Điều 7 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành
Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về cứu nạn, cứu hộ
1. Các cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về cứu nạn, cứu hộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng đối tượng quản lý.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng và thẩm định nội dung, thời lượng phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản về cứu nạn, cứu hộ, phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh, sinh viên để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác theo quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng cấp học, ngành học.
4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ, xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ; lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở; lực lượng dân phòng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ, vận động nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.
Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 83/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/07/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 527 đến số 528
- Ngày hiệu lực: 04/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ
- Điều 5. Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
- Điều 6. Các hành vi nghiêm cấm
- Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về cứu nạn, cứu hộ
- Điều 8. Phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, địa điểm, phương tiện, thiết bị
- Điều 9. Xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
- Điều 10. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ
- Điều 11. Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ
- Điều 12. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ
- Điều 13. Phân công thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ
- Điều 14. Chế độ thông tin, tiếp nhận và xử lý tin báo về cứu nạn, cứu hộ
- Điều 15. Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ
- Điều 16. Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
- Điều 18. Trách nhiệm phối hợp trong cứu nạn, cứu hộ
- Điều 19. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện được huy động tham gia cứu nạn, cứu hộ
- Điều 20. Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
- Điều 21. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật và di chuyển tài sản khi cứu nạn, cứu hộ
- Điều 22. Cứu nạn, cứu hộ trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này
- Điều 23. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn, cứu hộ
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 25. Bố trí lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 26. Lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ
- Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng
- Điều 29. Trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
- Điều 30. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ
- Điều 31. Chế độ, chính sách đối với người tham gia cứu nạn, cứu hộ và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi tham gia các hoạt động cứu nạn, cứu hộ
- Điều 32. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, công nhân Công an thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ
- Điều 33. Chế độ đối với người làm nhiệm vụ trực cứu nạn, cứu hộ
- Điều 34. Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ
- Điều 35. Chế độ, chính sách đối với những người tham gia cứu nạn, cứu hộ bị ốm đau, tai nạn và chết
- Điều 36. Chế độ, chính sách đối với người bị thương, hy sinh
- Điều 37. Nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn, cứu hộ
- Điều 38. Kinh phí chi cho công tác cứu nạn, cứu hộ