Điều 2 Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu.
2. “Trái phiếu chuyển đổi” là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.
3. “Trái phiếu có bảo đảm” là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.
4. “Phát hành trái phiếu riêng lẻ” là phát hành trái phiếu cho dưới một trăm (100) nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet.
5. “Bảo lãnh phát hành trái phiếu” là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành bán trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành.
6. “Đấu thầu phát hành trái phiếu” là phương thức phát hành mà doanh nghiệp phát hành lựa chọn các tổ chức đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.
7. “Đại lý phát hành trái phiếu” là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành ủy thác cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho các đối tượng mua trái phiếu.
8. “Bán lẻ trái phiếu” là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành trực tiếp bán trái phiếu cho từng đối tượng mua trái phiếu.
9. “Hệ số tín nhiệm” là hệ số các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm xác định để đánh giá các quốc gia (hệ số tín nhiệm quốc gia) hoặc các doanh nghiệp (hệ số tín nhiệm doanh nghiệp) về mức độ tin cậy, mức độ rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay.
10. “Lưu ký trái phiếu” là việc chủ sở hữu trái phiếu thực hiện ký gửi trái phiếu của mình tại một tổ chức được phép lưu giữ, bảo quản trái phiếu để giúp chủ sở hữu trái phiếu thực hiện các quyền đối với trái phiếu.
11. “Tư vấn pháp lý” là công ty luật được lựa chọn làm tư vấn cho doanh nghiệp phát hành hoặc tổ chức (tổ hợp) bảo lãnh phát hành về các quy định của pháp luật liên quan đến đợt phát hành trái phiếu, soạn thảo bản cáo bạch và ý kiến pháp lý cho đợt phát hành trái phiếu.
12. “Hợp đồng tư vấn pháp lý” là thỏa thuận được ký giữa doanh nghiệp phát hành và tổ chức (tổ hợp) bảo lãnh phát hành với một hoặc nhiều công ty luật về việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật trong nước, nước ngoài hoặc quốc tế.
13. “Ý kiến pháp lý” là văn bản do tư vấn pháp lý phát hành phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về căn cứ pháp luật của các giao dịch liên quan tới phát hành, thanh toán trái phiếu được thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam, các điều ước, các thỏa thuận quốc tế, các hợp đồng có yếu tố nước ngoài và các văn bản pháp lý khác.
14. “Hoán đổi trái phiếu” là việc mua, bán hai trái phiếu khác nhau do cùng một doanh nghiệp phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ của doanh nghiệp.
15. “Doanh nghiệp nhà nước” là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên năm mươi phần trăm (50%) vốn điều lệ, theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp.
Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích phát hành trái phiếu
- Điều 4. Nguyên tắc phát hành trái phiếu
- Điều 5. Loại hình và hình thức trái phiếu
- Điều 6. Kỳ hạn trái phiếu
- Điều 7. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
- Điều 8. Chuyển nhượng trái phiếu
- Điều 9. Mệnh giá trái phiếu
- Điều 10. Đối tượng mua trái phiếu
- Điều 11. Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu
- Điều 12. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu
- Điều 13. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 14. Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt
- Điều 15. Chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước
- Điều 16. Hồ sơ phát hành trái phiếu
- Điều 17. Phương thức phát hành trái phiếu
- Điều 18. Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành
- Điều 19. Lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu
- Điều 20. Chi phí phát hành, thanh toán trái phiếu
- Điều 21. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 22. Mua lại, hoán đổi trái phiếu
- Điều 23. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 24. Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt
- Điều 25. Xác nhận và đăng ký khoản vay phát hành trái phiếu quốc tế
- Điều 26. Thẩm định, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước
- Điều 27. Hồ sơ phát hành trái phiếu
- Điều 28. Tổ chức phát hành trái phiếu
- Điều 29. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu
- Điều 30. Thông báo và đăng ký phát hành trái phiếu
- Điều 31. Công bố thông tin
- Điều 32. Chế độ báo cáo
- Điều 33. Xử lý vi phạm