Điều 12 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 12. Sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
Trường hợp quy định của pháp luật chuyên ngành yêu cầu sử dụng chữ ký số, người khai phải sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và tuân thủ các quy định sau:
1. Việc sử dụng chữ ký số và giá trị pháp lý của chữ ký số thực hiện theo quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Chữ ký số được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính phải được chứng thực bởi chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam.
3. Trường hợp người khai đã đăng ký sử dụng nhiều chữ ký số với các hệ thống xử lý chuyên ngành, người khai có quyền lựa chọn sử dụng một trong các chữ ký số đang sử dụng.
4. Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người sử dụng phải đăng ký chữ ký số với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thông tin về chữ ký số có thể được đăng ký ngay khi người khai thực hiện thủ tục xin cấp tài khoản người sử dụng hệ thống. Trường hợp người khai đã có tài khoản người sử dụng hệ thống nhưng chưa đăng ký thông tin chữ ký số hoặc đăng ký thêm chữ ký số khác, người khai truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia bằng tài khoản đã đăng ký, nhập đầy đủ các nội dung sau:
a) Tên, mã số thuế người xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân, số hộ chiếu hoặc số giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, chức danh (nếu có) của người được cấp chứng thư số;
c) Số hiệu của chứng thư số (Serial Number);
d) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
5. Trường hợp thông tin đã đăng ký có sự thay đổi, chứng thư số được gia hạn, thay đổi cặp khóa; người khai phải đăng ký lại các thông tin nêu tại khoản 3 Điều này với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thủ tục đăng ký lại các thông tin nêu tại khoản 3 Điều này được thực hiện tương tự như đăng ký mới.
Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Số hiệu: 85/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/11/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 915 đến số 916
- Ngày hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chức năng của Cổng thông tin một cửa quốc gia
- Điều 5. Nguyên tắc vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia
- Điều 6. Các giao dịch điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
- Điều 7. Quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia
- Điều 8. Thẩm quyền và mức độ truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia
- Điều 9. Lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu
- Điều 10. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia
- Điều 11. Đăng ký sử dụng, thu hồi tài khoản người sử dụng hệ thống trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
- Điều 12. Sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
- Điều 13. Thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
- Điều 14. Hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia
- Điều 15. Chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy, chuyển đổi chứng từ giấy sang chứng từ điện tử
- Điều 16. Tiếp nhận và xử lý các vướng mắc của người sử dụng hệ thống
- Điều 17. Xử lý sự cố
- Điều 18. Khai, sửa đổi, bổ sung thông tin khai và nộp các chứng từ trong hồ sơ hành chính
- Điều 19. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ hành chính và thông báo kết quả
- Điều 20. Trao đổi thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống xử lý chuyên ngành
- Điều 21. Nguyên tắc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
- Điều 22. Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan
- Điều 23. Thông quan hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành
- Điều 24. Thông quan hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành
- Điều 25. Trách nhiệm của các bên liên quan trong kiểm tra chuyên ngành trước thông quan
- Điều 26. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực
- Điều 27. Phối hợp trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành
- Điều 28. Trao đổi thông tin để thực hiện thủ tục đối với tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế
- Điều 29. Thủ tục khai báo, cung cấp và xử lý thông tin đối với tàu bay nhập cảnh
- Điều 30. Thủ tục khai báo, cung cấp và xử lý thông tin đối với tàu bay xuất cảnh
- Điều 31. Khai báo, cung cấp và xử lý thông tin để thực hiện thủ tục cho tàu bay quá cảnh
- Điều 32. Trao đổi thông tin để thực hiện thủ tục đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, đến, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam
- Điều 33. Hồ sơ, thời hạn khai báo và làm thủ tục đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, đến, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam
- Điều 34. Trách nhiệm của các cơ quan xử lý
- Điều 35. Trao đổi thông tin để thực hiện thủ tục đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ
- Điều 36. Thủ tục hành chính
- Điều 37. Thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử
- Điều 38. Giá trị pháp lý của thông tin và chứng từ điện tử được trao đổi theo các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử
- Điều 39. Thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN
- Điều 40. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong việc trao đổi thông tin để thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử