Điều 12 Pháp Lệnh thư viện năm 2000
2. Khi chia, tách, sáp nhập thư viện, tổ chức thành lập thư viện phải làm lại thủ tục đăng ký hoạt động.
3. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ, quy chế, nội dung hoạt động hoặc giải thể thư viện, tổ chức thành lập thư viện phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Pháp Lệnh thư viện năm 2000
- Số hiệu: 31/2000/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 28/12/2000
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: 01/04/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Điều 2. Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 3. Pháp lệnh này điều chỉnh:
- Điều 4. Nhà nước đầu tư ngân sách để phát triển thư viện, vốn tài liệu thư viện; mở rộng sự liên thông giữa các thư viện trong nước và hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển các loại hình thư viện; thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện; đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ những người làm công tác thư viện đáp ứng nhu cầu phát triển các loại hình thư viện.
- Điều 5. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Điều 6. 1. Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam được quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với quy chế của thư viện.
- Điều 7. 1. Tổ chức của Việt Nam có quyền thành lập thư viện theo quy định tại Pháp lệnh này.
- Điều 8. Người sử dụng vốn tài liệu thư viện có trách nhiệm:
- Điều 9. Thư viện được thành lập khi có những điều kiện sau:
- Điều 10. 1. Tổ chức của Việt Nam có các điều kiện quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này thì được thành lập thư viện.
- Điều 11. 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện của tổ chức cấp trung ương đăng ký hoạt động với Bộ Văn hóa - Thông tin.
- Điều 12. 1. Tổ chức thành lập thư viện có quyền quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể thư viện hoặc thay đổi nội dung hoạt động đã đăng ký.
- Điều 13. Thư viện có các nhiệm vụ sau đây:
- Điều 14. Thư viện có các quyền sau đây:
- Điều 15. 1. Người làm công tác thư viện có các quyền sau đây:
- Điều 16. Các loại hình thư viện bao gồm:
- Điều 17. 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.
- Điều 18. 1. Thư viện do Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập giữ vai trò trung tâm phối hợp hoạt động, trao đổi tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ với các thư viện khác trên địa bàn.
- Điều 19. 1. Thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu của cán bộ, công chức trong phạm vi của viện, trung tâm và có thể phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của thư viện.
- Điều 20. Các nguồn tài chính của thư viện bao gồm:
- Điều 21. Nhà nước thực hiện các chính sách đầu tư đối với thư viện như sau:
- Điều 22. Nhà nước thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hoạt động thư viện như sau:
- Điều 23. 1. Thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước được thu phí đối với các dịch vụ sao chụp, nhân bản tài liệu, biên dịch phù hợp với pháp luật về bảo hộ quyền tác giả; biên soạn thư mục; phục vụ tài liệu tại nhà hoặc gửi qua bưu điện và một số dịch vụ khác theo yêu cầu của người sử dụng vốn tài liệu thư viện.
- Điều 24. Nội dung quản lý nhà nước về thư viện bao gồm:
- Điều 25. 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.
- Điều 26. Thanh tra chuyên ngành về văn hóa - thông tin thực hiện chức năng thanh tra về thư viện.
- Điều 27. 1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về thư viện.
- Điều 28. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Điều 29. Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về thư viện thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.