nhánh, khu gian phải được coi là bị đóng. Trực ban chạy tàu ga ưu tiên chỉ được gửi tàu vào khu gian sau thời gian giãn cách tính theo Điều 105 của Quy chuẩn này cộng thêm 10 phút thủ tục vào đường nhánh và cộng thêm thời gian dừng dọc đường quy định trong cảnh báo (nếu có) của tàu đi đường nhánh. Ngoài Giấy phép màu đỏ có kèm theo Thông tri, Trực ban chạy tàu ga ưu tiên còn phải cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) ghi theo mẫu: "Tàu số …. đi đường nhánh …. chạy lúc ….. giờ …. phút. Tôi chưa nhận được báo cáo giờ tàu đến. Tốc độ 15 km/h từ biển báo trạm (km ….) và đỗ tại ghi đường nhánh (km ….) để kiểm tra ghi và xác nhận tình hình tàu chạy trước", cùng những biện pháp chạy tàu cần thiết khác (nếu có).
- Điều 111. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn mà Trực ban chạy tàu ga ưu tiên đã cho đường Trực ban chạy tàu ga không ưu tiên gửi một tàu đến đường nhánh có trạm bổ trợ, Trực ban chạy tàu ga ưu tiên chỉ được phép gửi vào khu gian sau khi nhận được giấy báo của trạm là tàu đã vào nguyên vẹn ở đường nhánh, ghi đã khoá ở định vị chính tuyến thông hoặc nhận được giấy báo hủy bỏ việc gửi tàu đi đường nhánh của Trực ban chạy tàu ga không ưu tiên. Giấy báo do Trực ban chạy tàu trạm hoặc Trực ban chạy tàu ga không ưu tiên cử người mang đến giao cho Trực ban chạy tàu ga ưu tiên.
- Điều 112. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn mà Trực ban chạy tàu ga ưu tiên đã đồng ý đón tàu của trạm bổ trợ, khu gian phải được coi là bị đóng cho đến khi tàu đã đến ga ưu tiên hoặc cho đến khi Trực ban chạy tàu ga ưu tiên nhận được giấy báo huỷ bỏ việc gửi tàu của Trực ban chạy tàu trạm bổ trợ.
- Điều 113. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn, Trực ban chạy tàu trạm bổ trợ đã xin được đường gửi tàu đến ga không ưu tiên, khu gian phải được coi là bị đóng suốt thời gian bằng thời gian tàu này chạy từ trạm bổ trợ đến ga không ưu tiên cộng thêm 13 phút (kể cả 10 phút thủ tục ra đường nhánh) và cộng thêm thời gian dừng dọc đường quy định trong cảnh báo (nếu có) và Trực ban chạy tàu ga ưu tiên chỉ được gửi tàu đầu tiên theo quy định sau:
- Điều 114. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn, khu gian đã được phong tỏa để trạm bổ trợ dồn ra đường chính (quy định tại Điều 250 của Quy chuẩn này), Trực ban chạy tàu ga ưu tiên chỉ được gửi tàu vào khu gian sau khi đã nhận được báo cáo của Trực ban chạy tàu trạm đường nhánh là công việc dồn đã xong và đường chính thanh thoát.
- Điều 115. Khi thông tin đã được phục hồi, Nhân viên điều độ chạy tàu phải thông qua Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian để kiểm tra và xác nhận chắc chắn khu gian đã thanh thoát, sau đó phát mệnh lệnh phục hồi phương pháp đóng đường chạy tàu như cũ.
- Điều 116. Trường hợp điện thoại giữa ga với Nhân viên điều độ chạy tàu không thông, việc phục hồi phương pháp đóng đường chạy tàu do Trực ban chạy tàu ga ưu tiên (ga A) quyết định bằng điện tín gửi cho Trực ban chạy tàu ga không ưu tiên (ga B) như sau:
- Điều 117. Yêu cầu gửi tàu cứu viện (bao gồm đoàn tàu cứu viện, đầu máy đơn cứu viện, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt mang dụng cụ và chở người đi cứu viện, chữa cháy) để giải quyết tai nạn chạy tàu, phục hồi thiết bị thông tin tín hiệu, đóng đường và chữa cháy, do Trưởng tàu (nếu đầu máy đơn thì do Lái tàu) của tàu bị dừng hoặc nhân viên ngành cầu đường, thông tin tín hiệu công tác trong khu gian chuyển đến Trực ban chạy tàu ga đầu khu gian hoặc Nhân viên điều độ chạy tàu bằng đơn, bằng điện thoại nếu có.
- Điều 118. Trước khi xin cứu viện, người xin cứu viện phải tổ chức phòng vệ địa điểm cần cứu viện (hoặc tàu bị dừng phải xin cứu viện) như quy định tại các Điều 36, 37, 38, 41, 42 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt. Tàu bị dừng cần xin cứu viện, ngoài việc phòng vệ như quy định, Trưởng tàu phải thu hồi chứng vật chạy tàu (trừ trường hợp tàu chạy bằng phương pháp đóng đường tự động hoặc nửa tự động) bảo quản cho đến khi khu gian thanh thoát hoặc khi về đến ga giao cho Trực ban chạy tàu ga và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn đoàn tàu trong khi chờ đợi cứu viện. Nếu dùng đầu máy chính của tàu để chạy đến ga phía trước xin cứu viện như nói tại Điều 117 của Quy chuẩn này, Trưởng tàu phải cấp cho Lái tàu Giấy phép màu trắng theo mẫu quy định kèm theo đơn xin cứu viện (theo mẫu số 7 tại phụ bản của Quy chuẩn này).
- Điều 119. Trực ban chạy tàu ga nhận được đơn hoặc điện tín yêu cầu cứu viện phải báo ngay cho Nhân viên điều độ chạy tàu.
- Điều 120. Trường hợp điện thoại với Nhân viên điều độ chạy tàu không thông, Trực ban chạy tàu ga nhận đơn xin cứu viện phải báo cho Trực ban chạy tàu ga bên để làm thủ tục phong tỏa khu gian như sau:
- Điều 121. Trong lúc thông tin bị gián đoạn (không thể làm ngay thủ tục phong tỏa khu gian với ga bên), nếu nhận được đơn xin cứu viện thì Trực ban chạy tàu ga căn cứ vào đơn xin cứu viện để cấp Giấy phép vạch chéo đỏ (theo mẫu số 5 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) cho Lái tàu của tàu cứu viện làm bằng chứng chạy tàu và cảnh báo kèm theo. Giấy phép vạch chéo đỏ chỉ cho phép tàu cứu viện chạy đến địa điểm cứu viện và trở về ga gửi tàu cứu viện (trường hợp ga đầu kia khu gian là ga đón tàu bị nạn, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu cứu viện cho phép tàu cứu viện đẩy tàu bị nạn đến ga đó).
- Điều 122. Bất cứ dùng phương pháp đóng đường chạy tàu nào, mỗi lần gửi tàu cứu viện Trực ban chạy tàu ga phải cấp Giấy phép vạch chéo đỏ cho Lái tàu làm bằng chứng chạy tàu. Ngoài ra, Trực ban chạy tàu ga còn phải cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) ghi rõ địa điểm dừng, địa điểm tai nạn, tốc độ, thời hạn tàu trở về ga (nếu có) và những điều cần thiết khác. Lái tàu, Trưởng tàu phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh đã ghi trong Giấy phép vạch chéo đỏ và Cảnh báo.
- Điều 123. Mỗi tàu cứu viện gửi vào khu gian cần cứu viện (trừ đầu máy chính của tàu bị dừng trở vào khu gian kéo phần còn lại) phải có Trưởng tàu phụ trách hoặc nhân viên ga có chức danh Trực ban chạy tàu ga trở lên do Trưởng ga chỉ định làm nhiệm vụ Trưởng tàu.
- Điều 124. Mỗi lần tàu cứu viện chạy vào khu gian hoặc trở về ga, Trực ban chạy tàu ga phải ghi vào Sổ nhật ký chạy tàu và báo cho Trực ban chạy tàu ga đầu kia khu gian, Nhân viên điều độ chạy tàu theo các mẫu điện tín sau:
- Điều 125. Khi có lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu có thể gửi nhiều tàu cứu viện chạy cùng chiều vào khu gian phong toả theo những biện pháp sau:
- Điều 126. Trường hợp cần phải tổ chức tàu cứu viện chạy từ hai ga đầu khu gian đến địa điểm tai nạn, phải có lệnh của Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt (đối với đường sắt chuyên dùng phải có lệnh của Giám đốc doanh nghiệp quản lý khai thác đường sắt chuyên dùng) hoặc người được uỷ quyền. Các tàu này không được chạy quá địa điểm giới hạn có đặt tín hiệu ngừng tàu quy định trong cảnh báo và chấp hành lệnh của Người chỉ huy chạy tàu cứu viện và các biện pháp chạy tàu cứu viện quy định tại Điều 123, Điều 125 của Quy chuẩn này.
- Điều 127. Ngoài trường hợp cứu viện, những tàu, đầu máy, phương tiện tự chạy khác cũng được phép chạy vào khu gian phong toả theo biện pháp chạy tàu cứu viện mà không cần có đơn xin cứu viện nếu có lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu để tổ chức chuyển tải hành khách hoặc hàng hoá.
- Điều 128. Việc giải toả khu gian được tiến hành theo mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu phát cho Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian khi nhận được thông báo (bằng giấy hoặc điện tín) của Người chỉ huy cứu viện.
- Điều 129. Trường hợp điện thoại điều độ không thông, Trực ban chạy tàu ga nhận được thông báo theo quy định tại Điều 128 của Quy chuẩn này, sau khi xác nhận khu gian thanh thoát, phải báo cho Trực ban chạy tàu ga bên biết để làm thủ tục giải toả khu gian.
- Điều 130. Khi tàu bị dừng trong khu gian do không thể tiếp tục chạy cả đoàn được, đầu máy của tàu này phải kéo từng phần về ga. Nếu đầu máy của tàu bị hỏng do đầu máy cứu viện đảm nhiệm.
- Điều 131. Biện pháp giải quyết chủ yếu khi tàu khách bị dừng trong khu gian là cứu viện. Trưởng tàu phải căn cứ vào tình hình cụ thể về thành phần đoàn tàu, số lượng hành khách và hành lý, khả năng kéo của đầu máy để xin cứu viện hoặc kéo từng phần về ga sao cho bảo đảm an toàn, nhanh chóng và thuận lợi cho hành khách.
- Điều 132. Ở khu gian đóng đường tự động, Lái tàu của đầu máy đơn từ khu gian về ga phía trước có kéo một phần của tàu hoặc chạy đơn để đem giấy yêu cầu cứu viện phải tuân theo các biểu thị của tín hiệu đóng đường tự động mặc dù đã được cấp Giấy phép màu trắng.
- Điều 133. Nhận được đơn xin cứu viện, Trực ban chạy tàu ga phải áp dụng các thủ tục, biện pháp gửi tàu cứu viện quy định tại các Điều 119, 120,121, 122, 123 và 124 của Quy chuẩn này. Nếu đầu máy gửi vào khu gian kéo phần còn lại không phải là đầu máy chính thì phải có nhân viên ga có chức danh Trực ban chạy tàu ga trở lên do Trưởng ga chỉ định áp dẫn.
- Điều 134. Khi đầu máy vào khu gian để kéo phần còn lại, Lái tàu phải dừng trước tín hiệu phòng vệ và theo tín hiệu của Nhân viên phòng vệ để thực hiện việc cắt nối.
- Điều 135. Khi phần còn lại của tàu đã được kéo về ga, Trưởng tàu phải viết vào Sổ nhật ký chạy tàu của ga câu: "Thành phần của tàu số …. đã được kéo toàn bộ về ga. Khu gian thanh thoát".
- Điều 136. Nếu sau khi dừng trong khu gian, tàu không thể tiếp tục chạy về phía trước và cần lùi đến địa điểm thuận lợi để lấy đà chạy lại, xin cứu viện hoặc lùi về ga gửi, Lái tàu phải báo cáo cho Trưởng tàu và chỉ được bắt đầu đẩy lùi tàu khi có tín hiệu cho chạy lùi của Trưởng tàu.
- Điều 137. Trong mọi trường hợp chạy lùi, Trưởng tàu phải:
- Điều 138. Khi cần lấy đà để chạy lại, tàu chỉ được phép lùi trong khu gian không quá hai lần. Nếu tàu đã lùi lần thứ hai mà vẫn không tiếp tục chạy được, Trưởng tàu phải tổ chức kéo từng phần về ga hoặc xin cứu viện hoặc xin chạy lùi về ga gửi tàu.
- Điều 139. Biện pháp cho tàu chạy lùi trong khu gian được quy định như sau:
- Điều 140. Trước khi cho tàu chạy lùi, Trưởng tàu phải dùng điện thoại (nếu có) hoặc cử người mang Giấy xin phép lùi tàu về ga (theo mẫu số 19 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) giao cho Trực ban chạy tàu ga gửi tàu xin cho tàu lùi về ga và phải nhận được Giấy cho phép lùi tàu về ga (theo mẫu số 20 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) hoặc điện tín đồng ý của Trực ban chạy tàu ga này.
- Điều 141. Nếu gặp tình hình khẩn cấp uy hiếp đến an toàn của đoàn tàu, Trưởng tàu được phép làm tín hiệu cho tàu lùi mà không cần thi hành các biện pháp quy định tại Điều 139 của Quy chuẩn này. Lái tàu cho tàu lùi với tốc độ không được quá 20 km/h, đồng thời liên tiếp kéo còi nguy cấp.
- Điều 142. Khi thi công sửa chữa cầu, đường, hầm,… có ảnh hưởng đến Biểu đồ chạy tàu phải phong toả khu gian theo lệnh của Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt (đối với đường sắt chuyên dùng theo lệnh của Giám đốc doanh nghiệp quản lý khai thác đường sắt chuyên dùng) hoặc người được uỷ quyền. Giấy phép phong toả khu gian phải gửi đến Giám đốc các đơn vị quản lý đường sắt sở tại, Nhân viên điều độ chạy tàu liên quan, Trưởng ga hai đầu khu gian phong toả, Giám đốc đơn vị thi công và Người chỉ huy thi công để thông báo cho nhân viên trực thuộc chấp hành chậm nhất 24 giờ trước khi thi công.
- Điều 143. Trước khi phong toả, Nhân viên điều độ chạy tàu phải kiểm tra xác nhận khu gian thanh thoát, sau đó phát lệnh cho Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian và người đại diện của đơn vị thi công theo mẫu quy định tại Điều 261 của Quy chuẩn này.
- Điều 144. Chỉ được thi công sửa chữa khi người chỉ huy thi công đã nhận được lệnh phong toả khu gian của Nhân viên điều độ chạy tàu và đã phòng vệ địa điểm thi công đúng quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
- Điều 145. Trước khi hết thời hạn phong toả ấn định trong lệnh phong toả khu gian của Nhân viên điều độ chạy tàu, đường, công trình, thiết bị … trên đường sắt phải bảo đảm chạy tàu an toàn.
- Điều 146. Chỉ được làm thủ tục giải toả khu gian sau khi nhận qua Trực ban chạy tàu ga đầu khu gian giấy báo hoặc điện tín của Người chỉ huy thi công, Cung trưởng hoặc Đội trưởng trở lên xác nhận việc thi công đã kết thúc và trả đường bảo đảm chạy tàu an toàn.
- Điều 147. Khi cần tiến hành những công tác sửa chữa thường xuyên cầu, đường, hầm,… trong thời gian giãn cách giữa hai tàu ấn định trong Biểu đồ chạy tàu nếu không phong toả khu gian thì phải được phép của Trực ban chạy tàu ga theo mẫu quy định tại Điều 149 Quy chuẩn này.
- Điều 148. Việc sử dụng thiết bị cơ giới nhỏ (máy chèn đường, máy sàng đá) để thi công sửa chữa đường sắt chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện sau đây:
- Điều 149. Xin kế hoạch thi công, cấp giấy thi công:
- Điều 150. Trước khi hết giờ thi công của mỗi đợt hoặc khi có lệnh đình chỉ thi công của Trực ban chạy tàu ga, Người chỉ huy thi công phải kiểm tra toàn bộ đoạn đường thi công bảo đảm an toàn tàu chạy, phát lệnh thu hồi tín hiệu phòng vệ đồng thời báo cho người trực tại phòng Trực ban chạy tàu ga để trả đường theo mẫu:
- Điều 151. Trực ban chạy tàu ga cấp phép phải thông báo việc đình chỉ thi công để đơn vị thi công đưa thiết bị cơ giới ra khỏi phạm vi giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt trước khi tàu chạy vào khu gian có thiết bị cơ giới đang thi công.
- Điều 152. 1. Mỗi đội thi công cơ giới phải có:
- Điều 153. Khi cần gửi tàu cứu viện chạy vào khu gian trước giờ quy định kết thúc thi công, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu phải cấp Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) cho Lái tàu, Trưởng tàu ghi theo mẫu: "Ở km …. khu gian ….. có thi công trên đường từ ….. giờ …. phút đến ….. giờ ….. phút. Phải cảnh giác và chú ý tín hiệu để dừng tàu kịp thời".
- Điều 154. Khi kế hoạch chạy tàu thay đổi:
- Điều 155. Khi thi công trong ga có ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu và dồn dịch, Người chỉ huy thi công phải dự báo kế hoạch công tác trước một ngày và phải được sự đồng ý của Trưởng ga.
- Điều 156. Sau khi được Trưởng ga đồng ý, Người chỉ huy thi công phải ghi trình tự công tác vào Sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu, đưa cho Trực ban chạy tàu ga ký tên chấp nhận việc phong toả đường.
- Điều 157. Sau khi chấp nhận việc thi công trong ga, Trực ban chạy tàu ga phải thông báo cho những nhân viên liên quan (Gác ghi, Trưởng dồn, phụ Trực ban chạy tàu ga…) biết kế hoạch và thời gian bắt đầu thi công cùng những biện pháp đình chỉ sử dụng đường và thiết bị liên quan.
- Điều 158. Việc kiểm tra, bảo dưỡng đường, ghi, thiết bị tín hiệu có liên quan đến chạy tàu và dồn dịch trong ga, nhân viên phụ trách các công việc trên phải ghi nội dung công tác và thời gian tiến hành vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu ga.
- Điều 159. Trong trường hợp cần thiết, những tàu (tàu, máy làm đường và các phương tiện tự chạy khác) vào làm việc trong khu gian để phục vụ cho công việc thi công cầu, đường, hầm, công trình kiến trúc, thiết bị hay thu nhặt vật liệu (gọi là tàu công trình), được phép chạy vào khu gian phong toả theo những biện pháp, điều kiện quy định tại Mục 4 của Chương này.
- Điều 160. Khi cần gửi tàu công trình phải có đủ 2 điều kiện sau:
- Điều 161. Khi khu gian đã phong toả để thi công, nếu cần gửi tàu công trình chạy vào khu gian, Nhân viên điều độ chạy tàu phải ra lệnh bổ sung theo mẫu:
- Điều 162. Khi gửi tàu công trình vào khu gian phong toả, Trực ban chạy tàu ga cấp Giấy phép vạch chéo đỏ (theo mẫu số 5 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) và Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) ghi rõ biện pháp chạy tàu, tốc độ, địa điểm dừng tàu và thời hạn về đến ga hoặc sang ga bên.
- Điều 163. Sau khi tàu chạy, hai ga đầu khu gian phải phòng vệ khu gian theo quy định tại Điều 46 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt và treo biển: "KHU GIAN PHONG TOẢ" trên máy đóng đường trong suốt thời gian phong toả.
- Điều 164. Tàu công trình chạy vào khu gian phong toả được phép dừng lại hoặc chạy lùi, chạy tiến theo yêu cầu công tác mà không phải phòng vệ và sau khi làm việc xong trở về ga hoặc sang ga bên.
- Điều 165. Thông thường, chỉ cho phép một tàu công trình vào làm việc trong một khu gian.
- Điều 166. Nhiều tàu công trình chạy cùng chiều vào khu gian phải theo các biện pháp sau đây:
- Điều 167. Nhiều tàu công trình chạy từ hai ga vào một khu gian nhưng không được vượt quá địa điểm giới hạn có đặt tín hiệu "ngừng".
- Điều 168. Nhiều tàu công trình vào làm việc trong khu gian, chạy cùng chiều hoặc ngược chiều, khi về ga phải theo sự điều khiển của Người chỉ huy chạy tàu trong khu gian.
- Điều 169. Khi tổ chức chạy nhiều tàu công trình phải cử một Người chỉ huy chạy tàu trong khu gian theo quy định tại Điều 165 của Quy chuẩn này. Người này có nhiệm vụ:
- Điều 170. Khi tàu công trình vào khu gian, Trưởng tàu có nhiệm vụ chấp hành các biện pháp chạy tàu công trình quy định tai các điều từ Điều 164 đến Điều 168 của Quy chuẩn này. Nếu ở địa điểm công tác có Người chỉ huy chạy tàu, Trưởng tàu phải tuân theo chỉ huy của người này trong lúc tàu ở địa điểm công tác.
- Điều 171. 1. Khi thời hạn phong toả khu gian để thi công đã hết, công việc thi công đã xong, người chỉ huy chạy tàu trong khu gian phải gửi báo cáo theo mẫu: "Tôi đã gửi …. tàu công trình từ khu gian về ga …. nhiệm vụ đã hoàn thành, yêu cầu hai ga đầu khu gian kiểm tra và làm thủ tục giải toả khu gian".
- Điều 172. 1. Trong trường hợp chạy tàu bình thường, tàu khách và tàu hỗn hợp không được phép dừng trong khu gian trừ trường hợp có lệnh đặc biệt của Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt (đối với đường sắt chuyên dùng phải có lệnh của Giám đốc doanh nghiệp quản lý khai thác đường sắt chuyên dùng).
- Điều 173. Việc cho tàu hàng dừng trong khu gian để làm việc quy định tại Điều 172 của Quy chuẩn này được thực hiện như sau:
- Điều 174. Muốn xin cho tàu dừng trong khu gian nêu tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 172 của Quy chuẩn này, người yêu cầu phải báo cáo với Trực ban chạy tàu ga để xin ý kiến. Trực ban chạy tàu ga phải báo ngay cho Nhân viên điều độ chạy tàu để xin lệnh.
- Điều 175. Goòng là loại xe có bánh sắt được Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt (hoặc người được uỷ quyền) cho phép chạy trên đường sắt để chuyên chở vật liệu phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng và các công việc khác của ngành đường sắt (đối với đường sắt chuyên dùng do Giám đốc doanh nghiệp quản lý khai thác đường sắt chuyên dùng cho phép)
- Điều 176. 1. Goòng chạy bằng động cơ gửi vào khu gian theo các quy định như tàu.
- Điều 177. Khi sử dụng goòng phải có đủ các điều kiện sau:
- Điều 178. Khi sử dụng goòng trong phạm vi ga, người phụ trách goòng phải ghi yêu cầu sử dụng goòng vào Sổ đăng ký chạy goòng và được Trực ban chạy tàu ga cho phép, ký tên xác nhận.
- Điều 179. Bằng chứng cho phép goòng chạy vào khu gian theo biện pháp thừa nhận là Phiếu chạy goòng (theo mẫu số 8 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) do Trực ban chạy tàu ga cấp. Phiếu chạy goòng gồm hai bản: bản A giao cho người phụ trách goòng; bản B lưu.
- Điều 180. Sau khi Trực ban chạy tàu ga nhận được yêu cầu chạy goòng của người phụ trách goòng (ghi ở phần A của Phiếu chạy goòng) thì phải liên hệ với Nhân viên điều độ chạy tàu để nắm kế hoạch chạy tàu trong thời gian chạy goòng và trao đổi với Trực ban chạy tàu ga bên về nội dung xin chạy goòng. Nếu xét thấy việc chạy goòng không làm ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu, Trực ban chạy tàu ga cấp Phiếu chạy goòng, báo cho Trực ban chạy tàu ga bên bằng điện tín theo mẫu:
- Điều 181. Khi nhận được Phiếu chạy goòng do Trực ban chạy tàu ga cấp, người phụ trách goòng cho goòng vào khu gian và phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Điều 182. Tuyệt đối cấm chở vật liệu, dụng cụ,... trên goòng mà thời gian dỡ, nhấc goòng ra khỏi đường sắt quá 3 phút.
- Điều 183. Goòng chỉ sử dụng vào ban ngày thời tiết tốt, thông tin liên lạc giữa hai ga không bị gián đoạn. Tốc độ goòng chạy trong khu gian bằng tốc độ đi bộ của người phòng vệ.
- Điều 184. Trong công tác đón gửi tàu, mọi việc quan trọng như: Chuẩn bị đường, làm thủ tục đóng đường, báo chắn đường ngang, đóng mở cột tín hiệu, đón gửi tàu, giao chứng vật chạy tàu và làm tín hiệu gửi tàu do Trực ban chạy tàu ga trực tiếp thực hiện.
- Điều 185. Với mọi phương pháp đóng đường chạy tàu, khi gửi đoàn tàu, đầu máy đơn có kéo từ 1 đến 5 xe chạy vào khu gian, đoàn dồn đi dồn ở đường nhánh trong khu gian đều phải tiến hành thử hãm.
- Điều 186. Khi đường đón gửi tàu không có thiết bị tách rời ghi phòng hộ (đường an toàn, thiết bị trật bánh hay những ghi có tác dụng tách rời: ghi phòng hộ), cấm:
- Điều 187. Ở ga không có ghi điện điều khiển tập trung, Trực ban chạy tàu ga ra lệnh chuẩn bị đường đón gửi tàu cho Gác ghi liên quan. Lệnh phải rõ ràng, chính xác và đúng mẫu quy định.
- Điều 188. Ở ga trang bị ghi điện điều khiển tập trung từ các trạm điều hành (trạm tập trung ở từng bãi, khu vực) thì Trực ban chạy tàu ga ra lệnh chuẩn bị đường đón gửi tàu cho trực ban trạm điều hành thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các tác nghiệp theo lệnh đã phát ra qua biểu thị trên đài điều khiển tập trung.
- Điều 189. Ở ga có đài khống chế ghi quay tay, Trực ban chạy tàu ga ngoài việc căn cứ vào đèn kiểm tra để xác nhận chiều hướng ghi liên quan còn phải kiểm tra thực tế đường thanh thoát trước khi đón gửi tàu.
- Điều 190. Cấm giao ban các ban chạy tàu trong thời gian sau:
- Điều 191. Việc đón gửi tàu khách, tàu hỗn hợp trên những đường không quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga phải được Nhân viên điều độ chạy tàu cho phép.
- Điều 192. Chỉ được mở tín hiệu vào ga khi đường đón tàu đã thanh thoát và đường này được quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
- Điều 193. Đường đón gửi tàu được coi là thanh thoát khi:
- Điều 194. Trừ khi có biệt lệ riêng, công việc dồn trong phạm vi đường đón gửi tàu phải được đình chỉ trước giờ tàu đến và giờ tàu chạy, theo thời hạn sau:
- Điều 195. Vị trí và tư thế của Trực ban chạy tàu ga (trạm) khi đón gửi tàu quy định như sau:
- Điều 196. Trước khi mở tín hiệu vào ga, Trực ban chạy tàu ga phải:
- Điều 197. Ở ga không có thiết bị kiểm tra đường thanh thoát, Trực ban chạy tàu ga phải trực tiếp kiểm tra. Nếu ở ga có phụ Trực ban chạy tàu tàu ga, thì nhân viên này đảm nhiệm một phần công việc do Trực ban chạy tàu ga phân công và được quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
- Điều 198. Ở ga sử dụng ghi quay tay, thủ tục và trình tự chuẩn bị đón tàu như sau:
- Điều 199. Trực ban chạy tàu ga không được thay đổi đường đón tàu khi tín hiệu vào ga đã mở. Trường hợp cần đón tàu vào một đường thanh thoát khác, Trực ban chạy tàu ga phải đóng (hoặc ra lệnh đóng) tín hiệu vào ga, bãi bỏ việc chuẩn bị đường đã thực hiện và sau đó ra lệnh chuẩn bị đường khác theo thủ tục và trình tự quy định tại Điều 198 của Quy chuẩn này.
- Điều 200. Ở ga có ghi điện điều khiển tập trung (không bố trí Gác ghi), Trực ban chạy tàu ga phải kiểm tra xác nhận việc tàu đến ga nguyên vẹn qua đèn biểu thị trên đài điều khiển.
- Điều 201. Tàu có toa xe chở hàng đặc biệt, hàng nguy hiểm, hàng quá khổ giới hạn trên cấp I phải được đón vào những đường quy định riêng trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga và phải tuân theo những biện pháp an toàn về đón tàu quy định trong lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu căn cứ vào giấy phép vận chuyển các loại hàng này.
- Điều 202. Ở ga không được phép đón 2 tàu vào ga cùng một lúc theo quy định tại Điều 264 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt trình tự ưu tiên đón khi có 2 tàu cùng đến ga như sau:
- Điều 203. Ngoài những trường hợp phải dẫn đường theo quy định tại Điều 262, 263 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, nếu trong ga có địa điểm cần giảm tốc độ dưới 10 km/h mà tàu phải chạy qua, khi đón tàu vào ga cũng phải làm tín hiệu tay dẫn đường.
- Điều 204. Việc đón tàu vào ga khi tín hiệu vào ga ở trạng thái biểu thị ngừng tiến hành theo một trong những biện pháp dẫn đường sau:
- Điều 205. Khi cần áp dụng biện pháp dẫn đường để đón tàu, Trực ban chạy tàu ga phải báo cáo Nhân viên điều độ chạy tàu để ra lệnh cho các ga liên quan cấp cảnh báo.
- Điều 206. Việc dẫn đường cho tàu vào ga do Nhân viên dẫn đường thực hiện theo lệnh của Trực ban chạy tàu ga. Nhân viên này phải đeo băng dẫn đường, đồng thời phải có đủ tín hiệu tay và số lượng pháo cần thiết.
- Điều 207. Khi đón tàu vào ga trên đường không thanh thoát, Trực ban chạy tàu ga phải cử Nhân viên dẫn đường áp dẫn tàu vào ga. Trường hợp áp dẫn tàu, Nhân viên dẫn đường phải luôn luôn chú ý phía trước và kịp thời bắt tàu dừng lại trước chướng ngại.
- Điều 208. Ở ga chưa có cột tín hiệu vào ga hoặc trên cột tín hiệu có bộ biểu thị tín hiệu không có hiệu lực phải thường xuyên đặt ở bên trái theo hướng tàu đến tại địa điểm cách ghi vào ga ngoài cùng ít nhất 50m hoặc tại địa điểm ngang cột tín hiệu vào ga một tín hiệu di động “ngừng” mặt màu đỏ (hoặc ban đêm ánh đèn màu đỏ) hướng về phía khu gian và phải có người gác.
- Điều 209. Khi lý do dẫn đường không còn nữa nhưng chưa kịp bãi bỏ Cảnh báo hoặc chưa có lệnh bãi bỏ Cảnh báo của Nhân viên điều độ chạy tàu thì Trực ban chạy tàu ga vẫn phải áp dụng biện pháp dẫn đường để đón tàu vào ga.
- Điều 210. Việc đón tàu vào đường nhánh trong khu gian có trạm bổ trợ (trạm C), Trực ban chạy tàu trạm phải tự mình hoặc cử nhân viên dẫn đường áp dẫn tàu vào trạm theo biện pháp quy định tại Điều 206 của Quy chuẩn này.
- Điều 211. Trước khi cho tàu chạy, Trực ban chạy tàu ga phải xác nhận khu gian hoặc phân khu tiếp giáp (đối với đóng đường tự động) mà tàu sắp chạy vào đã thanh thoát và đã làm đầy đủ thủ tục đóng đường với Trực ban chạy tàu ga bên.
- Điều 212. Trước khi cho tàu chạy vào khu gian, Trực ban chạy tàu ga phải:
- Điều 213. Trước khi giao chứng vật chạy tàu cho Lái tàu hoặc mở tín hiệu ra ga, Trực ban chạy tàu ga phải xác nhận chắc chắn:
- Điều 214. Ở ga sử dụng ghi quay tay, thủ tục và trình tự chuẩn bị đường gửi tàu tiến hành như sau:
- Điều 215. Ở ga sử dụng ghi quay tay, khi cho tàu thông qua ga, Trực ban chạy tàu ga và Gác ghi phải chấp hành đầy đủ các trình tự và tác nghiệp quy định tại Điều 198 và Điều 214 của Quy chuẩn này. Trình tự về chuẩn bị đường, kiểm tra đường và ghi phải được tiến hành đối với phía tàu ra ga trước, phía tàu vào ga sau.
- Điều 216. Khi sử dụng phương pháp đóng đường tự động, nếu cần liên tiếp cho một số tàu cùng chiều, cùng hướng thông qua ga, cấm Trực ban chạy tàu ga giải toả khống chế ghi.
- Điều 217. Kế hoạch dồn phải được truyền đạt cho tất cả các nhân viên liên quan chính xác, kịp thời. Nếu mỗi đợt dồn có từ 5 cú dồn trở lên thì phải lập phiếu dồn và giao tận tay cho các nhân viên liên quan trước khi tiến hành dồn. Ở ga không có Trực ban đường, việc lập phiếu dồn do Nhân viên điều độ ga (nếu có) hoặc Trực ban chạy tàu ga đảm nhiệm.
- Điều 218. Việc quay ghi trong lúc dồn do Gác ghi thực hiện theo phiếu dồn và chỉ thị của Trưởng dồn. Đối với ga sử dụng ghi điện điều khiển tập trung, việc quay ghi trong lúc dồn phải được quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
- Điều 219. Đoàn tàu, đầu máy, toa xe khi dồn trên đường trong ga cũng như trên đường nhánh, đường chuyên dùng phải dừng trong mốc tránh va chạm, trừ trường hợp dưới đây được tạm thời dừng phía ngoài mốc tránh va chạm:
- Điều 220. Trước mỗi đợt dồn, Trưởng dồn phải thông báo kế hoạch dồn cho Gác ghi phía đối diện biết để theo dõi và áp dụng những biện pháp cần thiết như chèn, hãm, quay ghi nhằm ngăn ngừa toa xe trôi ra ngoài mốc tránh va chạm gây chẻ ghi, đâm sườn.
- Điều 221. Trước khi sử dụng chèn phải kiểm tra chèn ở trạng thái sử dụng tốt. Sau khi sử dụng, chèn phải được để vào nơi quy định ghi trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga. Chèn phải được sơn màu trắng để ban đêm dễ nhìn thấy.
- Điều 222. Cấm đặt chèn ở các địa điểm sau:
- Điều 223. Khi dồn không được vượt quá tốc độ quy định sau:
- Điều 224. Khi dồn các toa xe có người ngồi, toa xe xếp hàng nguy hiểm, hàng quá khổ giới hạn hoặc máy móc tinh vi, hàng dễ vỡ, động vật sống, phải tiến hành hết sức thận trọng, không để xảy ra xung động mạnh. Riêng đối với toa xe chở chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, toa xi téc chở khí hoá lỏng, toa có mui xếp hàng nguy hiểm, toa xi téc rỗng đã lấy thể khí hoá lỏng nhưng chưa rửa sạch, khi dồn còn phải dùng toa đệm như quy định tại Điều 207 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
- Điều 225. Khi nối toa, tổ dồn và Lái tàu phải chấp hành tín hiệu báo khoảng cách nối toa quy định tại khoản 3 Điều 79 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt. Khi làm tín hiệu báo khoảng cách nối toa, nếu không thấy Lái tàu báo tín hiệu chấp hành hoặc có nhưng không giảm tốc độ theo quy định thì Trưởng dồn phải làm tín hiệu đó và trong trường hợp cần thiết có thể bắt đoàn dồn dừng lại để yêu cầu Lái tàu dồn đúng quy định.
- Điều 226. Trường hợp cần lắp hàm nối ống mềm và cúp - lơ dây điện trong khi dồn, Nhân viên ghép nối đầu máy - toa xe phải kiểm tra chốt lưỡi móc tự động, làm tín hiệu cho đoàn dồn nhích lên để xác định chốt lưỡi móc đã sập an toàn mới được lắp hàm nối ống mềm và cúp - lơ dây điện, sau đó mở khoá ngắt gió đầu xe phía đoàn xe trước, phía đầu máy sau.
- Điều 227. Trình tự công tác của Nhân viên ghép nối đầu máy - toa xe khi cắt toa xe:
- Điều 228. Cấm tiến hành dồn các toa xe trong đoàn dồn khi chưa treo hàm nối ống mềm vào chỗ quy định.
- Điều 229. Trước khi nhận ban, tổ dồn phải kiểm tra, nắm vững tình hình đầu máy, toa xe hiện có trong khu vực mình phụ trách, tình hình thiết bị, tình hình chiếm dụng đường và số lượng chèn phân bổ trong khu vực.
- Điều 230. Trước khi tiến hành dồn, Trưởng dồn phải thực hiện các công việc sau đây :
- Điều 231. Khi tiến hành dồn, Trưởng dồn phải thực hiện các quy định sau:
- Điều 232. Nhân viên ghép nối đầu máy - toa xe trong tổ dồn có nhiệm vụ nghiêm chỉnh chấp hành kế hoạch dồn và mệnh lệnh của Trưởng dồn. Ngoài ra khi dồn còn phải thực hiện những quy định sau:
- Điều 233. Nhiệm vụ của Lái tàu trong khi dồn:
- Điều 234. Thông thường mỗi bãi dồn chỉ bố trí một máy dồn hoạt động. Nếu ở ga có khối lượng dồn lớn, cần phải cho nhiều máy dồn hoạt động, trong một bãi dồn phải cử người chỉ huy chung và phải được quy định trong trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
- Điều 235. Trong trường hợp cần thiết mà không tìm được người có chức danh Trực ban chạy tàu ga, Trưởng tàu để đi tàu thì cho phép cử Trưởng dồn thay làm Trưởng tàu nhưng phạm vi không được quá một khu gian.
- Điều 236. Khi cắt toa xe trên đường cụt phải để toa xe cách bục chắn ít nhất là 12m; cấm dồn phóng và thả trôi toa xe vào các đường này.
- Điều 237. Trưởng ga, Trưởng trạm phải căn cứ vào tình hình thực tế và khối lượng công tác để quy định trình tự, biện pháp công tác dồn trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
- Điều 238. Khi cần dồn ở ga nằm trên độ dốc quá 2,50/00 cũng như ở ga mà đường từ ghi ra khu gian có độ dốc quá 2,50/00 khi không có đường rút dồn phải:
- Điều 239. Việc dồn trên đường chính hoặc trên đường đón gửi tàu, việc cho đầu máy dồn hoặc đoàn dồn từ bãi này sang bãi khác phải được Trực ban chạy tàu ga cho phép. Việc chuyển dịch nói trên cũng như việc đầu máy ra vào kho, thủ tục liên hệ và biện pháp bảo đảm an toàn chạy tàu phải được quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
- Điều 240. Việc dồn trên các đường chuyên dùng không do ga quản lý (các đường của xí nghiệp đầu máy, xí nghiệp toa xe, của các công ty, nhà máy...) chỉ được tiến hành khi đã được đơn vị quản lý cho phép.
- Điều 241. Việc giao nhận đầu máy giữa ga và trạm đầu máy phải tiến hành ở địa điểm phân giới giữa ga và trạm được quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga. Giờ đầu máy ra vào kho phải được nhân viên dẫn máy của ga, của trạm đầu máy và Trưởng dồn (đối với máy dồn) ghi vào sổ giao nhận và yêu cầu bên nhận máy ký tên xác nhận.
- Điều 242. Khi ga có thi công sửa chữa đường hoặc thiết bị khác, việc chuyển dịch các tàu công trình, máy làm đường và các phương tiện tự chạy khác trong phạm vi địa điểm thi công do người chỉ huy thi công điều khiển. Khi di chuyển các tàu hoặc các phương tiện nói trên ra ngoài địa điểm thi công phải được sự đồng ý và hướng dẫn của Trực ban chạy tàu ga.
- Điều 243. Trước khi kéo toa xe ở các đường trong bãi dồn ra đường rút dồn hoặc vào bãi gửi tàu, tổ dồn có nhiệm vụ xác định đã lấy hết chèn, các chốt lưỡi móc đã sập. Khi chuyển dịch các toa xe có xếp hàng đặc biệt, nguy hiểm, quá khổ, Trưởng dồn phải kiểm tra xác định bảo đảm an toàn, không trở ngại trong quá trình di chuyển.
- Điều 244. Khi cần dồn ra ngoài giới hạn ga (trừ ga có bố trí tín hiệu dồn ra ngoài giới hạn ga) và khi dồn tại đường nhánh trong khu gian phải được lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu cho phép và được sự đồng ý của Trực ban chạy tàu ga bên. Khi tổ chức dồn phải giao cho Lái tàu bằng chứng cho phép chiếm dụng khu gian.
- Điều 245. Thủ tục, điều kiện tiến hành và bằng chứng cho phép dồn ra ngoài giới hạn ga (trừ trường hợp dồn theo đuôi tàu chạy trước) trong từng phương pháp đóng đường quy định như sau:
- Điều 246. Khi cần dồn ra ngoài cột tín hiệu vào ga theo đuôi một tàu chạy trước (trừ trường hợp đóng đường tự động), Trực ban chạy tàu ga phải báo cáo với Nhân viên điều độ chạy tàu. Khi thấy không có trở ngại, Nhân viên điều độ chạy tàu phát mệnh lệnh theo mẫu.
- Điều 247. Cấm dồn theo đuôi tàu chạy trước trong các trường hợp sau:
- Điều 248. Khi tàu đi dồn ở đường nhánh, trước khi làm thủ tục đóng đường, Trực ban chạy tàu ga phải báo cáo và được phép của Nhân viên điều độ chạy tàu. Trường hợp dồn ở đường nhánh không có trạm bổ trợ, Nhân viên điều độ chạy tàu phải căn cứ vào tình hình chạy tàu thực tế, quy định thời gian dồn và thời gian quay về ga hoặc chạy đến ga bên để Trực ban chạy tàu ga cấp Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) cho Lái tàu, Trưởng tàu.
- Điều 249. Khi tàu đi dồn ở đường nhánh hoặc khi từ đường nhánh trở về ga hay chạy sang ga bên, nếu tổ chức chạy lùi, Trưởng tàu phải đứng ở toa đầu tiên theo hướng tàu chạy lùi làm tín hiệu chạy lùi cho Lái tàu. Trong khi lùi, Trưởng tàu phải quan sát quãng đường phía trước, chú ý các địa điểm thi công, cầu chung, đường ngang, đường giao cắt... và làm ngay tín hiệu ngừng cho Lái tàu khi thấy trở ngại. Trường hợp cần thiết có thể sử dụng van khẩn cấp (nếu có) để bắt tàu dừng.
- Điều 250. Trước khi cho đầu máy, toa xe từ đường nhánh có trạm bổ trợ ra đường chính trong khu gian để dồn, Trực ban chạy tàu trạm phải báo cho Trực ban chạy tàu ga A yêu cầu phong toả khu gian.
- Điều 251. Khi cần dồn đẩy tay, phải chấp hành những biện pháp cần thiết như sau:
- Điều 252. Cấm dồn đẩy tay trong trường hợp sau:
- Điều 253. Ở ga có trang bị tời chuyên dùng hoặc các dụng cụ cơ giới chuyên dùng cho việc dồn thì trình tự và biện pháp dồn bằng các phương tiện này quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
- Điều 254. Việc chạy tàu trên một khu đoạn chỉ do một Nhân viên điều độ chạy tàu chỉ huy.
- Điều 255. Nhân viên điều độ chạy tàu có trách nhiệm thực hiện tốt Biểu đồ chạy tàu trong khu đoạn mình phụ trách, cụ thể là:
- Điều 256. Khi bắt đầu lên ban, Nhân viên điều độ chạy tàu phải gọi tất cả các ga trong khu đoạn để kiểm tra việc lên ban của Trực ban chạy tàu ga và đối chiếu giờ đồng hồ ở các ga, nắm tình hình từng ga, kiểm tra lại các Cảnh báo còn hiệu lực và những chỉ thị cần thiết khác.
- Điều 257. Nhân viên điều độ chạy tàu phải nhận báo cáo của các ga về tàu đến, đi, thông qua của từng tàu, kẻ hành trình tàu chạy thực tế vào Biểu đồ chạy tàu với số liệu cần thiết và nguyên nhân vi phạm.
- Điều 258. Tất cả những mệnh lệnh phải do Nhân viên điều độ chạy tàu ra lệnh trực tiếp cho Trực ban chạy tàu ga. Trực ban chạy tàu ga truyền đạt cho các nhân viên khác có liên quan. Những mệnh lệnh phải đăng ký vào Sổ đăng ký lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 10 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) được quy định tại Điều 259 của Quy chuẩn này và Trực ban chạy tàu ga phải đăng ký vào Sổ đăng ký lệnh nhận của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 11 tại Phụ bản của Quy chuẩn này).
- Điều 259. Những mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu về các việc dưới đây phải được đăng ký vào Sổ đăng ký lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 10 tại Phụ bản của Quy chuẩn này):
- Điều 260. Khi nhận mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu, Trực ban chạy tàu ga phải ghi vào Sổ đăng ký lệnh nhận của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 11 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) và nhắc lại từng chữ cho Nhân viên điều độ chạy tàu nghe, đồng thời báo họ tên và giờ nhận.
- Điều 261. Trong các trường hợp dưới đây, Nhân viên điều độ chạy tàu phải ra mệnh lệnh phong toả khu gian:
- Điều 262. Trong mọi trường hợp, mệnh lệnh phong toả khu gian phải do Trực ban chạy tàu ga trực tiếp nhận. Nếu một ga đầu khu gian thuộc sự chỉ huy của Nhân viên điều độ chạy tàu khác thì hai Nhân viên điều độ chạy tàu này phải thoả thuận và chuyển nội dung mệnh lệnh phong toả cho nhau.
- Điều 263. Sau khi nhận được báo cáo và xác nhận khu gian thanh thoát như quy định tại các Điều 128, 129, 146 của Quy chuẩn này, Nhân viên điều độ chạy tàu ra lệnh giải toả khu gian theo mẫu:
- Điều 264. Khi cần thiết cho tàu dừng trong khu gian, tàu đến làm việc ở đường nhánh, Nhân viên điều độ chạy tàu phải ra lệnh cho Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian cho phép gửi tàu, trong đó phải quy định địa điểm dừng, thời gian làm việc và thời hạn về đến ga (trừ tàu công trình gửi vào khu gian phong toả để tiến hành thi công thì theo mệnh lệnh phong toả khu gian và sự hướng dẫn của người chỉ huy thi công).
- Điều 265. Khi nhận được yêu cầu cứu viện, Nhân viên điều độ chạy tàu phải ra lệnh cho đội cứu viện và cho ga được chỉ định lập tàu cứu viện (mệnh lệnh được đồng gửi cho các đơn vị khác có liên quan).
- Điều 266. Sau khi nhận được báo cáo của Trực ban chạy tàu ga về việc mất tác dụng của thiết bị đóng đường chạy tàu cũng như khi nhận được báo cáo về sự phục hồi tác dụng của thiết bị đóng đường chạy tàu, Nhân viên điều độ chạy tàu phải ghi sự việc này vào Sổ nhân điện tín của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 13 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) và thông qua Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian để xác định khu gian thanh thoát, sau đó ra lệnh theo mẫu.
- Điều 267. Khi chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín mà điện thoại đóng đường giữa hai ga không thông, Nhân viên điều độ chạy tàu cho phép hai ga dùng điện thoại điều độ như sau: khi ra lệnh đổi sang phương pháp đóng đường bằng điện tín thì dùng mẫu quy định tại Điều 266 của Quy chuẩn này và bổ sung câu: "và dùng điện thoại điều độ".
- Điều 268. Việc cấp Cảnh báo được thực hiện theo quy định tại Điều 316 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật khai thác đường sắt và những trường hợp liên quan đến Điều 270 của Quy chuẩn này.
- Điều 269. Cảnh báo do Trực ban chạy tàu ga cấp cho Lái tàu, Trưởng tàu theo biện pháp và thủ tục quy định của Quy chuẩn này này.
- Điều 270. Những nhân viên Đường sắt được yêu cầu Cảnh báo:
- Điều 271. Yêu cầu Cảnh báo phải được chuyển bằng điện tín, bằng giấy hay trực tiếp đến Trực ban chạy tàu ga, Trưởng phòng điều độ. Người nhận được thông tin phải ghi vào Sổ đăng ký cảnh báo (theo mẫu số 9 hoặc số 15 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) và làm thủ tục cấp Cảnh báo.
- Điều 272. Thời hạn đưa yêu cầu Cảnh báo quy định như sau:
- Điều 273. Khi có lũ lụt, mưa to, gió bão, trong điều kiện được phép gửi tàu, mặc dù chưa có yêu cầu Cấp cảnh báo, Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian có đoạn đường xung yếu phải cấp Cảnh báo cho các tàu gửi vào khu gian chú ý cảnh giác và giảm tốc độ khi chạy vào địa điểm xung yếu.
- Điều 274. Nhân viên điều độ chạy tàu phải chỉ định những ga dưới đây cấp Cảnh báo:
- Điều 275. Từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 hàng năm, Thủ trưởng Tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc người được uỷ quyền phải ban hành Công lệnh tốc độ, Công lệnh cảnh báo, quy định các địa điểm xung yếu.
- Điều 276. Sau khi nhận được yêu cầu cấp Cảnh báo hoặc Công lệnh cảnh báo và đã chỉ định ga Cấp cảnh báo, Nhân viên điều độ chạy tàu phải ghi nội dung Cảnh báo vào Sổ đăng ký cảnh báo của Nhân viên điều độ chạy tàu (theo mẫu số 15 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) trong khu đoạn mình phụ trách.
- Điều 277. Vào ngày cuối của mỗi tháng, Giám đốc các công ty quản lý đường sắt thống kê những Cảnh báo còn hiệu lực trong phạm vi quản lý của công ty để báo cáo với các cơ quan cấp trên có liên quan và chuyển bằng văn bản cho Trưởng phòng điều độ .
- Điều 278. Ở phòng làm việc của Trực ban chạy tàu ga, phòng làm việc của Nhân viên điều độ chạy tàu những Cảnh báo đã đăng ký vào sổ phải được viết lên bảng để theo dõi.
- Điều 279. Bằng chứng đã nhận được yêu cầu cấp Cảnh báo là :
- Điều 280. Khi cấp Cảnh báo (theo mẫu số 6 tại Phụ bản của Quy chuẩn này) cho tàu, Trực ban chạy tàu ga phải viết rõ ràng nội dung Cảnh báo theo mẫu quy định; Lái tàu và Trưởng tàu phải ký nhận vào tồn căn (ghi rõ họ tên) khi đã hiểu rõ nội dung Cảnh báo.
- Điều 281. Trường hợp không thể khôi phục việc chạy tàu bình thường đúng thời hạn ghi trong yêu cầu cảnh báo, người chỉ huy thi công phải đặt hoặc giữ lại tín hiệu giảm tốc độ và gửi kịp thời cho Trực ban chạy tàu ga đầu khu gian yêu cầu kéo dài hiệu lực cảnh báo với nguyên nhân và thời hạn kéo dài.
- Điều 282. Trường hợp cần bãi bỏ Cảnh báo trước thời han, người yêu cầu cảnh báo phải báo cho Nhân viên điều độ chạy tàu hoặc ga đầu khu gian cấp cảnh báo bằng giấy, bằng điện tín hoặc ghi vào Sổ đăng ký cảnh báo (theo mẫu số 9 hoặc số 15 tại Phụ bản của Quy chuẩn này).
- Điều 283. Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt, Giám đốc doanh nghiệp quản lý khai thác đường sắt chuyên dùng căn cứ vào Quy chuẩn này xây dựng mẫu và nội dung các sổ sách ấn chỉ chạy tàu cần thiết khác chưa được quy định trong các mẫu tại phụ bản của Quy chuẩn này và quy định việc ghi chép, sử dụng đối với các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý.
- Điều 284. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và ứng dụng công nghệ 4.0.
Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Hoài Thương.
Giấy chứng nhận ĐKDN số: 0108234370, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/04/2018.
Địa chỉ: Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội - VPGD: C2 Vincom, 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6294.9155 - Hotline: 0984.988.691 - Email: info@hethongphapluat.com