Điều 11 Nghị định 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài
Điều 11. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia.
1. Đón tại sân bay.
Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng vụ Khu vực Bộ Ngoại giao và Đại sứ nước khách.
2. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch.
a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón.
b) Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch nước, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, một Phó Thủ tướng Chính phủ nếu Nguyên thủ Quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.
c) Nghi thức buổi lễ được tiến hành như sau :
Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).
Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.
Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước).
Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3 quân chủng hải, lục, không quân.
Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự.
Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách.
Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước các thành viên trong Đoàn khách.
d) Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) tiếp Đoàn tại phòng khách.
3. Hội đàm.
Hai Nguyên thủ Quốc gia hội đàm tại Phủ Chủ tịch. Thành phần dự hội đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức Đoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai Nguyên thủ Quốc gia gặp riêng trước khi hai Đoàn hội đàm.
4. Tiếp xúc.
Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.
Thủ tướng Chính phủ hội kiến.
Chủ tịch Quốc hội hội kiến nếu khách có nguyện vọng.
5. Chiêu đãi.
Chủ tịch nước chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Tại chiêu đãi, Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ.
Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.
Sau chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại Phủ Chủ tịch. Nếu tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát thành phố hoặc một địa điểm khác thì mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.
6. Lễ tiễn.
Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
Thành phần phía Việt Nam dự lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch và tiễn tại sân bay như khi đón.
Nghị định 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài
- Số hiệu: 82/2001/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/11/2001
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 46
- Ngày hiệu lực: 21/11/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nghị định này quy định những hoạt động chính kỷ niệm các ngày lễ lớn và nghi lễ Nhà nước về đón tiếp khách cấp cao nước ngoài nhằm phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và góp phần tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước và các Tổ chức Quốc tế.
- Điều 2. Trong công tác đón tiếp khách cấp cao nước ngoài, cơ quan chủ trì đón khách phải chú trọng yêu cầu chính trị và vận dụng nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại để kiến nghị mức độ đón tiếp thích hợp.
- Điều 3. Bộ Ngoại giao kiến nghị mức độ đón tiếp các Đoàn cấp cao nước ngoài khác không thuộc đối tượng quy định tại Nghị định này theo từng trường hợp cụ thể.
- Điều 4. Trong Nghị định này một số từ ngữ được hiểu như sau :
- Điều 5. Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 02 tháng 9).
- Điều 6. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch).
- Điều 7. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03 tháng 02).
- Điều 8. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5).
- Điều 9. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4).
- Điều 10. Tết Nguyên đán.
- Điều 11. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia.
- Điều 12. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia hoặc Người đứng đầu Chính phủ đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam mang danh nghĩa Đoàn đại biểu Đảng - Nhà nước hoặc Đoàn đại biểu Đảng - Chính phủ.
- Điều 13. Đón tiếp người đứng đầu Chính phủ.
- Điều 14. Đón tiếp Chủ tịch Quốc hội.
- Điều 15. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia.
- Điều 16. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Điều 17. Đón tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội hoặc cấp tương đương.
- Điều 19. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
- Điều 20. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia.
- Điều 21. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Điều 23. Lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm.
- Điều 24. Người tháp tùng và vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách.
- Điều 25. Treo cờ và trang trí.
- Điều 26. Xe hộ tống, xe dẫn đường.
- Điều 27. Đài thọ.
- Điều 28. Tặng phẩm.
- Điều 29. Đón, tiễn đoàn cấp cao nước ngoài đến và về bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.
- Điều 30. Đón tiếp các đoàn cấp cao nước ngoài thăm địa phương.
- Điều 32. Đại sứ trình Quốc thư.
- Điều 33. Đại sứ chào xã giao và chào từ biệt.
- Điều 34. Tiếp các Trưởng Cơ quan đại diện của Tổ chức Quốc tế.
- Điều 35. Dự chiêu đãi Quốc khánh của các nước tại Hà Nội.
- Điều 36. Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự khai mạc kỳ họp Quốc hội.
- Điều 37. Ngoài các quy định tiếp xúc với Đoàn Ngoại giao như đã nêu trong Nghị định này, nếu cơ quan, địa phương hoặc cá nhân có yêu cầu gặp gỡ hoặc mời tập thể Đoàn Ngoại giao tham dự các hoạt động phải trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao.
- Điều 38. Để thống nhất quản lý về tiếp khách nước ngoài của lãnh đạo cấp cao, cơ quan chủ quản thu xếp cho khách chào lãnh đạo Đảng thông qua Ban đối ngoại Trung ương Đảng; chào Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước thông qua Văn phòng Chủ tịch nước; chào Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ thông qua Văn phòng Chính phủ; chào Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội thông qua Văn phòng Quốc hội.
- Điều 39. 1. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
- Điều 40.