Chương 1 Nghị định 87/2002/NĐ-CP về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn
1. Nghị định này điều chỉnh hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn, trừ dịch vụ tư vấn pháp luật.
2. Nghị định này không điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn mà người sử dụng dịch vụ tư vấn không phải thanh toán phí tư vấn cho người cung ứng dịch vụ tư vấn.
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Nghị định này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung ứng dịch vụ tư vấn tại Việt Nam.
Điều 3. Áp dụng các văn bản pháp luật
1. Tất cả các hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 1 Điều 1 đều phải tuân theo các quy định của Nghị định này.
2. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của các Điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Khuyến khích phát triển hoạt động tư vấn
1. Nhà nước công nhận hoạt động tư vấn là một loại hình dịch vụ chuyên môn thuộc danh mục ngành nghề được nhà nước quản lý.
2. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ sự phát triển hoạt động tư vấn, việc thành lập các hiệp hội tư vấn và có chính sách ưu đãi để phát triển các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
3. Hoạt động tư vấn được hưởng các mức ưu đãi cao nhất trong hệ thống các chính sách đối với hoạt động cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. Hoạt động tư vấn là hoạt động thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức chuyên môn, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, phương án, lập dự án và giám sát, đánh giá do các tổ chức chuyên môn, cá nhân Việt Nam thực hiện độc lập, khách quan theo yêu cầu của người sử dụng tư vấn.
2. Nhà tư vấn là tổ chức chuyên môn hoặc cá nhân thực hiện cung ứng dịch vụ tư vấn phù hợp với các quy định của Nghị định này.
3. Tổ chức tư vấn chuyên nghiệp là tổ chức chỉ tiến hành hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác gắn liền với nghề tư vấn như nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin hoặc đại diện hợp pháp trong việc giải quyết các vấn đề đòi hỏi kiến thức chuyên môn.
4. Người sử dụng dịch vụ tư vấn là tổ chức hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ tư vấn do nhà tư vấn cung ứng phù hợp với các quy định của Nghị định này.
5. Sử dụng dịch vụ tư vấn bằng nguồn ngân sách nhà nước là trường hợp sử dụng dịch vụ tư vấn mà phí trả cho nhà tư vấn được lấy từ ngân sách nhà nước.
6. Tư vấn độc lập là dịch vụ tư vấn được cung ứng bởi nhà tư vấn không phụ thuộc về hành chính hoặc về tài chính đối với người sử dụng dịch vụ tư vấn.
Nghị định 87/2002/NĐ-CP về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn
- Số hiệu: 87/2002/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/11/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 60
- Ngày hiệu lực: 20/11/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng các văn bản pháp luật
- Điều 4. Khuyến khích phát triển hoạt động tư vấn
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Điều kiện cung ứng dịch vụ tư vấn
- Điều 7. Nguyên tắc hoạt động tư vấn
- Điều 8. Quyền của nhà tư vấn
- Điều 9. Nghĩa vụ của nhà tư vấn
- Điều 10. Nguyên tắc tính phí tư vấn
- Điều 11. Quyền của người sử dụng dịch vụ tư vấn
- Điều 12. Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ tư vấn
- Điều 13. Nguồn kinh phí sử dụng dịch vụ tư vấn
- Điều 14. Sử dụng dịch vụ tư vấn bằng nguồn ngân sách nhà nước
- Điều 15. Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ tư vấn bằng nguồn ngân sách nhà nước
- Điều 16. Nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn tư vấn
- Điều 17. Hình thức hợp đồng tư vấn
- Điều 18. Nội dung hợp đồng tư vấn