Chương 1 Nghị định 79/2009/NĐ-CP về quản lý chiếu sáng đô thị
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về hoạt động chiếu sáng tại các đô thị và khuyến khích áp dụng đối với các khu vực ngoài đô thị trên phạm vi toàn quốc.
2. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến chiếu sáng đô thị trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của Nghị định này.
Trong Nghị định này các từ ngữ, khái niệm được hiểu như sau:
1. Hoạt động chiếu sáng đô thị bao gồm: quy hoạch, đầu tư phát triển và tổ chức chiếu sáng đô thị; quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
2. Chiếu sáng đô thị bao gồm: chiếu sáng các công trình giao thông; chiếu sáng không gian công cộng; chiếu sáng mặt ngoài công trình; chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội; chiếu sáng trong khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng.
3. Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bao gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị.
4. Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là những hoạt động về đầu tư, nâng cấp, cải tạo, duy trì, bảo dưỡng, phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị;
5. Chính quyền đô thị là Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và thị trấn thuộc huyện.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý và chính sách phát triển chiếu sáng đô thị
1. Chiếu sáng đô thị là một nguyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị được quản lý thống nhất và có phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể theo quy định của pháp luật.
2. Chiếu sáng đô thị phải sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật.
3. Chiếu sáng đô thị phải được quy hoạch; việc phát triển và đầu tư chiếu sáng đô thị phải theo quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị được phê duyệt.
4. Nhà nước có trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược phát triển chiếu sáng đô thị nhằm đầu tư xây dựng và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm chất lượng chiếu sáng đô thị, từng bước hiện đại và phát triển đô thị bền vững.
5. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, sản xuất và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện.
6. Khi sửa chữa, thay thế, lắp đặt mới nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng tại các công trình xây dựng và công trình chiếu sáng đô thị có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải sử dụng nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc dán nhãn tiết kiệm năng lượng của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Yêu cầu chung về thiết kế, xây dựng, duy trì chiếu sáng đô thị
1. Thiết kế chiếu sáng đô thị:
a) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị đối với từng loại công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng;
b) Bảo đảm các yếu tố trang trí, mỹ quan và phù hợp với chức năng của công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng;
c) Có các giải pháp sử dụng nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện trong thiết kế từng công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng.
2. Xây dựng, lắp đặt các công trình chiếu sáng đô thị phải thực hiện theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, trong quá trình thi công phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và tuân thủ các quy định về quản lý xây dựng công trình.
3. Công tác duy trì, bảo dưỡng phải bảo đảm cho hệ thống chiếu sáng đô thị hoạt động ổn định; đạt hiệu quả chiếu sáng cao, tiết kiệm điệm và an toàn cho người quản lý, vận hành và sử dụng.
Điều 5. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị
1. Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị.
2. Các Bộ, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn quốc gia, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến chiếu sáng đô thị.
3. Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 6. Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
1. Đơn vị quản lý, vận hành có trách nhiệm bảo vệ tài sản của hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị (nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng, đường dây, cột điện, tủ điện, hệ thống điều khiển và các thiết bị điện khác) trên địa bàn được giao.
2. Mọi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo cho cơ quan có thẩm quyền các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chiếu sáng đô thị
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân sử dụng điện chiếu sáng an toàn, đúng mục đích; sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao – tiết kiệm điện và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về chiếu sáng đô thị.
1. Thiết kế, xây dựng công trình chiếu sáng đô thị không tuân thủ quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị, thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức chiếu sáng đô thị không đúng quy định.
3. Sử dụng nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng đô thị vào mục đích khác.
4. Trộm cắp các thiết bị chiếu sáng đô thị
5. Lạm dụng chiếu sáng làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người, an toàn và mỹ quan đô thị.
6. Sản xuất, nhập khẩu nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng không đúng với các quy chuẩn kỹ thuật quy định.
7. Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị không đúng quy định.
8. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 79/2009/NĐ-CP về quản lý chiếu sáng đô thị
- Số hiệu: 79/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/09/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 463 đến số 464
- Ngày hiệu lực: 19/11/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý và chính sách phát triển chiếu sáng đô thị
- Điều 4. Yêu cầu chung về thiết kế, xây dựng, duy trì chiếu sáng đô thị
- Điều 5. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị
- Điều 6. Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
- Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chiếu sáng đô thị
- Điều 8. Các hành vi bị cấm
- Điều 9. Quy định chung về quy hoạch chiếu sáng đô thị
- Điều 10. Yêu cầu đối với quy hoạch chiếu sáng đô thị
- Điều 11. Nội dung và hồ sơ quy hoạch chiếu sáng đô thị
- Điều 12. Yêu cầu về tổ chức chiếu sáng đô thị
- Điều 13. Chiếu sáng các công trình giao thông đô thị
- Điều 14. Chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị
- Điều 15. Chiếu sáng mặt ngoài các công trình trong đô thị
- Điều 16. Chiếu sáng khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng
- Điều 17. Chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội
- Điều 18. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển chiếu sáng đô thị
- Điều 19. Kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị
- Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ để phát triển chiếu sáng đô thị
- Điều 21. Chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị