Chương 3 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
Điều 14. Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới trên lãnh thổ Việt Nam.
Việc nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới phải tuân thủ các quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản.
Điều 15. Khảo nghiệm giống cây trồng mới
1. Giống cây trồng mới chọn, tạo hoặc nhập khẩu chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh chỉ được đưa vào Danh mục này khi đã qua khảo nghiệm và được công nhận.
2. Hình thức khảo nghiệm giống cây trồng mới bao gồm:
a) Khảo nghiệm quốc gia đối với giống cây trồng mới của những cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng chính được chọn, tạo tại Việt Nam và giống nhập khẩu chưa có trong
Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh;
b) Tác giả tự khảo nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm đối với giống của những giống cây trồng khác.
3. Nội dung khảo nghiệm bao gồm:
a) Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS);
b) Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU).
4. Trình tự, thủ tục khảo nghiệm quốc gia được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mới nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm cho cơ sở khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận.
Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm bao gồm: đơn đăng ký khảo nghiệm; hồ sơ giống cây trồng trong đó ghi rõ tên giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và quy trình kỹ thuật canh tác;
b) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mới ký hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm đã được công nhận theo quy định tại
5. Trường hợp tác giả tự khảo nghiệm phải tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành hoặc ký hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm đã được công nhận theo quy định tại
6. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu giống cây trồng mới đăng ký khảo nghiệm phải chịu chi phí khảo nghiệm.
Điều 16. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới
1. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng;
b) Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm và yêu cầu sinh trưởng, phát triển của từng loài cây trồng, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về thuỷ sản, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Có trang, thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loài cây trồng;
d) Có giống chuẩn của các giống cây trồng cùng loài để làm giống đối chứng trong khảo nghiệm DUS;
đ) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo về khảo nghiệm giống cây trồng.
2. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới phải thực hiện đúng quy phạm khảo nghiệm đối với từng loài cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm đã thực hiện.
Điều 17. Đặt tên giống cây trồng mới
1. Mỗi giống cây trồng mới chỉ được đặt một tên phù hợp. Khi được công nhận thì tên đó trở thành tên chính thức, duy nhất dùng trong các hoạt động liên quan đến giống cây trồng đó.
2. Tên giống phải dễ dàng phân biệt với tên của các giống cây trồng khác cùng loài.
3. Các trường hợp đặt tên không được chấp nhận:
a) Chỉ bao gồm toàn các chữ số;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Dễ gây hiểu nhầm với đặc trưng, đặc tính của giống cây trồng đó;
d) Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hóa đang được bảo hộ cho sản phẩm hoặc với sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó.
Điều 18. Công nhận giống cây trồng mới
1. Giống cây trồng mới sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp được công nhận khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
a) Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới;
b) Có kết quả sản xuất thử và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất thử chấp nhận đưa vào sản xuất đại trà;
c) Có tên phù hợp theo quy định tại
d) Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm, kết quả sản xuất thử và đề nghị công nhận.
2. Giống cây trồng mới sử dụng trong lĩnh vực thuỷ sản được công nhận khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
a) Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới;
b) Có tên phù hợp theo quy định tại
c) Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm và đề nghị công nhận.
3. Căn cứ vào đề nghị của Hội đồng khoa học chuyên ngành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét, quyết định công nhận giống cây trồng mới.
Giống cây trồng mới có thể được đề nghị công nhận đặc cách, không phải qua sản xuất thử nếu kết quả khảo nghiệm cho thấy giống đó đặc biệt xuất sắc.
4. Giống cây trồng mới đã được công nhận được đưa vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
Điều 19. Bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống
1. Việc công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống được thực hiện thông qua bình tuyển.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc bình tuyển; công nhận vườn giống cây lâm nghiệp.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, rừng giống trên địa bàn tỉnh; theo dõi, đánh giá và hướng dẫn sử dụng, khai thác hợp lý cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống đã được công nhận.
4. Tổ chức, cá nhân đăng ký bình tuyển cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng Pháp lệnh này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về giống cây trồng
- Điều 6. Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giống cây trồng
- Điều 8. Khen thưởng
- Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Quản lý nguồn gen cây trồng
- Điều 11. Nội dung bảo tồn nguồn gen cây trồng
- Điều 12. Thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm
- Điều 13. Trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm
- Điều 14. Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới
- Điều 15. Khảo nghiệm giống cây trồng mới
- Điều 16. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới
- Điều 17. Đặt tên giống cây trồng mới
- Điều 18. Công nhận giống cây trồng mới
- Điều 19. Bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống
- Điều 20. Nguyên tắc bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 21. Điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ
- Điều 22. Đối tượng có quyền yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 23. Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 24. Trình tự, thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 25. Thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 26. Khảo nghiệm, thẩm định giống cây trồng mới xin cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 27. Quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 28. Hạn chế quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 29. Các trường hợp không phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 30. Nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng mới
- Điều 32. Quyền ưu tiên xác định ngày nộp hồ sơ hợp lệ
- Điều 33. Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 34. Đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 35. Huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 36. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính
- Điều 37. Sản xuất hạt giống thuần
- Điều 38. Sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp, cây cảnh và cây trồng khác
- Điều 39. Nhãn giống cây trồng
- Điều 40. Xuất khẩu giống cây trồng
- Điều 41. Nhập khẩu giống cây trồng
- Điều 42. Nguyên tắc quản lý chất lượng giống cây trồng
- Điều 43. Tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng
- Điều 44. Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng
- Điều 45. Công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
- Điều 46. Kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng
- Điều 47. Kiểm dịch thực vật giống cây trồng