- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng do Quốc hội ban hành
- 5Nghị định 34/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
- 6Nghị quyết 09/NQ-HĐND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/NQ-HĐND | Đà Nẵng, ngày 14 tháng 7 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA X, NHIỆM KỲ 2021-2026, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Nghị định số 34/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thành phố về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026;
Căn cứ Quyết định số 13/QĐ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Quy chế làm việc của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026;
Xét Tờ trình số 05/TTr-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố về ban hành Quy định một số hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị; Báo cáo thẩm tra số 155/HĐND-PC ngày 09 tháng 7 năm 2022 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Hội đồng nhân dân thành phố biểu quyết thông qua.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2022./.
| CHỦ TỊCH |
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND), CÁC BAN CỦA HĐND, TỔ ĐẠI BIỂU HĐND VÀ ĐẠI BIỂU HĐND THÀNH PHỐ KHI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2022 của HĐND thành phố Đà Nẵng)
1. Quy định này quy định một số hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố khi thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội.
2. Những nội dung không quy định trong Quy định này thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 và các quy định khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1. Chủ thể giám sát: Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2021-2026.
2. Đối tượng giám sát: UBND và Chủ tịch UBND các quận; UBND và Chủ tịch UBND các phường; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các quận.
1. Theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
2. Thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 2 Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội: Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của HĐND thành phố ở quận, phường; việc thực hiện kết quả giám sát của Thường trực HĐND thành phố, các Ban của HĐND, Tổ Đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố; việc thực hiện nghị quyết của quận ủy, đảng ủy phường; giám sát hoạt động của UBND và Chủ tịch UBND quận, phường, Tòa án nhân dân quận, Viện kiểm sát nhân dân quận.
Điều 4. Hoạt động giám sát và hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ
1. Giám sát chuyên đề hằng năm
a. Việc lựa chọn chuyên đề giám sát căn cứ vào kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND thành phố; đề nghị của UBMTTQVN thành phố; những vấn đề bức xúc ở địa phương; những vấn đề ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân, đến phát triển KTXH-QPAN được đại biểu HĐND, cử tri và Nhân dân quan tâm hoặc những vấn đề nổi cộm trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước tại các quận, phường.
b. Phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện nhiệm vụ của cơ quan HĐND thành phố, bảo đảm không có sự trùng lặp về đối tượng và nội dung vào cùng thời điểm giám sát giữa HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND thành phố.
c. Thường trực HĐND thành phố tổ chức ít nhất 02 cuộc giám sát, khảo sát đối với các đối tượng giám sát quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này.
d. Các Ban của HĐND thành phố tổ chức ít nhất 04 cuộc giám sát, khảo sát theo lĩnh vực đối với các đối tượng giám sát quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này. Các Ban của HĐND báo cáo Thường trực HĐND thành phố cho ý kiến trước khi ban hành kế hoạch, nội dung, đối tượng giám sát và thành phần tham gia Đoàn giám sát của các Ban HĐND.
đ. Các Tổ đại biểu HĐND thành phố tổ chức ít nhất 02 cuộc giám sát, khảo sát đối với các đối tượng giám sát quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này và theo đơn vị bầu cử.
Tổ đại biểu HĐND thành phố thực hiện hoạt động giám sát theo sự phân công của Thường trực HĐND thành phố. Trường hợp Tổ đại biểu HĐND thành phố chủ động giám sát theo thẩm quyền, Tổ trưởng Tổ đại biểu báo cáo Thường trực HĐND thành phố cho ý kiến trước khi ban hành kế hoạch, nội dung, đối tượng giám sát và thành phần tham gia giám sát của Tổ đại biểu HĐND.
e. Đại biểu HĐND thành phố có trách nhiệm tham gia tích cực là thành viên Đoàn giám sát của các Ban HĐND thành phố; tham gia đầy đủ Đoàn giám sát của Tổ đại biểu HĐND thành phố; tăng cường thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy định, gửi dự kiến chương trình giám sát của mình đến Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND và Thường trực HĐND thành phố để theo dõi.
Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND thành phố có trách nhiệm tổng hợp, điều hòa chương trình giám sát của đại biểu HĐND thành phố để đảm bảo hoạt động giám sát của các đại biểu không bị trùng lắp về nội dung, đối tượng giám sát.
Khi xét thấy cần thiết, đại biểu HĐND thành phố kiến nghị Thường trực HĐND, các Ban của HĐND thành phố tổ chức giám sát các vụ việc nổi cộm trên địa bàn.
2. Chất vấn và xem xét, trả lời chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND thành phố
a. Thường trực HĐND thành phố tổ chức ít nhất 01 phiên chất vấn giữa 2 kỳ họp thường lệ của HĐND thành phố đối với các đối tượng giám sát. Chủ tịch UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các quận, Chủ tịch UBND các phường có liên quan tham dự và trả lời chất vấn.
Nội dung chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND thành phố không được trùng lắp với nội dung có trong nghị quyết về chất vấn và nghị quyết giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND thành phố trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm chất vấn.
b. Thường trực HĐND thành phố ban hành kế hoạch hoạt động chất vấn trên cơ sở đề nghị của các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND thành phố và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên họp chất vấn, kế hoạch được gửi đến đại biểu HĐND thành phố, các cơ quan hữu quan và người bị chất vấn. Kế hoạch chất vấn nêu rõ nhóm vấn đề chất vấn, các nội dung có liên quan, người bị chất vấn, thời gian, địa điểm tổ chức chất vấn, thành phần tham dự.
c. Thường trực HĐND thành phố quyết định chương trình phiên chất vấn, thành phần tham dự theo đề xuất của các Ban của HĐND thành phố và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố. Đại biểu HĐND thành phố được mời tham dự và thực hiện quyền chất vấn theo quy định.
d. Trình tự, thủ tục hoạt động chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND thành phố thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
đ. Kết thúc phiên chất vấn, Thường trực HĐND thành phố quyết định việc ban hành kết luận phiên chất vấn hoặc ban hành nghị quyết về chất vấn nếu cần thiết để làm cơ sở theo dõi, giám sát việc thực hiện.
e. Phiên họp chất vấn của Thường trực HĐND thành phố được công khai trên phương tiện truyền thông của thành phố để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát.
3. Giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND thành phố
a. Căn cứ vào chương trình giám sát và yêu cầu thực tế, Thường trực HĐND yêu cầu đối tượng giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này giải trình những vấn đề mà Thường trực HĐND thành phố quan tâm. Đại biểu HĐND thành phố được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình.
b. Việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực HĐND thành phố quyết định.
c. Trình tự, thủ tục giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND thành phố thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 72 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
4. Tham dự cuộc họp giao ban UBND quận, UBND phường; hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch UBND phường với Nhân dân và các cuộc tiếp công dân.
a. Tổ đại biểu HĐND thành phố phân công luân phiên đại biểu HĐND thành phố thuộc Tổ mình tham dự các cuộc họp giao ban thường kỳ hằng tháng của UBND quận, UBND phường và hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch UBND phường với Nhân dân trước các kỳ họp thường lệ của HĐND thành phố; tham dự các cuộc tiếp công dân của UBND quận, phường theo đơn vị bầu cử nếu xét thấy càn thiết.
b. Tổ đại biểu HĐND thành phố báo cáo và đánh giá kết quả việc thực hiện các nội dung tại điểm a khoản 4 Điều này của UBND quận, phường theo đơn vị bầu cử về Thường trực HĐND thành phố trước 07 ngày khai mạc kỳ họp thường lệ của HĐND thành phố.
5. Hoạt động tiếp xúc cử tri chuyên đề
a. Hằng năm, Thường trực HĐND thành phố tổ chức ít nhất 04 cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề.
b. Hằng năm, mỗi Tổ đại biểu HĐND thành phố tổ chức ít nhất 01 cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề trên địa bàn ứng cử.
6. Hoạt động tiếp công dân và giám sát xử lý kiến nghị, phản ảnh, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
a. Đại biểu HĐND thành phố có trách nhiệm thực hiện việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư theo đúng Quyết định số 01/QĐ-HĐNĐ ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Thường trực HĐND thành phố về ban hành Quy định tiếp công dân và xử lý đơn thư của HĐND thành phố, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hằng quý về Thường trực HĐND thành phố.
b. Tổ đại biểu HĐND thành phố tổ chức giám sát việc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền của đối tượng giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này và địa bàn ứng cử, nhất là những vụ việc nổi cộm, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hằng quý về Thường trực HĐND thành phố.
Điều 5. Hình thức tổ chức giám sát
1. Thành lập các Đoàn giám sát
a. Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐND thành phố làm Trưởng đoàn.
Thành viên Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố gồm có: Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch HĐND thành phố; Trưởng các Ban và Phó Trưởng các Ban của HĐND thành phố, đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố; Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND thành phố (theo địa bàn đơn vị bầu cử); mời đại diện lãnh đạo UBMTTQVN thành phố và đại diện lãnh đạo các cơ quan có liên quan do Trưởng đoàn giám sát quyết định.
b. Đoàn giám sát của các Ban của HĐND thành phố
Đoàn giám sát của các Ban của HĐND thành phố do Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn.
Thành viên Đoàn giám sát các Ban của HĐND thành phố gồm: Trưởng Ban, Phó Trưởng ban và các thành viên Ban của HĐND thành phố; đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố có liên quan, đại diện Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố; đại diện Tổ đại biểu HĐND thành phố có liên quan theo địa bàn đơn vị bầu cử; mời đại diện lãnh đạo UBMTTQVN thành phố và đại diện lãnh đạo các cơ quan có liên quan do Trưởng đoàn giám sát quyết định.
c. Đoàn giám sát của các Tổ đại biểu HĐND thành phố
Đoàn giám sát của các Tổ đại biểu HĐND thành phố do Tổ trưởng hoặc Tổ phó làm Trưởng đoàn.
Thành viên Đoàn giám sát của Tổ đại biểu HĐND thành phố gồm có: Tổ trưởng, Tổ phó và các thành viên thuộc Tổ đại biểu đơn vị bầu cử, đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố, mời đại diện lãnh đạo UBMTTQVN quận và đại diện lãnh đạo các cơ quan có liên quan do Trưởng đoàn giám sát quyết định.
2. Đoàn giám sát xây dựng đề cương, nội dung, thời gian giám sát gửi đến các đối tượng giám sát và đề nghị các đơn vị địa phương, đơn vị xây dựng báo cáo và gửi về Đoàn giám sát trước khi tổ chức làm việc.
3. Chậm nhất 12 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát phải có kết luận, yêu cầu, kiến nghị; đồng thời báo cáo kết quả giám sát về Thường trực HĐND thành phố; có trách nhiệm đôn đốc đến cùng việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị sau giám sát.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải thực hiện đầy đủ kế hoạch, nội dung, yêu cầu giám sát của chủ thể giám sát; cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ của mình, trừ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước mà theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì chủ thể giám sát đó không thuộc diện được tiếp cận; báo cáo trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giám sát; nghiêm chỉnh thực hiện kết luận, yêu cầu, kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố.
2. Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếp báo cáo, cung cấp hồ sơ và trình bày những vấn đề mà chủ thể giám sát yêu cầu; trường hợp không thể trực tiếp báo cáo, trình bày được thì ủy quyền cho cấp phó của mình.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát thì chủ thể giám sát có quyền yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, chủ thể giám sát yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và người có liên quan.
4. Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch UBND phường gửi báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng, hằng năm đến Đại biểu HĐND thành phố theo địa bàn ứng cử để biết và giám sát; mời Tổ đại biểu HĐND thành phố theo địa bàn ứng cử tham dự các phiên họp UBND quận, phường; hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch UBND phường với Nhân dân và các buổi tiếp công dân.
Điều 7. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
1. Được thông báo trước về kế hoạch, nội dung giám sát, nội dung được yêu cầu báo cáo, trả lời về vấn đề và cung cấp hồ sơ có liên quan đến hoạt động giám sát.
2. Giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình liên quan đến kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát.
3. Đề nghị chủ thể giám sát xem xét lại kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trường hợp không tán thành với kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát thì tự mình hoặc báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đề nghị chủ thể giám sát xem xét, xử lý.
1. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.
2. Định kỳ hàng năm, theo nhiệm kỳ hoặc đột xuất, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND thành phố về tình hình, kết quả thực hiện theo quy định.
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung Quy định
1. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố xét thấy cần sửa đổi, bổ sung thì kịp thời báo cáo về Thường trực HĐND thành phố để tổng hợp.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định do HĐND thành phố quyết định trên cơ sở đề nghị của Thường trực HĐND thành phố./.
- 1Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2021 về chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022
- 2Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2022
- 3Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2022
- 4Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2021 triển khai Nghị định 34/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Đà Nẵng
- 5Nghị quyết 68/NQ-HĐND năm 2022 về Chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái năm 2023
- 1Hiến pháp 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng do Quốc hội ban hành
- 6Nghị định 34/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
- 7Nghị quyết 09/NQ-HĐND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- 8Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2021 về chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022
- 9Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2022
- 10Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2022
- 11Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2021 triển khai Nghị định 34/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Đà Nẵng
- 12Nghị quyết 68/NQ-HĐND năm 2022 về Chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái năm 2023
Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2022 về quy định hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 24/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 14/07/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Lương Nguyễn Minh Triết
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực