Chương 2 Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
MỤC 1. HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI HẠN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ
Điều 6. Hình thức liên kết đào tạo được phép triển khai
Đào tạo trực tiếp theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng; thực hiện toàn bộ chương trình tại Việt Nam hoặc một phần chương trình tại Việt Nam, một phần chương trình tại nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam, của nước ngoài hoặc hai bên cấp riêng theo quy định của từng bên.
Điều 7. Đối tượng và phạm vi liên kết đào tạo
1. Đối tượng liên kết đào tạo:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
2. Phạm vi liên kết đào tạo:
a) Cơ sở giáo dục quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện;
b) Cơ sở giáo dục quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo được phép thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
Điều 8. Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc theo quy định của pháp luật nước ngoài nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài.
2. Bằng tốt nghiệp của chương trình liên kết đào tạo được quy định như sau:
a) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận;
b) Văn bằng, do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời hạn hoạt động của chương trình liên kết đào tạo không quá năm năm, kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá năm năm.
MỤC 2. ĐIỀU KIỆN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
a) Đối với liên kết đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương, giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
b) Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề) và liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật, hoặc bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc tương đương, hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương.
2. Giáo dục đại học:
a) Đối với liên kết đào tạo trình độ cao đẳng thì giảng viên ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;
b) Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học thì giảng viên ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;
c) Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ thì giảng viên giảng dạy các môn học, chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ít nhất phải có bằng tiến sĩ; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng dạy ngoại ngữ ít nhất phải có bằng thạc sĩ;
d) Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ thì giảng viên ít nhất phải có bằng tiến sĩ ở chuyên ngành hoặc ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
3. Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có năm năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.
4. Giáo viên, giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ C1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.
Điều 11. Cơ sở vật chất, thiết bị
1. Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của ngành, nghề đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở giáo dục Việt Nam và bao gồm: Phòng học, phòng làm việc giáo viên, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị cần thiết khác. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập ít nhất là 05 m2/sinh viên.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Điều 12. Chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy
3. Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp văn bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; có thể giảng dạy thông qua phiên dịch đối với các chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam.
Đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
2. Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải tuân thủ quy định về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài quy định tại nước sở tại và được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
3. Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
4. Trình độ ngoại ngữ:
a) Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;
b) Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.
5. Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục liên kết có thể tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp thí sinh đạt trình độ quy định tại Khoản 4 Điều này trước khi tổ chức giảng dạy chính khoá.
MỤC 3. THỦ TỤC, THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT, GIA HẠN, CHẤM DỨT LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Điều 14. Hồ sơ liên kết đào tạo
1. Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký.
2. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết.
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác.
4. Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.
5. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.
6. Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục Việt Nam thuộc cơ quan chủ quản.
7. Đề án liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng và cùng ký, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Sự cần thiết, mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo; ngành và trình độ đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và nội dung giảng dạy; danh sách giáo viên, giảng viên dự kiến và lý lịch cá nhân; đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của văn bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp đảm bảo chất lượng và quản lý rủi ro; bộ phận phụ trách chương trình liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nến có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.
Điều 15. Trình tự, thủ tục phê duyệt
1. Các bên liên kết làm 06 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc và nộp cho:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng;
d) Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phù hợp với quy định tại
đ) Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phù hợp với quy định tại
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho các bên liên kết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo, các cấp có thẩm quyền phải có ý kiến trả lời.
5. Trường hợp Đề án liên kết đào tạo không đủ điều kiện, phê duyệt, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.
1. Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phê duyệt Đề án liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ xác nhận năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án liên kết đào tạo cấp văn bằng được quy định như sau:
a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, trừ các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;
đ) Giám đốc Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng phê duyệt Đề án liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại những cơ sở này.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án liên kết đào tạo theo lộ trình cho các trường đại học, trường cao đẳng và cao đẳng nghề có khả năng tự chủ và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở tuân thủ các quy định về điều kiện của Nghị định này.
Điều 17. Gia hạn Đề án liên kết đào tạo
1. Thủ tục gia hạn Đề án liên kết đào tạo được thực hiện 06 tháng trước khi thời hạn liên kết đào tạo hết hiệu lực.
2. Điều kiện gia hạn:
a) Thực hiện đúng quy định trong Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo, không có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
b) Chương trình đào tạo hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài tiếp tục đáp ứng các điều kiện về kiểm định chất lượng giáo dục quy định tại
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn:
a) Văn bản đề nghị gia hạn do các bên liên kết cùng ký;
b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian được cấp phép;
c) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết;
d) Kiến nghị các nội dung cần điều chỉnh (nếu có) trong Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo và giải trình.
4. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền gia hạn:
a) Hồ sơ đề nghị gia hạn nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, lập báo cáo và trình các cấp có thẩm quyền quy định tại
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo và dự thảo Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo, các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án phải có ý kiến trả lời;
d) Trường hợp Đề án liên kết đào tạo không được gia hạn, trong thời hạn ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.
Điều 18. Đình chỉ tuyển sinh và chấm dứt liên kết đào tạo
1. Chương trình liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh trong những trường hợp sau:
a) Không đảm bảo các điều kiện liên kết quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13 của Nghị định này, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục;
b) Vi phạm quy định của Quyết định phê duyệt hoặc Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo ở mức độ pháp luật quy định phải đình chỉ tuyển sinh.
2. Chương trình liên kết đào tạo chấm dứt trong những trường hợp sau:
a) Hết thời hạn quy định trong Quyết định phê duyệt hoặc Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo;
b) Theo đề nghị của các bên liên kết;
c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
d) Vi phạm quy định của Quyết định phê duyệt hoặc Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt.
Điều 19. Trách nhiệm của các bên liên kết
1. Tổ chức thực hiện theo quy định của Quyết định phê duyệt hoặc Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo.
2. Cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin liên quan đến chương trình liên kết đào tạo trên trang web của cơ sở liên kết và chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này.
3. Chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài cấp cho người học.
4. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và những người lao động khác trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm đứt hoạt động liên kết đào tạo trước thời hạn. Cụ thể như sau:
a) Liên hệ để chuyển sang cơ sở đào tạo khác số học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đã được tuyển sinh theo quy định;
b) Bồi hoàn kinh phí cho người học đối với trường hợp cung cấp chương trình đào tạo và cấp văn bằng không được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận;
c) Thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên, giảng viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể;
d) Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định sau:
a) Đối với liên kết đào tạo cấp văn bằng:
Các bên tham gia liên kết đào tạo có trách nhiệm báo cáo việc tổ chức thực hiện liên kết đào tạo cho cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài và báo cáo cơ quan chủ quản trường hợp cơ sở giáo dục thuộc cơ quan chủ quản.
Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện liên kết đào tạo tại những cơ sở này.
- Báo cáo được thực hiện sau mỗi năm học, bao gồm các nội dung liên quan đến việc thực hiện Quyết định phê duyệt, Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, số lượng tuyển sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, văn bằng được cấp, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị.
b) Đối với liên kết đào tạo cấp chứng chỉ:
Cơ sở giáo dục đại học báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Báo cáo được thực hiện 06 tháng một lần, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Đối tượng liên kết, nội dung, chương trình giảng dạy, chứng chỉ được cấp, số người được đào tạo, trách nhiệm và quyền hạn của người học, giáo viên, giảng viên và người lao động khác, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị.
6. Chấp hành các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Ngành, nghề đào tạo được phép hợp tác, đầu tư
- Điều 4. Kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 5. Tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài
- Điều 6. Hình thức liên kết đào tạo được phép triển khai
- Điều 7. Đối tượng và phạm vi liên kết đào tạo
- Điều 8. Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ
- Điều 9. Thời hạn hoạt động
- Điều 10. Đội ngũ nhà giáo
- Điều 11. Cơ sở vật chất, thiết bị
- Điều 12. Chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy
- Điều 13. Đối tượng tuyển sinh
- Điều 14. Hồ sơ liên kết đào tạo
- Điều 15. Trình tự, thủ tục phê duyệt
- Điều 16. Thẩm quyền phê duyệt
- Điều 17. Gia hạn Đề án liên kết đào tạo
- Điều 18. Đình chỉ tuyển sinh và chấm dứt liên kết đào tạo
- Điều 19. Trách nhiệm của các bên liên kết
- Điều 20. Hình thức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Điều 21. Loại hình Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập
- Điều 22. Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 23. Văn bằng, chứng chỉ
- Điều 24. Tiếp nhận học sinh Việt Nam
- Điều 25. Thời hạn hoạt động
- Điều 26. Quy trình cho phép thành lập
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 28. Vốn đầu tư
- Điều 29. Cơ sở vật chất, thiết bị
- Điều 30. Chương trình giáo dục
- Điều 31. Đội ngũ nhà giáo
- Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 34. Thẩm tra điều kiện về giáo dục, dạy nghề để cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 35. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 36. Điều kiện cho phép thành lập
- Điều 37. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
- Điều 38. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập
- Điều 39. Thẩm quyền cho phép thành lập
- Điều 40. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở phân hiệu
- Điều 41. Điều kiện cho phép mở phân hiệu
- Điều 42. Hồ sơ đề nghị cho phép mở phân hiệu
- Điều 43. Trình tự, thủ tục cho phép mở phân hiệu
- Điều 44. Thẩm quyền cho phép mở phân hiệu
- Điều 45. Thời hạn đăng ký hoạt động giáo dục
- Điều 46. Điều kiện cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 47. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục
- Điều 48. Trình tự, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 49. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 50. Bổ sung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đối tượng tuyển sinh, điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy
- Điều 51. Bố cáo thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 52. Đình chỉ tuyển sinh
- Điều 53. Chấm dứt hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 54. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 55. Chức năng, nhiệm vụ
- Điều 56. Đặt tên văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
- Điều 57. Thời hạn hoạt động
- Điều 58. Điều kiện cho phép thành lập
- Điều 59. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
- Điều 60. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập
- Điều 61. Thẩm quyền cho phép thành lập
- Điều 62. Đăng ký hoạt động
- Điều 63. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại Giấy phép thành lập
- Điều 64. Chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép thành lập
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
- Điều 66. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục có hợp tác, đầu tư của nước ngoài
- Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 72. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 73. Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 74. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 75. Điều khoản thi hành