Chương 4 Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Các cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
a) Bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin, các thiết bị có liên quan để tổ chức vận hành liên tục, ổn định, thông suốt Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vật lý, môi trường, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có trụ sở cơ quan, khu vực lưu giữ trang thiết bị, dữ liệu phục vụ cho việc vận hành Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
c) Thực hiện định kỳ rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử phù hợp với nhu cầu thực tế tại từng cơ quan.
2. Bộ Tư pháp ngoài trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn có trách nhiệm:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn hệ thống thông tin đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
b) Thực hiện các biện pháp sao lưu, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, có thiết bị dự phòng bảo đảm hệ thống máy tính, mạng, trang thiết bị và phần mềm ứng dụng phục vụ cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hoạt động liên tục, bảo đảm khả năng khôi phục hệ thống, không bị gián đoạn do các sự cố kỹ thuật;
c) Ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
Điều 17. Quản lý tài khoản người dùng
1. Bộ Tư pháp quản lý tài khoản người dùng trên toàn hệ thống; cấp, thu hồi, thay đổi tài khoản, phân quyền truy cập Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung cho người dùng tại Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Sở Tư pháp.
2. Bộ Ngoại giao quản lý tài khoản, cấp, thu hồi, thay đổi tài khoản người dùng là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự được giao thực hiện công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện theo phân quyền của Bộ Tư pháp.
3. Sở Tư pháp quản lý tài khoản, cấp, thu hồi, thay đổi tài khoản người dùng là công chức làm công tác hộ tịch tại các Phòng Tư pháp, công chức tư pháp hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 72 của Luật Hộ tịch, theo đề nghị của Phòng Tư pháp.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được cấp tài khoản chịu trách nhiệm quản lý các tài khoản được cấp tại cơ quan, đơn vị mình.
5. Người dùng được cấp tài khoản có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản theo quy định pháp luật về an toàn thông tin; trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bị lộ thông tin tài khoản phải liên hệ ngay với cơ quan có thẩm quyền quản lý tài khoản để xử lý.
Điều 18. Sao lưu, phục hồi, bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được sao lưu dự phòng thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính cập nhật và toàn vẹn dữ liệu.
2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được sao lưu dự phòng để phục hồi dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, thông tin cho các cơ quan đăng ký hộ tịch có liên quan để kiểm tra, rà soát, bổ sung, điều chỉnh, bảo đảm thống nhất dữ liệu.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin phù hợp với cấp độ theo quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Điều 19. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; các văn bản hướng dẫn việc xây dựng, khai thác, sử dụng, kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
2. Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; bảo đảm điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ vận hành liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu quy định tại
3. Xây dựng và trình Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền việc nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
4. Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc cập nhật dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ.
6. Thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với các Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khác theo quy định pháp luật.
7. Cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch theo thẩm quyền; có văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ để đăng ký hộ tịch trên phạm vi toàn quốc.
8. Khắc phục hoặc chỉ đạo khắc phục khi phát hiện có sai sót trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về hộ tịch và thực hiện quy định của Nghị định này tại Cơ quan đại diện.
2. Bảo đảm kinh phí, nguồn lực và các điều kiện an toàn cho hoạt động đăng ký hộ tịch trực tuyến tại Cơ quan đại diện.
3. Thống kê số liệu đăng ký hộ tịch tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quy định tại
2. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc lập dự toán, cấp kinh phí thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất, bảo đảm kinh phí cho việc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 22. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương
1. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm an ninh mạng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm an toàn, kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bố trí nguồn vốn phù hợp cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, chia sẻ các dữ liệu liên quan phục vụ việc thống kê, công bố các chỉ tiêu thống kê quốc gia, ngành về sinh, tử, kết hôn.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc kết nối, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định; cung cấp thông tin, đối chiếu, kiểm tra, điều chỉnh các thông tin hộ tịch của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu do bộ, ngành quản lý trong trường hợp không thống nhất với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; bảo đảm an toàn và bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định pháp luật khi khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến
- Số hiệu: 87/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/07/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 823 đến số 824
- Ngày hiệu lực: 15/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
- Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đăng ký hộ tịch trực tuyến
- Điều 5. Những hành vi không được làm
- Điều 6. Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
- Điều 7. Cập nhật dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
- Điều 8. Khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
- Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
- Điều 10. Kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu khác của bộ, ngành, địa phương
- Điều 11. Quy trình kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Điều 12. Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến
- Điều 13. Cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, xác nhận thông tin hộ tịch
- Điều 14. Thống kê số liệu đăng ký hộ tịch
- Điều 15. Quản lý Sổ hộ tịch
- Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
- Điều 17. Quản lý tài khoản người dùng
- Điều 18. Sao lưu, phục hồi, bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
- Điều 19. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp
- Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 22. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương
- Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp