Chương 3 Nghị định 93/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra y tế
1. Thanh tra viên y tế khi đang thi hành công vụ trong phạm vi chức năng của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
2. Chánh Thanh tra Sở Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
3. Chánh Thanh tra Bộ Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
4. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
Ngoài những người quy định tại
1. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế được áp dụng theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế được áp dụng theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 32. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
2. Các tài liệu liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt. Biên bản vi phạm hành chính được lập theo mẫu quy định hiện hành.
3. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và tại nơi ghi trong quyết định xử phạt trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được nhận biên lai thu tiền phạt.
4. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
Ban hành kèm theo Nghị định này là Phụ lục các mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
Nghị định 93/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 5. Các hình thức xử phạt
- Điều 6. Vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh và sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam
- Điều 7. Vi phạm quy định về đăng ký thuốc
- Điều 8. Vi phạm quy định về sản xuất thuốc
- Điều 9. Vi phạm các quy định về bán buôn, bán lẻ thuốc
- Điều 10. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
- Điều 11. Vi phạm các quy định về bảo quản thuốc
- Điều 12. Vi phạm các quy định về kiểm nghiệm thuốc
- Điều 13. Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc
- Điều 14. Vi phạm các quy định về bao bì, nhãn thuốc (bao gồm cả tờ hướng dẫn sử dụng thuốc)
- Điều 15. Vi phạm các quy định về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
- Điều 16. Vi phạm quy định về nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm và thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 17. Vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc
- Điều 18. Vi phạm các quy định về kinh doanh mỹ phẩm
- Điều 19. Vi phạm các quy định về nhập khẩu mỹ phẩm
- Điều 20. Vi phạm các quy định về sản xuất mỹ phẩm
- Điều 21. Vi phạm các quy định về công bố mỹ phẩm
- Điều 22. Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo mỹ phẩm
- Điều 23. Vi phạm các quy định về nhãn mỹ phẩm
- Điều 24. Vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế
- Điều 25. Vi phạm các quy định về sản xuất trang thiết bị y tế
- Điều 26. Vi phạm các quy định về nhập khẩu thiết bị, dụng cụ y tế
- Điều 27. Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo trang thiết bị y tế
- Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra y tế
- Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
- Điều 31. Ủy quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
- Điều 32. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
- Điều 33. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
- Điều 34. Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế