Điều 35 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993
1- Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được nước cử giao thực hiện chức năng lãnh sự thì người đó được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ như thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao.
Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993
- Số hiệu: 25-L/CTN
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 23/08/1993
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: 07/09/1993
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành quyền ưu đãi, miễn trừ quy định trong Pháp lệnh này cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó, cũng như thành viên gia đình họ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và thành viên của các cơ quan nói trên thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ chính thức với tư cách đại diện tại Việt Nam.
- Điều 2. 1- Những đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định trong Pháp lệnh này có nghĩa vụ:
- Điều 3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Pháp lệnh này thì Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
- Điều 4. Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 5. 1- Cơ quan đại diện ngoại giao có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của Nhà nước họ tại trụ sở của cơ quan, tại nhà ở và trên phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan đó.
- Điều 6. 1- Cơ quan đại diện ngoại giao được miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở của cơ quan, trừ các khoản phải trả về dịch vụ cụ thể.
- Điều 7. Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm.
- Điều 8. 1- Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do thông tin liên lạc phục vụ những mục đích chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao bằng các phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao và điện mật mã để liên lạc với chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của nước cử.
- Điều 9. Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực cấm.
- Điều 10. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được đối xử một cách trọng thị. Họ không thể bị bắt hoặc bị tạm giữ dưới bất cứ hình thức nào. Nhà nước Việt Nam thực hiện những biện pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá của viên chức ngoại giao.
- Điều 11. 1- Nơi ở của viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.
- Điều 12. 1- Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính, trừ những trường hợp viên chức ngoại giao tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên quan đến:
- Điều 13. 1- Viên chức ngoại giao và những người được quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này vẫn có thể bị xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt hành chính, nếu nước cử từ bỏ một cách rõ ràng quyền miễn trừ này đối với họ.
- Điều 14. Viên chức ngoại giao được miễn thuế và lệ phí, trừ:
- Điều 15. Viên chức ngoại giao được miễn đóng góp cá nhân vì lợi ích công cộng và an ninh, quốc phòng của Nhà nước Việt Nam.
- Điều 16. 1- Cơ quan đại diện ngoại giao và viên chức ngoại giao được nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu, cũng như thuế và lệ phí liên quan khác, trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự, đối với:
- Điều 17. 1- Thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại các điều từ 10 đến 16 của Pháp lệnh này.
- Điều 18. Trong trường hợp công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đã được Nhà nước Việt Nam chấp thuận làm viên chức ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam thì họ chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt hành chính và quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi thực hiện chức năng chính thức của họ.
- Điều 19. 1- Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho những người được hưởng theo quy định tại Chương II của Pháp lệnh này được áp dụng kể từ khi họ nhập cảnh Việt Nam hoặc từ thời điểm Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận được thông báo bổ nhiệm đối với những người đang có mặt tại Việt Nam; và sẽ chấm dứt vào lúc họ rời khỏi Việt Nam hoặc kết thúc nhiệm vụ của mình.
- Điều 20. 1- Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ không phải là công dân Việt Nam và thành viên gia đình họ rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất, ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang.
- Điều 21. 1- Cơ quan Lãnh sự có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của nước cử lãnh sự tại trụ sở cơ quan lãnh sự, tại nơi ở và trên phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan lãnh sự khi phương tiện này được người đó sử dụng vào công việc chính thức.
- Điều 22. Cơ quan lãnh sự được miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở của cơ quan và nhà ở của người đứng đầu cơ quan, trừ các khoản phải trả về dịch vụ cụ thể.
- Điều 23. Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm.
- Điều 24. Thành viên của cơ quan lãnh sự được tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực cấm.
- Điều 25. 1- Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do thông tin liên lạc phục vụ những mục đích chính thức của cơ quan lãnh sự bằng các phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao, túi lãnh sự và điện mật mã để liên lạc với chính phủ, cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của nước cử.
- Điều 26. Cơ quan lãnh sự được phép thu lệ phí về công việc lãnh sự theo quy định của nước cử lãnh sự và được miễn thuế của Việt Nam đối với số tiền đó.
- Điều 27. 1- Nhà nước Việt Nam tôn trọng viên chức lãnh sự và áp dụng những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa mọi hành vi xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá của họ.
- Điều 28. Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự khi thực hiện chức năng của mình được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng; họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính, trừ trường hợp liên quan đến vụ kiện dân sự:
- Điều 29. 1- Thành viên của cơ quan lãnh sự có thể là người làm chứng trong hoạt động tố tụng, nhưng không bị buộc phải cung cấp chứng cứ liên quan đến việc thực hiện chức năng của họ.
- Điều 30. 1- Nước cử lãnh sự có thể từ bỏ bất cứ quyền ưu đãi, miễn trừ nào quy định tại các điều 27, 28 và 29 của Pháp lệnh này đối với một thành viên của cơ quan lãnh sự. Việc từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ này phải được thể hiện rõ ràng.
- Điều 31. 1- Viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí, trừ:
- Điều 32. 1- Cơ quan lãnh sự và viên chức lãnh sự được nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu, cũng như thuế và lệ phí liên quan khác, trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự, đối với:
- Điều 33. Thành viên của cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình họ được miễn đóng góp cá nhân vì lợi ích công cộng và an ninh, quốc phòng của Nhà nước Việt Nam.
- Điều 34. 1- Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho những người được hưởng theo quy định tại Chương III của Pháp lệnh này được áp dụng kể từ khi họ nhập cảnh Việt Nam hoặc từ thời điểm Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận được thông báo về việc bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của những thành viên cơ quan lãnh sự đang có mặt tại Việt Nam và sẽ chấm dứt vào lúc họ rời khỏi Việt Nam hoặc kết thúc nhiệm vụ của mình.
- Điều 35. 1- Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được nước cử giao thực hiện chức năng lãnh sự thì người đó được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ như thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao.
- Điều 36. 1- Cơ quan lãnh sự có thể do một viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu.
- Điều 37. 1- Những quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2; khoản 1, Điều 21; Điều 24 và Điều 26 của Pháp lệnh này được áp dụng đối với cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu.
- Điều 38. 1- Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm như quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này, với điều kiện chúng được để riêng không lẵn lộn với thư tín, sách báo hoặc tài liệu có liên quan đến nghề nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh của viên chức lãnh sự danh dự hoặc của bất kỳ ai cùng làm việc với người này.
- Điều 39. Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của cơ quan, cũng như thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
- Điều 40. Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của cơ quan, cũng như thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với tổ chức quốc tế đó.
- Điều 41. Cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và thành viên của cơ quan, cũng như thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ do Chính phủ Việt Nam quy định đối với tổ chức phi chính phủ đó trên cơ sở thoả thuận được ký kết giữa hai bên.
- Điều 42. Các đoàn của tổ chức quốc tế và thành viên của đoàn, cũng như những người khác cùng đi trong đoàn đến thăm, làm việc tại Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ cần thiết theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Điều 43. Nội dung quản lý Nhà nước về việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:
- Điều 44. 1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Điều 45. Những vi phạm quy định của Pháp lệnh này sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
- Điều 46. Quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại Pháp lệnh này được áp dụng đối với đoàn đại biểu các nước, thành viên của đoàn và những người cùng đi trong đoàn đến thăm, làm việc hoặc quá cảnh Việt Nam, trên cơ sở có đi có lại, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
- Điều 47. 1- Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự nước ngoài và thành viên gia đình họ quá cảnh Việt Nam đến nơi công tác hoặc trở về nước được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại Pháp lệnh này, cần thiết cho việc quá cảnh của họ.
- Điều 48. 1- Nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử giữa các nước khi áp dụng các quy định của Pháp lệnh này.
- Điều 49.