Chương 1 Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam năm 2002
Pháp lệnh này quy định về các biện pháp tự vệ, điều kiện và thủ tục áp dụng các biện pháp đó trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.
Điều 2. Quyền áp dụng các biện pháp tự vệ
Chính phủ Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ trong trường hợp một loại hàng hoá nhất định được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh này.
Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:
1. Tăng mức thuế nhập khẩu;
2. áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
3. Áp dụng các biện pháp khác do Chính phủ quy định.
Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Nhập khẩu hàng hoá quá mức" là việc nhập khẩu hàng hoá với khối lượng, số lượng hoặc trị giá gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
2. "Thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước" là tình trạng ngành sản xuất đó suy giảm một cách đáng kể về sản lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất; gia tăng mức tồn đọng hàng hoá; ảnh hưởng xấu đến việc làm, mức tiền lương, đầu tư và tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hoá đó.
3. "Đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước" là khả năng chắc chắn, rõ ràng và chứng minh được về sự thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất trong nước.
5. "Hàng hoá tương tự" là hàng hoá giống hệt nhau hoặc giống nhau về chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.
6. "Hàng hoá cạnh tranh trực tiếp" là hàng hoá có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.
Điều 5. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ
1. Các biện pháp tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
2. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ phải căn cứ vào kết quả điều tra quy định tại Chương II của Pháp lệnh này, trừ trường hợp áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời.
3. Các biện pháp tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hoá.
Điều 6. Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ
Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
2. Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước.
2. Các bên liên quan không bắt buộc phải có mặt tại các cuộc tham vấn; nếu bên nào không có mặt tại các cuộc tham vấn thì lợi ích của họ liên quan đến biện pháp tự vệ vẫn được bảo đảm.
1. Việc bù đắp và mức độ bù đắp thiệt hại do áp dụng các biện pháp tự vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Việc bù đắp và mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở kết quả tham vấn giữa các bên liên quan.
Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam năm 2002
- Số hiệu: 42/2002/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 25/05/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 32
- Ngày hiệu lực: 01/09/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Quyền áp dụng các biện pháp tự vệ
- Điều 3. Các biện pháp tự vệ
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ
- Điều 6. Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ
- Điều 7. Tham vấn
- Điều 8. Bù đắp thiệt hại
- Điều 9. Cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành điều tra
- Điều 10. Căn cứ tiến hành điều tra
- Điều 11. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 12. Quyết định tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 13. Các bên liên quan đến quá trình điều tra
- Điều 14. Cung cấp thông tin cho quá trình điều tra
- Điều 15. Quản lý nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra
- Điều 16. Nội dung điều tra
- Điều 17. Đình chỉ điều tra
- Điều 18. Thời hạn điều tra và công bố kết quả điều tra
- Điều 19. Quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tự vệ
- Điều 20. Áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
- Điều 21. Áp dụng các biện pháp tự vệ
- Điều 22. Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ
- Điều 23. Đình chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ
- Điều 24. Nguyên tắc tiến hành rà soát các biện pháp tự vệ
- Điều 25. Quyết định về kết quả rà soát các biện pháp tự vệ