Điều 15 Nghị định 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo
Điều 15. Bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
1. Khi có căn cứ cho rằng, việc tố cáo có thể xâm hại đến tài sản của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Yêu cầu bảo vệ phải bằng văn bản.
2. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu xét thấy có nguy cơ xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ về tài sản biết.
3. Trường hợp xác định hành vi xâm hại tài sản đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ. Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ sau đây:
a) Yêu cầu người có hành vi xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Nghị định 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở xã, phường, thị trấn
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo đến các cơ quan Trung ương
- Điều 10. Trách nhiệm của Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Điều 12. Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo
- Điều 13. Trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 14. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo
- Điều 15. Bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
- Điều 16. Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
- Điều 17. Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 18. Bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức