Chương 2 Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay
ĐĂNG KÝ, XÓA ĐĂNG KÝ QUỐC TỊCH TÀU BAY; XUẤT KHẨU TÀU BAY
Mục 1: ĐĂNG KÝ QUỐC TỊCH TÀU BAY
Điều 4. Yêu cầu và điều kiện đăng ký quốc tịch tàu bay
1. Yêu cầu về đăng ký quốc tịch tàu bay
b) Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày nhập khẩu vào Việt Nam, tàu bay phải được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam.
2. Điều kiện tàu bay được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam
a) Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa đăng ký quốc tịch nước ngoài;
b) Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sở hữu tàu bay; quyền chiếm hữu tàu bay đối với trường hợp thuê - mua hoặc thuê tàu bay;
d) Đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về đảm bảo quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam
Tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam nếu tàu bay đó đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam và đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.
4. Người có quyền đề nghị đăng ký quốc tịch tàu bay, bao gồm:
a) Chủ sở hữu tàu bay;
b) Người thuê – mua tàu bay, người thuê tàu bay (sau đây gọi chung là người thuê tàu bay).
Điều 5. Thủ tục đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
a) Tờ khai theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
4. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Điều 6. Thủ tục đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
a) Tờ khai theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Hồ sơ thiết kế tàu bay.
4. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
5. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam có giá trị hiệu lực không quá 36 tháng kể từ ngày cấp và không được gia hạn.
Điều 7. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay
1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam bị rách, hư hỏng hoặc bị mất thì người đề nghị đăng ký phải thông báo bằng văn bản đến Cục Hàng không Việt Nam để được cấp lại Giấy chứng nhận.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay bao gồm:
a) Tờ khai theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
4. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam; thu hồi Giấy chứng nhận tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam trừ trường hợp bị mất; đăng thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Mục 2: XÓA ĐĂNG KÝ QUỐC TỊCH TÀU BAY, XUẤT KHẨU TÀU BAY
Điều 8. Các trường hợp xóa đăng ký quốc tịch
1. Các trường hợp tàu bay bị xóa đăng ký mang quốc tịch Việt Nam, gồm:
a) Tàu bay bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
b) Tàu bay không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại
c) Theo đề nghị của chủ sở hữu tàu bay hoặc người đề nghị đăng ký tàu bay;
d) Theo đề nghị của người được chỉ định tại văn bản IDERA.
2. Các trường hợp tàu bay bị xóa đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, gồm:
a) Thời hạn đăng ký tạm thời đã hết theo Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam;
b) Tàu bay không còn trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam;
c) Theo đề nghị của chủ sở hữu tàu bay hoặc người được chỉ định tại văn bản IDERA.
Điều 9. Thủ tục xóa đăng ký quốc tịch tàu bay
Trường hợp văn bản IDERA đã được đăng ký theo quy định tại Nghị định này thì chỉ người được chỉ định tại văn bản IDERA có quyền đề nghị xóa đăng ký quốc tịch tàu bay,
3. Hồ sơ đề nghị xóa đăng ký quốc tịch tàu bay Việt Nam, bao gồm:
a) Tờ khai theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp người đề nghị xóa đăng ký là người được chỉ định tại văn bản IDERA thì hồ sơ phải bao gồm cả văn bản đồng ý xóa đăng ký và xuất khẩu tàu bay của những người có quyền lợi quốc tế đã được đăng ký có thứ tự ưu tiên cao hơn so với quyền lợi quốc tế của người đề nghị xóa đăng ký hoặc có tài liệu để chứng minh các quyền lợi quốc tế được đăng ký có thứ tự ưu tiên cao hơn đã được thực hiện;
d) Trường hợp người đề nghị xóa đăng ký là người nhận bảo đảm bằng tàu bay theo chỉ định tại văn bản IDERA, hồ sơ phải bao gồm cả tài liệu chứng minh người đề nghị xóa đăng ký đã thông báo bằng văn bản đến những người có quyền lợi quốc tế đã được đăng ký, chủ sở hữu tàu bay, người đề nghị đăng ký quốc tịch tàu bay về việc đề nghị xóa đăng ký tàu bay ít nhất 10 ngày trước ngày nộp hồ sơ đề nghị.
5. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký quốc tịch tàu bay Việt Nam theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; thu hồi Giấy chứng nhận tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận tàu bay tạm thời mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp bị mất hoặc tiêu hủy theo tàu bay; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị xóa đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
6. Người đề nghị xóa đăng ký quốc tịch tàu bay phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Điều kiện xuất khẩu tàu bay bao gồm:
a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc công nhận;
b) Đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Phù hợp với nhu cầu khai thác hoặc kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị;
d) Tàu bay đã được xóa đăng ký mang quốc tịch Việt Nam.
2. Người có quyền đề nghị xuất khẩu tàu bay, bao gồm:
a) Chủ sở hữu tàu bay; người cho thuê tàu bay;
b) Người được chỉ định tại văn bản IDERA.
4. Trường hợp văn bản IDERA đã được đăng ký theo quy định tại Nghị định này thì chỉ người được chỉ định tại văn bản IDERA có quyền đề nghị xuất khẩu tàu bay.
5. Việc xuất khẩu tàu bay được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, quy định về cấp phép bay và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Mục 3: DẤU HIỆU QUỐC TỊCH VÀ DẤU HIỆU ĐĂNG KÝ
Điều 11. Dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký
1. Dấu hiệu quốc tịch Việt Nam của tàu bay bao gồm biểu tượng Quốc kỳ Việt Nam và dấu hiệu đăng ký của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam.
2. Dấu hiệu đăng ký của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam được biểu thị bằng hai (02) chữ cái viết liền “VN” và tiếp theo là dấu gạch nối “-”, một trong các chữ cái sau đây và ba (03) chữ số Ả rập:
a) Chữ “A” đối với tàu bay có động cơ phản lực (Turbofan/Turbojet);
b) Chữ “B” đối với tàu bay có động cơ phản lực cánh quạt (Turboprop);
c) Chữ “C” đối với tàu bay có động cơ piston;
d) Chữ “D” đối với các phương tiện bay khác.
Điều 12. Yêu cầu chung đối với việc sơn, gắn dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký tàu bay
1. Khi hoạt động, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải được sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký.
3. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam.
Điều 13. Vị trí và kích thước của dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký
1. Dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam được thể hiện trên thân và cánh tàu bay phải bảo đảm có độ bền, rõ ràng và dễ nhận biết bằng mắt thường hoặc bằng các phương tiện nhận biết thông thường khác.
2. Yêu cầu đối với việc sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký, cụ thể như sau:
b) Chữ và số thể hiện dấu hiệu đăng ký phải được trình bày bằng chữ và số in hoa; chiều cao của mỗi ký tự (trừ dấu gạch nối) trong cùng một nhóm dấu hiệu phải bằng nhau;
c) Chiều rộng của mỗi ký tự (trừ số 1) phải bằng hai phần ba (2/3) chiều cao của mỗi ký tự; chiều rộng của số 1 phải bằng một phần sáu (1/6) chiều cao của mỗi ký tự. Dấu gạch nối phải nằm ở khoảng giữa chiều cao của ký tự và có chiều rộng bằng một nửa chiều cao của ký tự;
d) Đường nét của mỗi ký tự phải là nét đậm, có màu sắc tương phản với nền của vị trí được sơn, gắn dấu hiệu. Độ rộng của đường nét bằng một phần sáu chiều cao của mỗi ký tự. Khoảng cách giữa các ký tự ít nhất phải bằng một phần tư (1/4) chiều rộng của mỗi ký tự.
3. Vị trí và chiều cao của việc sơn, gắn dấu hiệu đăng ký đối với tàu bay nặng hơn không khí, cụ thể như sau:
a) Ở cánh của tàu bay: Mặt dưới của cánh trái và có thể là toàn bộ mặt dưới của hai cánh nếu phải kéo dài. Dấu hiệu phải nằm ở vị trí cách đều với mép trước và mép sau của cánh; đỉnh của dấu hiệu phải hướng về mép trước của cánh tàu bay. Chiều cao của dấu hiệu ít nhất phải bằng 50 cm;
b) Ở thân của tàu bay (hoặc các cấu trúc tương tự) và bề mặt đuôi đứng: Chiều cao của dấu hiệu ít nhất bằng 30 cm và tại hai bên của thân tàu bay, trong khoảng giữa cánh và đuôi nằm ngang hoặc nửa trên của hai mặt đối với tàu bay có một đuôi đứng, nửa trên của mặt ngoài của các đuôi phía ngoài đối với tàu bay có nhiều đuôi đứng.
Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay
- Điều 4. Yêu cầu và điều kiện đăng ký quốc tịch tàu bay
- Điều 5. Thủ tục đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam
- Điều 6. Thủ tục đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam
- Điều 7. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay
- Điều 8. Các trường hợp xóa đăng ký quốc tịch
- Điều 9. Thủ tục xóa đăng ký quốc tịch tàu bay
- Điều 10. Xuất khẩu tàu bay
- Điều 11. Dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký
- Điều 12. Yêu cầu chung đối với việc sơn, gắn dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký tàu bay
- Điều 13. Vị trí và kích thước của dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký
- Điều 14. Nguyên tắc chung
- Điều 15. Thủ tục đăng ký quyền sở hữu tàu bay
- Điều 16. Thủ tục đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay
- Điều 17. Thủ tục đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay
- Điều 18. Đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài
- Điều 19. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay
- Điều 20. Thủ tục xóa đăng ký quyền sở hữu tàu bay
- Điều 21. Thủ tục xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay
- Điều 22. Thủ tục cấp mã số AEP
- Điều 23. Thủ tục đăng ký văn bản IDERA
- Điều 24. Thủ tục xóa đăng ký văn bản IDERA