Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/NQ-HĐND

Ninh Thuận, ngày 22 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 51/TTr-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu: Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh có quy mô, cơ cấu hợp lý, nhất là nhân lực chất lượng cao, phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm, bao gồm: năng lượng sạch; du lịch đẳng cấp cao; nông nghiệp đặc thù ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và kinh tế đô thị; tập trung phát triển chuyển đổi số và sàn giao dịch điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu

a) Đến năm 2025

- Có ít nhất 63% lao động trong nền kinh tế làm việc trong các ngành kinh tế trọng điểm, trong đó: năng lượng chiếm 5,5%; du lịch đẳng cấp cao chiếm 5,5%; nông nghiệp đặc thù chiếm 20,5%; kinh tế đô thị chiếm 68,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 33%; lao động có trình độ cao làm việc trong các ngành kinh tế trọng điểm đạt trên 22%; cơ cấu lao động trình độ cao trong ngành: năng lượng chiếm 18%, du lịch đẳng cấp cao chiếm 30,7%, nông nghiệp đặc thù chiếm 14%, kinh tế đô thị chiếm 25%.

b) Đến năm 2030

- Có ít nhất 68% lao động trong nền kinh tế làm việc trong các ngành kinh tế trọng điểm, trong đó: năng lượng chiếm 7,3%; du lịch đẳng cấp cao chiếm 13,8%; nông nghiệp đặc thù chiếm 20,2%; kinh tế đô thị chiếm 58,7%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 75%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 40%; lao động trình độ cao làm việc trong các ngành kinh tế trọng điểm đạt trên 27%; cơ cấu lao động trình độ cao trong ngành: năng lượng chiếm 20%, du lịch đẳng cấp cao chiếm 32,7%, nông nghiệp đặc thù chiếm 18%, kinh tế đô thị chiếm 30%.

3. Một số nhiệm vụ chủ yếu

a) Nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ học vấn và nâng cao thể lực, tầm vóc nhân lực

Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ.

b) Phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm

Xây dựng chính sách thúc đẩy hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực nông nghiệp đặc thù, du lịch đẳng cấp cao, năng lượng tái tạo, kinh tế đô thị… Ưu tiên đào tạo, thu hút nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh; nhân lực kinh tế đô thị gắn với xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh; đào tạo về quản lý và chuyên môn, nhất là kiến thức ngoại ngữ, giao tiếp, hội nhập quốc tế cho đội ngũ lao động đang phục vụ trong ngành du lịch, đặc biệt là du lịch đẳng cấp cao.

c) Phát triển cơ sở và mở rộng qui mô đào tạo

Xây dựng Trường cao đẳng nghề thành trường Nghề chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Asean; nâng cấp trường trung cấp ý tế lên cao đẳng y tế; phát triển các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo nghề cho xã hội. Đẩy mạnh hợp tác 03 bên Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp. Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để thành lập trường đại học đa ngành tại Ninh Thuận sau năm 2030.

d) Định hướng xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động

Nâng cao chất lượng thông tin, dự báo thị trường lao động; xây dựng các sàn giao dịch lao động thông qua chuyển đổi số. Xây dựng mô hình hợp tác thí điểm Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp và người lao động.

4. Nguồn vốn thực hiện

Nhu cầu vốn: 3.120 tỷ đồng, gồm:

- Ngân sách Trung ương: 1.100 tỷ đồng (đầu tư phát triển 700 tỷ đồng; sự nghiệp 400 tỷ đồng);

- Ngân sách địa phương: 1.200 tỷ đồng (đầu tư phát triển 990 tỷ đồng; sự nghiệp 210 tỷ đồng);

- Vốn huy động khác: 820 tỷ đồng (vốn từ các nhà tài trợ 85 tỷ đồng; vốn vay ODA, NGO 320 tỷ đồng; vốn các TPKT 415 tỷ đồng).

(Đính kèm phụ lục dự kiến danh mục thực hiện dự án).

5. Các nhóm giải pháp chủ yếu

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp các ngành và toàn xã hội về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh

Tuyên truyền, quán triệt các quan điểm, chủ trương, chính sách, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Tăng cường kết nối giữa các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng nhân lực để đa dạng nguồn thông tin trong quá trình tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nhân lực.

b) Đổi mới công tác quản lý Nhà nước về đào tạo bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, đánh giá và phát triển nguồn nhân lực

Chuyển mạnh từ dạy nghề theo năng lực đào tạo sang dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động, yêu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội. Hoàn thiện chính sách về thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động, kết nối người lao động với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Từng bước hình thành sàn giao dịch việc làm, số hóa dữ liệu việc làm để kết nối cung - cầu lao động.

c) Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực; Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, cơ chế, chính sách

Xây dựng chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực năng lượng, chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục, nghiên cứu và phát triển (R và D),...; chính sách mở rộng liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài. Tiếp tục thu hút, đãi ngộ nhân tài, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, đổi mới cơ chế và các công cụ phát triển nhân lực. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực.

d) Huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư

Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương thông qua Chương trình, dự án. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; các nguồn viện trợ, các chương trình, dự án hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế đầu tư cho giáo dục, trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống thông tin lao động.

đ) Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nhân lực

Đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề; ưu tiên đầu tư phát triển nhanh trường Cao Đẳng nghề Ninh Thuận trở thành cơ sở đào tạo trọng điểm của khu vực, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực theo tiêu chuẩn ASEAN. Sắp xếp, bố trí sử dụng lao động hợp lý, phù hợp với trình độ, chuyên môn và năng lực cá nhân, tạo điều kiện phát huy sở trường.

e) Tăng cường công tác phối hợp các cấp, các ngành trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Nhà nước, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trong đào tạo, tuyển dụng lao động góp phần tạo việc làm cho người lao động và cung ứng nguồn lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp.

f) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Các cấp, các ngành có kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết theo ngành, lĩnh vực phụ trách; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ hàng năm. Thực hiện giám sát xã hội, phát huy vai trò của cộng đồng, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc giám sát chất lượng đào tạo nhân lực.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật; hằng năm báo cáo lồng ghép vào báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khoá XI Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2022./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hậu

 

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN DANH MỤC THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Kèm theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị: triệu đồng

STT

Danh mục công trình

TMĐT

Tổng vốn huy động

Trong đó

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

 

Tổng số

3.845.727

3.120.000

2.244.860

875.140

I

VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3.067.917

2.300.000

1.906.360

393.640

A

Vốn đầu tư phát triển

3.067.917

1.690.000

1.296.360

393.640

a

Ngân sách Trung ương

1.646.169

700.000

306.360

393.640

1

Dự án xây dựng và phát triển Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận (Trường Đại học Ninh Thuận)

1.125.000

360.000

60.000

300.000

2

Đầu tư và phát triển Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận thành Trường Chất lượng cao

65.360

65.000

65.000

 

3

Các Chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho giáo dục

90.000

90.000

90.000

 

4

Đề án kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ giáo viên

250.000

93.640

 

93.640

5

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng nghèo, vùng khó khăn

115.809

91.360

91.360

 

b

Ngân sách địa phương

1.421.748

990.000

990.000

0

1

Nâng cấp, mở rộng Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận (gđ trước)

160.749

11.000

11.000

 

2

Nâng cấp mở rộng Trường Trung cấp y tế thành trường CĐ y tế

55.251

50.000

50.000

 

3

Nâng cao năng lực phòng thí nghiệm theo TCVNISO/IEC 17025 và GLP của Trung tâm Kiểm soát Dược phẩm, Thực phẩm và Thiết bị y tế giai đoạn 2021 - 2023

31.626

28.000

28.000

 

4

Đầu tư và phát triển Trường cao đẳng Nghề Ninh Thuận thành Trường Chất lượng cao

79.400

12.000

12.000

 

5

Dự án xây dựng mới Trường THPT Nguyễn Trãi

97.214

89.000

89.000

 

6

Trường PTDTBT THCS (Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Linh; Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Phước Hà, Phan Đình Phùng)

58.799

52.400

52.400

 

7

Trường Tiểu học Phước Bình C

8.959

8.000

8.000

 

8

Dự án Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025

186.200

123.000

123.000

 

9

Đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông

545.000

545.000

545.000

 

10

Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - cơ sở 2

198.550

71.600

71.600

 

B

Vốn chi sự nghiệp

 

610.000

610.000

0

a

Ngân sách Trung ương

 

400.000

400.000

0

1

Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn

 

20.000

20.000

 

2

Đề án đào tạo nghề lao động nông thôn

 

28.400

28.400

 

3

Kinh phí chi trả chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên

 

351.600

351.600

 

b

Ngân sách địa phương

 

210.000

210.000

0

1

Đề án đào tạo nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận hạng I

 

15.000

15.000

 

2

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số

 

63.200

63.200

 

3

Đề án, chính sách đào tạo bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực trong một số lĩnh vực: Khoa học - công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục - đào tạo; năng lượng; công nghệ cao; chuyển đổi số

 

131.800

131.800

 

II

VỐN HUY ĐỘNG KHÁC

777.810

820.000

338.500

481.500

a

Vốn từ các nhà tài trợ

42.510

85.000

42.500

42.500

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

Đầu tư các trường học tiểu học trên địa bàn tỉnh ( Phước Tân B, Phước Thành A, Nhị Hà, Vụ Bổn, Từ Thiện, Phước Lập…)

42.510

42.500

42.500

 

b

Vốn vay (ODA và NGO)

320.300

320.000

81.000

239.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

1

Dự án Phát triển giáo dục THPT giai đoạn 3

50.000

40.000

40.000

 

2

Dự án Giáo dục Trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất (giai đoạn 3).

40.000

30.000

30.000

 

3

Dự án Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả - NVS trường học

11.000

11.000

11.000

 

c

Vốn thành phần kinh tế

415.000

415.000

215.000

200.000

1

Trường Trung cấp Việt Thuận

50.000

50.000

50.000

 

2

Trường mầm non Hoa Sen 5

15.000

15.000

15.000

 

3

Trường mầm non Halcom

50.000

50.000

50.000

 

4

Các dự án Trường mầm non trong khu đô thị mới, khu dân cư (BQ mỗi khu đô thị có 01 cơ sở GDĐT, suất đầu tư khoảng 50 tỷ đồng/DA)

300.000

300.000

100.000

200.000

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 35/NQ-HĐND năm 2022 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 35/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 22/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Phạm Văn Hậu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản