Chương 4 Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Điều 18. Đối tượng cấp và nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Giấy phép)
1. Đối tượng cấp Giấy phép: các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ.
2. Nội dung Giấy phép gồm:
a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp);
c) Người đại diện hợp pháp;
d) Các hình thức kinh doanh;
đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép;
e) Cơ quan cấp phép.
3. Giấy phép có giá trị 07 (bảy) năm.
1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;
d) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
đ) Phương án kinh doanh;
e) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; cam kết kinh tế đối với các trường hợp quy định tại
g) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận); hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi).
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông, hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Đối với hộ kinh doanh:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;
d) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê tài sản quy định tại
đ) Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.
Điều 20. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được gửi đến cơ quan cấp Giấy phép theo đường bưu điện hoặc người đại diện của đơn vị kinh doanh nộp trực tiếp, cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy biên nhận cho người nộp;
b) Trường hợp hồ sơ nhận theo đường bưu điện còn thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép thông báo rõ nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép.
1. Đơn vị kinh doanh bị thu hồi Giấy phép khi vi phạm một trong số các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm điều kiện kinh doanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ và an toàn vận tải;
b) Khi bị phát hiện có sự cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ xin cấp Giấy phép;
c) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 (sáu) tháng liên tục;
d) Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong Giấy phép;
đ) Phá sản, giải thể.
2. Cơ quan cấp Giấy phép được thu hồi Giấy phép do cơ quan mình cấp. Khi có quyết định thu hồi thì Giấy phép sẽ không còn hiệu lực, đơn vị kinh doanh phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan đã cấp Giấy phép.
Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Số hiệu: 91/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/10/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 501 đến số 502
- Ngày hiệu lực: 15/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
- Điều 5. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Điều 7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
- Điều 8. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô
- Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 10. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt
- Điều 11. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Điều 12. Thiết bị giám sát hành trình của xe
- Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
- Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 15. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Điều 16. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch
- Điều 17. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng Công-ten-nơ
- Điều 18. Đối tượng cấp và nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Giấy phép)
- Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
- Điều 20. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép
- Điều 21. Thu hồi Giấy phép