Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO *******
|
|
Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 năm 2004./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Nhằm đảm bảo an toàn việc nhập khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc, ngăn chặn dịch hại xâm nhập, bảo đảm cho sức khỏe động thực vật, căn cứ vào kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và các nguyên tắc của “Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật” (SPS), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là MARD) và Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là AQSIQ) sau khi hội đàm hữu nghị đã nhất trí như sau:
Điều 1. Phía Việt Nam sẽ thực hiện theo các yêu cầu của Nghị định thư này đối với việc kiểm dịch gạo của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và chứng nhận rằng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc không có các đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm như: Trogoderma granarium, Corcyra cephalonica (còn sống), Ditylenchus angustus, Striga asiatica và Aphelenchoides nechaleos. Mỗi lô gạo đạt tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật sẽ được cấp Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật chính thức chứng minh rằng lô gạo đó phù hợp với các yêu cầu kiểm dịch thực vật của Trung Quốc và xác định nơi sản xuất cụ thể.
Điều 2. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải từ vùng và địa điểm sản xuất không có loài Ditylenchus angustus và Aphelenchoides nechaleos. Vùng và địa điểm sản xuất không có hai loài dịch hại nêu trên sẽ được MARD thiết lập trong ba năm tới theo tiêu chuẩn quốc tế số 10 và được AQSIQ xác nhận.
Điều 3. Trong thời gian gieo trồng và bảo quản, MARD sẽ tiến hành điều tra và quản lý dịch hại, đặc biệt là các đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm. Cục Bảo vệ thực vật thuộc MARD có trách nhiệm cung cấp định kỳ cho phía Trung Quốc các phương pháp điều tra và các kết quả thử nghiệm. Nếu phát hiện thấy dịch hại mới xuất hiện trên gạo ở Việt Nam thì Cục bảo vệ thực vật thuộc MARD sẽ thông báo kịp thời cho Cục Xuất nhập khẩu và An toàn lương thực thực phẩm của AQSIQ. Phía Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm về bệnh Sọc đỏ (Red Stripe) mới có thể xuất hiện ở Việt Nam. Trong trường hợp đó, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo kịp thời cho Cục Xuất nhập khẩu và An toàn lương thực thực phẩm của AQSIQ về tiến trình nghiên cứu về bệnh đó ở Việt Nam.
Điều 4. Gạo xuất khẩu sang Trung Quốc phải không mang theo đất cũng như hạt cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm.
Điều 5. Gạo xuất khẩu sang Trung Quốc phải được khử trùng xông hơi để đảm bảo không có côn trùng sống, đặc biệt là các côn trùng hại kho, giấy chứng nhận khử trùng chính thức sẽ được các công ty khử trùng cấp dưới sự quản lý của Cục Bảo vệ thực vật thuộc MARD. Trước khi bốc xếp và vận chuyển, container sẽ được kiểm tra, khử trùng vệ sinh nhằm ngăn chặn bất cứ đối tượng kiểm dịch thực vật nào du nhập theo gạo.
Điều 6. Khi gạo đến các cửa khẩu nhập của Trung Quốc, cơ quan cấp dưới của AQSIQ là cơ quan Kiểm nghiệm và Kiểm dịch Xuất nhập cảnh (CIQ) sẽ tiến hành kiểm tra kiểm dịch.
Điều 7. Căn cứ vào các thông tin do Cục Bảo vệ thực vật thuộc MARD cung cấp và tình trạng ngăn chặn dịch hại do CIQ cung cấp, AQSIQ sẽ tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại lần nữa khi thấy cần thiết.
Điều 8. Cục Xuất nhập khẩu và An toàn lương thực thực phẩm của AQSIQ sẽ thông báo cho Cục Bảo vệ thực vật thuộc MARD về các vấn đề kiểm dịch trên gạo của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và các biện pháp kiểm dịch thực vật được áp dụng, phù hợp với nguyên tắc của tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật thuộc Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC).
Điều 9. Hai bên sẽ thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa các chuyên gia kiểm dịch thực vật của hai nước, trao đổi các thông tin kỹ thuật về lĩnh vực kiểm tra và kiểm dịch gạo
Điều 10. Năm thương mại đầu tiên là năm thử nhập khẩu, AQSIQ sẽ cử từ 2 – 3 cán bộ kiểm dịch đến Việt Nam để tiến hành điều tra và kiểm tra trước nơi sản xuất gạo trong thời gian 15 ngày. Nếu phát hiện thấy các đối tượng kiểm dịch thực vật, viêc khảo sát tiếp theo sẽ được tiến hành. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu phí tổn cho việc khảo sát (bao gồm chi phí đi lại, tiêu vặt, ăn và ở tại Việt Nam) theo mức quy định của Bộ Tài chính Việt Nam. Cục Bảo vệ thực vật thuộc MARD có trách nhiệm mời, giúp đỡ và bố trí lịch trình.
Điều 11. Hai bên đồng ý rằng Nghị định thư này không gây trở ngại hoặc ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật và các quy định của mỗi nước.
Điều 12. Nghị định thư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thời gian có hiệu lực là 3 năm. Nếu mỗi bên không có đề xuất sửa đổi hoặc chấm dứt Nghị định này bằng văn bản 2 tháng trước khi kết thúc thời hạn thì Nghị định thư này sẽ mặc nhiên được gia hạn 3 năm tiếp theo.
Nghị định thư này được ký vào ngày 07 tháng 10 năm 2004, bằng 3 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau thì bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ./.
ĐẠI DIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ĐẠI DIỆN TỔNG CỤC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG, KIỂM NGHIỆM VÀ KIỂM DỊCH QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA |
- 1Thỏa thuận hợp tác số 113/2004/LPQT về kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ sinh sản phẩm thực phẩm thủy sản xuất khẩu nhập khẩu giữa Bộ Thủy sản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng Cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 2Công văn 109/GSQL-GQ1 vướng mắc trong việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch gạo xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hàng phi mậu dịch nhập khẩu có yêu cầu chuyển cửa khẩu do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 3Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Hoa
- 4Thỏa thuận về kiểm dịch thực vật và an toàn cám gạo làm thức ăn chăn nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch Trung Hoa
- 1Thỏa thuận hợp tác số 113/2004/LPQT về kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ sinh sản phẩm thực phẩm thủy sản xuất khẩu nhập khẩu giữa Bộ Thủy sản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng Cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 2Công văn 109/GSQL-GQ1 vướng mắc trong việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch gạo xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hàng phi mậu dịch nhập khẩu có yêu cầu chuyển cửa khẩu do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 3Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Hoa
- 4Thỏa thuận về kiểm dịch thực vật và an toàn cám gạo làm thức ăn chăn nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch Trung Hoa
Nghị định thư số 101/2004/LPQT về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Số hiệu: 101/2004/LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 10/11/2004
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Hứa Đức Nhị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 25 đến số 26
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra