Chương 1 Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
Nghị định này quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công, bao gồm: Các chỉ tiêu an toàn nợ công; xây dựng và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm; quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công; báo cáo và công bố thông tin về nợ công.
Nghị định này áp dụng đối với Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nợ công.
Ngoài giải thích từ ngữ nêu tại Điều 3 Luật Quản lý nợ công, các từ ngữ được sử dụng trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. Công bố thông tin về nợ công là việc cung cấp rộng rãi ra công chúng các thông tin, dữ liệu về nợ công theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan chủ quản là cơ quan cấp bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Công cụ quản lý nợ công bao gồm chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; chương trình quản lý nợ công 03 năm; kế hoạch vay trả nợ công hằng năm.
4. Rủi ro danh mục nợ công là các rủi ro có thể xảy ra đối với danh mục nợ công khi có những biến động về thị trường, tín dụng, thanh khoản, tỷ giá hối đoái, lãi suất và rủi ro trong quá trình huy động, sử dụng và trả nợ của Chính phủ.
5. Hạn mức vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài về cho vay lại là mức tối đa Chính phủ vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài về để cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong 01 năm hoặc 05 năm, được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc.
6. Hạn mức vay nước ngoài trung, dài hạn theo phương thức tự vay tự trả là mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ đi số trả nợ gốc trong kỳ tính hạn mức.
7. Gia hạn nợ là việc cho phép kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết và trong thời gian gia hạn nợ, người vay/người vay lại vẫn phải trả lãi tiền vay.
8. Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.
9. Hoán đổi nợ là việc cùng mua, cùng bán 02 hoặc nhiều hơn các khoản nợ khác nhau của cùng một chủ thể phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ.
10. Mua lại nợ là việc thực hiện mua lại toàn bộ hoặc một phần số nợ của chủ thể đi vay hoặc chủ thể phát hành công cụ nợ.
Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
- Số hiệu: 94/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 801 đến số 802
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Chỉ tiêu an toàn nợ công
- Điều 5. Căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công
- Điều 6. Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công
- Điều 7. Giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công
- Điều 8. Căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
- Điều 9. Trình tự lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
- Điều 10. Thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
- Điều 11. Căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm
- Điều 12. Trình tự lập chương trình quản lý nợ công 03 năm
- Điều 13. Thực hiện chương trình quản lý nợ công 03 năm
- Điều 14. Nội dung kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
- Điều 15. Căn cứ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
- Điều 16. Trình tự lập, quyết định kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
- Điều 17. Xây dựng, điều hành chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia
- Điều 18. Thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
- Điều 19. Quản lý việc huy động vốn vay
- Điều 20. Quản lý việc sử dụng vốn vay
- Điều 21. Tổ chức công tác trả nợ