Điều 19 Pháp lệnh Thú y năm 1993
Trong từng thời kỳ, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định danh mục những bệnh và chất độc hại phải kiểm tra.
Pháp lệnh Thú y năm 1993
- Số hiệu: 7-L/CTN
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 04/02/1993
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 15/02/1993
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Công tác thú y quy định trong Pháp lệnh này gồm các biện pháp phòng và chống dịch bệnh cho động vật, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, quản lý thuốc và giống vi sinh vật dùng trong thú y.
- Điều 2. Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 3. Nhà nước thống nhất quản lý về công tác thú y; kết hợp giữa khoa học hiện đại với kinh nghiệm cổ truyền, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội.
- Điều 4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư dưới nhiều hình thức vào công tác thú y ở Việt Nam.
- Điều 5. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân đều phải tuân theo pháp luật về thú y.
- Điều 6. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan Nhà nước khác, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thú y.
- Điều 7. Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại đến việc bảo vệ và phát triển động vật, sức khoẻ nhân dân và môi trường sinh thái.
- Điều 8. Công tác phòng và chống dịch bệnh cho động vật bao gồm:
- Điều 9. Việc chăn nuôi động vật không được gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Điều 10. Chủ vật nuôi phải thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc vắc-xin hoặc áp dụng các phương pháp phòng bắt buộc khác để tránh gây nguy hại cho người và phòng bệnh nguy hiểm cho động vật.
- Điều 11. Trên đường vận chuyển động vật, chủ động vật hoặc chủ phương tiện hoặc người áp tải khi thấy động vật bị ốm hoặc chết thì không được bán, giết mổ hoặc vứt bỏ những động vật đó gây ô nhiễm môi trường và phải báo ngay cho cơ quan thú y nơi gần nhất.
- Điều 12. Khi có dấu hiệu bệnh dịch nguy hiểm thì cơ quan thú y các cấp phải nhanh chóng tiến hành chẩn đoán xác định bệnh và hướng dẫn các chủ vật nuôi thực hiện các biện pháp cách ly và vệ sinh thú y.
- Điều 13. Khi có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng biên giới giáp Việt Nam thì cơ quan thú y cấp tỉnh tại nơi xảy ra dịch bệnh hoặc vùng bị uy hiếp đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố dịch.
- Điều 14. Khi có quyết định công bố dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các ngành, các cấp; phối hợp với các tổ chức xã hội trong địa phương thực hiện các biện pháp sau đây:
- Điều 15. Quyết định công bố dịch được bãi bỏ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Điều 16. Tuỳ từng vùng, tính chất từng bệnh, từng loại động vật, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quyết định thời hạn phải thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc vắc-xin hoặc áp dụng phương pháp phòng bắt buộc khác ở vùng đã có dịch.
- Điều 17. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi địa phương mình và có quyền huy động nhân lực, vật lực theo quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp chống dịch.
- Điều 18. Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đầu tư thích đáng cho công tác thú y để khống chế, tiêu diệt các bệnh dịch nguy hiểm.
- Điều 19. Kiểm dịch động vật bao gồm các biện pháp kiểm tra, phát hiện những bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng của động vật đã có hoặc chưa có ở Việt Nam; những bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng của động vật nuôi thuộc diện kiểm dịch quốc tế và những bệnh kiểm tra ghi trong các hiệp định mua bán, trao đổi, viện trợ mà Việt Nam ký với nước ngoài; các chất độc, chất nội tiết, kháng sinh gây hại cho người và động vật.
- Điều 20. Đối tượng kiểm dịch động vật bao gồm:
- Điều 21. Động vật nuôi, săn, đánh bắt, sản phẩm động vật thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch khi đưa từ địa phương này đến địa phương khác phải được cơ quan thú y có thẩm quyền nơi xuất phát kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Điều 22. Việc vận chuyển, lưu thông động vật và sản phẩm động vật chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Điều 23. Việc vận chuyển động vật với số lượng lớn bằng đường bộ, đường xe lửa, đường sông, đường biển hoặc đường hàng không chỉ được tiến hành tại những sân ga, bến cảng đã được quy định và phải được thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y.
- Điều 24. Các cấp, các ngành hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan thú y thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại các đầu mối giao thông đường bộ, đường xe lửa, đường sông, đường biển, đường hàng không, tại các cửa khẩu biên giới, bưu điện.
- Điều 25. Động vật, sản phẩm động vật thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch động vật khi xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam kiểm dịch; nếu đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Điều 26. Tổ chức, cá nhân có động vật, sản phẩm động vật khi xuất khẩu phải khai báo trước với cơ quan thú y có thẩm quyền. Cơ quan thú y có thẩm quyền nhận được giấy khai báo, tuỳ theo tính chất, số lượng, loại hàng hoá, mà quyết định và thông báo cho chủ hàng biết địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
- Điều 27. Tổ chức, cá nhân có động vật, sản phẩm động vật khi nhập khẩu phải khai báo trước với cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam. Cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam nhận được giấy khai báo, tuỳ theo tính chất, số lượng, loại hàng hoá, mà quyết định và thông báo cho chủ hàng biết địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
- Điều 28. Tổ chức, cá nhân có động vật, sản phẩm động vật quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải xin phép trước bảy ngày với cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam.
- Điều 29. Cơ quan thú y địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp để quy định nơi tập trung, họp chợ, triển lãm động vật, sản phẩm động vật và có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện vệ sinh thú y trong thời gian tập trung, họp chợ, triển lãm động vật.
- Điều 30. Động vật nuôi, động vật do săn, đánh bắt, sản phẩm động vật trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Việc kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với từng trường hợp do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
- Điều 31. Trong phạm vi quản lý của mình, bác sĩ, kỹ thuật viên thú y làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ động vật phải kiểm tra động vật trước khi giết mổ, sản phẩm động vật sau khi giết mổ, động vật do săn, đánh bắt và các sản phẩm động vật khác; đóng dấu trên thân thịt hoặc cấp giấy chứng nhận cho phép sử dụng. Khi phát hiện động vật, sản phẩm động vật bị bệnh hoặc có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, thì phải xử lý theo quy định về vệ sinh thú y.
- Điều 32. Bác sĩ, kỹ thuật viên thú y khi làm nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật phải mang sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu, thẻ kiểm dịch viên động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
- Điều 33. Việc giết mổ một số loại động vật để kinh doanh hoặc chế biến phải được thực hiện tại lò mổ hoặc điểm giết mổ động vật mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cho phép.
- Điều 34. Cơ quan thú y của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh thú y tại các lò mổ, điểm giết mổ động vật, cơ sở chế biến, bảo quản động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu.
- Điều 35. Tổ chức, cá nhân có động vật, sản phẩm động vật được kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y phải trả lệ phí và chịu phí tổn theo quy định của Chính phủ.
- Điều 36. Nhà nước thống nhất quản lý về thuốc thú y.
- Điều 37. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật thì được sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y.
- Điều 38. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thuốc thú y phải bảo đảm chất lượng thuốc đã đăng ký với cơ quan thú y, đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, có nhãn hiệu trên đó ghi rõ Chỉ dùng trong thú y, số đăng ký sản xuất, số đăng ký kinh doanh, đặc tính và những hướng dẫn cần thiết khác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
- Điều 39. Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm xác định và công bố danh mục thuốc thú y được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng; quy định quản lý giống vi sinh vật dùng trong thú y; cấp giấy phép cho việc thử nghiệm, ứng dụng các chế phẩm thuốc, hoá dược, prê-mic, thuốc và chế phẩm dùng để chẩn đoán, phòng và chữa bệnh cho động vật; quản lý việc sản xuất, tiêu thụ, sử dụng các loại vắc-xin phòng bệnh cho động vật.
- Điều 40. Tổ chức, cá nhân khi dùng thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật phải theo chỉ dẫn của cơ quan thú y hoặc đơn thuốc của bác sĩ, kỹ thuật viên thú y có giấy phép hành nghề thú y.
- Điều 41. Nội dung quản lý Nhà nước về công tác thú y bao gồm:
- Điều 42. Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thú y trong phạm vi cả nước.
- Điều 43. Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thú y thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về công tác thú y.
- Điều 44. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan thanh tra chuyên ngành về công tác thú y hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thú y cấp trên trực tiếp về những kết luận và các biện pháp xử lý khi thanh tra tại cơ sở của mình.
- Điều 45. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thú y, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến động vật, sản phẩm động vật thì được khen thưởng; những người tham gia công tác thú y, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thú y mà bị thiệt hại về tài sản hoặc tính mạng thì được bảo vệ và được đền bù theo chế độ chung của Nhà nước.
- Điều 46. Người nào có hành vi làm lây lan bệnh dịch trong động vật; trốn tránh việc tiêm phòng bắt buộc vắc-xin hoặc không thực hiện phương pháp phòng bắt buộc khác; không thực hiện các quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và vệ sinh thú y; sản xuất và buôn bán thức ăn chăn nuôi giả, thuốc thú y giả; lưu thông, sử dụng thuốc thú y ngoài danh mục được phép sử dụng; lưu thông thuốc thú y kém phẩm chất, hết hạn sử dụng, thuốc không rõ nguồn gốc; giả mạo giấy phép, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, giấy chứng nhận có liên quan đến công tác thú y hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về thú y thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Điều 47. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc làm dụng quyền hạn trong việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận có liên quan đến công tác thú y trái quy định của pháp luật; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành, bao che cho người vi phạm hoặc vi phạm những quy định khác của pháp luật về thú y thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Điều 48. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thú y mà gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 của Pháp lệnh này còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.