Điều 4 Nghị định 72/1998/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
Điều 4. Chủ phương tiện nghề cá bắt buộc phải thực hiện:
1. Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, cứu nạn cho người và phương tiện theo tiêu chuẩn quy định.
3. Mua bảo hiểm thân tàu đối với các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ.
4. Xây dựng và ban hành nội quy, quy trình sử dụng an toàn các trang thiết bị trên phương tiện.
5. Đôn đốc thuyền trưởng thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra biển hoạt động và khi về cảng, bến đậu theo quy định tại
6. Tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kiến thức nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển cho thuyền viên.
7. Thường xuyên nắm số lượng thuyền viên và phương tiện, vùng biển hoạt động của phương tiện và báo cáo Bộ chủ quản hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú khi có yêu cầu; sẵn sàng cho phương tiện đi làm nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của cấp có thẩm quyền
Nghị định 72/1998/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
- Số hiệu: 72/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/09/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 31
- Ngày hiệu lực: 30/09/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nghị định này áp dụng đối với người và phương tiện nghề cá Việt Nam hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Người và phương tiện nghề cá phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
- Điều 2. Các thuật ngữ sử dụng trong Nghị định này được hiểu như sau:
- Điều 3. Các phương tiện nghề cá khi hoạt động trên biển phải có đủ các giấy tờ và điều kiện sau đây:
- Điều 4. Chủ phương tiện nghề cá bắt buộc phải thực hiện:
- Điều 5. Thuyền trưởng phương tiện nghề cá phải có bằng phù hợp với cỡ loại phương tiện (đối với các phương tiện quy định thuyền trưởng phải có bằng).
- Điều 6. Thuyền trưởng phương tiện nghề cá là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện, thường xuyên có trách nhiệm:
- Điều 7. Trong trường hợp có bão, thuyền trưởng có trách nhiệm:
- Điều 8. Điều kiện và quyền của thuyền viên làm việc trên phương tiện nghề cá:
- Điều 9. Thuyền viên làm việc trên phương tiện nghề cá có trách nhiệm:
- Điều 10. Bộ Thủy sản có trách nhiệm:
- Điều 11. 1. Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an toàn kỹ thuật đối với phương tiện thủy; phối hợp với Bộ Thủy sản hướng dẫn công tác quản lý, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các phương tiện nghề cá. Thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các phương tiện nghề cá có chiều dài đường nước thiết kế trên 20 mét và các phương tiện nghề cá được chế tạo bằng vật liệu mới, các phương tiện nghề cá nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam và các phương tiện nghề cá Việt Nam ra hoạt động ở nước ngoài. Thường xuyên kiểm tra, củng cố hệ thống luồng lạch, phao tiêu, đèn biển đảm bảo an toàn hàng hải; chỉ đạo tổ chức đảm bảo hàng hải Việt Nam thực hiện việc treo tín hiệu báo bão trên các đèn biển khi có dự báo bão; thanh tra việc đảm bảo an toàn hàng hải đối với phương tiện nghề cá.
- Điều 12. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo ủy ban nhân dân các cấp và các ngành thuộc địa phương thực hiện các nhiệm vụ:
- Điều 13. Việc chứng thực danh sách thuyền viên trên phương tiện nghề cá quy định như sau:
- Điều 14. 1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo an toàn, tìm kiếm cứu nạn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển thì được khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Điều 15. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bộ Thủy sản phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
- Điều 16. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.